~\\ r 9 Đặc sản bánh tăm cay ở vùng đât mũi Cà Mau (Anh: @thanhdifood). Khi hồ đã nguội thì rắc một lớp bột khô trên cái mâm lớn hoặc đồ vật có bề mặt thật phẳng để chống dính rồi se thành từng sợi, đem hấp chín. Cách làm thủ công tuy tốn nhiều thời gian và công sức nhưng bù lại làm sợi bánh dai, ngon hơn. Bánh tằm có thể chế biến thành nhiều kiểu với đủ mùi vị nhưng người Cà Mau vẫn thích nhất bánh tằm cay cà ri gà và xíu mại. Không chỉ chế biến kỳ công mà quá trình chọn lựa nguyên liệu cũng đòi hỏi sự khéo léo. (Anh: @Nguyenfoodalic). Nếu thịt gà mang đến cái dai dai hấp dẫn thì xíu mại lại tạo ấn tượng với vị thịt ngọt, vị mỡ béo hòa trộn trong miệng. Riêng xíu mại phải được làm từ loại thịt lợn ngon có cả nạc lẫn mỡ, thêm gia vị vừa vặn rồi nặn thành các viên to tròn để khi kết hợp với nước sốt cà ri vẫn thấy được mùi vị riêng. Đặc biệt, nước sốt cay đậm mùi cà ri chính là linh hồn của món ăn. Để làm nên nước sốt cà ri đậm đà đặc trưng, người ta phải rang các loại gia vị như đinh hương, đại hồi, bột nghệ, quế chi, hạt mùi khô và ớt khô cho đến khi dậy mùi thơm rồi đem nghiền thật mịn. 51
9 ~\\ r r Thực khách có thê thưởng thức bánh tăm với nước sôt cà ri gà hay nước sôt cà ri xíu mại hoặc lân cả hai (Anh: @thdfoods). Nước sốt luôn được đun nhỏ lửa trên bếp để giữ nóng. Khi khách gọi món, người bán mới bắt đầu bày biện và làm đồ ăn. Bánh tằm được bày ra đĩa, sau đó cho giá đỗ, rau húng quế, xà lách, tiết, mề và thịt gà lên trên. Nếu thực khách muốn thưởng thức xíu mại thì người bán sẽ cho thêm hai ba viên xíu mại to, tròn quay nóng hổi. Sau đó múc nước sốt cà ri sền sệt, nóng hổi, rưới ngập đĩa bánh đầy đủ nguyên liệu ăn kèm. Khi ăn, vắt thêm chút quất (tắc), chấm kèm với muối ớt chanh. Bánh tầm cay có vị chủ đạo là cay nồng cay xé nhưng không lấn át vị béo ngậy, vị chua ngọt của các nguyên liệu khác (Anh: @foodiebylybeos). Suất bánh đầy đặn với nước sốt cà ri sóng sánh, chan hòa trong từng sợi bánh. Thực khách lấy đũa đảo đều để sợi bánh tơi ra, ngấm vị của nước sốt. Vị cay nồng, nóng hổi của cà ri với vị ngọt béo bùi của xíu mại kết hợp với sợi bánh tằm thơm ngon tạo nên nét tinh hoa, \"cái hồn\" của món ăn nói riêng và ẩm thực đất mũi nói chung. 52
ri, tiết, thịt gà, xíu mại, giá đỗ, rau thơm (Ảnh: @foodiebylybeos). Ngoài 2 vị truyền thống được yêu thích, một số quán ăn ở Cà Mau còn cho thêm nước dừa tươi hoặc nước mía, vò với ít lá chanh non để tăng mùi thơm và độ ngọt cho nước sốt, tạo hương vị đặc trưng riêng đủ làm thực khách say đắm ngay từ lần đầu thưởng thức. Những sợi bánh tằm có màu trong đục, béo mẫm hòa quyện nước sôt đậm đà, cay cay khiến thực khách \"toát mồ hôi\" thưởng thức (Ảnh: @foodiebylybeos). 53
Với nhiều người dù thưởng thức bánh tằm cay lần đầu hay đã ăn nhiều lần thì đều không tránh khỏi việc \"đổ mồ hôi, rơi nước mắt\" nhưng cái vị ngọt đậm, chua thanh, mặn mà của thứ bánh dân dã khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi. Bánh tằm cay là món ăn dân dã nhưng lại có sức thu hút đặc biệt chẳng kém cạnh bât kỳ đặc sản nào (Ảnh: @eatenbylinh). Nếu ghé thăm Cà Mau, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức bánh tằm cay tại các quán ăn vỉa hè, khu chợ,... Mỗi suất bánh tằm cay có giá khoảng 25.000 - 35.000 đồng. Thực khách có thể thưởng thức món bánh đồng quê đặc trưng của vùng đất mũi vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. BÀI VIẾT Theo Dân Trí - Lạ lùng đặc sản khiến thực khách 'đổ mồ hôi, rơi nước mắt' ở Cà Mau/b viết Theo Dân Trí//saostar.-Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://saostar.vn Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người Thứ tư, 30/6/2021 - 11:37 Biên phòng - Thông tin từ Bộ Tư lệnh BĐBP cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động của tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới diễn biến phức tạp, trọng điêm là các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh Tây Nam bộ. Các đối tượng cư trú trong nội địa câu kết với các đối tượng ở khu vực biên giới và đối tượng người Việt Nam cư trú tại nước ngoài tạo thành đường dây khép kín đê tuyên mộ, đưa nạn nhân đưa ra nước ngoài bán. 54
