MÔN TV 301 THIẾT KẾ WEBSITE ( THẦY LŨY) https://www.w3schools.com/html/ xem vi deo buổi 7 để thiết kế WEBSITE TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XHNV BM- QUẢN TRỊ TT TV BÀI GIẢNG CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ WEB (Dành cho sinh viên chuyên ngành Thông tin Thư viện) Số Tín chỉ: 3 Lưu hành nội bộ CẦN THƠ, 05-2018
Trang 1
MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2 GIỚI THIỆU MÔN HỌC .................................................................................................... 8 1. Mục tiêu môn học .................................................................................................. 8 2. Đối tượng học ........................................................................................................ 8 3. Nội dung môn học .................................................................................................. 8 4. Kiến thức liên quan ................................................................................................ 9 5. Phạm vi giáo trình .................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN INTERNET ........................................................................... 10 1. Tóm tắt chương ....................................................................................................10 2. Giới thiệu ............................................................................................................. 10 2.1. Lịch sử Internet ............................................................................................. 10 2.2. Internet hoạt động như thế nào ...................................................................... 12 3. Các loại Web Site .................................................................................................12 3.1. Website Cá nhân: .......................................................................................... 12 3.2. Website khách hàng - với - khách hàng (Consumer-to-Consumer): .........13 4. Trình duyệt Internet .............................................................................................14 Bài tập chương ...............................................................................................................18 CHƯƠNG 2: CÁC VAI TRÒ TRONG THIẾT KẾ WEB ................................................ 19 1. Tóm tắt chương .................................................................................................... 19 2. Tổng quan về thiết kế Web ..................................................................................19 3. Thiết kế web là gì? ...............................................................................................19 Trang 2
4. Vai trò sáng tạo .................................................................................................... 21 5. Vai trò công nghệ cao .......................................................................................... 21 6. Vai trò giám sát .................................................................................................... 22 Bài tập cuối chương ....................................................................................................... 23 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THIẾT KẾ WEBSITE ........................................................ 24 1. Tóm tắt chương .................................................................................................... 24 2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến Website ............................................................ 24 3. Các bước tiến hành thiết kế website .......................................................................... 27 3.1. Xác định mục đích, yêu cầu của website ............................................................ 27 3.2. Xác định độc giả - đối tượng truy cập website ................................................... 28 3.3. Xây dựng nội dung cho website ......................................................................... 28 3.4. Thiết kế giao diện web ....................................................................................... 29 3.5. Các thành phần cơ bản của Website ................................................................... 31 Bài tập chương ............................................................................................................... 32 CHƯƠNG 4: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ WEB ...................... 33 1. Tóm tắt chương .................................................................................................... 33 2. Một số nguyên tắc cốt lõi khi phát triển website. ................................................ 33 2.1. Tổ chức website chặt chẽ và dễ sử dụng. ......................................................33 2.2. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu. ................................................................................ 33 2.3. Dễ dàng khám phá các đường link. .................................................................... 34 2.4. Thời gian tải về nhanh. ....................................................................................... 34 2.5. Nội dung không có hình ảnh. ............................................................................. 35 2.6. Dễ tiếp cận sủ dụng ............................................................................................ 36 2.7. Tương thích với đa số trình duyệt web. .............................................................. 36 Trang 3
2.8. Một số vấn đề quan trọng khác khi thiết kế website. .........................................36 Câu hỏi thảo luận cho chương .......................................................................................40 CHƯƠNG 5: NGÔN NGỮ HTML ...................................................................................42 1. Tóm tắt chương ....................................................................................................42 2. Ngôn ngữ đánh dấu (Markup Languages)............................................................42 3. Giới thiệu sơ lược về việc soạn thảo HTML........................................................43 4. Sơ lược lịch sử của HTML...................................................................................44 5. Tại sao soạn thảo HTML lại khó? ........................................................................46 Câu hỏi ôn tập................................................................................................................55 CHƯƠNG 6: THỰC HÀNH SOẠN THẢO HTML.........................................................56 1. Tóm tắt chương ....................................................................................................56 2. Phát triển trang chủ...............................................................................................56 3. Cài đặt hình ảnh....................................................................................................58 4. Sử dụng màu sắc...................................................................................................59 Bài tập thực hành ...........................................................................................................60 CHƯƠNG 7: THỰC HÀNH THIẾT KẾ SITE.................................................................61 1. Tóm tắt chương ....................................................................................................61 2. Thiết Kế Site.........................................................................................................61 2.1. Mục đích tạo Site...........................................................................................61 2.2. Xây Dựng Nội Dung của Web site................................................................61 2.3. Thư mục (Directory)......................................................................................62 2.4. Chức Năng Tìm kiếm ....................................................................................63 3. Sử dụng Dreamweaver để tạo Web site ...............................................................63 Bài tập thực hành ...........................................................................................................77 Trang 4
CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ ĐIỀU HƯỜNG ............................................78 1. Tóm tắt chương ....................................................................................................78 2. Cách dàn trang web thư viện – Web Layout ........................................................78 3. Bảng là công cụ thiết kế web ...............................................................................78 4. Điều khiển chiều rộng của trang ..........................................................................79 5. Tạo cột và đưa văn bản vào..................................................................................80 6. Một số thủ thuật sử dụng bảng .............................................................................81 7. Khung là công cụ thiết kế web - Framset.............................................................82 8. Trình bày các phần tử thông tin bất biến (Constant Informational Elements).....82 9. Trình bày các tùy chọn định vị (Navigational Choices) ......................................83 10. Trình bày bảng chỉ mục........................................................................................83 11. Một số thủ thuật sử dụng khung...........................................................................83 12. Định vị ..................................................................................................................85 13. Phương tiện hỗ trợ định vị....................................................................................85 14. Định vị nhất quán .................................................................................................87 Bài tập thực hành ...........................................................................................................88 CHƯƠNG 9: ÁP DỤNG TYPOGRAPHY TRONG THIẾT KẾ .....................................89 1. Tóm tắt chương ....................................................................................................89 2. Giới thiệu Typography .........................................................................................89 3. Kiểm soát typography ..........................................................................................90 4. Text Typography (Typography văn bản) .............................................................91 5. Tính dễ đọc (Readability) và Tính rõ ràng (Legibility) .......................................92 6. Phông máy tính (Computer font) .........................................................................93 7. So sánh các loại computer font ............................................................................95 Trang 5
CHƯƠNG 10: SỬ DỤNG CSS TRONG THIẾT KẾ .......................................................98 1. Tóm tắt chương ....................................................................................................98 2. Giới thiệu về CSS.................................................................................................98 3. Một số đặc điểm của Cascading Style Sheets: .....................................................98 4. Cách để định dạng trang web dùng CSS ............................................................103 4.1. CSS được khai báo trong một tập tin riêng ......................................................103 4.2. Định dạng ngay trên tài liệu html .....................................................................104 Bài tập chương.............................................................................................................104 CHƯƠNG 11: MÀU SẮC, MULTIMEDIA VÀ TƯƠNG TÁC TR ÊN WEB ............105 1. Tóm tắt chương ..................................................................................................105 2. Giới thiệu............................................................................................................105 3. Sự dao động trong phối màu ..............................................................................107 4. Mô hình màu RGB .............................................................................................109 5. Màu sắc trong thiết kế web ................................................................................109 6. Đa phương tiện – Multimedia ............................................................................112 Bài tập chương.............................................................................................................117 CHƯƠNG 12: ĐÁNH GIÁ WEBSITE...........................................................................118 1. Tóm tắt chương ..................................................................................................118 2. Các tiêu chí cụ thể đánh giá website ..................................................................118 Bài tập chương.............................................................................................................121 CHƯƠNG 13: QUẢN LÝ WEBSITE ............................................................................122 1. Tóm tắt chương ..................................................................................................122 2. Giới thiệu............................................................................................................122 3. Marketing Website .............................................................................................122 Trang 6
4. Tái Thiết Kế Website .........................................................................................124 CHƯƠNG 14: CÁC XU HƯỚNG TRONG THIẾT KẾ WEB ......................................127 1. Tóm tắt chương ..................................................................................................127 2. Môi trường sử dụng web ....................................................................................127 3. Chia sẽ tài nguyên trên web ...............................................................................127 4. Sự thay đổi tư duy trong thiết kế ........................................................................127 5. Đơn giản hóa trong thiết kế website...................................................................127 6. Một số xu hướng mới trong thiết kế web ...........................................................128 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ........................................................................129 PHỤ LỤC ........................................................................................................................129 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................133 Trang 7
GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Mục tiêu môn học Học phần “Các Nguyên Tắc Thiết Kế Web” có mã học phần : TV301 là học phần tiêu biểu trong các học phần của chương trình đào tạo ngành Quản trị Thông tin Thư viện; môn học này giúp cho sinh viên nắm bắt hết sức cơ bản nội dung liên quan đến tổ chức, hình thức minh họa cho việc am hiểu cụ thể các nguyên lý thiết kế và định hướng cho website. Những kiến thiết về quy trình tổ chức và các kỹ thuật, công cụ, phương tiện kể cả yếu tố mỹ thuật trong việc thiết kế mẫu và quản lý đánh giá một website. Môn học gồm 3 tín chỉ, học trong 1 học kỳ, với nội dung chủ yếu là cung cấp nền tản thiết kế vững chắc cho sinh viên, tuy thiên về lý thuyết trong thiết kế nhưng có sự hỗ trợ 1 số bước, quy trình cũng như công cụ giúp cho sinh viên đạt được mục tiêu cơ sở dữ liệu bản nhất định trong lĩnh vực thiết kế website Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể: Xác định và thể hiện sự thông thạo với các kiến thức về HTML, loại website cho hệ thống thư viện. Nêu cao vai trò cán bộ thư viện trong việc thiết kế web; do bản chất của môn học nhằm đáp ứng chủ yếu cho sinh viên ngành TTTV nên phân lớn các nội dung cốt lõi đều lien quan đến các chủ đề quản lý thong tin, thông tin thư viện, website tra cứu, thư viện…. 2. Đối tượng học Môn học dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị Thông tin Thư viện, các ngành khoa học thông tin, công nghệ thông tin và xã hội học cũng có thể tham khảo. 3. Nội dung môn học Giới hạn trong phạm vi 45 tiết, dựa theo đề cương chi tiết môn học đi trọng tâm vào các nội dung sau: - Các khái niệm lien quan đến Internet - môi trường phát triển website. - Vài trò trong việc thiết kế website - Đánh giá nhu cầu cần thiết cho 1 kế hoạch phát thảo website - Ngôn ngữ HTML căn bản - Định dạng cho website. - Các tiêu chuẩn định dạng và tổ chức web. - Thực hành thiết kế site - Ứng dụng font chữ nghệ thuật trang điểm cho web - Đánh giá và quản lý 1 website - Xu hướng phát triển của công nghệ làm web mới nhất hiện nay Trang 8
4. Kiến thức liên quan Để học tốt được môn học này, sinh viên cần học các môn tiên quyết trước như: Nắm vững tin học căn bản A, Công nghệ và Các hệ thống thông tin (TV105). Sau khi học môn này, sẽ giúp sinh viên học tốt môn “Quản lý nội dung Website” TV303 và Quản lý nguồn tài nguyên… 5. Phạm vi giáo trình Môn học “ Các nguyên tắc thiết kế Web” là học phần mang tính lý thuyết cao, làm nền tảng cho việc xây dưng website. Lĩnh vực liên quan đến web gồm: thiết kế web, lập trình web, quản lý web, thương mại điện tử… đó là những môn học chuyên đề về web; trong phạm vi giáo trình này chỉ tập trung vào lý thuyết các nguyên lý cơ sở dữ liệu bản khi xây dựng 1 website; đặc biệt là website trong lĩnh vực thư viện, quản lý thông tin. Nếu sinh viên cần tìm hiểu sâu hơn về Web, có thể tham khảo thêm các tài liệu lien quan các chuyên đề trên.
