Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải (thứ 3 từ trái qua) tái đắc cử chức Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau. Anh: Nhật Tân. Tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI cuối tháng 10/2020, ông Việt được bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Cà Mau. Ngày 30/1, ông Huỳnh Quốc Việt được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Việt Tường ũữ - Ônog Huỳnh Q^ -uốc Vi•ệt đượ• c bầu làm Chủ t•ịch UBND tỉnh Cà Mau/Việ• t Tường//zingnews.vn.- Năm 2021.- Ngày 02 tháng 7. Nguồn: https://zingnews.vn Tìm giải pháp hữu hiệu ứng phó với sạt lở bờ biên Thứ sáu, 02/7/2021 - 09:49 Biên phòng - Sạt lở bờ biên đã diễn ra nhiều năm nay tại tỉnh Cà Mau và ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, phát triên kinh tế. Năm 2020, tỉnh Cà Mau đã 2 lần ban bố tình trạng khẩn cấp do sạt lở bờ biên. Rất nhiều giải pháp ứng phó với tình trạng này được Cà Mau áp dụng. Vậy đâu là giải pháp căn cơ? Có nơi sạt lở đến 80m/năm Tỉnh Cà Mau giống như một bán đảo bởi có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254km. Trong những năm gần đây, địa phương này liên tục bị sạt lở bờ biển với trên 80% tổng chiều dài. Qua quan trắc, ở biển Tây, tốc độ sạt lở trung bình từ 20-25m/năm, có một số vị trí lên đến 50m/năm. Ở biển Đông, sạt lở diễn ra nghiêm trọng hơn, trung bình từ 45-50m/năm, cá biệt có những nơi lên đến 80m/năm. Sạt lở không chỉ cuốn mất đất sản 101
xuất, mất rừng phòng hộ, mà còn lấy đi sinh kế, tác động tiêu cực đến đời sống người dân vùng ven biển. ?r r? Bờ biển âp Kinh Đào Đông, xã Đât Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Anh: Bích Nguyên Chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Quẩn, ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Người đàn ông này đã phải đối diện với nguy cơ mất nhà lần thứ hai vì sóng biển đánh tan tác bờ biển. Đứng trước biển, anh bảo, nhà anh trước đây ở mãi ngoài xa, cách chỗ anh đứng bây giờ khoảng hơn 100m. Sóng đánh dữ quá, tan cả nhà. Anh phải lùi vào sâu trong bờ ở. Vậy mà, đến nay, biển chỉ còn cách ngôi nhà hiện tại của anh khoảng 10m. “Mỗi năm sóng biển đánh lấn vào bờ tới 30m gây sạt lở trầm trọng cho khu vực này. Chúng tôi ở đây lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sóng biển cướp mất nhà. Việc làm ăn ngày càng khó khăn do biển cạn kiệt cá tôm” - Anh Quẩn chia sẻ với chúng tôi, ánh mắt buồn buồn. Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, tình trạng sạt lở diễn tiến ngày càng trầm trọng tới mức nguy hiểm. Bờ biển Đông có chiều dài xói lở nguy hiểm khoảng 48km, trong đó, sạt lở rất nguy hiểm khoảng 29km, tập trung trên địa bàn xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn; xã Đất Mũi, thị trấn Rạch Gốc và xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Đối với bờ biển Tây, sạt lở hầu như rất nguy hiểm với chiều dài 57km, trong đó có nhiều đoạn không còn rừng phòng hộ, hoặc đai rừng phòng hộ chỉ còn vài chục mét. Tình hình sạt lở bờ biển Tây ngày càng nguy cấp hơn, những dãy rừng phòng hộ ven biển dần biến mất nên đê biển Tây thường xuyên bị sóng to, gió lớn uy hiếp, nguy cơ 102
vỡ đê rất cao, nhất là vào mùa mưa bão, gió Tây Nam hoạt động mạnh cộng với triều cường dâng cao. Cao điểm là vào đầu tháng 8-2019, sóng to, gió lớn kết hợp với triều cường dâng cao gây ra tràn và sạt lở hơn 7,5km đê biển Tây. Tiếp đến, mùa mưa bão năm 2020, chỉ trong 1 tháng đã xảy ra liên tiếp 6 cơn bão, gây sạt lở trầm trọng gần 10km bờ biển Tây, trực tiếp ảnh hưởng đến hơn 26.000 hộ dân sinh sống ven biển và gần 129.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng nhiều giải pháp ngăn sạt lở Từ thực tế cuộc sống, anh Quẩn cho rằng, để ngăn biển không tiến sâu thêm vào đất liền ở Đất Mũi thì cần có kè chắn sóng. Đó cũng được coi là một trong những giải pháp để ứng phó với triều cường và sạt lở bờ biển, tuy nhiên, tính hiệu quả vẫn cần kiểm chứng trong thực tế. Từ năm 2002 đến nay, tỉnh Cà Mau đã chọn và áp dụng rất nhiều giải pháp để khắc phục sạt lở từ những giải pháp phi công trình tới giải pháp công trình. Mỗi giải pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với mỗi vùng đất khác nhau. Bên cạnh những giải pháp xử lý tạm thời như gia cố bằng đá hộc, rọ đá, cừ bản nhựa, bê tông tự chèn..., còn có các giải pháp xử lý cơ bản hơn, căn cơ hơn như kè 2 hàng cọc dự ứng lực tạo bãi, được đúc kết kinh nghiệm từ những giải pháp trước đây. Hiện nay, tỉnh Cà Mau đã thực hiện các giải pháp này với tổng chiều dài trên 53km ở cả bờ biển Tây và bờ biển Đông, tổng kinh phí thực hiện trên 1.700 tỷ đồng. Kết quả, tính đến thời điểm hiện nay, đê biển Tây vẫn đảm bảo ổn định, không bị vỡ đê, mặc dù đê biển luôn bị uy hiếp bởi sóng to, gió lớn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, giải pháp công trình kè 2 hàng cọc dự ứng lực tạo bãi đã và đang phát huy rất hiệu quả trong việc khắc phục sạt lở, khôi phục rừng phòng hộ ven biển. Ngoài ra, tỉnh Cà Mau cũng ứng dụng nhiều giải pháp xử lý sạt lở khác như đê trụ rỗng. Đối với sạt lở tuyến đê từ Kênh Mới, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đến Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, đã gia cố chân kè bằng 2 lớp rọ đá; gia cố mái bằng rọ đá đặt trên lớp lọc vải địa kỹ thuật. Mái kè được kết nối với mặt đê hiện hữu bằng lớp đá lát khan dày. Đối với những vị trí sạt lở còn rừng phòng hộ thì dùng giải pháp trải thảm đá khan. Tỉnh Cà Mau cũng thành lập đội phản ứng nhanh để ứng phó kịp thời các sự cố sạt lở đê biển. Về lâu dài, UBND tỉnh Cà Mau đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm xây dựng Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, tỉnh Cà Mau xác định quy hoạch sản xuất cho phù hợp. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung kinh phí cho tỉnh Cà Mau xử lý cấp bách các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Thu Hằng íữ - Tìm giải pháp hữu hiệu ứng phó với sạt lở bờ biển/Thu Hằng//Biên phòng.- Năm 2021.- Ngày 02 tháng 7. Nguồn: https://www.bienphong.com.vn 103