Hai đối tượng mua bán người bị Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, BĐBP Hà Giang) và Đoàn đặc nhiệm miền Bắc (Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP) phối hợp bắt giữ tháng 5-2021.Ánh: Xuân Minh Đặc biệt, đã phát hiện thủ đoạn của đối tượng là cho nạn nhân sử dụng chất ma túy, sau đó khống chế, ép buộc lao động trên tàu đánh cá trên biển (điển hình là Chuyên án CM1220/BĐBP Cà Mau bắt 1 đối tượng, giải cứu 1 nạn nhân). Đáng chú ý là hoạt động của các đối tượng mua bán trẻ em, vừa mua bán trái phép chất ma túy (Chuyên án A321.2). Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP đã bắt 3 đối tượng, giải cứu 1 trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị các đối tượng đưa sang Trung Quốc bán, thu 50g heroin và 70 viên ma túy tổng hợp. Trong 6 tháng qua, các đơn vị BĐBP đã triển khai 48 kế hoạch nghiệp vụ, phát hiện, bắt giữ 21 vụ/18 đối tượng phạm tội mua bán người; giải cứu, tiếp nhận 34 nạn nhân (tăng 5 vụ, 15 đối tượng, 16 nạn nhân so với cùng kỳ năm trước). Cùng với đó, thực hiện đợt cao điểm đấu tranh với tội phạm mua bán người trên toàn tuyến biên giới (từ 25-5 đến ngày 25-6-2021), các đơn vị BĐBP đã tổ chức tuyên truyền được gần 13.000 buổi với hơn 373.000 lượt người tham gia; xây dựng và tổ chức đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng hơn 1.000 tin, bài viết, phóng sự về phòng, chống tội phạm; cấp phát tờ rơi, tổ chức cho các hộ dân trên biên giới ký cam kết tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm... Đại tá Phạm Long Biên, Trưởng phòng Phòng, chống mua bán người (Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP) cho biết, hiện nay, hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, như: Lợi dụng môi giới hôn nhân, môi giới lao động để đưa nạn nhân ra nước ngoài bán; môi giới cho -nhận con nuôi, mang thai hộ để mua bán trẻ sơ sinh; “cò” môi giới việc làm để bán nam thanh niên cho các tàu đánh cá trên biển... Nạn nhân chủ yếu có độ tuổi từ 15 đến 28, hiểu biết hạn chế và hoàn cảnh gia đình khó khăn... Do đó, thời gian tới, BĐBP tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác tự phòng ngừa cho người dân, đồng thời, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm ở khu vực biên giới. Hoàng Vân £ữ - Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người/Hoàng Vân//Báo Biên phòng.- Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://www.bienphong.com.vn 55
Gác niềm riêng vì an toàn và hạnh phúc của nhân dân Thứ tư, 30/6/2021 - 09:28 Biên phòng - Sau 3 năm tìm hiểu với bao lời hẹn ước nên duyên vợ chồng và hai bên gia đình đã chọn ngày lành, tháng tốt để đôi bạn trẻ Thanh Duy - Kiều My về ở chung một nhà. Thiệp mời của hai người cũng đã được gửi đến người thân và bạn bè, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Trung úy Nguyễn Thanh Duy đã quyết định hoãn lại ngày cưới. Những ngày này, anh đang cùng đồng đội ngày đêm căng mình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch Covid-19. Trung úy Nguyễn Thanh Duy đã hoãn cưới với cô giáo mầm non Nguyễn Kiều My để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Ánh: Lê Khoa 56
Hoãn cưới đi chống dịch Covid-19 Cơn mưa đầu mùa nơi xứ biển đến nhanh và đi qua cũng nhanh cùng cơn gió. Hôm nay, tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Sông Đốc, BĐBP Cà Mau có thêm Trung úy Nguyễn Thanh Duy, Trợ lý chính sách, Phòng Chính trị, BĐBP Cà Mau mới được tăng cường về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 và ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép theo kế hoạch của Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau. Kể từ khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau yêu cầu tất cả cán bộ, chiến sĩ đều xác định rõ tinh thần trách nhiệm của người lính nơi tuyến đầu chống dịch; các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, duy trì trực 100% quân số và tăng cường thêm hơn 30 tổ, chốt tuần tra, kiểm soát địa bàn 24/24 giờ. Như thường lệ, đêm nay, tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Sông Đốc hành quân dọc theo đê biển Tây từ cửa biển Sông Đốc đến cửa Đá Bạc, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Bên ngoài là rừng phòng hộ và biển, bên trong là ruộng lúa của dân trong vùng, thi thoảng mới có vài căn nhà nhỏ ven đê. Cơn mưa rào nặng hạt dù nhanh qua đi cũng đủ làm cán bộ, chiến sĩ tổ tuần tra ướt sũng quần áo vì không kịp mặc áo mưa. Nép vội vào căn nhà nhỏ của dân ven đê, Trung úy Nguyễn Thanh Duy quơ ánh đèn pin ra phía rừng phòng hộ quan sát theo phản xạ của con nhà “nghiệp vụ”. Duy nói với tôi: “Nếu là ban ngày còn nhìn mây, nhìn trời nhận biết có mưa để tìm nơi tránh trú, ban đêm không có kinh nghiệm như tụi em thì không thể đoán được có mưa hay không, với lại đường vắng thế này thì phải chịu, tụi em vẫn mặc áo mưa để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ”. Qua câu chuyện được biết, Duy quê ở Quảng Trị, sau khi tốt nghiệp Học viện Biên phòng vào năm 2018, Duy được cấp trên điều động về Đồn Biên phòng Tam Giang Tây, BĐBP Cà Mau công tác. Tại đây, chàng sĩ quan trẻ đã “phải lòng” cô giáo mầm non Nguyễn Kiều My trong một lần giao lưu văn nghệ. Thời điểm đó, Duy là Phó Bí thư Chi đoàn Đồn Biên phòng Tam Giang Tây, My là Bí thư Chi đoàn Trường Mầm non xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Theo dự định