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN INTERNET 1. Tóm tắt chương Trước khi bước vào thế giới web và các kỹ thuật thiết kế, sinh viên phải tìm hiểu qua Internet- môi trường sống của Web. Chương này chủ yếu nêu lại các khái niệm về lịch sử hình thành mạng Internet, các khái niệm lien quan đến website 1 cách cơ sở dữ liệu bản nhất. Sau khi kết thúc chương này, sinh viên sẽ đạt đươc một số kiến thức cơ bản sau: - Mô tả tính quốc tế của Internet - Phân biệt được web site và web page - Mô tả trang chủ - Liệt kê 3 loại web site khác nhau - Nêu ra những nội dung phổ biến của các web site thông tin 2. Giới thiệu Module này giới thiệu Internet và thể hiện phạm vi quốc tế của nó. Module này sẽ mô tả một số công nghệ cơ bản của Internet, vấn đề này có thể tìm hiểu sâu hơn trong các học phần khác, như TV305. World Wide Web và trình duyệt Web đã giúp những người không có chuyên môn kỹ thuật dễ dàng tiếp cận với Internet hơn, điều này thể hiện ở điểm máy tính kết nối Internet có mặt trong các tổ chức lớn và vừa, thậm chí xuất hiện trong một số hộ gia đình. Các website đã hình thành nên Web. Có nhiều loại khác nhau, và module này mô tả một số loại website này. Các web site được tạo thành bằng sự kết hợp của nhiều web page, tuy nhiên đôi khi một site chỉ có một page. Mọi người có thể có website và thường gọi các website này là “trang chủ” (‘homepage’). 2.1. Lịch sử Internet Lịch sử Internet có từ thời kỳ đầu phát triển mạng truyền thông (communication networks). Ý tưởng mạng máy tính (computer network) nhằm cho phép những người sử dụng máy vi tính (computers) liên lạc với nhau, ý tưởng này đã phát triển qua nhiều rất nhiều giai đoạn. Sự pha trộn của nhiều sự phát triển đã gắn kết mạng của các mạng lại với nhau, và như chúng ta biết đó là Internet. Nó bao gồm những phát triển công nghệ và sự hợp nhất của cơ sở hạ tầng mạng (infrastructure) và các hệ thống viễn thông (telecommunication) hiện có. Ba nhân vật và một hội thảo nghiên cứu, mỗi người và sự kiện này đã thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta về công nghệ bằng cách đưa ra dự đoán chính xác tương lai của Internet, phát triển đáng kể cơ sở dựa trên các khái niệm hình thành nên Internet: Trang 10
Vannevar Bush đã đưa ra mô tả đầu tiên có tầm nhìn xa về những ứng dụng tiềm năng cho công nghệ thông tin, đó là mô tả về hệ thống thư viện tự động hóa \"memex\". Norbert Wiener đã phát minh ra lĩnh vực Điều khiển học (Cybernetics), khuyến khích các nhà nghiên cứu tương lai tập trung vào ứng dụng của công nghệ để mở rộng năng lực con người. Hội thảo Trí tuệ Nhân Tạo Darthmouth 1956 (The 1956 Dartmouth Artificial Intelligence conference) đã kết tinh lại khái niệm cho rằng công nghệ đã và đang cải tiến với tốc độ theo cấp số mũ và lần đầu tiên xem xét nghiêm túc tầm quan trọng của nó. Marshall McLuhan đã đưa ra ý tưởng về một ngôi làng toàn cầu được kết nối lẫn nhau bằng một phần hệ thống điện tử mạnh mẽ trong nền văn hóa của chúng ta. Năm 1957, Liên Bang Xô Viết đã cho phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, Sputnik I, khiến cho Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhowern phải thiết lập ngay Cơ Quan Dự Án Nghiên Cứu Cao Cấp ARPA (Advanced Research Projects Agency) của Bộ quốc phòng Mỹ (DOD) để chiếm lại vị trí dẫn đầu về công nghệ trong cuộc chạy đua vũ trang. ARPA đã bổ nhiệm J.C.R. Licklider làm lãnh đạo tổ chức mới IPTO với chỉ thị là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu chương trình SAGE và hỗ trợ bảo vệ Hoa Kỳ chống lại cuộc tấn công hạt nhân không gian. Licklider evangelized trong IPTO về những lợi ích tiềm năng của mạng lưới truyền thông rộng khắp cả nước, tác động những người kế nghiệp thuê Lawrence Roberts để thực hiện quan điểm của ông. Roberts đã dẫn dắt sự phát triển của mạng, dựa trên ý tưởng mới về chuyển mạch gói (packet switching) do Paul Baran ở công ty RAND khám phá, và vài năm sau đó là do Donald Davies ở Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh quốc phát hiện. ARPANET đi vào hoạt động vào đầu tháng 10 năm 1969. Các phương tiện truyền thông đầu tiên là giữa trung tâm nghiên cứu của Leonard Kleinrock, trường đại học California ở Los Angeles, với trung tâm của Douglas Engelbart ở Viện nghiên cứu Stanford (SRI). Giao thức mạng đầu tiên được sử dụng trên ARPANET là Network Control Program NCP. Năm 1983, nó được thay thế bằng giao thức TCP/IP do Robert Kahn, Vinton Cerf và những người khác phát triển. Giao thức này nhanh chóng trở thành giao thức mạng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. TCP/IP vẫn là giao thức cơ sở của tổng thể Internet. Năm 1990, ARPANET ngừng hoạt động và chuyển giao thành NSFNET. NSFNET nhanh chóng kết nối với CSNET (liên kết với các trường đại học Bắc Mỹ) và sau đó là kết nối với EUnet (liên kết với các thiết bị nghiên cứu ở Châu Âu). Đó chính là điểm khởi đầu Trang 11
mạng của các mạng quốc tế và là tính năng cơ bản của mạng Internet hiện đại. Nhờ nằm dưới sự quản lý của Quỹ Khoa Học Quốc Gia NSF cho phép sử dụng mạng vào mục đích thương mại và nhờ vào tính phổ biến toàn cầu của mạng, nên công dụng của Internet đã bùng nổ sau năm 1990, khiến chính phủ Mỹ phải chuyển công tác quản lý sang cho các tổ chức độc lập (independent organizations) bắt đầu từ năm 1995. 2.2. Internet hoạt động như thế nào Hoạt động của Internet bao gồm thiết kế kỹ thuật và cấu trúc quản lý. Cấu trúc quản lý bao gồm một bộ sưu tập chung của các tổ chức và các nhóm làm việc độc lập. Thiết kế kỹ thuật được xây dựng trên một cấu trúc cây có thứ tự phức tạp như địa chỉ IP, tên miền, sự kết hợp giữa các cấu trúc mạng như mạch chuyển gói và các giao thức mạng, tất cả liên kết với nhau bằng hàng triệu phần mềm phức tạp để có thể phát triển ngày tốt hơn.. Từ trước đến giờ, sự kết hợp của quản lý và cấu trúc kỹ thuật luôn hoạt động tốt, tạo nền tảng truyền thông mạnh và đáng tin cậy, nhờ đó đã dấu đi sự phức tạp của Internet.Các phần sau đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn. 3. Các loại Web Site 3.1. Website Cá nhân: Website cá nhân là trang web thuộc về một người. Đôi lúc được gọi là “trang chủ” (‘homepage’) của người đó. Trang đó có thể nói về bản thân người đó (gia đình, bạn bè, hay vật nuôi trong nhà) hay về điều gì đó mà người ấy quan tâm (sở thích, thể thao, hoặc các ngôi sao nhạc pop). Nó được sử dụng cho các mục đích giải trí (entertainment purposes) hay cung cấp thông tin (informative). Một trang chủ cá nhân có thể đơn giản chỉ là một trang hoặc có thể phức tạp như cơ sở dữ liệu trực tuyến (database) với gigabytes dữ liệu (data). Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet service providers) chỉ cho khách hàng vài megabytes để họ làm chủ trang web riêng của họ. Nội dung của các trang chủ cá nhân thay đổi và (tùy vào server chủ) có thể chứa bất cứ nội dung gì mà các website khác có. Tuy nhiên, những trang chủ cá nhân điển hình chứa một số văn bản, hình ảnh (images) và một bộ sưu tập các đường dẫn yêu thích (\"favorite links\"). Nhiều trang cũng có những tiểu sử (biographies), bản lý lịch ngắn (résumés) và nhật ký mở (blogs). Câu hỏi thêm Trang 12
Theo bạn, phần nào là phần hữu ích nhất của website cá nhân: văn bản, hình ảnh hay đường dẫn? Minh họa cho ý kiến của bạn bằng một hay nhiều website cá nhân. Không có đáp án đúng cho câu hỏi này. Nhiều người vẫn duy trì trang chủ cá nhân vì đó là phương tiện hiệu quả nhất để trình bày ý kiến hay thể hiện những nỗ lực sáng tạo. Những loại trang này có thể không có thể loại tiểu thuyết ngắn (fiction) như truyện ngắn (short stories) hay các mẫu ảnh và minh họa (artwork). Các công dân mạng khác (netizens) thường xem khái niệm trang chủ cá nhân với một khuynh hướng trừu tượng hơn (metaphysical), đặt giá trị vào khái niệm sở hữu và “cư trú” trong một “căn nhà” của không gian ảo (cyberspace) và trên World Wide Web. Khái niệm này có thể mở rộng đến quyền sở hữu các tên miền cá nhân (domain names) và các trang chủ cá nhân liên kết và những địa chỉ e-mail kết nối với các miền này, mặc dù dịch vụ lưu trữ web (web hosting) đã xuất hiện với giá cả phù hợp, nhưng ít người có máy chủ (servers) riêng. Hiện nay, phần lớn những người sử dụng Internet không cố định có khuynh hướng sử dụng các trang chủ cá nhân có trong các dịch vụ miễn phí do các trang mạng xã hội (social networking) cung cấp như MySpace và Blogspot. Blogging (nhật ký ảo trên web) là một xu hướng nổi bật và đã đơn giản hóa quá trình tạo ra không gian mạng riêng. Càng ngày càng có nhiều người có khuynh hướng gọi blog của họ là trang chủ cá nhân. 3.2. Website khách hàng - với - khách hàng (Consumer-to- Consumer): Thị trường điện tử (electronic commerce) khách hàng - với - khách hàng (Consumer-to- consumer hay C2C) liên quan đến các cuộc giao dịch điện tử giữa những khách hàng thông qua một bên thứ ba. Ví dụ điển hình là bán đấu giá trực tuyến (online auction), một người đưa lên trang web thương mại món hàng cần bán và những người khác sẽ trả giá để mua món hàng đó, bên thứ 3 (trang web) nhìn chung sẽ thu phí (flat fee) hay tiền hoa hồng (commission). Các trang web này chỉ là trung gian giúp kết nối các khách hàng với nhau, không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm đưa lên mạng. Dưới đây là 2 ví dụ về các chợ đấu giá trực tuyến: 1. eBay 2. Amazon.com Trang thông tin: Trang 13