Xóa tu điểm mua bán số lô đề trên điên thoai di đông • •• •ơ tai Cà Mau Thứ Sáu, 02/7/2021 - 10:41 VOV.VN - Bình khai nhận đã tổ chức mua bán số lô đề cho môt số đối tượng người địa phương bằng hình thức trực tiếp và qua ĐTDĐ. Từ nguồn tin tố giác của quần chúng nhân dân và bằng các biện pháp nghiệp vụ, tối 30/6, Công an huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau phối hợp cùng lực lượng chức năng kiểm tra và triệt xóa một tụ điểm mua bán số lô đề tại ấp Hữu Trí, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước. Tang vật cơ quan chức năng thu giữ. Tại hiện trường, lực lượng làm nhiệm vụ đã bắt quả tang Bùi Kỳ Bình (SN 1953, tạm trú địa chỉ vừa nêu) đang bán số lô đề. Tang vật thu giữ gồm 6 tờ giấy có ghi các con số, 3 điện thoại di động (ĐTDĐ), trên 37 triệu đồng, cùng một số tang vật khác. Qua kiểm tra ĐTDĐ phát hiện nhiều nội dung mua bán số lô đề. Bùi Kỳ Bình khai nhận đã tổ chức mua bán số lô đề cho một số đối tượng người địa phương bằng hình thức trực tiếp và qua ĐTDĐ. Công an địa phương đã mời các đối tượng có liên quan đến làm việc, bước đầu đã củng cố thêm chứng cứ liên quan đến hành vi tổ chức mua bán số đề của Bùi Kỳ Bình. Hiện vụ việc đang tiếp tục điều tra mở rộng./. CTV Hoàng Giang/VOV-ĐBSCL íũ - Xóa tụ điểm mua bán số lô đề trên điện thoại di động tại Cà Mau/CTV Hoàng Giang//vov.vn.-Năm 2021.- Ngày 02 tháng 7. Nguồn: https://vov.vn 104
Cà Mau kiện toàn các chức danh chủ chốt cho nhiệm kỳ mới Thứ Sáu, 02/7/2021 - 16:51 Tại kỳ họp đầu tiên, HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí bầu ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau tái cử đảm nhận chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026... Các đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau khoá X bỏ phiếu bầu các chức danh chủ chốt HĐND và UBND tỉnh. Sáng 2/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã tổ chức kỳ họp thứ nhất để bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND và thảo luận thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Cà Mau đã nghe Ủy ban Bầu cử tỉnh: Báo cáo kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh và kết quả xác nhận tư cách đại biểu HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026; tiến hành bầu các chức danh của HĐND, UBND tỉnh và bầu hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định. Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau khóa IX, tiếp tục được bầu giữ chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với số phiếu 51/51, đạt tỷ lệ 100%. Các đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời; ông Dương Huỳnh Khải, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau khoá IX, cùng được bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 2026, với tỷ lệ số phiếu đạt lần lượt đạt 50/51 và 51/51. 105
Kỳ họp cũng tiến hành bầu các chức danh UBND tỉnh theo thẩm quyền. Đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu giữ chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2021 - 2026, với tỷ lệ phiếu bầu đạt 100%. Các đồng chí: Lâm Văn Bi, Lê Văn Sử, Trần Hồng Quân tiếp tục được bầu và tái cử giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XV. Kỳ họp cũng tiến hành bầu các chức danh thuộc HĐND tỉnh, các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Phát biểu tại kỳ họp, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, nhấn mạnh, nhiệm kỳ qua, HĐND tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, được nhân dân đánh giá cao. Đồng chí kỳ vọng, nhiệm kỳ mới, mỗi đại biểu HĐND tỉnh, với trách nhiệm của mình không ngừng nỗ lực, cố gắng nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, đề cao tính kỷ luật, kỷ cương, dân chủ, gương mẫu, phát huy trí tuệ của tập thể nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, đưa tỉnh Cà Mau phát triển nhanh, bền vững. Tại kỳ họp, các đại biểu đã thảo luận và biểu quyết thống nhất thông qua kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2021 của HĐND tỉnh; nghe Mặt trân tổ quốc tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri tại các cuộc tiếp xúc với những người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X vừa qua... r r' Những cán bộ chủ chôt của HĐND và UBND tỉnh Cà Mau ra măt kỳ họp Ông Nguyễn Tiến Hải sinh ngày 31/8/1965, quê quán xã Tân Thành (nay là phường Tân Thành), TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ngày vào Đảng: 2/9/1986. Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, Thạc sĩ Quản lý hành chính công. Ông Nguyễn Tiến Hải từng kinh qua nhiều vị trí công tác, như: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Cà Mau; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau; Bí thư Huyện ủy Cái Nước 106
(tỉnh Cà Mau); Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau; Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 30/1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ngày 5/2/2021, đồng chí được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021. Đồng chí Huỳnh Quốc Việt sinh ngày 25/9/1976, quê quán xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ngày vào Đảng 2/4/2003. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp. Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Xây dựng ngành kỹ thuật công trình; Thạc sĩ Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông. Đồng chí Huỳnh Quốc Việt từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác, như: Bí thư Huyện ủy Cái Nước, nhiệm kỳ 2015-2020; Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Cà Mau; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau nhiệm kỳ 2015-2020; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau khoá XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 30/1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. HỮU TÙNG tũ - Cà Mau kiện toàn các chức danh chủ chốt cho nhiệm kỳ mới/HỮU TÙNG/Báo Nhân dân.- Năm 2021.- Ngày Q2 tháng 7 Nguồn: https://nhandan.vn Chuẩn bị các điều kiện để Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn Thứ Sáu, 02/7/2021 - 14:36 Tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đã chuẩn bị tốt các điều kiện để Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 diễn ra an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19. Tất cả 26 điểm thi đặt tại 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sẽ được tiêu độc khử trùng toàn bộ trường thi trước ngày thi hai ngày. Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang Trần Quang Bảo, mỗi điểm thi thành lập 1 Tổ Y tế với ít nhất hai cán bộ y tế đã được tập huấn kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý sơ cứu ban đầu. Tổ Y tế tiếp nhận các tờ khai y tế của thí sinh, cán bộ coi thi, thành viên Hội đồng thi; kiểm tra thân nhiệt, khai thác các triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, đau rát họng, khó thở,... đối với tất cả thí sinh và những người có liên quan khi đến điểm thi. Ngoài ra, cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi đều phải được xét nghiệm test nhanh chẩn đoán COVID-19 tại địa phương nơi công tác (tổ chức test nhanh vào ngày 5/7). Thí sinh dự thi phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét với người xung quanh; nộp bản khai báo y tế đã chuẩn bị sẵn ở nhà cho cán bộ y tế ngay khi đến điểm thi. Phụ huynh cũng phải thực hiện nghiêm các quy định về đeo khẩu trang, vệ sinh tay và giữ khoảng cách, không tụ tập quá 20 người bên ngoài điểm thi. Ông Trần Quang Bảo cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành rà soát, phân loại thí sinh đăng ký dự thi; kết quả phân 107
loại cho thấy, có 1 thí sinh thuộc diện F1, 48 thí sinh F2. Số thí sinh này sẽ không tham gia thi đợt thi từ ngày 6 - 8/7 mà sẽ tham dự đợt thi thứ hai, thời gian thi đợt hai sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Tỉnh Kiên Giang có 13.791 thí sinh đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 (12.629 thí sinh hệ giáo dục phổ thông, 1.162 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên). Toàn tỉnh có 26 điểm thi, đặt tại 13 huyện, thành phố trong tỉnh; các điểm thi đã bố trí 595 phòng thi, 52 phòng thi dự phòng và 57 phòng chờ thi. Kỳ thi có một hội đồng duy nhất thực hiện việc sao in đề thi đặt tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh. Do thời điểm kỳ thi diễn ra vào tháng 7 đang trong mùa mưa bão, nhằm đảm bảo an ninh, đúng thời gian quy định trong trường hợp điều kiện thời tiết bất lợi, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lên kế hoạch vận chuyển đề thi ra thành phố đảo Phú Quốc với ba phương án: sử dụng tàu cao tốc tuyến Rạch Giá - Phú Quốc, tàu cao tốc tuyến Hà Tiên - Phú Quốc và máy bay tuyến Cần Thơ - Phú Quốc. * Đại diện Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 tỉnh Cà Mau cho biết, tính đến ngày 2/7, địa phương đã chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo yêu cầu tổ chức kỳ thi đạt kết quả cao nhất. Thời gian thi tại tỉnh sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/7 và dự phòng đến sáng 9/7. Theo đó, thí sinh sẽ làm bài thi với các môn thi gồm: Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Riêng bài thi Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận. Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ được đăng ký một bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Thí sinh tự do dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng chỉ được đăng ký các môn thi thành phần trong cùng một bài thi tổ hợp. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho biết, Hội đồng thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của tỉnh đặt tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Tỉnh đã chuẩn bị 465 phòng thi, mỗi phòng thi bố trí không quá 24 thí sinh. Tỉnh tổ chức 18 điểm thi và 2 điểm thi dự phòng. Dự kiến, toàn tỉnh có 10.932 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tăng 1.200 thí sinh so với kỳ thi năm trước. Để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, Ban Chỉ đạo kỳ thi cũng đã chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn tỉnh phổ biến quán triệt Quy chế thi cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và phụ huynh học sinh, sinh viên; đồng thời tổ chức thực hiện nội dung chương trình giảng dạy, ôn tập, ôn luyện đúng kế hoạch, tiến độ và kịp thời hoàn thành hồ sơ, học bạ cho học sinh khối 12 và triển khai một số nội dung quan trọng khác liên quan đến kỳ thi, trong đó có nhiệm vụ tổ chức tin sao đề thi, tổ chức coi thi, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công việc coi thi... Ngoài ra, Ban Chỉ đạo kỳ thi còn tổ chức thành lập các Đoàn công tác để kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo hoàn thiện công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác ở các đơn vị trường học có đặt điểm thi. Đồng thời, tỉnh xây dựng các phương án phối hợp, hỗ trợ việc đi lại, ăn, ở của thí sinh trong những ngày thi và có biện pháp giúp đỡ thí sinh thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo điều kiện tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021; tăng cường công tác đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự tại các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ ở các địa bàn có đặt điểm thi. Ông Nguyễn Minh Luân cho biết, có hơn 1.500 trong tổng số 1.800 cán bộ, giáo viên và lực lượng phối hợp làm nhiệm vụ trong kỳ thi đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Hồng Đạt - Kim Há (TTXVN) £ũ - Chuẩn bị các điều kiện để Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn/Hồng Đạt - Kim Há//Báo tin tức.- Năm 2021.- Ngày 02 tháng 7. Nguồn: https://baotintuc.vn 108
Đá gà, đánh bạc bất chấp dịch Covid-19 Thứ sáu, 02/7/2021 - 17:05 (NLĐO) - Lực lượng chức năng ở An Giang và Cà Mau đã liên tục bắt quả tang nhiều phụ nữ đang đánh bạc, còn các gã đàn ông thì tham gia đá gà giữa dịch Covid-19. An Giang: Ngày 2-7, Công an huyện An Phú cho biết đang củng cố hồ sơ xử lý nhóm đối tượng có hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Nhiều phụ nữ bị băt quả tang trên chiếu bạc Trước đó vào khoảng 13 giờ ngày 1-7, tổ công tác chống tệ nạn xã hội của Công an huyện An Phú nhận được tin báo một nhóm đối tượng, trong đó có nhiều phụ nữ đang tụ tập tại khu đất ở mé kênh ở xã Quốc Thái để sát phạt nhau bằng hình thức lắc tài xỉu ăn tiền. Tất cả 12 đối tượng liên quan đã bị bắt giữ cũng tang vật là 11 điện thoại di động, 3 xe máy, 1 sổ ghi số đề trong cốp xe và 23 triệu đồng tiền trên người các đối tượng. Cà Mau: Chiều tối 1-7, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy thuộc Công an huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đã phối hợp cùng Công an thị trấn Sông đốc bắt quả tang nhiều đối tượng đang tụ tập đá gà ăn tiền tại phần đất trống ở thị trấn Sông đốc, huyện Trần Văn Thời. Phát hiện lực lượng công an, các đối tượng liền tháo chạy ra nhiều hướng. Tuy vậy, có 24 đối tượng đã bị tạm giữ. Hầu hết các đối tượng tham gia là người địa phương và một số địa bàn giáp ranh. Tụ điểm đá gà ăn tiền này nằm ngay trên phần đất trống có nhiều ngã thoát, có thể quan sát từ xa nên đã thu hút nhiều đối tượng từ nhiều nơi về đây tham gia sát phạt nhau. Ngoài việc xử lý hành vi đá gà ăn tiền, dự kiến cơ quan chức năng sẽ đề xuất xử lý các đối tượng trên về việc tụ tập không thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống Covid-19. Từ nguồn tin tố giác của quần chúng nhân dân và bằng các biện pháp nghiệp vụ, vào tối 30-6, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy thuộc Công an huyện Cái Nước kết hợp cùng lực lượng chức năng đã kiểm tra và triệt xóa một tụ điểm mua bán số lô đề tại thị trấn Cái Nước. 109
Tại hiện trường, lực lượng làm nhiệm vụ đã phát hiện Bùi Kỳ Bình (SN 1953; ngụ thị trấn Cái Nước) đang bán số lô đề cho một đối tượng khác, thu giữ 6 tờ giấy có ghi các con số, 3 điện thoại di động, trên 37 triệu đồng cùng một số tang vật khác. Bình khai nhận đã tổ chức mua bán số lô đề cho một số đối tượng người địa phương bằng hình thức trực tiếp và qua điện thoại di động. QUÂN PHÚC - THỐT NỐT - TIẾN TẦM - Đá gà, đánh bạc bất chấp dịch Covid-19/QUÂN PHÚC - THỐT NỐ TIẾN TẦM//Người lao động.- Năm 2021.- Ngày 02 tháng 7. Nguồn: https://nld.com.vn v ề U Minh nghe đờn ca tài tử, đi soi cá, đổ trúm, bắt chuột đồng hay giăng lưới chim Thứ sáu, 02/7/2021 - 14:40 v ề Cà Mau, du khách ngồi trên những chiếc vỏ lãi xuôi theo dòng sông Trèm Trẹm, Cái Tàu, sông Đốc để đến khám phá rừng tràm U Minh Hạ. Rừng tràm UMinh Hạ tiếp giáp với rừng tràm UMinh Thượng (tỉnh Kiên Giang), có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Trong đó, có 8.256 ha được công nhận Vườn quốc gia U Minh Hạ. 110
r9 Đặt lọp băt rùa của cư dân vùng rừng. Anh: Huỳnh Lâm Nơi đây có hệ sinh thái rừng tràm 6 tháng ngập nước, 6 tháng khô hạn. Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có nhiệm vụ bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn; bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch. Giăng câu dưới tán rừng tràm. Anh: Thanh Dũng 111
Rừng U Minh Hạ với cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối. Có nhiều loài động vật như nai, heo rừng, khỉ, chồn trăn, rắn, rùa, trúc (tê tê)... và có 60 loài cá nước ngọt và cá nước lợ sinh sống trú ngụ. Gác kèo ong. Ảnh: Tấn Điệp Đặc biệt, dưới tán rừng, quanh năm loài ong cần mẫn đi hút mật từ những nhụy bông tràm về xây tổ, hàng năm cho khai thác sản lượng lớn. Vào mùa ăn ong, du khách sẽ được theo chân những người thợ gác kèo ong của tập đoàn Phong Ngạn để vào rừng cùng ăn ong, lấy mật. Tại đây, du khách được thưởng thức món ăn ong non vừa được cắt xuống, chấm thêm tí mật của hương rừng tràm U Minh thì ngọt thanh đến thao đầu lưỡi. Quý khách có thể mua mật ong tinh khiết của rừng tràm U Minh về làm thuốc, hay làm quà biếu cho người thân. >> 9 ~\\ Thu hoạch bồn bồn vùng UMinh. Anh: Hô Hoàng Giang 112
Sau những chuyến xuyên rừng, du khách có thể xem tát đìa hay tự tay giăng lưới, câu cá, hái rau rừng, nhổ bông s ú n g . thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của xứ sở rừng tràm U Minh mà ít nơi nào có được như cá lóc nướng trui, cá rô đồng nấu lẩu mắm, lươn um lá nhàu, rắn hổ hành nấu cháo đậu xanh, hầm sả hay trích nướng mọi, chuột đồng chiên cùng nhiều món ăn dân dã khác. Rùa vàng - Đặc sản của rừng tràm UMinh. Anh: Huỳnh Lâm Đến với rừng tràm U Minh Hạ, du khách được đến thăm quê hương của Bác Ba Phi. Đêm xuống, du khách có thể tham gia đờn ca tài tử, đi soi cá, đổ trúm, bắt chuột đồng hay giăng lưới chim ở miệt rừng U Minh. P.V (Cổng thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau) £ữ - Về U Minh nghe đờn ca tài tử, đi soi cá, đổ trúm, bắt chuột đồng hay giăng lưới chim/P.V//Đất việt.- Năm 2021.- Ngày 02 tháng 7 Nguồn: https://danviet.vn Đặc sản Cà Mau trông rất độc lạ nhưng lại là thần dược, được nhiều người ưa chuộng Thứ bảy, 03/7/2021 - 10:10 Từ con sâm đất, người dân Cà Mau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chiên, hấp, nấu cháo, xào... Sâm đất (hay còn gọi là đồn đột, chặt khoai, sâu đất, cật đất) là loại sinh sống ở các bãi đất cát pha bùn, đặc biệt là vùng ven rừng ngập mặn Cà Mau. Bởi thế nghề đào sâm đất chính là nghề chính của người dân sống ở nơi đây. Để đào được con sâm đất, người đi săn chỉ cần chuẩn bị xẻng, can nhựa để đựng sâm đất, nhang ung muỗi tránh bị muỗi đốt. Đặc biệt, cuốc và xẻng luôn sắc để có thể đào sâu xuống nền đất. Anh Nguyễn Văn Thuận (Tân Ân, Ngọc Hiển) - người thợ chuyên đào sâm đất từng cho biết, sâm đất có quanh năm, tháng nước lên thì có nhiều hơn. Và nghề đào sâm đất khá cực khổ vì phải lặn lội nhiều: khi trời mưa thì ướt hết; bị muỗi đốt là chuyện thường x u y ê n . 113
r rr r Sâm đât (hay còn gọi là đồn đột, chặt khoai, sâu đât, cật đât) là loại sinh sông ở các bãi đất cát pha bùn, đặc biệt là vùng ven rừng ngập mặn Cà Mau. Cũng theo anh Thuận, sâm đất nằm trong hang sâu dưới lớp đất bùn và rất nhanh, người đi săn phải thật nhanh tay mới bắt được. Ở những nơi mặt bùn có ụ lên vài lỗ nhỏ, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vòi nhỏ thò ra thì hầu như lúc nào cũng có sâm đất. Việc đào bới ảnh hưởng đến rễ của các loại cây rừng, vì thế anh và \"đồng nghiệp\" rất chú ý tránh khu vực cây con, tránh rễ cây, chỉ đào ở những nơi được cho phép. Từ con sâm đất, người dân Cà Mau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chiên, hấp, nấu cháo, x à o . Tất cả đều rất ngon và bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thậm chí chúng còn được mệnh danh là \"thần dược\". Hiện nay, tại các nhà hàng sâm đất là một đặc sản đắt tiền. Sâm đất nằm trong hang sâu dưới lớp đất bùn và rất nhanh, người đi săn phải thật nhanh tay mới bắt được. Không chỉ là món ăn ngon, sâm đất còn có công dụng bổ thận, ích tinh, chữa yếu sinh lý, liệt dương. Còn theo dược học cổ truyền, sâm đất vị mặn, tính lạnh, có công dụng bổ dưỡng phần âm và giải nhiệt, làm mát phổi, cải thiện công năng tỳ vị, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nóng bốc ở tầng sâu bên trong hay sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm, ho khạc đờm nhiều do phế h ư . PV / thoidaiplus.giadinh.netvn Ếữ - Đặ• c sản Cà Mau trônog rất độ• c lạ• nhưnog lạ• i là thần dượ• c,' đượ• c nhiều người ưa chuộng/PV//Báo tin tức.- Năm 2021.- Ngày 03 tháng 7 Nguồn: https://tintuc.vn 114