ban đầu, vào ngày 13-5 vừa qua, hai bên gia đình tổ chức đám cưới tại quê hương của cô dâu Kiều My, ngụ ấp Dinh Củ, xã Tam Giang Tây. Nhưng do yêu cầu nhiệm vụ mà Duy đã bàn với Kiều My xin phép hai bên gia đình hoãn lại ngày cưới. Lúc đầu, cha mẹ hai bên có chút lo lắng, bởi thiệp mời đã gửi, cỗ cưới đã đặt, chỉ chờ đến ngày đã định là đám cưới diễn ra. “Vì nhiệm vụ, em chỉ có thể gọi điện thông báo cho Kiều My và cha mẹ hai bên biết, dù gia đình khá bất ngờ nhưng ai cũng thông cảm. Trong những ngày qua, cha mẹ hai bên đã đi thông báo với họ hàng, bạn bè về việc tụi em hoãn tổ chức đám cưới vì dịch Covid-19 và mọi người đều chia sẻ, ủng hộ tụi em” - Duy bộc bạch. Hiện nay, trên tuyến biên giới biển tỉnh Cà Mau, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh vẫn đang ngày đêm bám trụ nơi tuyến đầu, mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau. Trong đó, không ít người quê miền Bắc, miền Trung mỗi năm chỉ 1 lần phép, nỗi nhớ nhà, người thân luôn hiện hữu, nhưng vì nhiệm vụ mà các anh sẵn sàng gác lại tất cả. Nhiệm vụ hàng đầu lúc này là tập trung bám nắm địa bàn, tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch Covid-19. Sự hy sinh lặng thầm Được thấy, được nghe nhiều câu chuyện nhân văn của người lính nơi tuyến đầu biên giới mới thấy vô cùng cảm ơn những người vợ lính nơi hậu phương. Ví như Trung úy Võ Tiệp Khắc, Đội trưởng Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Sông Đốc, BĐBP Cà Mau, mỗi ngày, đứng ở cổng đơn vị, anh có thể nhìn qua bên kia sông và thấy mái nhà thân 57
thương của mình, ở đó có người vợ trẻ mới cưới. Hơn 2 tháng nay, vợ chồng anh chưa gặp nhau. Chị Trần Cẩm Loan (vợ của Trung úy Khắc) là cô giáo tiểu học, hằng ngày đi dạy cũng muốn ghé thăm chồng, nhưng khi gần đến cổng đơn vị, chị lại dừng xe quay về. Buổi chiều cuối tuần, gặp chị Loan đang đứng ở gần cổng Đồn Biên phòng Sông Đốc, tôi hỏi: Sao đến nơi rồi lại không vào thăm “bạn ấy”? Loan cười e thẹn rồi đáp: Dạ! Ở đơn vị còn nhiều cán bộ có vợ con, gia đình, nhưng vì nhiệm vụ mà phải chấp nhận xa gia đình, người thân. Nếu em đến thăm chồng vô tình lại gợi thêm nỗi nhớ cho các anh em khác! chở người nhập cảnh trái phép vào địa bàn. Ánh: Lê Khoa Còn Trung úy Khắc, trong hơn 2 tháng qua, anh cùng đồng đội ngày nào cũng đối mặt với các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và buôn lậu qua biên giới. Trong 4 vụ nhập cảnh trái phép qua biên giới mà đơn vị ngăn chặn gần đây, Khắc và đồng đội trực tiếp bắt giữ, đấu tranh lấy lời khai các đối tượng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định. Trung úy Võ Tiệp Khắc cho biết, tiếp xúc với người nhập cảnh trái phép từ vùng có dịch ở nước ngoài, không tránh khỏi tâm lý lo lắng, căng thẳng. Nhiều đối tượng ngoan cố, khai báo vòng vo, anh em phải đấu tranh 7-8 giờ mới chịu khai nhận tội. Nhưng với trách nhiệm, bản lĩnh của người lính trên tuyến đầu, sự hỗ trợ của các trang thiết bị phòng dịch, chúng tôi đã tìm ra các phương thức đấu tranh, xử lý bảo đảm an toàn tuyệt đối, ngăn ngừa mọi nguy cơ lây lan dịch bệnh vào đơn vị. Chứng kiến cán bộ, chiến sĩ BĐBP Cà Mau luôn trong tâm thế sẵn sàng cơ động trong mọi tình huống; mỗi đơn vị, mỗi tổ, chốt công tác thực sự là \"tấm khiên\" vững chắc trên biên giới, tôi càng thấm thía hơn tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã thấm nhuần trong mỗi người lính. Với những người lính quân hàm xanh, hạnh phúc nhất lúc này là không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan qua biên giới, vào địa bàn; biên giới biển, đảo bình yên và sự an toàn, hạnh phúc của nhân dân. Lê Khoa £ữ - Gác niềm riêng vì an toàn và hạnh phúc của nhân dân/Lê Khoa//Báo Biên phòng.- Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://www.bienphong.com.vn 58
Lịch củ U Minh nướng mọi Thứ Tư, 30/6/2021- 09:30 Một buổi trưa nắng nóng cuối tháng 4, chúng tôi có cái hẹn ở thị trấn U Minh. Vừa bước vào bên trong nhà, đã thấy bày biện lò nướng đựng lửa trong một bếp nướng ‘cải biên’ bên trong đựng hỏa lò thiệt to, bên ngoài là một khung sắt bọc tôn. Trên lò để vĩ sắt thưa và mấy con giống như lươn. Hỏi ra mới biết là lịch. Chủ nhà đang trở vật nướng chỉ cách phân biệt: “Lịch đuôi dẹp và to hơn đuôi lươn.” Lâu lắm rồi mới gặp lại loại lích củ này. Ước chừng cũng tới mấy năm. Từ độ ăn món lịch củ hầm thuốc bắc ở nhà Hai Cà Mau ở đường Hồng Bàng, TP.HCM. Lịch củ của Hai Cà Mau thiệt to, cỡ bằng cổ tay. Lịch ở U Minh to hơn ngón tay cái. Nhưng tới cả chục con thay vì một con như ở Hai Cà Mau. Anh em Đặng Đằng Giang, người U Minh, đón khách bằng cảnh lịch củ nướng ngoài trời. Lịch còn sống cứ thế nướng. Nướng cho lớp da cháy hết. Sau đó cứ thế gỡ lớp da cháy lộ ra phần thịt trắng tinh. Kiểu ‘gỡ lịch ăn’ này đã làm