Các công ty, bộ phận của chính phủ, các trường đại học, các hiệp hội chuyên môn và nhiều loại hình tổ chức khác vẫn duy trì website. Những trang này hoạt động như “cửa sổ bán hàng” cho tổ chức. Các trang này cho phép tất cả mọi người trên thế giới xem được thông tin của tổ chức đó. Điển hình là thông tin này sẽ có thông tin liên hệ, ví dụ như địa chỉ văn phòng, tên các nhân viên chủ chốt… Trang web có thể sẽ thông tin đến người dùng các dịch vụ và sản phẩm có trong tổ chức. Có nhiều cách cho khách hàng hỏi trực tiếp hay thông qua email về dịch vụ và sản phẩm. Những trang này có thể có các đường dẫn đến nhiều loại tài liệu, như chính sách. Trường Đại học Cần Thơ có một website. Hãy liệt kê 4 loại thông tin khác nhau có trong website đó. Sử dụng các tiêu đề lớn cho câu hỏi này Bài đọc này phân tích các website của các công ty lớn ở Hoa Kỳ. Có 4 loại nội dung khác nhau: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng và tiếp thị trực tiếp. Lĩnh vực “quan hệ công chúng” bao gồm công khai, minh bạch thông tin và tài liệu nội bộ. Bây giờ xem Bảng II Bài đọc 1. Hãy nêu các đặc điểm chung nhất của web site công ty? Bạn có thể tìm được bao nhiêu đặc điểm tương tự trong website của trường đại học điển hình? Xem thêm danh sách bên dưới. Các đặc điểm nào khác có thể có ích nếu bổ sung vào website của trường đại học? 4. Trình duyệt Internet Trình duyệt là gì? Trình duyệt web là một ứng dụng phần mềm (software application) hỗ trợ người dùng hiển thị và tương tác với văn bản, hình ảnh và các thông tin khác chủ yếu ở trên web page tại một website trên World Wide Web hay mạng cục bộ LAN. Văn bản và hình ảnh trên web page có thể chứa các siêu liên kết (hyperlinks) đến các web page khác trên cùng một website hoặc trên nhiều website khác nhau. Trình duyệt web cho phép người dùng truy cập nhanh thông tin có trên nhiều webpage ở nhiều website bằng cách lướt qua các đường link này. Những trình duyệt Web có trên máy tính bao gồm: Trang 14
- Apple Safari - Microsoft Internet - Explorer - Mozilla Firefox Trình duyệt Web là loại hình đại lý người sử dụng HTTP (HTTP user agent) được dùng rộng rãi nhất. Mặc dù các trình duyệt chủ yếu dùng để truy cập World Wide Web, nhưng còn có thể được dùng để truy cập thông tin của các máy chủ web (web servers) trong mạng riêng (private networks) hay nội dung trong các hệ thống tập tin (file systems). Các cổng thông tin Web Cổng thông tin web là một trang trên World Wide Web chủ yếu cung cấp các tính năng được cá nhân hóa cho người truy cập, tạo đường dẫn đến nội dung khác. Nó dùng để sử dụng các ứng dụng phân tán (distributed applications), các số lượng và loại phần mềm tầng giữa middleware và phần cứng để cung cấp dịch vụ từ một số nguồn khác nhau. Ngoài ra, các cổng thông tin công việc được thiết kế để chia sẻ công việc nơi công sở. Một yêu cầu công việc hơn nữa của cổng thông tin là nội dung có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau như máy tính cá nhân (personal computers), máy trợ lý cá nhân kỹ thuật số (personal digital assistants - PDAs), và điện thoại di động (cell phones). Một số trình duyệt web thông dụng mới nhất hiện nay Internet Explorer 8.00.6001.18702 Phiên bản trình duyệt thế hệ mới của Microsoft sẽ xuất hiện hôm nay nhằm giành lại thị phần đã mất vào tay Mozilla Firefox và Apple Safari. Những tính năng nổi bật của trình duyệt Internet Explorer 8 : + Tăng tốc độ duyệt web :Việc tăng tốc trình duyệt giúp người dùng lướt web hiệu quả hơn để có thể khám phá thêm nhiều dịch vụ mới. Tìm đường qua web, chuyển đồi ngôn ngữ, gửi email cùng nhiều tiện ích khác chỉ với vài lần click chuột. + Tìm kiếm thông minh : Khi bạn gõ từ khóa vào hộp tìm kiếm trên góc phải của trình duyệt, hệ thống sẽ tự động đưa ra cả cụm từ hoặc các nội dung liên quan thường được tìm kiếm nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm + Khả năng tương thích cao : IE 8 được trang bị thêm 1 nút Compatibility View cho phép hiển thị tốt các trang web được thiết kế cho các trình duyệt cũ. Trang 15
+Lọc & cảnh báo web xấu : Tính năng bảo mật mới SmartScreen Filter bảo vệ bạn trước sự tấn công của các website chứa những mã độc hại có thể phá hủy dữ liệu hay ăn cắp thông tin cá nhân. + Bảo vệ dữ liệu cá nhân : Tính năng mới giúp bạn loại bỏ một trang web nằm trong danh sách website người dùng đã truy cập (History).Không cần phải xóa toàn bộ History, chỉ cần sử dụng chức năng InPrivate Browsing của IE 8 như các phiên bản IE trước + Cập nhật dễ dàng : Nếu chúng ta quan đến các thông tin tin tức thư viện, học thuật, khoa học, tài chính, dự báo thời tiết hay kết quả thể thao luôn được cập nhật thường xuyên. Hãy sử dụng tính năng Web Slices để cập nhật thông tin nhanh chóng và dễ dàng nhất.. Nguồn : http://www.microsoft.com/windows/internet-...wide-sites.aspx Mozilla Firefox 3.6.8 Final Mozilla Firefox là trình duyệt nhanh hơn, bảo mật tốt hơn, dễ sử dụng hơn và mới hơn, phiên bản này đề ra tiêu chuẩn mới cho sự cải tiến trình duyệt web. Dự án Mozilla Firefox là sự chỉnh sửa các thành phần trong trình duyệt web của Mozilla, được viết bằng ngôn ngữ XUL và được thiết kế để tương thích với mọi nền tảng. Nhỏ gọn, nhanh, dễ sử dụng và cung cấp nhiều lợi ích hơn các trình duyệt web khác như duyệt web theo từng tab và khả năng chặn windows pop-up. Hơn thế nửa nó được sử dụng rộng rãi ở cộng đồng sử dụng Phần mềm mã nguồn mỡ Ububtu Ngồn : http://www.mozilla.com/en-US/firefox/ Google Chrome 5.0.375.125 Google Chrome là trình duyệt nhỏ gọn nhằm giúp bạn duyệt web nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn theo cách của mình. Tốc độ: Nhanh chóng khởi chạy, nhanh chóng tải các trang web Tính đơn giản: Được thiết kế để đạt được hiệu quả và tính dễ sử dụng Trang 16
- Tìm kiếm và điều hướng đến các trang web từ cùng một hộp. - Sắp xếp và tổ chức các tab theo bất kỳ cách nào người dùng muốn -- nhanh chóng và dễ dàng. - Truy cập các trang web ưa thích của người dùng chỉ với một cú nhấp chuột từ hình thu nhỏ của các trang web được truy cập nhiều nhất trong trang Tab Mới. Nguồn : http://www.google.com/chrome/ Opera 10.60 Build 3445 Một trong những điểm “khả ái” của Opera chính là khả năng hỗ trợ đa nền tảng. Với người dùng Windows, Linux hay Mac, Opera đều có những phiên bản tương ứng. Trên thị trường trình duyệt, Opera giữ vị trí thứ ba, nhưng vẫn còn khá khiêm tốn về thị phần so với IE và Firefox. Theo Hãng phát triển này, trình duyệt thế hệ mới hứa hẹn khả năng xử lý nhanh hơn 40% và tương thích tốt hơn với Gmail, Facebook. Theo Reuters, hiện IE8 vẫn giữ ngôi vương với 60% lượng người dùng toàn cầu, Firefox chiếm khoảng 30% và Opera nắm 4%, đứng trên sản phẩm của Google và Apple. Nguồn : http://unite.opera.com/ Apple Safari 5.0.1 Safari 5 là trình duyệt nhanh nhất và hiệu quả nhất dành cho Mac và Windows, với việc tích hợp các chuẩn web HTML 5 và CSS 3 một cách tối ưu, dọn đường cho các ứng dụng web tương tác thế hệ mới. Những tính năng nổi bật: - Top Sites: Hiển thị những trang web thường được ghé thăm nhất, có kèm theo \"preview\" của trang để người dùng có thể nhảy thẳng vào site mình thích chỉ với một lần click chuột duy nhất. - Tìm kiếm lịch sử duyệt web hoàn chỉnh: Nơi người dùng có thể tìm kiếm thông qua tiêu đề, địa chỉ web và một đoạn ký tự hoàn chỉnh của những trang web được xem gần đấy. Họ sẽ có thể dễ dàng trở lại những site mà mình quan tâm. - Cover Flow: Biến việc tìm kiếm lịch sử duyệt web hoặc các trang web được đánh dấu cũng dễ dàng và vui nhộn giống như trong iTunes vậy - Tabs on Top: Phục vụ trình duyệt tab tốt hơn nhờ các công cụ quản lý thanh tab kéo thả và một nút bấm trực tiếp để mở ra các thanh tab mới. - Địa chỉ thông minh: Tự động viết nốt các địa chỉ web bằng cách hiển thị danh sách gợi ý/dò đoán rất dễ đọc từ Top Sites, lịch sử duyệt web và \"Đánh dấu\". - Ô tìm kiếm thông minh: Nơi người dùng điều chỉnh từ khóa tìm kiếm nhờ sự gợi ý và khuyến nghị từ Google Suggest. Trang 17
Bài tập chương Thông qua bài này, sẽ có một số câu hỏi cho bạn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn đã suy nghĩ và thảo luận những câu hỏi này với các bạn cùng lớp và giáo viên. Bây giờ chúng ta hãy trả lời một số câu hỏi ôn tập dựa trên những ghi chép và tài liệu các bạn đã đọc. Những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta ôn lại bài tuần này, các câu hỏi thảo luận trong lớp có thể xuất hiện trong bài thi. Bài tập thực hành 1. Sau học phần này bạn sẽ tạo ra cho mình một website cá nhân riêng, và bạn nên tìm các tài nguyên để sử dụng. Các tài nguyên có thể là văn bản, hình ảnh hay đường dẫn đến các website. 2.Nghiên cứu: thu thập những thông tin liên quan đến đề tài của bạn. 3. Tìm website của các câu lạc bộ thể dục thể thao ở Việt Nam (nếu không có nhiều câu lạc bộ thể thao có website thì hãy chọn một loại website khác). Hãy mô tả trang đó trông như thế nào. Có nhiều văn bản không? Nhiều hình ảnh không? Hay có nhiều đường dẫn không? Có nhiều thông tin bổ ích trong văn bản không? Ví dụ, nếu bạn muốn viết thư gửi cho câu lạc bộ thì bạn có tìm được địa chỉ bưu điện của câu lạc bộ đó không? Ai là chủ tịch hoặc thư ký? Và những người này có địa chỉ email không? Câu lạc bộ có liệt kê các trận đấu hay sự kiện sắp tới không? Nếu bạn đi xem một trận đấu hay tham dự một sự kiện thì bạn có phải mua vé vào cổng không? Hãy nghĩ ra nhiều câu hỏi khác để hỏi, sau đó kiểm tra xem trang web đó có cung cấp được các thông tin bạn cần không. Bài tập viết Trả lời ngắn cho câu hỏi dưới đây. Bạn thường sử dụng trình duyệt web nào nhất? Bạn có chọn trình duyệt đó không? Hay bạn sử dụng vì chỉ có duy nhất trình duyệt ấy? Mô tả 4 yếu tố chính của hành vi con người mà Internet và Web có ảnh hưởng đáng kể đến. Tài liệu tham khảo chương Lịch sử Web: http://hixie.ch/commentary/web/history MSN (or the Microsoft Network) - www.msn.com Trang 18
CHƯƠNG 2: CÁC VAI TRÒ TRONG THIẾT KẾ WEB 1. Tóm tắt chương Ở chương 2, sinh viên bắt đầu tìm hiểu vai trò và các bên liên quan trong môi trường thiết kế website; sau khi học chương này sinh viên sẽ có khả năng: vGàiảtiínthhíscáhnvgatiạtoròtrcoủnagvtihệicếttổkếchwứecb.thông tin, công nghệ, thiết kế đồ họa, tính linh hoạt tMroôngtảtvhịiếttríkcếủwa ecbác vai trò: vai trò sáng tạo, vai trò công nghệ cao, vai trò giám sát Đánh giá vai trò của tcráònnbhộưtthhưế vniàệon.trong thiết kế web, và trình bày cán bộ thư viện phù hợp với mỗi vai 2. Tổng quan về thiết kế Web Mọi người sử dụng World Wide Web vì nhiều lý do khác nhau, như đã xem trong chương 1. Một trong những lý do quan trọng nhất, và là minh chứng cho một thư viện có một hay nhiều website, đó là mọi người dùng web để tìm thông tin. Một số trang web cung cấp thông tin rất dễ dùng, nhưng cũng không thể cho rằng tất cả đều dễ sử dụng. Một số nhà thiết kế có vẻ như không biết và cũng chẳng quan tâm người dùng sẽ sử dụng web site của họ ra sao. Một trang web hay phải có hiệu quả: hiệu quả về mặt thời gian, đầy đủ thông tin (để người dùng không cần phải tìm nơi nào khác nữa) và về mặt tiện lợi khi truy cập. 3.Thiết kế web là gì? Càng ngày càng có nhiều cán bộ thư viện làm công tác thiết kế web. Nó đã trở thành một phần của hoạt động thường ngày của cán bộ thư viện. Nhưng những cán bộ này lại không được đào tạo và không có kinh nghiệm thiết kế web. Vậy thiết kế web có ý nghĩa gì đối với cán bộ thư viện? Vậy trước tiên, chúng ta hãy xem bên trong Thư viện nó tổ chức và hoạt động như thế nào cái đã. Thư viện về mặt kỹ thuật thì chúng ta có thể xem thư viện là 1 hệ thống - hệ thống thông tin(liên quan đến việc quản lý thư viện) bào gồm thiết bị phần cứng, phần mềm, con người và các quy trình thư viện-quản lý. Trong đó có các nhân tố lien quan đến quản lý nguồn thông tin truy cập, thư viện số, cơ sở dữ liệu trực tuyến, website thư viện…Chung quy lại vè vai trò thì có một số yếu tố quan trọng sau: Trang 19