Bí quyết tạo nên đặc sản lẩu mắm rừng U Minh Thứ bảy, 03/7/2021 - 16:29 (NLĐO) - Đến Cà Mau, du khách sẽ hối tiếc nếu bỏ qua lẩu mắm U Minh - món ăn lọt tốp 100 món ăn đặc sản Việt Nam. Huyện U Minh nằm cách trung tâm tỉnh Cà Mau hơn 30km theo hướng Tây Bắc, nơi đây được thiên nhiên ban tặng những cánh rừng tràm bạt ngạt cùng nguồn cá đồng trù đồng đa dạng 115
Đến đây, du khách có thể bỏ lại những lo toan bộn bề của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên bằng cách xuôi dòng sông Trẹm trên chiếc tắc ráng (phương tiện di chuyển đường thủy) để ngắm những cánh rừng tràm xanh cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm trong không khí yên bình của miền quê sông nước. Đặc biệt, nhiều du khách \"cười ra nước mắt\" khi nghe những câu truyện tiếu lâm của bác Ba Phi qua lời kể mộc mạc của những lão nông đất rừng U Minh Hạ. Ngoài cảnh quan đẹp, U Minh còn có vô số món ăn ngon đặc sản được chế biến từ các loại cá đồng, như: cá lóc nước trui, cá rô kho tộ, cá chạch kho n g h ệ . Song, sẽ hối tiếc nếu du khách bỏ qua món lẩu mắm U Minh. Cá lóc, thịt heo ba chỉ là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong món lẩu mắm U Minh Để có món lẩu mắm U Minh ngon trứ danh, người dân thường chọn những con mắm cá đồng ngon nhất để nấu rồi lược bỏ xương, cho sả băm mịn vào để tạo vị thơm và khử mùi tanh của cá. Sau đó, chọn những con cá lóc, cá rô hay lươn đồng đạt \"chuẩn\" rồi làm sạch, cho vào nước lẩu cùng với thịt heo ba chỉ, cà tím và ớt xắt mỏng, nêm vừa khẩu vị. Sau đó, cho lẩu mắm lên bếp gas mini, để lửa vừa phải rồi ăn kèm với một số loại rau đồng như: bông súng, đọt nhãn lồng, rau nhút, hẹ n ư ớ c . 116
V *> M ẩ i■fr s ñ £ f\\ ¿r... 'Ẫ*MệểLI .í,jÍWjÍ•r'^v.'•i.• » > .JầL.1&'Zr \" -\\ r1r - r i'■V <SSS*TÍe^ 3*-— ^ 9r Qua đôi bàn tay khéo léo của các đầu bếp miệt vườn, lâu mắm UMinh trở nên hâp dẫn, khó có thể chối từ Tuy đây chỉ là món ăn dân dã nhưng đã làm nao lòng nhiều thực khách khó tính. \"Lẩu mắm có thể nấu với nhiều loài cá đồng. Tuy nhiên, món lẩu mắm nấu với cá lóc ăn rồi kèm với rau đồng thì còn gì tuyệt vời bằng\" - một du khách đến từ Cần Thơ - phấn khởi nói. Lâu mắm sẽ ngon hơn khi ăn kèm với rau đồng Mới đây, Hội đồng Xác lập kỷ lục Việt Nam đã công nhận lẩu mắm U Minh lọt tốp 100 món ăn đặc sản Việt Nam. Kỷ lục trên là niềm tự hào và sự khẳng định thương hiệu lẩu mắm U Minh trên bản đồ ẩm thực Việt Nam. Đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh, ẩm thực của vùng đất Cà Mau đến với du khách trong và ngoài nước. VÂN DU O - B í quyết tạo nên đặc sản lẩu mắm rừng U Minh/VÂN DU//Người lao động.- Năm 2021.- Ngày GS tháng ĩ. Nguồn: https://nld.com.vn 117
Cà Mau, điểm đến năm 2021: Dấu ấn du lịch miền sông nước Thứ Bảy, 03/7/2021 - 12:09 (CAO) Vừa qua, tỉnh Cà Mau ban hành Chương trình Sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2021” với nhiều sự kiện, hoạt động kết nối thương mại, văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức với quy mô lớn tạo hiệu ứng lan tỏa, thu hút sự chú ý của đông đảo các cơ quan truyền thông, báo đài và nhân dân trong và ngoài tỉnh. Nhiều mô hình du lịch mang dấu ấn của miền sông nước cần được phát huy. Du lịch trải nghiệm Trước thời gian dịch Covid-19 bùng phát, tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động du lịch được dư luận quan tâm. Đặc biệt, du lịch trải nghiệm đánh dấu nét đặc trưng của vùng sông nước. Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, trong dịp Lễ 30/4 và 01/5, địa phương đã có nhiều hoạt động được tổ chức phục vụ khách tham quan như trải nghiệm tại vườn U Minh Hạ, chương trình “Hương rừng U Minh” trong chuỗi sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2021” với các hoạt động như Hội thi ẩm thực chủ đề “mắm”; trình diễn chụp đìa thu hoạch cá đồng; dùng nơm bắt cá dưới kênh, mương được tái hiện ở miệt rừng thuộc Vườn quốc gia U Minh hạ, đi xe đạp xuyên rừng; đi bộ xuyên rừng,... ~~ rr Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau, nơi diễn ra lễ Thượng cờ thông nhât non sông, dự kiến ngày 02-9-2021 Chương trình đã quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài tỉnh; đồng thời góp phần bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng về con người, vùng đất Cà Mau. Thông qua các hoạt động, du khách được thực sự trải nghiệm và ấn tượng trước cảnh đẹp thiên nhiên cũng như cách thức làm du lịch mới mẻ của ngành Du lịch Cà Mau”. 118
Tham gia tát đìa tại địa bàn huyện UMinh. Trong dịp lễ 30/4 và 01/5, Cà Mau đón 49.749 lượt khách (tăng 111.42% so với cùng kỳ 2020); doanh thu gần 46 tỷ đồng (tăng gần 105% so với cùng kỳ 2020); Tính đến hết tháng 4, tỉnh Cà Mau đón hơn 513.900 lượt khách, đạt 27,6% so với kế hoạch năm 2021, tổng thu 728,8 tỷ đồng, đạt 28% so với kế hoạch. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp trở lại nên các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dự kiến tổ chức trong dịp lễ này đều phải giảm quy mô thực hiện so với kế hoạch ban đầu, song hiệu quả đạt được khá tốt. Kết hợp với lễ hội, các hoạt động đâm nét vùng• • JL I' •o • o Theo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, kết quả du khách tham quan đông trong quý 1 và 2 tháng đầu của quý II-2021, do tỉnh kết hợp nhiều lễ hội và tổ chức chương trình, hoạt động đậm nét phương Nam. Trong ngày tổ chức Chương trình “Cà Mau-Điểm đến năm 2021”, du khách được dự và tìm hiểu Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc năm 2021 với các nghi thức trang trọng, mang đậm nét văn hóa dân gian đã được tổ chức tại thị trấn sông Đốc (từ ngày 26-28/3/2021, nhằm ngày 14-16/02/2021 âm lịch) cùng với lễ công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Sông Đốc. Đây cũng là hoạt động nhằm hưởng ứng năm Du lịch 2021 đã được UBND tỉnh xác định từ năm 2020, lễ hội thu hút trên 10.000 người tham gia. 119