sao so với các phạm nhân ‘gỡ lịch ngồi’. Miếng thịt lịch củ gắp kèm với khế chua, chuối chát và miếng mắm ruốc U Minh, nó ngon khó kể. So với ăn miếng lịch con bự ở nhà Hai Cà Mau bị thuốc bắc át hết hương lẫn vị, mới nhận ra thịt lịch với thịt lươn khác nhau thể nào. Lịch sống ở nước chà hai thịt ngọt hơn thịt lươn chỉ sống ở nước ngọt. Tuy cùng một họ, lịch nhớt hơn lươn nhiều. Nên đáng ra thành ngữ ‘trơn như lươn’ phải sửa lại là ‘trơn như lịch’. Nhưng vô địch nhớt phải kể đến một loại lươn biển có tên là cá mút đá. Dân Quy Nhơn quen gọi nó là cá ninja, vì lúc nào cũng dấu cái đầu vào trong vòng thân khoanh tròn. Tây gọi nó là hagfish. Tốc độ phun chất nhờn của con này có thể làm ngộp chết cá mập, nếu đớp phải nó. Hôm đó ở Cà Mau, ngồi dưới mái hiên nóng nực - đúng là chỗ ngồi không ngon, quạt máy không đủ sức xua nóng, mà tay vẫn không ngừng bóc gỡ thịt, miệng vẫn say mê nhai từng miếng lịch, chuối chát, khế chua và mắm ruốc. Rượu đưa mồi hết vòng này đến vòng khác. Chỉ có về U Minh mới được bữa lịch nhiều đến thế. Lịch củ ở Cà Mau bây giờ mà vẫn còn nhiều. Có lẽ vì dân Sài Gòn ít người biết ăn lịch. Đa số chỉ quen với thịt lươn. Sài Gòn mà biết và thích ăn loại gì, nguồn của loại đó nhanh chóng cạn kiệt. Con ốc nhảy Khánh Hòa, Phú Yên bây giờ mắc kể gì! Con ốc len nếu không có rừng ngập mặn Cà Mau nuôi vỗ chắc đã vào sách đỏ. Không chọn lươn dẫu là lươn tự nhiên, dân Cà Mau sành ăn như anh em Đặng Đằng Giang dịp cuối tháng tư đã chọn lịch để đãi khách. Giang cho biết: lịch củ có nhiều trong vuông nuôi tôm, trên sông và kênh rạch nước mặn. 59
r rr r Lịch củ nướng mọi không biết có phải do châm măm ruôc làm tăng thêm độ ngon? Giống như dân ở ven con sông Cái quê tôi ngoài Nha Trang, khu vực gần cầu sắt xe lửa, dân Cà Mau cũng cào lịch bằng cù ngoéo. Lưỡi cù ngoéo giống cái móc sắt khoèo đồ. Đó là một lưỡi sắt mỏng, bản chừng 1,5cm, dày độ 3 ly, được uốn cong hình chữ U, với khe hẹp. Tùy theo cỡ lịch ở từng nơi, khe sẽ được rèn hẹp rộng cỡ nào. Ngoài miền Trung con lịch chỉ to bằng ngón út, cỡ cù ngoéo có khe hẹp hơn so với miền Tây. Một nhánh chữ U gắn vào cán tre. Nhánh tự do còn lại hơi loe ra chừng bốn năm phân và mũi vát nhọn như dao. Có lẽ quê tôi nước chà hai nhưng ngọt nhiều hơn mặn, nên con lịch nhỏ xíu như ‘người yêu’ nhạc sĩ Trần Tiến, không biết có xứng với tên gọi lịch củ hay không. Nó chỉ to bằng con lịch huyết mà chúng tôi có dịp ăn ở nhà Hai Cà Mau. Sở dĩ gọi là lịch huyết vì nó đỏ. Thực ra, lịch cũng như lươn, màu sắc trên mình chúng thay đổi theo môi trường sống. Có khi cũng là lịch, nhưng hai con bắt lên màu sắt khác hẳn nhau. Cái gì làm cho con lịch trở thành lịch huyết thì chịu. Người đi cào lịch quen, tay trở nên nhạy khi con lịch mắc vào cù ngoéo. Bằng một động tác dứt khoát, họ cầm cù ngoéo bổ xuống đáy tầng đất bùn và cào. Lịch dính sẽ cảm nhận được bằng tay và nghe tiếng sột nhỏ. Nhưng lịch David của miền Trung không dễ gì ngon bằng lịch Goliath của miền Tây như quá trình ngược lô gích trong câu chuyện Kinh thánh ngày xưa ghi lại. Lịch David nội xương không đã át thịt. Dân Huế bắt lịch huyết phải nghiễn ra món lịch rút xương. Lịch Goliath đúng là tuyệt đỉnh. Chỉ cần nướng và gỡ lớp cháy, là đã nghe nước miếng ngược xuôi. Cũng trong chuyến đi dịp đó, chúng tôi ghé qua nhà hàng Gạo Tẻ ở Sóc Trăng. Đúng là quê hương của gạo ngon nổi tiếng thế giới là ST 24 và ST 25, nên nhà hàng lấy luôn tên gạo! Buổi tối, cũng có một con y như con lịch củ lớn nhà Hai Cà Mau, được nướng và dọn ra cho khách. Mới nhìn đã nghe nhớ rần rần miếng thịt lịch củ mấy hôm trước ở U Minh. Thế là cầm đũa gắp lẹ một miếng. Trời! Xương quá xương. Không phải lịch rồi. Hỏi ra, mới biết đó là con cá lạc chó. Dân biển ai cũng rành cá lạc. Nhiều người chọn mua con to kho nghệ hoặc nấu canh chua lá me non. Nhưng đó chỉ là chọn lựa của dân nghèo, vì con cá xương dăm nhiều vô kể. Dân Sóc Trăng giải thích, gọi nó là lạc chó vì nó táp như chó. Thịt nó so với thịt lịch củ phải gọi bằng... bà nội và không an toàn thực phẩm vì nguy cơ xương mắc cổ cao. NGỮ YÊN Ếữ - Lịch củ U M inh nướng mọi/NGỮ YÊN//SGGPO.- Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://www.s22p.or2.vn 60