Tổ chức thông tin. Phần lớn thiết kế web site thư viện là tổ chức thông tin, đây là mặt mạnh truyền thống của cán bộ thư viện. Hãy tự hỏi bản thân rằng nếu bạn muốn ai đó tổ chức thông tin thì bạn sẽ yêu cầu ai làm việc này? Nhà thiết kế đồ họa? Lập trình viên máy tính hay cán bộ thư viện? Đa số mọi người sẽ chọn cán bộ thư viện. Ngoài tổ chức thông tin ra, thì thiết kế web còn liên quan đến cái gì nữa? Dưới đây là 4 khía cạnh khác của thiết kế web. Công nghệ. Mỗi nhà thiết kế web phải có kiến thức nhất định về công nghệ. Chẳng hạn như kiến thức về HTML rất cần thiết. Nhà thiết kế web cũng cần phải hiểu cách hoạt động của trình duyệt, các khía cạnh kỹ thuật của đồ họa và các dạng thức file khác nhau dùng để phổ biến thông tin. Kiến thức này luôn đổi mới, nên nhà thiết kế web phải hình thành thói quen luôn cập nhật kiến thức công nghệ. Thiết kế đồ họa. Cán bộ thư viện sẽ không bao giờ trở thành nhà thiết kế đồ họa nhưng họ có thể tham khảo những công trình thiết kế đồ họa để lấy ý tưởng về cách sử dụng màu sắc, kỹ thuật tạo chữ, dàn trang và những vấn đề khác. Tính linh động. Website không bao giờ kết thúc và sẽ cần phải thường xuyên cập nhật. Người dùng luôn muốn thông tin trên website luôn hiện hành và kịp thời. Điều này giúp thiết kế web trở thành một hoạt động đòi hỏi sự liên kết và tính mềm dẻo ở mức độ cao, nếu muốn thực hiện công việc tốt. Sáng tạo. Thiết kế web về cơ bản là một thách thức đầy sáng tạo: làm sao để thông tin luôn có sẵn cho một lượng lớn người dùng trong khi chỉ sử dụng những tính năng hạn chế của HTML để hiển thị các thông tin này. Thách thức này đòi hỏi nỗ lực trình bày văn bản mạch lạc, dễ đọc trong một không gian có giới hạn nhưng vẫn phải bắt mắt khiến cho mọi người đều muốn đọc. Đặc điểm người dung. Phần lớn các website sau khi thiết kế đưa vào sử dụng có được phát hành lâu hay không tuy thuộc 60% vào mức độ đáp ứng nhu cầu tin bởi đọc giả. Chính đọc giả mới là người quyết định cho định hướng trong việc thiết kế website. Điều đó cho thấy, cán bộ thư viện không được xem nhẹ việc lấy ý kiến bên lien quan trước khi có một kế hoạch thiết kế website. Bài báo này chỉ ra rằng cán bộ thư viện biết rõ nhu cầu thông tin của khách hàng hơn bất kỳ ai hết, kể cả những nhà thiết kế web. Cán bộ thư viện cũng hiểu được văn hóa của tổ chức và biết tất cả các dịch vụ mà thư viện có thể cung cấp cho người sử dụng. Trong trường hợp thực tế được mô tả trong bài báo, sinh viên phát biểu rằng tìm thông tin trong trang web của thư viện thật khó. Khuynh hướng đầu tiên của cán bộ thư viện là đưa ra Trang 20
nhiều hướng dẫn hơn về cách sử dụng trang web. Sau đó họ lại quyết định rằng điều này sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề cơ bản, đó là trang web không thể được thiết kế bằng những người dùng trong trí tưởng tượng. Trang web có thể do cán bộ phòng IT thiết kế, nhưng người này chỉ thích công nghệ Web và không hiểu gì về cách tìm kiếm thông tin của người sử dụng. Các tác giả nói rằng họ đã tiến hành nghiên cứu tính tiện dụng bằng các bài kiểm tra tính tiện dụng, các nhóm trọng tâm và đánh giá phương pháp giải quyết vấn đề. Điều họ khám phá ra được là người sử dụng muốn có “một trang web hiệu quả, họ có thể nhanh chóng định vị thông tin mà không cần xem vô số những văn bản và lẫn lộn nhiều hình ảnh” (trang 341). Chắc chắn sẽ xuất hiện những kết quả tương tự nếu hỏi bất kỳ nhóm sinh viên hay cán bộ giảng dạy nào về tính tiện dụng. Một website có thể do một người thiết kế độc lập hoặc do một nhóm cùng nhau hợp tác. Trong tổ chức như trường đại học, có thể một nhóm sẽ phát triển một website. Nếu một nhóm thiết kế một trang web thì mỗi người phải đóng những vai trò khác nhau nào? 4. Vai trò sáng tạo Giả sử như bạn đang thiết kế một website thư viện. Ai sẽ là người viết nội dung ngoài cán bộ thư viện? Đó chính là các cán bộ thư viện, những người biết rõ về các dịch vụ họ cung cấp và về các tài nguyên có trong thư viện. Cán bộ thư viện là những người thích hợp nhất để đánh giá và chỉ rõ các website phù hợp cho người dùng. Điều này cũng nằm trong những kỹ năng của cán bộ thư viện, nhờ đó họ có thể tiếp xúc với người sử dụng và khảo sát nhu cầu thông tin của họ. Cuối khóa học này, bạn sẽ được trang bị thêm một số khái niệm về viết nội dung cho web, bởi vì nó có những yêu cầu khác hơn so với viết nội dung để in. Thiết kế web luôn mang tính sáng tạo, điều này đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về HTML hay về phần mềm tạo ra tập tin HTML (như Dreamweaver). Nếu bạn cần tranh ảnh minh họa cho trang web, thì hãy hỏi nhà thiết kế đồ họa lành nghề để thực hiện công việc sử dụng Photoshop, Freehand hoặc phần mềm tương tự nào đó. Rõ ràng những hình ảnh được làm từ những người không chuyên nghiệp đã làm hỏng nhiều website 5. Vai trò công nghệ cao Nếu website không đơn thuần là các trang tĩnh đơn giản thì nhóm thiết kế web sẽ cần một người viết tập lệnh (script) trong các ứng dụng như PHP hay MySql. Bất kỳ trang web nào là phần mặt tiền (front-end) cho cơ sở dữ liệu sẽ yêu cầu vài đoạn lệnh some Trang 21
scripting. Bản thân cơ sở dữ liệu cũng sẽ cần bảo trì, vì vậy nếu cơ sở dữ liệu là một phần của của trang web và không chịu trách nhiệm với một bộ phận khác của tổ chức thì cần phải có một người phát triển / nhà quản lý cơ sở dữ liệu. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không cho phép lập trình viên tác động đến nội dung của website và cố gắng giữ vai trò của họ sao cho các kỹ năng phù hợp với họ nhất. Thật không may, các website đang public trên Internet dễ dàng bị tấn công. Nếu trang web là một phần của tổ chức lớn thì bộ phận IT sẽ giám sát an ninh - một phần là do các cơ quan không tin tưởng giao phó cho bất kỳ ai thực hiện việc này! Nếu trang web thuộc một nhóm nhỏ độc lập thì phải có một người chịu trách nhiệm cho an ninh mạng đến mức có thể, nghĩa là phải luôn phát hiện ra virus, thường xuyên chạy phần mềm chống virus, và đặt các file chính phía sau bức tường lửa. Phải thường xuyên sao lưu tất cả các tập tin, thông thường một lần một tuần, và lưu trữ an toàn các tập tin sao lại ở một nơi nào đó cách máy tính một khoảng cách phù hợp đề phòng trường hợp sự cố ảnh hưởng đến máy tính sẽ không phá hủy các tập tin sao lưu này. 6. Vai trò giám sát Phải có người kiểm soát chung nội dung trong website. Vai trò này thường được gọi là Quản Lý Nội Dung, và hiện nay có nhiều người có chuyên ngành thư viện đang ứng cử vào vị trí này. Đó là kỹ năng nhận biết nhu cầu tổ chức thông tin và đưa đến người dùng (đây là điều đặc biệt quan trọng). Ví dụ, có thể là quyết định dạng thức tập tin nào phù hợp cho trang web. Một số nhà phân phối có thể muốn sử dụng tập tin Microsoft word (.doc files) và số khác lại muốn đăng ký rich text format files (.rtf). Một số có thể thích đăng ký file acrobat (.pdf). Liệu các trang có chấp nhận và sue tất cả các dạng thức file khác nhau này không? Người dùng sẽ có khó khăn gì? hoặc liệu có đưa ra chính sách hạn chế các dạng thức file được chấp nhận không? Đồng thời, nhà quản lý nội dung phải luôn phát hiện ra thông tin không phù hợp trên website. Sau khi duy trì trang web một thời gian và đặc biệt là nếu không phải là người duy nhất phân bổ nội dung thì chắc chắn bạn sẽ tìm thấy thông tin không phù hợp. Nội dung của nguồn này không phải luôn luôn giống với nội dung của nguồn khác. Nhiệm vụ của nhà quản lý nội dung là xác định những cái không phù hợp và loại bỏ chúng. Ở một số trường đại học, thiết lập thông tin rất khó vì các trang chính chủ yếu là do trường, khoa, cá nhân tạo nên, và họ thường đưa ra những thông tin khác nhau về ngày, chính sách... Trang 22
Cần có một người làm nơi liên hệ nhận các thông điệp gửi đến website. Một trang web hay luôn có địa chỉ liên hệ - thông thường là địa chỉ email. Nếu người dùng có thắc mắc về trang web hay mong muốn chỉ ra một số lỗi, hoặc đề nghị thay đổi thì họ cần một địa chỉ email để gửi đến. Cuối module này là bài tập viết chiếm 10% điểm cuối khóa. Bạn nên bắt đầu thực hiện bài tập này càng sớm càng tốt. Bài tập cuối chương Thông qua bài này, sẽ có một số câu hỏi cho bạn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn đã suy nghĩ và thảo luận những câu hỏi này với các bạn cùng lớp và giáo viên. Bây giờ chúng ta hãy trả lời một số câu hỏi ôn tập dựa trên những ghi chép và tài liệu các bạn đã đọc. Những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta ôn lại bài tuần này, các câu hỏi thảo luận trong lớp có thể xuất hiện trong bài thi. Nhan đề bài báo của Vassiliadis và Stimatz [Bài đọc 1] sử dụng cụm từ “vai trò của cán bộ thư viện” nhưng không có câu cụ thể nào nói lên vai trò đó là gì. Bạn hãy đọc bài báo này, và đưa ra những lý lẽ chứng minh cho điều bạn tin rằng các tác giả nghĩ đó là vai trò của cán bộ thư viện. Bài tập viết Xác định những trách nhiệm chủ yếu có liên quan với mỗi vai trò thiết kế web dưới đây: 1. tác giả/ biên tập nội dung 2. nhà sản xuất đa phương tiện 3. thiết kế đồ họa/ nghệ sĩ 4. lập trình web/ người phát triển cơ sở dữ liệu 5. quản trị mạng/ an ninh 6. quản lý nội dung 7. Webmaster (người quản lý trang web) Hãy cho biết cán bộ thư viện phù hợp với vai trò nào nhất. Nếu cán bộ thư viện không thích hợp với một vai trò, thì liệu nếu họ được đào tạo thêm thì có phù hợp hơn hay không? Nếu được thì đào tạo như thế nào thì tốt? Trong bài tập này, bạn nên viết khoảng 2.000 từ. Bài tập chiếm 10% tổng số điểm thi cuối kỳ của khóa học Trang 23