Ar r Lễ hội truyền thông Nghinh ông Sông Đôc thuộc Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ tri ân Quốc tổ với hoạt động hướng về nguồn cội đã được tổ chức long trọng, trang nghiêm tại Đền thờ Lạc Long Quân (Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau) vào ngày 17/4/2021 (nhằm mùng 6 tháng 3 âm lịch) và Lễ Giỗ tổ Hùng Vương tại Di tích Đền Hùng thuộc huyện Thới Bình vào Ngày 21/4/2021 (nhằm mùng 10 tháng 3 âm lịch). Ngoài ra, tỉnh tổ chức Ngày hội “Bánh dân gian Nam bộ” năm 2021 với chủ đề “Sắc màu Đất Phương Nam” đã được khai mạc vào ngày 20/4/2021 và kết thúc vào ngày 25/4/2021, với quy mô gần 100 gian hàng từ các tỉnh, thành Nam Bộ, có sự tham gia của nhiều nghệ nhân dân gian; ngày hội đã thu hút 100.000 lượt khách đến tham quan, thưởng thức. Qua đây đã góp phần quảng bá, đưa đặc sản văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ đến gần hơn với các miền khác trong cả nước. Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Cà Mau 2021, Giải Petrovietnam - Cà Mau 2021 đã được tổ chức trong 02 ngày 17 và 18/4/2021, có 35 đơn vị tham gia, với gần 1600 vận động viên. Giải mang thông điệp “Bước chạy tương lai - Vươn xa tầm vóc”, giải chạy nhằm phát huy văn hóa truyền thống rèn luyện thể dục thể thao và đặc biệt lan tỏa tinh thần rèn luyện sức khỏe đến người dân Cà Mau. Giải đua vỏ Composite là Giải cấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hội diễn Nghệ thuật Quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ VIII năm 2021... ? A Đền thờ Lạc Long Quân và mẹ Au Cơ tại mũi Cà Mau Đặc biệt, sự kiện “Hương rừng U Minh” đã được tổ chức từ ngày 29/4 đến ngày 01/5/2021, với nhiều hoạt động như: Hội thi nấu ăn, Hội chợ thương mại tại thị trấn U Minh với các hoạt động trải nghiệm bắt cá đồng được tái hiện ở miệt rừng thuộc Vườn quốc gia U Minh hạ, hoạt động đi xe đạp, đi bộ xuyên r ừ n g . với sự đăng ký gần 600 120
vận động viên thi đấu, tuy nhiên do diễn biến phức tạp của COVID-19 nên Ban tổ chức giảm quy mô còn 280 vận động viên thi đ ấ u . Nhận định về kết quả đạt được trong chuỗi sự kiện trên, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, nhìn chung các hoạt động được tổ chức, đã có họp đánh giá, rút kinh nghiệm. “Về mặt hiệu quả đạt được, các hoạt động đã mang lại hiệu ứng tích cực, thu hút đông đảo người dân địa phương cùng du khách trong, ngoài tỉnh đến xem, cổ vũ và các phóng viên báo, đài địa phương, trung ương đưa tin quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài tỉnh; góp phần bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng về con người, vùng đất Cà Mau. Đặc biệt, các hoat động thu hút nhiều tập đoàn doanh nghiệp, doanh nhân, quan tâm ủng hộ, tài trợ góp phần cho sự thành công của các hoạt động”, ông Hùng khẳng định. Đăng Khoa tũ - Cà Mau, điểm đến năm 2021: Dấu ấn du lịch miền sông nước/Đăng Khoa//Báo Công an.- Năm 2021.- Ngày 03 tháng 7. Nguồn: http://congan.com.vn Cà Mau: 336 hộ thuê khoán hơn 2.412 ha đất được giao cho lực lượng vũ trang Thứ bảy, 03/7/2021 - 20:06 Cà Mau: 336 hộ có hợp đồng thuê khoán với diện tích hơn 2.412 ha đất lâm nghiệp được giao cho lực lượng vũ trang quản lý, sử dụng... Ngày 3.7, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, vừa ký báo cáo về tình hình giao khoán đất lâm nghiệp và giao đất giao rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, đến ngày 31.12.2020, tỉnh Cà Mau có tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp là 162.090 ha. Trong đó, diện tích rừng tập trung là 94.091 ha, gồm đất rừng sản xuất là 103.707 ha (có rừng 53.885 ha); đất rừng phòng hộ 33.977 ha (có rừng 21.494 ha); đất rừng đặc dụng 24.406 ha (có rừng 18.711 ha). Báo cáo cũng nêu, việc quản lý, sử dụng đất của công an và quân đội quản lý, sử dụng là 6.623,48 ha. Nhưng một số đơn vị không trực tiếp sản xuất, mà cho các hộ gia đình, cá nhân thuê khoán thông qua hợp đồng thuê khoán với 336 hộ, diện tích cho thuê khoán hơn 2.412 (tập trung ở 2 đơn vị là Khu căn cứ Hậu cần Trảng Sáo - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau và Nông trường 414 - Quân khu 9). Ngoài ra, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cũng cho rằng việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của các đơn vị lực lượng vũ trang thời gian gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết, các đơn vị đều xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; công tác bảo vệ rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng, thực hiện các biện pháp an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng luôn được quan tâm và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện... Gia Bách Ếữ - Cà Mau: 336 hộ thuê khoán hơn 2.412 ha đất được giao cho lực lượng vũ trang/Gia Bách//Thanh niên.- Năm 2021.- Ngày 03 tháng 7. Nguồn: https://thanhnien.vn 121
Cà Mau: Quỹ Vì người nghèo vận động được trên 296 tỷ đong 00:09 04/07/2021 Quỹ Vì người nghèo đã vận động, tiếp nhận được trên 296 tỷ đồng; trong đó: tiền mặt hơn 88,4 tỷ đồng, còn lại vật chất quy thành tiền để thực hiện tốt công tác chăm lo cho người nghèo, vùng nghèo... Ông Phan Mộng Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Cà Mau cho biết, theo thống kê của Ủy ban MTTQ tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2016-2020, Quỹ Vì người nghèo các cấp trong tỉnh đã vận động, tiếp nhận được trên 296 tỷ đồng; trong đó, tiền mặt hơn 88,4 tỷ đồng, còn lại vật chất quy thành tiền để thực hiện tốt công tác chăm lo cho người nghèo, vùng nghèo, các hoạt động an sinh xã hội, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Đại đoàn kết TUẤN TRUNG o - Cà Mau: Quỹ Vì người nghèo vận động được trên 296 tỷ đồng/TUẤN TRUNG//Đại đoàn kết.-Năm 2021.-Ngày 04 tháng 7 Nguồn: http://daidoanket.vn Những địa điểm không thể bỏ qua khi khám phá Cà Mau Chủ Nhật, 04/7/2021 - 11:19 (CAO) Nếu có dịp du lịch Cà Mau, du khách không thể không khám phá những điểm tham quan nơi cuối miền cực Nam của Tổ quốc. l .Vườn chim giữa lòng thành phố Vườn chim trong khuôn viên Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành ở giữa lòng TP.Cà Mau. Vườn chim với hơn 7.535 cá thể sinh sống, đó là kết quả dẫn dụ hàng ngàn con chim trong tự nhiên về sinh sống. Vườn chim là địa điểm tham quan độc đáo đã trở thành tài sản, niềm tự hào và đã gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân Cà Mau. 122