Phát đông cuôc thi “Ý tưởng, dư án khởi nghiêp sáng tạo tinh Cà ởnau dim \" ê Thứ tư, 30/6/2021 - 18:16 Cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau 2021\" nhằm khơi gợi tinh thần khởi nghiệp trong công đồng, giới trẻ tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (IPEC) chủ trì phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Mạng lưới Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, các sở ngành liên quan tổ chức phát động cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau 2021”. Về đối tượng tham gia gồm các ý tưởng/dự án khởi nghiệp đã và đang triển khai thực tế, không giới hạn độ tuổi, không phân biệt giới tính, trình độ, nghề nghiệp, hiện đang sinh sống, làm việc hoặc có hộ khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long. Cá nhân/nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 thành viên) không giới hạn số lượng dự án/ý tưởng khi đăng ký tham gia. Về lĩnh vực dự thi, tỉnh Cà Mau đăng cai tổ chức Cuộc thi với lĩnh vực ưu tiên là: Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó Ban tổ chức yêu cầu: ý tưởng/dự án phải có tính đổi mới sáng tạo, xuất phát từ ý tưởng, mong muốn khởi nghiệp của cá nhân/nhóm dự thi; có ứng dụng công nghệ hoặc tạo ra những giải pháp công nghệ cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ, bảo tồn, gia tăng giá trị cho tài nguyên bản địa, văn hóa bản địa của địa phương, vùng miền, nâng cao hình ảnh địa phương với cộng đồng trong và ngoài nước, giải quyết các thách thức về môi trường, biến đổi khí hậu... có khả năng thương mại hóa, nhân rộng. Ban tổ chức sẽ nhận hồ sơ đến hết ngày 30/8/2021, gồm vòng sơ tuyển từ 01/9/2021 - 15/9/2021, vòng đào tạo với thời gian đào tạo và hoàn thiện hồ sơ: từ tuần thứ 01 đến tuần thứ 2 tháng 10/2021, vòng thuyết trình dự kiến: tuần thứ 4 tháng 10/2021 và vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tuần thứ 2 tháng 11/2021. Theo Ban tổ chức cuộc thi, ngoài ý tưởng/dự án khởi nghiệp sáng tạo, Ban tổ chức vẫn nhận hồ sơ dự thi ở các lĩnh vực khác, tuy nhiên, hồ sơ sẽ được chuyển về cho VCCI Cần Thơ hoặc tỉnh thành đăng cai tổ chức theo lĩnh vực thí sinh 61
đăng ký dự thi. Các hồ sơ thuộc lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ được xét chọn tại Cuộc thi Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau, lĩnh vực chế biến thực phẩm sẽ được xét chọn tại Cuộc thi Khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp, các hồ sơ thuộc các lĩnh vực còn lại sẽ được xét chọn tại Cuộc thi Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Trường hợp ý tưởng khởi nghiệp được chọn vào vòng chung kết, bắt buộc phải có sản phẩm mẫu. Ông Quách Văn Ân, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết thêm: Cuộc thi sẽ góp phần phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp trở thành doanh nghiệp lớn thông qua việc kết nối các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư lớn. Đồng thời kỳ vọng hình thành mạng lưới tương tác, hỗ trợ giữa các mentors (doanh nghiệp, nhà tư vấn) và mentees (cá nhân, tổ chức khởi nghiệp), tìm kiếm nhà đầu tư cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tại Cà Mau và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu giải thưởng bao gồm: 01 giải nhất trị giá 20.000.000 đồng tiền mặt, quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên website iPEC (ipec.com.vn), Fanpage Khởi nghiệp Cà Mau, hỗ trợ bán sản phẩm/dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau, ưu tiên xem xét tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau với giá trị lên đến 100 triệu đồng mỗi dự án. 01 giải nhì trị giá 15.000.000 đồng tiền mặt, quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên website iPEC (ipec.com.vn), Fanpage Khởi nghiệp Cà Mau, hỗ trợ bán sản phẩm/dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau, ưu tiên xem xét tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau với giá trị lên đến 100 triệu đồng mỗi dự án. 01 giải ba trị giá 10.000.000 đồng tiền mặt, quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên website iPEC (ipec.com.vn), Fanpage Khởi nghiệp Cà Mau, hỗ trợ bán sản phẩm/dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau, ưu tiên xem xét tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau với giá trị lên đến 100 triệu đồng mỗi dự án. 02 giải khuyến khích trị giá 5.000.000 tiền mặt mỗi giải, quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên website iPEC (ipec.com.vn), Fanpage Khởi nghiệp Cà Mau, hỗ trợ bán sản phẩm/dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau, ưu tiên xem xét tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau với giá trị lên đến 100 triệu đồng mỗi dự án. Ngoài ra, Ban tổ chức cuộc thi khởi nghiệp tại Cà Mau còn phối hợp với VCCI Cần Thơ để hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án có số điểm cao như sau: 10 dự án có số điểm cao nhất tại cuộc thi Cà Mau sẽ được tập huấn các kỹ năng và hướng dẫn hoàn thiện dự án, giới thiệu mentors tư vấn. 10 dự án này được vào thẳng vòng bán kết của cuộc thi Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 2021. Thí sinh đạt Giải I, II, III tại cuộc thi khởi nghiệp Cà Mau sẽ được vào thẳng Vòng Chung kết và trao giải tại Cuộc thi Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 2021. Việc trao giải có thể tổ chức tại Cà Mau hoặc phối hợp trong lễ trao giải cuộc thi Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 2021 tại VCCI Cần Thơ. Thí sinh Nộp hồ sơ trực tuyến tại : https://forms.gle/CuPWzgE8pSBmvVPT8, Gửi hồ sơ bản giấy về địa chỉ: Tòa nhà Không gian Khởi nghiệp Cà Mau, Số 28, đường Phan Ngọc Hiển, Phường 2, thành phố Cà Mau hoặc gửi hồ sơ về email:nvtam289@gmail.com Huy Tự £ữ - Phát động cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau 2021 ”/H uy Tự//Báo Đầu tư.- Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://baodautu.vn 62