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THIẾT KẾ WEBSITE 1. Tóm tắt chương Ở chương này, sinh viên sẽ được nắm bắt các nhân tố liên quan cả một quy trình tổng thể về thiết kế một website. Một số khải niệm lien quan như website, web page, web server, web browser, cơ sở dữ liệu chế vần hành cơ sở dữ liệu bản của một website. Các nội dung này rất quan trọng, giúp cho chúng ta bước đầu nhập môn vào công tác thiết kế cho các chưong sau này. Nội dung trọng tâm chương: - Khái niêm căn bản về HTML - Mô hình hoạt động của Website - Quy trình thiết kế, kỹ thuật xủa lý trong thiết kế 2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến Website Trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu các khái niệm cơ sở dữ liệu bản lien quan đến 1 website, các thành tố tạo nên 1 quy trình hoạt động của website. Vậy website là gì? Làm gì để tiếp cận được website? Để cho dễ dàng tiếp cận với khái niệm này, chúng ta hiểu 1 ví dụ sau: Ví dụ chúng ta xem website như 1 thư viện để xem tài liệu vậy thư viện gồm các thành phần nào: - Địa điểm thư viện: đó xem như 1 địa chỉ website vd: www.lrc.ctu.edu.vn - Không gian thư viện : lưu trữ web - Các phòng ban của thư viện, các tổ..: các trang giới thiệu từng phòng ban - bảo vệ thư viện: người quản lý website - mục đích đến thư viện: tra cứu sách và mượn sách… Vậy nôm na có thể định nghĩa website là “1 hệ thống tổ chức truy cập thông tin” bao gồm cơ sở dữ liệu cấu tổ chức website, chính sách truy cập, và các nguồn thông tin lưu trữ. Thông tin lưu trữ chủ yếu dưới dạng mã tài liệu HTML, trước hết phải hiểu HTML là gì? Trang 24
HTML (Hypertext Markup Language) – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo nên các trang Web, nó chứa các trang văn bản và những thẻ (tag) định dạng cho trình duyệt Web (web brower) biết làm thế nào để thể hiện các thông tin trên World Wide Web(WWW). HTML giờ đây trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản mới nhất của HTML là 4.01. Tuy nhiên, hiên hay HTML không còn được phát triển tiếp, nó được thay thế bằng XHTML. Ngôn ngữ lập trình Web Ngôn ngữ lập trình Web là ngôn ngữ lập trình (khác với ngôn ngữ HTML- ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) được sử dụng để hỗ trợ và tăng cường các khả năng của ứng dụng Web, giúp cho việc điều khiển các phần tử của trang Web dễ dàng hơn. Một số ngôn ngữ lập trình Web thường được dùng là: ASP, ASP.Net, PHP, JSP… WebServer – trình chủ Web WebServer là máy tính chứa các website trên đó, ngoài ra trên đó còn được cài đặt các phần mềm phục vụ Web, và khi có phần mềm đó cũng được xem như một WebServer. Tất cả các WebServer đều có thể biên dịch và chạy các file *.html và *.htm, tuy nhiên các WebServer lại phục vụ một số kiểu file riêng biệt, ví dụ như IIS của Microsoft dành riêng cho các file *.asp, *.aspx; Apache dành cho các file *.PHP; Sun Java System web server của SUN dành riêng cho các file *.jsp. Mặt khác, webserver cũng có thể chỉ chuyên làm nhiệm vụ phục vụ cho việc vận hành trang web, nhưng có thể không chứa hết tất cả các trang web hoặc dữ liệu mà co thể đặt ở máy chủ khác. Mô hình 2 lớp là căn bản cho mô hình webclient và webserver, mô hình nhiều lớp được sử dụng rộng hơn cho các ứng dụng phức tạp. Database server – Trình chủ CSDL Database server là máy tính mà trên đó có cài đặt một hệ quản trị CSDL (HQTCSDL) nào đó, ví dụ như SQL Server, MySQL, Oracle… chứa các dữ liệu thong tin quản lý thư viện. Web browser-Trình duyệt Web Trang 25
Trình duyệt Web là một ứng dụng tương ứng với máy tính của người dùng, cho phép người dùng cập nhật và xem thông tin trên các trang Web. Các trình duyệt Web thông dụng hiện nay là: Internet Explorer, Netscape, FireFox, Opera, Safari… Trình duyệt là công cụ tiên quyết để có thể truy cập, sử dụng website URL (Uniform Resource Locator)- Tài nguyên trên Internet URL là tài nguyên trên Internet. Sức mạnh của Web là khả năng tạo ra các liên kết siêu văn bản đến các thông tin có liên quan. Những thông tin này có thể là những trang web khác, hình ảnh, âm thanh… Những liên kết này thường được biểu diễn bằng những chữ màu xanh có gạch dưới. Các URL có thể truy xuất thông qua một trình duyệt (browser). Ví dụ 1.1: Một URL có dạng http://www.lrc.ctu.edu.vn/thongbao/index.html Trong đó: + http: là giao thức + http://www.lrc.ctu.edu.vn/ là địa chỉ của máy chứa tài nguyên- Trung tâm học liệu trường Đại học Cần thơ. + Thongbao : là thư mục chưa trang web + index.html là tên file chứa nội dung trang chủ của website. Nhờ địa chỉ URL mà chúng ta có thể truy cập tới các trang web khác nhau. HTTP (Hypertext Transfer Protocol)- Giao thức truyền siêu văn bản HTTP là một trong các giao thức chuẩn về mạng Internet, được dùng để trao đổi thông tin giữa WebServer và người dùng (WebClient) thông qua mạng máy tính. HTTP được sử dụng thông qua URL, với cấu trúc chuỗi có định dạng như sau: http://<host>[:<port>][<path>[?query]] Giao thức web : http chủ yếu gồm 2 giao thức truỳen dữ liệu chính là : POST và GETS Tuy nhiên hiên nay đã có giao thức mới truyền thông điệp là SOAP Trang 26
Dùng trong Webservice SOAP nói chung là một protocol mới (giống như HTTP-Get, và HTTP-Post). SOAP dựa trên nền tảng XML. SOAP là một trong những giao thức \"chuẩn\" cho việc xây dựng Web Services. Web Services phát triển trên ý tưởng RFC (remoting function call???) tức là gọi thực hiện các functions này ở máy chủ phát tán trong hệ thống internet. Một application có thể request một dịch vụ (web service) thông qua các SOAP envelop và nhận kết quả cũng thông qua SOAP envelop. Vì SOAP dựa trên việc nến tảng XML (text-based protocol) nên rất thích hợp cho môi trường phân tán. Cơ chế hoạt động của Web Cơ chế Web là cơ chế tương tác giữa người dùng – thông qua trình duyệt Web và WebServer. + Cơ chế tương tác từ người dùng với WebServer Web Browser Request WebServer Client Side Response Server Side Mô hình hoạt động truyền thông giữa webclient và webserver Người dùng sẽ thông qua Web Browser để gửi yêu cầu tới WebServer và ngược lại Web Browser sẽ nhận phản hồi thông qua Web Browser đến người dùng. + Minh họa quy trình làm việc của chương trình OPAC được viết bởi PHP và MySQL thông qua Web Server 3. Các bước tiến hành thiết kế website 3.1. Xác định mục đích, yêu cầu của website Bước đầu tiên này rất quan trọng vì nó giúp cho chúng ta giứoi hạn và xác định được mục tiêu cần đạt của website là thế nào? Ra sao? Công nghệ gì? Website dùng để làm gì? Độc giả là ai? Độc giả quan tâm đến cái gì? Cần xác định loại đọc giả là ai? Với mục tiêu “Đưa cho độc giả cái mà họ muốn xem, không phải là cái mà ta muốn họ xem”. Xây dụng website là một quá trình lâu dài, phải lên kế hoạch rõ ràng. Phải bám sát với mục đích và yêu cầu đã đặt ra. Trang 27
3.2. Xác định độc giả - đối tượng truy cập website Sự thành công của một website phụ thuộc vào số lượng người truy cập(độc giả). Độc giả gồm nhiều đối tượng khác nhau như: Đọc giả chuyên nghiệp, độc giả không am hiểu nhiều về web hay mạng… Tùy thuộc vào độc giả chính của website, chúng ta lựa chọn phong cách của website. Phong cách này thể hiện qua màu sắc, phông chữ, hình ảnh của trang web hay văn phong của website. 3.3. Xây dựng nội dung cho website Đối với website thông tin cá nhân thì khá đơn giản, những với website cho tổ chức cí dụ như cơ quan thư viện, thì việc xác định các thông tin của web phải được chuẩn bị khá kỹ và công phu đến từng chi tiết một. Người thiết kế phải tập hợp các nội dung liên quan như chủ đề, đề mục gì, danh mục thể loại thông tin cần đưa lên web, và kế đến là chính sách thông tin cho mỗi chủ đề đó. Ví dụ một website về danh mục bộ sưu tập số thì nội dung chính bao gồm: - danh mục bộ sưu tập - Danh mục cơ quan chủ quản - Danh mục chủ đề... - Mục tìm kiếm thông tin - Quản lý chính sách truy cập toàn văn... Hình ảnh minh họa cho trang web bộ sưu tập số TTHL Trang 28
3.4. Thiết kế giao diện web a. Xác định kiểu chữ, màu sắc Phụ thuộc vào các đặc điểm và đối tương sử dụng: người dùng, trình duyệt, độ phân giải, ngôn ngữ sử dụng Gam màu phải thống nhất trong toàn bộ website Phải làm cho đọc giả cảm nhận được kích thước của trang thông tin, biết họ đang ở đâu, có thể làm gì ? *Lưu ý, hầu hết các trang web đều không vừa khớp với màn hình 14, 15 inch. Sinh viên sẽ được tìm hiểu sâu hơn trong chương 4 b. Xác định các kỹ thuật, công cụ thiết kế Phụ thuộc nhiều yếu tố: – Môi trường hosting – Đội ngũ thiết kế – Công nghệ sử dụng – Chi phí thiết kế – Băng thông đường truyền c. Xác định cấu trúc WebSite Cấu trúc website thuộc loại nào là hợp lý (cần xem thêm các mô hình cấu trúc website ở phần trước). Bởi vì mỗi loại cấu trúc phản ánh bản chất vần hành của web theo các hướng: người sử dụng tiện ích, thông tin phản ánh kịp thời, truy cập dễ dàng và tổng thể website phải logic theo 1 hệ thống. Hệ thống phân cấp Dùng để tổ chức các khối thông tin phức hợp, là hệ thống được dùng thông dụng nhất, gần với mô hình tổ chức thế giới thực nên dễ hình dung tổ chức website Trang 29
Hệ thống các trang nối tiếp Được dùng để biểu diễn thông tin tuần tự, các bảng tường thuật nối tiếp theo thời gian, ví dụ như các thông tiin tra cứu tham khảo: tự điển, báck khoa, tự điển thuật ngữ. Thích hợp cho hệ thống website nhỏ. Ô Lưới Từng đơn vị trong cấu trúc phải có cùng cấu trúc cho các chủ đề lớn và nhỏ, cấu trúc này khó hiểu khi xác định mối liên quan giữa các loại thông tin nhưng rất tốt đối với những đọc giả có kinh nghiệm, có sẵn kiến thức về hệ thống, chủ đề trong hệ thống Mạng nhện Mô hình này khai thác triệt để ưu điểm của hyperlink, tuy nhiên cấu trúc này phi thực tế nhất, khó hiểu, khó dự đoán cho người dùng, thích hợp với những site nhỏ, đọc giả chuyên nghiệp hoặc trình độ cao, tìm kiếm các kiến thức chuyên sâu Trang 30
3.5. Các thành phần cơ bản của Website a. Trang chủ (HomePage) Tất cả các website đều được thiết lập xung quanh trang chủ (home page) giữ nhiệm vụ như một điểm xuất phát đến các trang web phúc tạp khác trong website. Trang chủ là địa chỉ web để hướng người dùng đến website của ta, là cái đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi truy cập đến website. Do đó trang chủ được thiết kế thích hợp là điều kiện cơ bản để website thành công. b. Hệ thống Menu, Banner, Logo, định danh Hệ thống menu phải rõ ràng, đầy đủ sẽ giúp đọc giả hình dung được cấu trúc, tổ chức website. Ngoài ra ta cần quan tâm đến vị trí, các thể hiện (có hay không có hiệu ứng), vị trí logo, định danh phải cố định nhất quán c. Các trang thành viên Ta xây dựng theo cấu trúc cơ bản của website, nhất quán, phù hợp với các thuộc tính đã được định dạng trước d. Quản trị Hệ thống Các trang web phải có 1 hệ thống quản trị nội dung, biên tập, quản trị người dung(các công việc lien quan đến quản lý user, bảo mật hệ thống…) e. Diễn đàn Là một sự lựa chọn tùy theo nhu cầu của website, có thể là kênh để chia sẽ, đóng góp, hoặc cập nhật các tin tức mới cho web. f. Khảo sát, lien hệ, góp ý, feedback Khảo sát là hệ quả của việc xem xét lại mục tiêu hiệu quả của Website; thong qua kenh khảo sát của người dung, sẽ giúp cho nhà thiết kế tự định hình lại, và có những điều chỉnh kịp thời những phản ánh từ phía người sử dụng. Trang 31