Một góc Vườn chim tại TP.Cà Mau Được hình thành từ năm 1995 cho đến nay, vườn chim đã được chăm sóc, duy trì, bảo tồn... UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt “Đề án Bảo tồn và phát triển vườn chim trong khuôn viên Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, giai đoạn năm 2018 - 2020”. Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án, môi trường sinh thái vườn chim được phục hồi, các chỉ số ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí dần được kiểm soát; số loài và số cá thể chim tăng so với năm 2018 (số loài tăng 2%, số cá thể tăng 14,1%), hệ thống cây xanh, thảm thực vật phát triển khá tốt, mật độ cây xanh và độ che phủ có tă n g . Theo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, việc phát triển vườn chim trong khuôn viên Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ góp phần đạt được hiệu quả về kinh tế thông qua việc tạo thêm một sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo để thu hút khách tham quan, phát triển du lịch. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2018 - 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tiếp tục đề ra nội dung và giải pháp thực hiện bảo tồn, phát triển vườn chim giai đoạn 2021 - 2025 nhằm bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái, duy trì và phát triển bền vững vườn chim, không làm ảnh hưởng xấu đến dân cư đang sinh sống lân cận. Ngày 29/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Quyết định số 2491/QĐ- UBND về phê duyệt “Đề án Bảo tồn và phảt triển vườn chim trong khuôn viên Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” giai đọạn 2021 - 2025”. 2.Hòn Đá Bạc Hòn Đá Bạc, cách TP.Cà Mau khoảng 50 km, cách đất liền khoảng 500 mét, có diện tích 6,34 ha, nằm ở phía tây Bán đảo Cà Mau (thuộc địa phận ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Hòn Đá Bạc bao gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc, Hòn Đá Bạc Lẻ. Đỉnh cao nhất của hòn khoảng 50 mét so với mặt nước biển. Hòn Đá Bạc, cách TP.Cà Mau khoảng 50 km, cách đất liền khoảng 500 mét, có diện tích 6,34 ha, nằm ở phía tây Bán đảo Cà Mau (thuộc địa phận ấp Kinh Hòn, xã 123
Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Hòn Đá Bạc bao gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc, Hòn Đá Bạc Lẻ. Đỉnh cao nhất của hòn khoảng 50 mét so với mặt nước biển. A rA r 'y Cầu nôi liền với đât liền ra Hòn Đá Bạc cho du khách tham quan Nhìn trên bản đồ, Hòn Đá bạc như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển phía tây nam Mũi Cà Mau. Hòn Đá Bạc - như tên gọi của nó - xung quanh hòn, trên mặt nước, dưới đáy biển hàng ngàn viên đá granit đủ mọi kích cỡ nằm chồng lên nhau tạo thành nhiều hình dáng như có sự sắp đặt của con người. Đi trên Hòn Đá Bạc, du khách bắt gặp bàn tay Tiên, dấu chân Tiên, giếng Tiên, bàn chân cọp. Trên đỉnh phía đông của Hòn Đá Bạc có các tảng đá to và bề mặt khá rộng. Khoảng giữa hai mảng đá có khuyết một hố sâu giống như hình bàn chân. Tương truyền rằng, dấu bàn chân ấy là bàn chân Tiên, còn mảng đá này là sân Tiên. Trên hòn có một vài ngôi chùa nhỏ như chùa Hang, chùa Tịnh độ. Đặc biệt, trên đỉnh cao nhất của Hòn Đá Bạc là đền thờ Ông Nam Hải - nơi thờ bộ xương cá Ông dài 13m. Ngày 20/5/1995, cá Ông dạt vào khu vực cửa sông Ông Đốc. Khoảng 3 ngày sau, Ông lụy (chết), ngư dân Sông Đốc đem chôn. Đến năm 1996, ngư dân đưa bộ xương về Hòn Đá Bạc để thờ cúng. Đền thờ Ông Nam Hải 124
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địch đã chọn Hòn Đá Bạc làm nơi đóng Trung đội pháo 105 ly để khống chế vùng căn cứ cách mạng Khánh Bình Tây và tuyến ven biển phía Tây Cà Mau. Đây còn là địa điểm diễn ra chuyên án CM12, đánh bại âm mưu nhập biên phá hoại, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta của tổ chức phản động “Việt Nam phục quốc” do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địch đã chọn Hòn Đá Bạc làm nơi đóng Trung đội pháo 105 ly để khống chế vùng căn cứ cách mạng Khánh Bình Tây và tuyến ven biển phía Tây Cà Mau. Đây còn là địa điểm diễn ra chuyên án CM12, đánh bại âm mưu nhập biên phá hoại, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta của tổ chức phản động “Việt Nam phục quốc” do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. rr Tượng đài chiến thăng CM12 Ngày 22/6/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích: Hòn Đá Bạc - Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12 (09/9/1981- 09/9/1984) là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Bộ Công an và tỉnh Cà Mau đã xây dựng Tượng đài chiến thắng CM12, Nhà truyền thống, đền thờ Bác Hồ tại khu di tích nổi tiếng này. 3.Đầm Thị Tường Cách thành phố Cà Mau khoảng 40 km về phía Nam, Đầm Thị Tường là đầm nước có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng”. Đầm Thị Tường là điểm đến hấp dẫn khách du lịch khi tới thăm tỉnh Cà Mau. Theo truyền thuyết người dân địa phương kể lại xa xưa thời khai hoang, mở đất nơi này có một người phụ nữ tên là Tường, bà vốn gan dạ quả cảm có công xua đuổi hổ dữ. Ghi nhớ công đức của bà bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân trên đầm, người ta lấy tên bà đặt cho đầm là Thị Tường (tức bà Tường). Đầm Thị Tường thuộc địa phận 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân của tỉnh Cà Mau. Đầm Thị Tường tạo nên từ phù sa bồi lắng của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch khác. Đầm Thị Tường dài 12 km, chỗ rộng nhất 2 km, chỗ sâu nhất 1,5m, thông ra Vịnh Thái Lan. Đầm gồm 3 đầm chính: Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới, trong đó Đầm Giữa là đầm lớn nhất. 125