Cà Mau lo đối phó với 80% tổng chiều dài bờ biển bị xór i• 1lở7 Thứ tư, 30/6/2021 - 13:12 T^ T (PLVN) - Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam Tổ quốc, ba mặt giáp biển như môt bán đảo, có tổng chiều dài bờ biển 254km (bờ biển Tây dài 154km, bờ biển Đông dài Bờ biển ở Cà Mau bị xói lở hàng năm Xói lở bờ biển Đông và Tây Qua quan trắc, ở biển Tây tốc độ sạt lở trung bình từ 20 ^ 25m/năm, có một số vị trí lên đến 50m/năm, ở biển Đông trung bình từ 45 ^ 50m, cá biệt có những nơi lên đến 80m/năm. Cụ thể, bờ biển Đông với chiều dài xói lở nguy hiểm khoảng 48.000m, trong đó, sạt lở rất nguy hiểm khoảng 29.500m tập trung trên địa bàn các xã Tam Giang Đông (huyện Năm Căn); xã Đất Mũi, xã Tân Ân và thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển). Đối với bờ biển Tây xói lở với chiều dài 57.000m, trong đó có nhiều đoạn không còn rừng phòng hộ, hoặc đai rừng phòng hộ chỉ còn vài chục mét. Hiện nay, tình hình sạt lở bờ biển Tây ngày càng nguy cấp hơn, những dãy rừng phòng hộ ven biển dần biến mất nên đê biển Tây thường xuyên bị sóng to, gió lớn uy hiếp, nguy cơ vỡ đê rất cao, nhất là, vào mùa mưa bão, gió Tây Nam hoạt động mạnh cộng với triều cường dâng cao. 1vỉil i iíỂỉyM- \\ (i 1 1 ■ liÉ É È Íi ■. . . ,ị iê iíặ v í 99 rr ? Xói lở nguy hiêm tại bờ biên Đông (thị trân Rạch Gôc, huyện Ngọc Hiên). 63
Bờ biển tỉnh Cà Mau thường xuyên bị xói lở nguy hiểm với chiều dài105km, làm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, không chỉ cuốn mất đất sản xuất, đe dọa đê biển Tây, mất rừng phòng hộ xung yếu, mà còn lấy đi sinh kế, tác động tiêu cực đến đời sống người dân vùng ven biển. Điển hình là việc sóng to, gió lớn kết hợp với triều cường dâng cao gây ra tràn và sạt lở đê biển Tây xảy ra vào ngày 03/8/2019. Mùa mưa bão năm 2020, chỉ trong vòng 1 tháng đã xảy ra liên tiếp 5, 6 cơn bão, bão chồng bão, mưa chồng mưa đã gây sạt lỡ trầm trọng gần 10km bờ biển Tây, đã trực tiếp ảnh hưởng đến 26.160 hộ dân sinh sống ven biển và 128.900 ha đất sản xuất nông nghiệp. Triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ vùng ven biển Phó Chủ UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết: Trước những diễn biến sạt lở bờ biển ngày càng gia tăng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định hộ đê khẩn cấp, chỉ trong năm 2020 tỉnh ban hành liên tiếp 02 Quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau vào các ngày 26/8 và 20/10 để huy động toàn lực, kể cả các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn tập trung xử lý sạt lở trong đó có cả hệ thống chính trị vào cuộc phối hợp cùng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp để khắc phục khẩn trương nhằm giảm thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra, giúp người dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Sóng biển vượt qua kè hộ đê, tiếp tục bào mòn, gây sạt lở đai rừng phòng hộ ở huyện Trần Văn Thời. Việc chống sạt lở bờ biển bảo vệ sản xuất, tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, từng bước khôi phục lại vùng bờ biển là nhiệm vụ khẩn cấp, cần phải có giải pháp căn cơ để ổn định lâu dài và cần phải làm khẩn trương, ngoài mục đích phòng chống thiên tai còn có ý nghĩa bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, tỉnh Cà Mau đã triển khai rất nhiều giải pháp để xử lý khắc phục sạt lở. Ngoài các giải pháp phi công trình như: Tổ chức di dân, tái định cư; phát động phong trào trồng cây, gây rừng; Tổ chức theo dõi diễn biến sạt lở ven biển về qui mô, cường độ, hướng dịch chuyển theo định kỳ;..., tỉnh tập trung vào các giải pháp công trình kiên cố hóa đê biển và các công trình kè chống sạt lở, gây bồi tạo bãi, khôi phục rừng ngập mặn ven biển, từ những giải pháp xử lý tạm thời như: cừ bằng vật liệu 64