Còn có các phần cho người dung tự đánh giá website thong qua các tiêu chí dựng sẳn Bài tập chương - Sinh viên hãy cho biết đối với 1 website thư viện nên lụa chọn mô hình webste nào là phù hợp nhát - Trang web OPAC của Thư viện nên thiết kế gồm những phần nào? - Trình quyệt web nào ưu điểm hơn khi sử dụng tính năng tra cứu
Trang 32
CHƯƠNG 4: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ WEB 1. Tóm tắt chương Trong các chương 2 và 3, chúng ta đã tìm hiểu cơ sở dữ liệu bản về thiết kế web, bao gồm các khái niệm như cơ sở dữ liệu chế hoạt động của website, ngôn ngữ HTML, giao thức web, các quy trình thiết kế… đó là nền tản giúp cho chúng ta tiếp tực học chương này. Các giai đoạn đầu hoạch định giao diện có sẵn. Sau đó module này sẽ đề cập đến các yếu tố thiết yếu để viết trang web hay.Tại đây, chúng ta tập chung chủ yếu vào 4 nhóm vấn đề: – Các nguyên tắc chủ đạo trong việc thiết kế Website – Liệt kê các nguyên tắc cần thiết để tạo ra một Web site hay – Chứng minh tính cập nhật của Web site – Nêu và giải thích các đặc điểm của các trang web dễ đọc – Đưa ra một ví dụ minh họa về cách viết web hay 2. Một số nguyên tắc cốt lõi khi phát triển website. 2.1. Tổ chức website chặt chẽ và dễ sử dụng. Website của bạn cần có cấu trúc càng rõ ràng dễ hiểu càng tốt. Điều quan trọng ở đây là phải làm sao để khách hàng thấy được ngay các thông tin mà họ hi vọng có thể thu được từ website của bạn. Nếu website của bạn có quá nhiều thông tin, bạn có thể làm cho trang chủ đơn giản bằng cách thiết kế bảng nội dung, bảng này cũng nên hết sức đơn giản và dễ sử dụng. Đồng thời sử dụng những từ và đoạn ngắn gọn dễ hiểu để thu hút người đọc. 2.2. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu. Một ai đó sẽ không thể theo dõi được quảng cáo bán hàng của bạn cũng như mua những mặt hàng mà bạn đang cung cấp nếu như họ không thể hiểu được những gì bạn đang nói. Sử dụng những lời lẽ hoa mỹ để tán dương những sản phẩm bạn cung cấp thì rất dễ nhưng bạn sẽ không thể biết được có bao nhiêu người tới website và dự định của họ như thế nào? Có thể bạn cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhưng sẽ không ai mua nếu như họ không biết bạn đang chào bán những gì, hay không thể hiểu được lợi ích mà sản phẩm dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng. Hãy nhớ rằng khi một người đến thăm website của bạn, có thể anh ta chưa biết bạn là ai?. bạn đang chào bán sản phẩm gì?. Bạn Trang 33
phải giúp khách hàng hiểu rõ những vấn đề này trong thời gian ngắn nhất. Hãy dùng các câu ngắn gọn, cô đọng và giữ kiểu thiết kế cố định đối với tất cả các trang con. 2.3. Dễ dàng khám phá các đường link. Bạn hãy tạo các đường link bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để mọi người có thể xem lại hoặc xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút \"Back\" hay \"Forward\" của trình duyệt. Bạn cũng cần nhớ là phải có những chữ thay thế tất cả các đồ hoạ và đường liên kết trong trang của bạn. Đây là những từ sẽ xuất hiện thay thế đồ họa khi tuỳ chọn đồ hoạ trong trình duyệt bị tắt hoặc khi người ta nhấn nút \"Stop\" trước khi trang được tải về đầy đủ. 2.4. Thời gian tải về nhanh. Bạn đừng nghĩ rằng tất cả mọi người đều sử dụng một đường truyền Internet có tốc độ cao. Liệu bạn có muốn mình phải đợi 10 phút để tải một trang về trước khi xem trang đó không?. Chắc chắn là không, vì thế bạn đừng hy vọng khách hàng sẽ đợi. Bạn cũng nên nhớ rằng 30 giây trước màn hình giống như 10 phút vậy. Sử dụng đồ hoạ để trang trí là rất tốt nhưng đừng lạm dụng. Nếu bạn cần nhiều hình ảnh và đồ hoạ lớn thì nên có một biểu tượng nhỏ sẽ liên kết với hình ảnh đồng thời nhắc nhở người xem cần phải đợi. Sử dụng video và audio trong trang như một công cụ để bán hàng là ý tưởng khá hay, tuy nhiên bạn không nên sử dụng bởi hiện tại trừ các tỉnh thành lớn có đường truyền tốc độ cao ADSL hay cáp quang, vẫn còn đa số người vẫn đang sử dụng đường truyền Dial-Up với modem 28.8, 33.6 và 56.6. Nhân tố thời gian là vô cùng quan trọng vì mọi người thuờng không kiên nhẫn khi vào mạng. Nếu trang của bạn phải mất thời gian quá lâu để tải về thì khách hàng có thể nhấn chuột và bỏ đi. Đừng để mất khách hàng chỉ vì trang web của bạn tải về quá chậm. Hãy tăng tốc độ truyền của các trang web lên bằng cách: Giảm kích cỡ đồ hoạ trong trang web của bạn. Nhiều file đồ hoạ không nhất thiết phải có kích cỡ như trên các trang web thông thuờng. Bạn chỉ cần 72 dpi cho độ phân giải của màn hình và đồ hoạ cũng chỉ cần 256 màu. Một đồ hoạ kích cỡ nhỏ 4\" - 2\" không nên lớn hơn 10K. Thu nhỏ kích cỡ đồ hoạ, độ sâu của màu. Hãy để chế độ phân giải đồ hoạ và hình ảnh nền ở mức 256 màu. Nếu bạn rất cần một đồ hoạ lớn thì bạn có thể cung cấp cho người xem một hình ảnh nhỏ với nút \"phóng to\" để xem tiếp một hình ảnh lớn hơn. Trang 34
Quy định cụ thể kích cỡ file đồ họa trong mã HTML. Nếu bạn quy định cụ thể kích cỡ các file đồ hoạ trong mã HTML, trình duyệt web sẽ rút ngắn kích cỡ của trang nếu cần thiết và nơi hình ảnh sẽ xuất hiện, hiển thị văn bản và để một khoảng trống cho file đồ hoạ tải về. Giảm số file trong trang web của bạn (cả file đồ hoạ và HTML kết hợp với nhau). Mọi người luôn xem nhẹ thủ thuật quản lý trang: giảm số file chứa trong website của bạn. Mọi người thuờng có tối đa bốn kết nối (socket) trong trình duyệt web của họ. Mỗi một socket sẽ cho phép chuyển một file về máy tính của bạn, vì thế nếu bạn có 4 socket thì bạn có thể tải cùng lúc 4 file về. Nếu bạn có 6 ảnh trong trang chủ và một file HTML thì tất cả là có 7 file cần phải tải về. Trình duyệt sẽ tải 4 file về trước , sau khi tải xong một file socket sẽ tải tiếp file còn lại. Nói cách khác file thứ 5 sẽ chỉ được tải về khi file thứ nhất được tải xong. Và file thứ 6 sẽ chưa được tải về cho đến khi quá trình tải file thứ hai hoàn thành... quá trình tải về có thể kéo dài nếu có quá nhiều file đặc biệt khi những file này rất lớn. Theo như nguyên tắc, (giả sử đồ hoạ của bạn có kích cỡ khiêm tốn 5-12K) bạn hãy cố gắng có duới 5 file mỗi trang. 2.5. Nội dung không có hình ảnh. Nhiều người sử dụng ảnh \"GIFS\" và JavaScripts để tạo các logo và ký tự chạy ngang màn hình hay những gì tương tự. Điều này không chỉ làm tăng thời gian tải về mà còn làm người xem xao lãng nội dung bán hàng của bạn. Những người trên Internet là những con người của thông tin vì vậy bạn hãy chắc chắn rằng mình đang dành thời gian cho những thông tin có chất lượng chứ không phải là những hình ảnh vô bổ. Nếu bạn có một nội dung vô giá trong trang web, hãy làm cho nó dễ đọc. Hãy chia thành những đoạn quan trọng, gạch chân hoặc bôi đậm những câu quan trọng trong từng đoạn và bạn đừng ngại trang trí với một số màu. Tô màu văn bản thay thế file đồ hoạ nếu có thể. Nói cách khác thay vì sử dụng một file đồ họa để gây sự chú ý, bạn có thể sử dụng văn bản có màu sắc khác nhau. Có thể bạn muốn cung cấpthông tin miễn phí duới dạng bài báo hay bài phóng sự, và sau đó cố gắng bán hàng. Nếu bạn muốn cung cấp cho người sử dụng những thông tin bổ ích (với mục đích thu hút khách hàng), hãy thêm những nội dung có chất lượng chứ không phải là những hình ảnh bên ngoài. Trong truờng hợp đó một chữ đáng giá hàng nghìn hình ảnh. Trang 35
Thậm chí bạn muốn trang của mình sinh động hơn một chút (có những biểu tượng biến hình, các dòng chữ bôi đậm...) nhằm thu hút mọi người tiếp tục quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của bạn. Công việc của bạn chính là kiểm tra những kết quả mà khách hàng xem đem lại. Tất cả sẽ phụ thuộc vào những sản phẩm và dịch vụ bạn đang bán cũng như đối tượng khách hàng bạn cần tiếp thị hay thị truờng mục tiêu của bạn. Nếu bạn đang tiếp thị cho lớp trẻ thì sự sinh động của website sẽ làm tăng doanh số bán hàng. Nhưng nếu đối tượng khách hàng của bạn chủ yếu là những nhà kinh doanh có trình độ thì yếu tố sinh động đó có thể làm bạn giống như một hoạ sĩ nửa mùa. Đối với đối tượng khách hàng này bạn cần thu hút họ bằng những sự kiện, con số, sự trung thực và những lợi ích rõ ràng. 2.6. Dễ tiếp cận sủ dụng Bạn phải tạo điều kiện để khách hàng hiểu rõ những lợi ích của sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại cũng như cung cấp cho khách hàng phương thức đặt hàng thuận tiện nhất. Liệu bạn đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trước khi bạn yêu cầu họ đặt hàng chưa? Bạn đã tạo cho khách hàng sự yêu thích và hứng thú trước khi bạn mời họ đặt hàng chưa?. Bạn đã cung cấp cho khách hàng một số cách đặt hàng thuận tiện cả trên mạng và ngoài mạng chưa?. Và liệu bạn đã huớng dẫn khách xem tất cả từng buớc một chưa?. 2.7. Tương thích với đa số trình duyệt web. Nếu bạn sử dụng bảng biểu hãy xem xét cẩn thận việc nó sẽ hiển thị như thế nào ở các trình duyệt khác nhau (ví dụ Internet Explorer, Netscape) và ở tất cả các cấp độ phân giải (ví dụ 800 x 600, 1024 x 768, 1280 x 1024, 1400 x 1050). 2.8. Một số vấn đề quan trọng khác khi thiết kế website. Đọc và kiểm tra cẩn thận tất cả các nội dung. Nếu bạn không quan tâm tới việc kiểm tra lỗi chính tả, người sử dụng sẽ nghi vấn làm sao họ có thể giao tiền của mình cho một công ty không thể tự sửa lỗi chính tả cho trang web của mình?. Hãy nhờ một người bạn hoặc đồng nghiệp đọc và sửa giúp bạn bởi họ có thể tìm thấy những lỗi mà bạn không bao giờ phát hiện ra được. Trước khi đưa mọi việc vào hoạt động bạn cần có một đợt kiểm tra toàn bộ website (các đường liên kết, thời gian tải, form bán hàng...) và cố gắng kiểm tra bằng nhiều phương pháp. Trang 36