Đầm Thị Tượng rộng khoảng 700 ha Đầm Thị Tường có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú, vì thế người dân sống quan đầm bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Mực nước trên đầm thay đổi thường theo sự lên xuống của thủy triều từ 0,7m đến 1,5m, người dân cũng nương theo đó mà tận dụng đánh bắt các loại thủy hải sản. Ở đây, ngoài Hợp tác xã Đầm Thị Tường còn có vài hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống theo kiểu du lịch cộng đồng. Du khách có thể trải nghiệm, hòa nhập vào đời sống dân dã của người dân địa phương như chài lưới, câu, đó, bao chà bắt cá... và tự mình chế biến món ăn. Tham quan đầm, du khách thưởng thức đặc sản tại sông nước Đi tham quan đầm, chiếc thuyền máy xẻ dòng nước lướt nhẹ trên mặt đầm sóng sánh nước, du khách vừa tận hưởng những luồng gió mát rượi vừa phóng tầm mắt quan sát mọi góc đẹp, cảnh quan của đầm. Trên mặt đầm có những căn nhà sàn chồi lá của người dân địa phương nuôi sò huyết cùng với bóng dáng của những hàng dừa nước xanh um đu đưa trong gió bao bọc hầu như toàn bộ chu vi của đầm. Đến với đầm Thị Tường, du khách còn được tham qua khu căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước để tìm hiểu về quá trình hoạt động gian khổ, anh dũng của các chiến sĩ cách mạng trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày 11/6/2007, Khu căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. 126
4.Công viên Văn hóa Du lịch mũi Cà Mau Khi đến Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có điểm du lịch Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau là vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc thiêng liêng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đến. Công viên Văn hóa mũi Cà Mau Đến đây du khách được tham quan và chụp hình kỷ niệm tại các biểu tượng đặc trưng của Đất Mũi như Cột Mốc tọa độ GPS 0001, tiểu cảnh panô (hình ảnh con tàu), tham quan bờ kè chắn sóng, biểu tượng óc len, cá thòi lòi, cầu làng rừng, cột mốc điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh, Đền thờ Lạc Long Quân, Tượng Mẹ Âu Cơ, ... A Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng mẹ Au Cơ Hay đi bộ lên những tầng cao tại công trình Cột Cờ Hà Nội để ngắm toàn cảnh rừng ngặp mặn Cà Mau, Biển Đông rộng lớn, cụm đảo hòn khoai ẩn hiện từ phía xa. Cảnh rừng và biển hòa quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh đẹp, nên thơ hiếm nơi nào có được. Đăng Khoa O - Những địa điểm không thể bỏ qua khi khám phá Cà Mau/ Đăng Khoa//Báo Công an.- Năm 2021.- Ngày D4 tháng ĩ Nguồn: http://congan.com.vn 127
Cà Mau: Khoảng 11.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT năm 2021 Chủ Nhật, 04/7/2021 - 14:13 Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 trên địa bàn tỉnh có gần 11.000 thí sinh đăng ký dự thi. ,1 ■ ^y I, ™ m ^ s* jm ’ r T ja m 1 i *Æ k \\u ^ ™ ■V i *3 ■ 1. ■Um y Æ l w' « *1*1 \\ J^ ^ m Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tỉnh Cà Mau có gần 11.000 thí sinh đăng ký dự thi. Anh: Trọng Linh. Sáng ngày 2/7, thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, qua thống kê có trên 10.800 thí sinh hệ THPT và 72 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên đăng ký trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ngoài ra, tỉnh Cà Mau còn có 347 thí sinh tự do. Trong đó, có 308 thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT và 39 thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT. Theo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, Hội đồng thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được lập ở 18 điểm thi với 465 phòng thi. Trong đó, có 13 điểm thi đặt ở trường THPT, 4 điểm thi đặt ở trường THCS và 1 điểm thi đặt tại trường THCS-THPT. Trong số các điểm thi nói trên có 7 điểm thi đặt tại TP.Cà Mau và 11 điểm thi đặt tại 7 huyện trên địa bàn tỉnh. Kỳ thi THPT năm 2021, tỉnh Cà Mau bố trí 1.729 cán bộ làm nhiệm vụ ở Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi. Trong đó, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau điều động 1.575 người là cán bộ, giáo viên ở các đơn vị trường học trực thuộc; có 99 người thuộc lực lượng công an và 55 người thuộc lĩnh vực y tế. TRỌNG LINH O - Cà Mau: Khoảng 11.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT năm 2021/ TRỌNGLINH//Báo Nông nghiệp.- Năm 2021.- Ngày D4 tháng ĩ Nguồn: https://nongnghiep.vn 128
Sóc Trăng khẩn trương truy vết ca mắc Covid-19 Chủ Nhật, 04/7/2021 - 22:53 Tối 4/7, Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid- 19 tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu ra văn bản hỏa tốc chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện thần tốc truy vết và chủ động ngăn chăn dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng do vừa có ca nghi nhiễm Covid-19 được phát hiện tại TP Sóc Trăng. Sóc Trăng thãt chặt kiêm soát các phương tiện xe ngoài tỉnh ra vào trên tuyên Quốc lộ 1A. Sáng 4/7, ông Võ Văn L. sinh năm 1985, ngụ xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đến Bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng để xin làm xét nghiệm. Tại đây ông L được sàng lọc và test nhanh bên ngoài cổng bệnh viện cho kết quả dương tính SARS - CoV-2. Đến chiều cùng ngày, ông L. có kết quả Realtime -PCR khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 và đã được đưa vào cách ly điều trị tại Bệnh viện 30/4 tỉnh Sóc Trăng. Theo kết quả điều tra dịch tễ, từ ngày 30/6 đến 3/7, ông L đã cùng tài xế xe tải tên P từ Sóc Trăng đến chợ đầu mối Bình Điền, quận 8, TP Hồ Chí Minh để lấy hải sản tại chợ Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại. Đến sáng 3/7, ông L về lại Sóc Trăng bằng xe khách Tuấn Hiệp, cùng đi trên xe có tổng cộng 30 người. Về Sóc Trăng, ông L nghỉ trọ ở một nhà nghỉ ở huyện Mỹ Xuyên. Qua trích xuất camera cổng Bệnh viện Phương Châu, cơ quan chức năng đã truy vết được 24 trường hợp tiếp xúc gần với ông L. Tại nhà nghỉ K.H nơi ông L. qua đêm cũng có 5 người liên quan được cách ly. Hiện lực lượng chức năng đã phun thuốc khử khuẩn các nơi ông L. đã từng đến và tiếp tục tìm kiếm, truy vết những người từng tiếp xúc với ông L. Ngày 4/7, CDC tỉnh Cà Mau ra thông báo truy tìm những người đi cùng ông L. trên chuyến xe từ TP Hồ Chí Minh để cách ly. NGUYỄN PHONG Ếữ - Sóc Trăng khẩn trương truy vết ca mắc Covid-19/NGUYẼN PHONG//Báo Nhân dân.- Năm 2021.- Ngày 04 tháng 7 Nguồn: https://nhandan.vn 129
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129