Một điều hết sức quan trọng là bạn không nên nói ngay cho người xem biết bạn đang cố gắng bán hàng cho họ. Bất kể bạn đang có sản phẩm gì, cho dù sản phẩm của bạn có tốt như thế nào đi nữa thì hầu hết mọi người sẽ không ở lại trang của bạn nếu họ biết họ đang bị dụ dỗ mua hàng. Bạn cần để họ đọc, nhận ra được những lợi ích bạn sẽ đem lại cho họ và sau đó chỉ nên để họ biết rằng sản phẩm đó đang có bán. Nếu bạn thực hiện được điều này thì có nghĩa là khách hàng sẽ tự tìm thấy và mua sản phẩm bạn cung cấp. Một yếu tố thành công khác trong marketing trực tuyến là bạn phải có khả năng chấp nhận được các giao dịch buôn bán trực tuyến. Khi bạn cung cấp sản phẩm thông tin thì bạn nên chào bán duới dạng điện tử thông qua email. Nếu trang web của bạn lớn hơn 50K thì bạn hãy đặt một ghi chú nhỏ trên cùng của trang để thuyết phục khách hàng nên kiên nhẫn trong khi đồ họa được tải về (câu này sẽ hiện lên khi trang web của bạn tải về). Thậm chí ngay cả khi tại các trang web thử nghiệm mà bạn thấy không mất nhiều thời gian để tải về nhưng bạn cũng cần nhớ rằng khách hàng cũng có thể có đường kết nối chậm do đó làm tăng thời gian tải. Bạn không nên để khách hàng ra đi chỉ vì thời gian tải quá lâu mà bạn không thông báo về việc họ phải đợi. Tạo giao diện người sử dụng đẹp Có một số nguyên tắc cơ bản dành cho những ai đang chịu trách nhiệm thiết kế website cho thư viện. Một số nguyên tắc bắt nguồn từ các bài nghiên cứu về tính tiện dụng, và một số xuất phát từ lĩnh vực thiết kế web Hoạch định Mọi người ai cũng muốn thiết kế một website tạo truy cập nhanh. Điều này hoàn toàn khả thi nếu sử dụng công cụ phần mềm như Dreamweaver, nó cho phép tất cả mọi người sử dụng chuột để tạo trang web. Kết quả là một số website không đồng nhất và thiết kế không đẹp. Rõ ràng là mặc dù đã suy nghĩ cẩn thận nhưng quá trình hoạch định sẽ tạo ra nền tảng logic hơn để phát triển một website. Tuân theo quá trình này có thể giúp tạo ra website tốt hơn. Đặt vấn đề1. . Trang web này gồm có thông tin nào? Có thể là có một số thông tin bạn muốn phổ biến cho người khác, hay tại sao bạn lại thiết kế một website? Trong thư viện, những thông tin đưa lên web có thể thuộc bất cứ thể loại dưới đây: Các thư viện trong tổ chức Giờ mở cửa Chính sách và chế độ thư viện Trang 37
Nội quy sử dụng thư viện Tên và địa chỉ email của cán bộ Các bộ sưu tập Các dịch vụ, như dịch vụ mượn liên thư viện Công nghệ trong thư viện Sau đó, có thể sẽ có nhiều thông tin bổ sung vào website thư viện, nhưng nếu mục đích ban đầu là phổ biến thông tin thì danh sách trên cũng đã khá đầy đủ. 2. Đối tượng người sử dụng. Trong môi trường đại học, các đối tượng chủ yếu chắc chắn sẽ là sinh viên và cán bộ giảng dạy. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng cả hai nhóm đối tượng này lại rất lớn và đa dạng. Hãy xem xét các môn học khác nhau trong một trường đại học, và mỗi ngành lại khác nhau về cách sử dụng nguồn tài liệu. Ví dụ trong các ngành nghệ thuật, chủ yếu là sử dụng sách, một số quyển có thể đã được xuất bản từ hàng thập kỷ trước. Trong lĩnh vực khoa học, chủ yếu sử dụng các tài liệu hiện hành, và thường là tài liệu xuất bản định kỳ. Cũng có điểm khác biệt giữa vai trò dạy và học trong trường, trong khi dạy tập trung vào một số lượng nhỏ sách giáo khoa thì số lượng lớn sinh viên lại cần số tài liệu đó, hoặc khi nghiên cứu bất kỳ thông tin nào cũng có thể là nguồn dữ liệu nhưng đôi lúc chỉ có mỗi một người sử dụng. Đôi khi website thư viện không thể chọn lựa giữa các đối tượng này vì thư viện phải phục vụ tất cả mọi người. Nhưng nếu hiểu được đối tượng thì có thể đơn giản hóa việc thiết kế trang web tùy theo mỗi phần trang web phục vụ cho đối tượng nào. Cũng có nhiều cách phân loại đối tượng khác nhau. Một số trang web cung cấp bộ sưu tập thông tin và hướng dẫn đặc biệt dành cho những ai bắt đầu làm quen với website. Những ai đã quen với trang web thì mong có thể tìm những gì họ cần mà không cần đọc thêm phần hướng dẫn. 3. Tổ chức thông tin. Một nhân tố phức tạp đối với các thư viện (sẽ không được nêu chi tiết ở đây) là một số thông tin phải được bảo mật bằng mật khẩu (password). Thông thường các thông tin này đã được trả tiền khi đăng ký, do đó nếu thư viện phổ biến thông tin này cho tất cả người sử dụng thì chính thư viện đã xâm phạm những điều khoản trong bản thỏa thuận cấp phép sử dụng, nên thông tin phải được bảo vệ bằng mật khẩu. Khi thiết kế web, phải có những điểm dễ xác định để người dùng nhập vào mật khẩu để sử dụng tiếp. 4. Giao diện người sử dụng. Hãy xem các trang trong sách và ghi chú những điểm về thiết kế trang web, bao gồm tính cân bằng, proximity, tính tương phản, trọng tâm, và tính thống nhất (balance, proximity, contrast, focus, and unity). Vấn đề giao diện người sử dụng sẽ được thảo luận chi tiết sau trong môn học này. Trang 38
Nội dung chi phối thiết kế. Có rất nhiều loại wesite khác nhau mà ta không thể áp dụng bất kỳ một quy tắc cụ thể nào cho tất cả các loại đó, nhưng đối với website thông tin như website thư viện, nội dung là phần quan trọng nhất, nên người thiết kế phải tập trung vào việc giúp thông tin dễ tìm hơn. Ngược lại, nghĩa là tránh thiết kế các yếu tố ảnh hưởng đến tìm kiếm thông tin. Siêu văn bản (hypertext) giúp phân chia văn bản ra nhiều thành phần nhỏ, sau đó liên kết các yếu tố này lại - thậm chí tương kết với nhau (nhiều điểm đến nhiều điểm) (many points to many points). Câu hỏi tại lớp Nêu các thành phần chủ yếu của một web page thư viện? Tự liệt kê và so sánh với danh sách của bạn cùng lớp Tính cập nhật Web mang lại lợi ích khổng lồ cho in ấn vì nó mang tính cập nhật. Một trang in được hoàn thành ngay khi được in xong và không thể nào cập nhật được nữa. Website có thể thường xuyên thay đổi và luôn luôn cập nhật. Một trong những cách thu hút người sử dụng truy cập vào trang web là luôn luôn thay đổi và cập nhật tin tức mới. Công việc này có thể khiến người viết và biên tập nội dung tốn nhiều công sức, nhưng sự nỗ lực nào cũng mang lại thành quả lớn lao. Nếu bạn đang sử dụng một website, điều cần tìm là dữ liệu trang được thay đổi lần cuối. Nên có ngày tháng, thông thường là ở cuối trang. Câu hỏi thảo luận trên lớp: Bạn hãy lướt web, xem xét các trang mà bạn muốn đưa vào tin tức cập nhật, chú ý (a) các trang này có được cập nhật và (b) có ngày cập nhật hay không. Thuyết trình trước lớp và thảo luận xem điều này chi phối ý kiến của bạn về trang web bạn truy cập như thế nào. Bổ sung thêm một hàng nhỏ ở cuối mỗi trang web “Trang web được cập nhật lần cuối vào ngày/ tháng/ năm”. Điều này cho người sử dụng biết rằng bạn luôn cập nhật nội dung. Viết Web Trang 39
Bạn có thể ngạc nhiên với tiêu đề phần này và thắc mắc “Viết web khác với các loại thiết kế khác ở điểm nào?” Đáp án cho câu hỏi trên có một số lý do: Con người chuyển sang sử dụng web vì họ cần tìm thông tin nhanh chóng. Nếu có nhiều thời gian, họ sẽ tra cứu thông tin trong sách. Với mục đích này thì nên viết web ngắn gọn và có sức thuyết phục. Màn hình là một yếu tố hạn chế. Đọc bài trên màn hình trong thời gian dài dễ gây khó chịu cho người sử dụng. Trình duyệt có thể thu nhỏ hình ảnh một trang để nó không hiển thị như ý muốn của người thiết kế. Các dòng trình duyệt nhỏ giúp người đọc tránh nhiều vấn đề có thể gặp phải. Do đó, hãy nêu các nguyên tắc để thiết kế web tốt. Sử dụng các đoạn ngắn để có thể tập trung vào màn hình hơn. Sử dụng nhiều tiêu đề, danh sách có gạch đầu dòng và thỉnh thoảng highlight làm nổi bật nội dung. Nó sẽ giúp phân chia trang web. Bắt đầu mỗi đoạn bằng một câu chủ đề tóm tắt nội dung chính của cả đoạn. Bài tập thực hành Để thực hành viết Web, mỗi người lấy một đoạn bạn đã viết khi học. Phân chia thành nhiều đoạn nhỏ. Nếu một đoạn có nhiều điểm nhỏ, đánh dấu hoặc gạch đầu dòng cho mỗi điểm đó. Bổ sung thêm tiêu đề. Nếu có phần kết luận, tóm tắt phần kết luận ở ngay đầu văn bản. Câu hỏi thảo luận cho chương Thông qua bài này, sẽ có một số câu hỏi cho bạn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn đã suy nghĩ và thảo luận những câu hỏi này với các bạn cùng lớp và giáo viên. Bây giờ chúng ta hãy trả lời một số câu hỏi ôn tập dựa trên những ghi chép và tài liệu các bạn đã đọc. Những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta ôn lại bài tuần này, các câu hỏi thảo luận trong lớp có thể xuất hiện trong bài thi. Trang 40
1. Nêu các thành phần chủ yếu của một web page thư viện? Tự liệt kê và so sánh với danh sách của bạn cùng lớp. 2. Bạn hãy lướt web, xem xét các trang mà bạn muốn đưa vào tin tức cập nhật, chú ý (a) các trang này có được cập nhật và (b) có ngày cập nhật hay không. Thuyết trình trước lớp và thảo luận xem điều này chi phối ý kiến của bạn về trang web bạn truy cập như thế nào. Bài tập thực hành 1. Để thực hành viết Web, mỗi người lấy một đoạn bạn đã viết khi học. Phân chia thành nhiều đoạn nhỏ. Nếu một đoạn có nhiều điểm nhỏ, đánh dâu hoặc gạch đầu dòng cho mỗi điểm đó. Bổ sung thêm tiêu đề. Nếu có phần kết luận, tóm tắt phần kết luận ở ngay đầu văn bản. Trang 41
CHƯƠNG 5: NGÔN NGỮ HTML 1. Tóm tắt chương Những thành phần chủ yếu tạo nên nội dung một trang web là ngôn ngữ HTML; là một ngôn ngữ đánh dấu văn bản. sau khi sinh viên học xong chương này, có thể Giải thích mục đích sử dụng ngôn ngữ HTML. Phân biệt giữa phần đầu (HEAD) và phần thân (BODY) của một tài liệu HTML. Soạn thảo HTML cơ bản gcồámc m: pộhtầđnịađầcuhỉtrUaRngL.(header), một đoạn (paragraph), và một liên kết (link) đến 2. Ngôn ngữ đánh dấu (Markup Languages) HTML (Hypertext Markup Language: Ngôn Ngữ Đánh Dấu Siêu Văn Bản) là ngôn ngữ được dùng để tạo phần lớn các trang web. Tài liệu Web là văn bản và những hình ảnh đã được “đánh dấu” (markup) bằng HTML. HTML có nguồn gốc từ SGML (Standard Generalized Markup Language: Ngôn ngữ đánh dấu tiêu chuẩn tổng quát ) - bộ mã vốn được phát triển để đánh dấu các tài liệu để giúp dễ dàng chuyển đổi hệ thống typesetting (hệ thống sắp xếp chữ ) của chúng. Ngôn ngữ đánh dấu (markup language) gồm: phần văn bản (text) và những thông tin khác về văn bản. Thông tin này có thể là về cấu trúc hay cách trình bày văn bản, được chỉ định bằng markup - các lệnh chi tiết về kiểu dáng được đánh vào những vị trí thích hợp trong tài liệu văn bản gốc để đưa lên WWW. Ngôn ngữ đánh dấu phổ biến nhất hiện nay là HTML, được xem là nền tảng của World Wide Web. Trước đây, markup vốn được dùng (hiện nay vẫn còn) trong ngành xuất bản để trao đổi ấn phẩm in ấn giữa các tác giả, nhà biên tập và xưởng in. Các mã markup chia một tài liệu thành các phần khác nhau. Chúng không diễn giải bằng chữ (lời) phải xử lý một phần nào trong tài liệu như thế nào (sẽ có những mã chỉ thị cách xử lý văn bản, được gọi là procedural markup). Trang 42
Ví dụ: o “dưới đây là một đoạn” “đây là một ô (cell) trong một bảng (table)” Đối với SGML, các chỉ lệnh cần thiết để xử lý một tài liệu (procedural markup) (ví dụ như chỉ dẫn để định dạng tài liệu) hoàn toàn khác với markup mô tả (descriptive markup) được đánh vào tài liệu. Thường các chỉ lệnh xử lý nằm ngoài tài liệu, trong một chương trình riêng hoặc có một quy trình riêng. Các tài liệu SGML được mã hoá cần phải phải đảm bảo có thể chuyển được từ một môi trường phần cứng hay phần mềm sang một môi trường khác mà không bị mất thông tin. Nguyên tắc hoạt động của SGML: chức năng của một phần nào đó trong văn bản được quy định bằng cặp thẻ (tag) < > bao quanh văn bản . Khi tài liệu được in, hệ thống typesetting sẽ căn cứ vào các mã này để xác định định dạng của văn bản. HTML cũng là một phiên bản của SGML với các thẻ được ứng dụng trong môi trường điện tử và hiển thị trực tuyến. 3. Giới thiệu sơ lược về việc soạn thảo HTML. HTML là một từ được tạo thành từ những chữ cái đầu tiên của cụm từ Hyper Text Markup Language: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. - Hyper: đồng nghĩa với phi tuyến (trái nghĩa với ‘tuyến tính’). Trước đây, các chương trình máy tính vận hành theo tuyến tính (linear): khi thực hiện một hành động, chúng thực hiện theo thứ tự từng dòng lệnh (line)… Tuy nhiên, HTML thì hoàn toàn khác: có thể đến bất cứ đâu bất cứ lúc nào. Ví dụ, bạn có thể vào thẳng HTML.net mà không cần phải qua MSN.com. - Text: văn bản (không cần phải giải thích thêm) Trang 43
- Markup: dùng để định dạng phần văn bản, cũng giống như bạn đang thao tác hiệu chỉnh văn bản trên máy tính như: thêm các bullet, in đậm… - Language: ngôn ngữ, gồm rất nhiều từ tiếng Anh. HTML được xem là ngôn ngữ chung (lingua franca) để tạo ngôn ngữ siêu văn bản trên WWW. HTML không phải là dạng duy nhất dựa trên SGML. Có rất nhiều công cụ tạo và xử lý HTML, từ những trình soạn thảo văn bản đơn giản (plain text editor) cho đến những công cụ tác chủ (authoring tool) tinh vi WYSIWYG. HTML sử dụng các thẻ (ví dụ như : <h1> và </h1> ) để tổ chức văn bản thành: các tiêu đề (heading), đoạn (paragraph), các danh sách (list), các liên kết siêu văn bản (hypertext link)… 4. Sơ lược lịch sử của HTML Tim Berners-Lee là người đã tạo ra HTML nguyên thuỷ (cùng với rất nhiều các giao thức kèm theo như HTTP). Khi mới ra đời, HTML không phải là một đặc tả cụ thể, mà là tập hợp các công cụ để giải quyết một vấn đề cấp bách: việc truyền và phổ biến những thông tin về những nghiên cứu giữa Berners-Lee và nhóm cộng tác của ông. Sau này, với sự ra đời và phổ biến rộng rãi của Internet, giải pháp của Berners-Lee đã thu được sự chú ý trên toàn thế giới. Những phiên bản HTML đầu tiên được định nghĩa bởi những quy luật cú pháp lỏng lẻo nên ngay cả những người không rành về xuất bản web cũng có thể sử dụng. Thông thường trình duyệt web (web browser) đưa ra những giả định về mục đích của trang và tiến hành ‘dịch’ trang web. Càng về sau, khuynh hướng của các chuẩn chính thức là thiết lập những cú pháp chặt chẽ hơn; mặc dù vậy browser vẫn tiếp tục công việc dịch các trang được tạo bằng HTML không theo đúng cấu trúc. Hiện nay HTML đã có bản đặc tả chính thức định nghĩa HTML là ngôn ngữ đánh dấu sử dụng trên Internet. Bản đặc tả HTML được phát triển và xuất bản trong suốt thập Trang 44
niên 90, thế kỷ XX, lấy nền tảng từ bản đề xuất trước đó của Tim Berners-Lee ghép tính năng siêu văn bản (hypertext) vào SGML. Bản đặc tả ‘ngôn ngữ’ HTML đầu tiên được xuất bản được phát thảo bởi Berners-Lee và Dan Connolly, xuất bản vào năm 1993 bởi IEFT (Ban chuyên trách công nghệ Internet) và được xem là một “ứng dụng” chính thức của SGML (có Document Type Definition (DTD) (Định nghĩa loại tài liệu)- các quy tắc ngữ pháp, được áp dụng riêng cho từng tài liệu, quy định việc sử dụng các thẻ tài liệu). IEFT đã thành lập nên Nhóm đặc trách HTML (HTML Working Group) vào năm 1994 và cho ra đời HTML 2.0 vào năm 1995, và đây cũng là cải tiến cuối cùng về HTML dưới sự tài trợ của IETF. Từ năm 1996 cho đến nay, những đặc tính kỹ thuật của HTML được duy trì bởi World Wide Web Consortium (W3C), với input từ các nhà cung cấp phần mềm thương mại. [1] Tuy nhiên, vào năm 2000, HTML cũng đã trở thành ngôn ngữ chuẩn quốc tế (ISO/IEC 15445:2000). Bản đặc tả HTML mới nhất được xuất bản bởi W3C vào cuối năm 1999 với tên gọi HTML 4.01 Recommendation (Recommendation: là bản đặc tả được phát triển bởi nhóm đặc trách thuộc W3C, thông qua Members of Consortum và được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong consortium, thông báo một bản đặc tả nào đó có thể được áp dụng rộng rãi). Một số lỗi và vấn đề liên quan đến phiên bản HTML này được ghi chép trong bản đính chính xuất bản năm 2001. Từ khi HTML 4.0 ra đời vào cuối năm 1997 cho đến nay, đặc biệt là từ năm 2002, nhóm Đặc trách HTML thuộc W3C không ngừng phát triển XHTML (HTML mở rộng), sự kết hợp giữa HTML 4.0 và XML 1.0, được webpage của W3C mô tả như là “người kế vị” của HTML. Nhiều quy luật cú pháp nghiêm ngặt hơn của XML đã được ứng dụng vào HTML để có thể xử lý và mở rộng HTML dễ dàng hơn. Ngoài ra, ngày càng có nhiều browser và công cụ hổ trợ XHTML nên XHTML đã trở thành chuẩn web được nhiều người ưa chuộng hơn so với HTML. XHTML được các ấn phẩm thông tin đại chúng dành cho cả giới chuyên nghiệp cũng như đọc giả không chuyên, mô tả như là “phiên bản” mới nhất của HTML, tuy nhiên các ấn phẩm của W3C lại không viết như Trang 45
vậy. Lấy ví dụ: không có bất kỳ ấn phẩm nào của W3C trong năm 2006 công bố là HTML 3.2 hay HTML 4.01 đã bị hủy bỏ, phản đối, không còn sử dụng hay thế chỗ, và 2 phiên bản này vẫn được liệt kê trong bảng chỉ mục các ấn phẩm chính của W3C bên cạnh XHTML và được xem là những recommendation mới nhất của HTML. (W3C produces what are known as \"Recommendations\" for HTML. These are specifications, developed by W3C working groups, and then voted in by Members of the Consortium. A W3C Recommendation indicates that consensus has been reached among the Consortium Members that a specification is appropriate for widespread use.) 5. Tại sao soạn thảo HTML lại khó? Bạn có thể thắc mắc có cần phải học cách soạn thảo HTML hay không khi chúng ta biết rằng có thể sử dụng những phầm mềm như Dreamweaver để tạo trang web mà không cần phải bỏ công viết các mã. Câu trả lời rất đơn giản là: cần phải học và tất nhiên là có lý do. Hầu hết những người đã từng sử dụng Dreamweaver và các phần mềm tương tự đều nói nhiều lúc họ không hiểu tại sao phần mềm lại làm như thế này, thế kia. Bạn nên nhớ một điều là phần mềm chỉ tạo HTML giúp bạn, vì vậy bạn cần phải biết có thể sử dụng HTML để làm gì thì lúc đó bạn mới có thể tận dụng Dreamweaver để phục vụ cho một mục đích nào đó một cách hiệu quả . Soạn thảo HTML cho tài liệu văn bản là dễ nhất. Chúng ta không cần đến bộ xử lý văn bản (như Microsoft Word chẳng hạn), thay vào đó chúng ta sẽ dùng trình soạn thảo văn bản NopePad có sẵn trong Windows, hoặc trình soạn thảo văm bản TextEdit nếu dùng hệ Macintosh. Bạn sử dụng công cụ soạn thảo văn bản để viết các mã HTML và save tập tin lại với phần mổ rộng .html hay .htm để trình duyệt web nhận dạng đây là tài liệu HTML. Muốn đánh dấu văn bản sẽ làm tiêu đề, bạn sử dụng cặp tag (thẻ để đánh dấu lý hiệu bằng cặp ngoặc nhọn) tiêu đề : Trang 46
<h1>Các nguyên tắc thiết kế web</h1> Bạn hãy chú ý đến các thẻ: thẻ đầu tiên <h1> (tag mở) cho biết tất cả phần văn bản phía sau sẽ hiển thị theo định dạng tiêu đề 1, và tag thứ 2 </h1> (tag đóng) báo hiệu kết thúc lệnh. Như vậy, tất cả văn bản đặt giữa cặp tag này sẽ hiển thị trên trang web với chức năng là một tiêu đề. Hai tag này có ký hiệu giống hệt nhau chỉ khác ở chỗ tag đóng có thêm dấu vạch xiên “/”. Khi soạn thảo HTML, bạn phải đảm bảo nguyên tắc: tag mở phải có tag đóng; và đây cũng là một lỗi thường mắc phải khi soạn thảo HTML. Cũng có một số trường hợp ngoại lệ, không theo nguyên tắc trên, nhưng trong phạm vi bài học của chúng ta về HTML, chúng ta nên nhớ nguyên tắc: mỗi thẻ mở đều phải có thẻ đóng. Nguyên lý chính của SGML và HTML là: mã hóa tài liệu một cách logic chứ không phải vật lý. Nói cách khác, việc mã hóa là nhằm định nghĩa chức năng của một đoạn văn bản chứ không phải là quy định ‘hình dạng bên ngoài’. Chính đặc điểm này đã tạo nên tính ‘linh động’ của HTML – có nghĩa là một tài liệu có thể đọc được bởi nhiều chương trình của nhiều loại máy tính khác nhau. Tuy nhiên, cách hiển thị văn bản không phải lúc nào cũng giống nhau. Ví dụ: trong Firefox, văn bản của phần đầu trang (header) được in đậm với font chữ lớn, còn trong những browser có cơ sở ký tự như Lynux chẳng hạn thì văn bản đầu trang lại được highlight. HTML còn cho phép chúng ta chỉ định một số đặc điểm vật lý của tài liệu, ví dụ: đoạn văn bản nào sẽ được hiển thị với font chữ lớn hơn. Định dạng kiểu vật lý (physical formatting) này có thể được hiển thị theo ý muốn của người soạn thảo trong một số trình duyệt, nhưng cũng có thể không như ý định của người soạn thảo trên một số trình duyệt khác; nói cách khác tài liệu HTML được hiển thị một cách khác nhau trên các browser khác nhau. Trang 47
HTML sử dụng các thẻ (tags) để định dạng dữ liệu. Các thẻ HTML không phân biệt chữ hoa, chữ thường. Các trình duyệt thường không báo lỗi Cú pháp HTML. Nếu viết sai thì kết quả hiển thị không đúng với dự định ban đầu. HTML có 2 loại thẻ: thẻ đóng và thẻ mở – Thẻ mở: <tên_thẻ> Ví dụ 2.1: <html>, <body>, <p>,… – Thẻ đóng tương ứng: </tên_thẻ> Ví dụ 2.2: </html>, </body>, </p>,… Có nhiều thẻ HTML, mỗi thẻ có 1 tên và mang ý nghĩa khác nhau. * Chú ý: luôn có thẻ mở nhưng có thể không có thẻ đóng tương ứng. Ví dụ: <img> không có thẻ đóng Cần gì để tạo một trang web Có thể tạo trang HTML bằng bất cứ trình soạn thảo nào như Notepad, EditPlus,…Có nhiều trình soạn thảo HTML cho phép người sử dụng thực hiện một cách trực quan, kết quả sinh ra HTML tương ứng như: – Microsoft FrontPage, notepad, notepad++ – Macromedia Dreamweaver Trang HTML có phần mở rộng là .htm hoặc .html HTML mẫu: Dưới đây là cấu trúc cơ sở của một tài liệu HTML: <html> <head> <title>My first HTML Document</title> </head> <body> <h1>Starting my document</h1> Trang 48
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145