địa phương kết hợp đá hộc, rọ đá, cừ bản nhựa, bê tông tự chèn,... đến các giải pháp xử lý cơ bản hơn, căn cơ hơn như: kè 02 hàng cọc dự ứng lực tạo bãi, được đúc kết kinh nghiệm từ những giải pháp trước đây. Xây dựng kè biển kiên cố Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 56/154km đê biển Tây, gần 60 km kè ở cả biển Tây và biển Đông được xây dựng kiên cố từ nhiều nguồn vốn (như vốn Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh, vốn của doanh nghiệp...). Đê biển Tây tỉnh Cà Mau vẫn đảm bảo ổn định, không bị vỡ đê mặc dù luôn luôn bị uy hiếp bởi sóng to, gió lớn kết hợp với triều cường nước biển dâng xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Qua thời gian theo dõi, đánh giá cho thấy, giải pháp công trình kè 02 hàng cọc dự ứng lực tạo bãi đã và đang phát huy rất hiệu quả trong việc khắc phục sạt lở, khôi phục rừng phòng hộ ven biển. Hiện nay tỉnh đã thực hiện giải pháp này với tổng chiều dài gần 49km (40km được xây dựng ở biển Tây và 9km ở khu vực biển Đông). Theo số liệu khảo sát mới nhất, phía sau công trình, bãi bồi đã hình thành và được bồi lấp liên tục theo từng năm. Hiện nay bình quân chiều cao bãi được nâng lên từ 1-1,5m phù sa so với trước khi có công trình. Cùng với việc phát huy hiệu quả giảm sóng gây bồi, công trình còn tạo điều kiện tốt để trồng tái sinh rừng ngập mặn, đảm bảo an toàn cho nhà cửa dân cư phía bên trong đê cũng như sản xuất nông nghiệp của người dân. Cần Trung ương hỗ trợ ứng phó xói lở bờ biển Trước tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến tình hình xói lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng thiệt hại về sản xuất, dân sinh, đồng thời để triển khai các giải pháp công trình và phi công trình ứng phó xói lở bờ biển trong thời gian tới, Tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính không áp dụng cơ chế vay lại các dự án ODA đối với các dự án ứng phó thiên tai theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 52/2017/NĐ của Chính phủ. Thay vào đó, Cà Mau được áp dụng cơ chế ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ số vốn ODA đầu tư cho các dự án xây dựng đê biển, xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ chống sạt lở ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, vì các dự án này không có khả năng thu hồi vốn. Hiện nay, những dãy rừng phòng hộ ven biển dần biến mất nên đê biển Tây thường xuyên bị sóng to, gió lớn uy hiếp, nhất là, vào mùa mưa bão (sạt lở tại bờ Nam Kênh Mới, thuộc tuyến đê biển Tây, huyện Trần Văn Thời). 65
Phó Chủ UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết thêm, tỉnh đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét có cơ chế để huy động vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển, kết hợp với đầu tư khai thác du lịch sinh thái, điện gió, điện năng lượng mặt trời (các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kè và được giao sử dụng đất rừng phòng hộ ven biển khôi phục thêm được từ dự án để kinh doanh du lịch sinh thái). Đồng thời, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy nhanh việc xem xét phê duyệt đê biển Tây tỉnh Cà Mau là đê biển cấp III (Tờ trình số 138/TTr-UBND ngày 14/10/2019). Cùng với đó, theo Cà Mau, Trung ương cần sớm có phân bổ kinh phí cho tỉnh xử lý tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển và nạo vét các cửa sông, cửa biển bị bồi lắng với tổng kinh phí khoảng 1.047 tỷ đồng, trong đó ưu tiên nguồn vốn xử lý đối với các công trình chống sạt lở khẩn cấp, đặc biệt nguy hiểm khoảng 797 tỷ đồng và kinh phí nạo vét các cửa sông, cửa biển bị bồi lắng trước mùa mưa bão năm 2021 khoảng 250 tỷ đồng./. Trọng Nghĩa - Cà Mau lo đối phó với 80% tổng chiều dài bờ biển bị xói lở/Trọ Nghĩa//baophapluat.-Năm 2021.- Ngày 3ũ tháng ó. Nguồn: https://baophapluat.vn Cà Mau thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư Thứ tư, 30/6/2021 - 14:35 Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đã báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng măt bằng, tiến độ của một số dự án đầu tư, xây dựng trên đia o m c7 I c7 m c 7' m •m ' mJ m C J a bàn tỉnh. Ngày 30.6, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Giá vật tư tăng đột biến gây khó cho tiến độ thực hiện các dự án - Ảnh: Trần Khải 66
Ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau cho rằng, đối với các dự án đầu tư xây dựng có nhiều khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ, một trong những nguyên nhân là giá vật liệu xây dựng thời gian qua liên tục tăng, từ đó kéo theo nhiều khó khăn cho nhà thầu và làm ảnh hưởng đến tiến độ của công trình. Ông Hùng kiến nghị, để đảm bảo tiến độ các công trình, dự án được hoàn thành đúng kế hoạch, thời gian tới tỉnh cần có cơ chế cho phép chủ đầu tư tự rà soát, báo cáo về cơ quan chuyên môn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời, chủ đầu tư cần xây dựng, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu cho phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân. Ngoài ra, các địa phương đã nêu những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ, như công tác giải phóng mặt bằng; các dự án lớn cần tách riêng phần san lắp mặt bằng để thuận lợi trong việc triển khai, thực hiện; tỷ lệ giải ngân còn thấp; công tác chuẩn bị hồ sơ thủ tục chậm, kế hoạch vốn phân bổ rồi mới chuẩn bị hồ sơ; xử lý trách nhiệm nhà thầu thi công kéo dài đối với những công trình gây bức xúc... Trần Khải t ũ - Cà Mau thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư/Trần Khải//1thegioi.- Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://1thesioi.vn Phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu: Cà Mau với bài toán ’giữ đất’ Thứ tư, 30/6/2021 - 12:50 Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tỉnh Cà Mau. Đáng chú ý, tình trạng sạt lở, sụp lún đất không chỉ diễn ra trong mùa mưa bão hay tại các địa phương ven biển, mà có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ đâu. Bài toán “giữ đất” để phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đang cần lời giải cấp bách. Thấp thỏm nỗi lo sạt lở 1 Ar r Nhiều tuyến dân cư ven sông của thị trân Năm Căn hiện bị sạt lở nghiêm trọng. ? (/ jtư l/ i•ệ/1u)\\ : HT Tuỳ^ nh1 ThếT 1 Ỉ Ạr AAnh1 /TTXVNT AA n h1 67
Những năm qua, huyện Năm Căn là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại do tình trạng sạt lở đất ven sông. Dù chưa bước vào cao điểm mùa mưa bão nhưng từ đầu năm đến nay, tại huyện Năm Căn đã xảy ra khoảng 20 vụ sạt lở đất ven sông, gây nhiều thiệt hại về tài sản cho người dân. Các vụ sạt lở xảy ra nhiều tại những tuyến sông lớn, nơi có dòng chảy mạnh trên địa bàn thị trấn Năm Căn và các xã Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Đất Mới, Tam Giang... Chưa hết bàng hoàng sau vụ sạt lở trong đêm 12/6 vừa qua, ông Nguyễn Thành Đại ở ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, cho hay vụ sạt lở đất làm ảnh hưởng đến 3 lò than của gia đình và hộ ông Huỳnh Văn Ổi. Sạt lở đất với chiều ngang 30 m, dài 20 m, sâu đến 8 m. Trước đó mấy ngày, đất có dấu hiệu rạn nứt nhưng còn xa mới đến vị trí các lò than. Không ngờ sạt lở xảy ra nhanh đến như vậy. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 80 triệu đồng. “Do có 1 lò than bên trong vẫn còn cháy nên khi sạt lở xảy ra cũng gây hỏa hoạn. Gia đình đã sớm phát hiện và kịp thời báo với chính quyền địa phương huy động lực lượng công an, dân quân, người dân nhanh chóng dập tắt ngọn lửa, giúp gia đình khắc phục hậu quả”, ông Đại kể lại. Liên tiếp sau đó, sạt lở cũng đã xảy ra trên địa bàn Khóm 7, thị trấn Năm Căn, làm sụp nhà của 3 hộ dân trong khu vực. Có một điểm chung là những vụ sạt lở thường xảy ra trong đêm, nếu lơ là chủ quan thì không chỉ mất nhà, mất tài sản mà tính mạng của người dân cũng bị đe dọa. Chị Tô Thị Quyên, Khóm 2, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, chia sẻ, người dân ở đây ai cũng sợ cảnh đang ngủ trên giường đến nửa đêm tự dưng cả nhà và người trôi tuột xuống sông. Căn nhà của chị Quyên thuộc diện kiên cố nhất ở đây, nhưng hiện cũng bắt đầu bị nghiêng, lún xuống hơn 50cm. Dù biết rủi ro nhưng gia đình chị cũng như nhiều hộ dân khác vẫn chấp nhận bám trụ lại vì nếu dời đi nơi khác thì ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế. Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Năm Căn, với tập quán sinh sống ven sông của người dân nên cơ sở hạ tầng, nhất là nhà ở đa phần là nhà cấp 4 và nhà ở tạm. Vì vậy khi có bão, áp tháp nhiệt đới, lốc xoáy xảy ra thì thiệt hại là không tránh khỏi. Ngoài ra, do địa bàn xã nằm gần biển, biên độ triều cường cao, dòng chảy xiết nên tình trạng sạt lở đất ven sông thường xuyên xảy ra và diễn biến phức tạp. Hệ thống đê bao chưa được đầu tư nhiều, quy mô đầu tư nhỏ, chưa đáp ứng được việc chống chọi với thiên tai; khi có bão, áp thấp nhiệt đới và nước dâng dễ bị vỡ và tràn bờ. Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trần Đoàn Hùng trăn trở, địa phương có vị trí giáp biển, nền đất yếu nên sạt lở xảy ra như một quy luật tự nhiên. Những năm gần đây, quy mô và tần suất xảy ra sạt lở ngày một tăng. Do đó, công tác quản lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro cho người dân luôn phải đặt lên hàng đầu. Huyện đã đề xuất tỉnh cho chủ trương đầu tư xây dựng kè một số tuyến chính, tuy nhiên cơ bản vẫn là tuyên truyền, vận động người dân để hạn chế tối đa thiệt hại. Bên cạnh đó, huyện thường xuyên, liên tục quan trắc để phát hiện những điểm sạt lở mới, tại những điểm cũ thì tăng cường tuyên truyền và cắm biển cảnh báo để người dân có cơ sở bảo vệ tài sản, tính mạng của gia đình. Qua rà soát, đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, năm 2021 xuất hiện khoảng 25 điểm nguy cơ sạt lở cao, cần được cắm biển cảnh báo với chiều dài 50 km, dự kiến cắm 54 biển cảnh báo. Cũng như Năm Căn, Đầm Dơi là một trong sáu huyện ven biển của tỉnh Cà Mau thường xuyên chịu tác động bất lợi từ triều cường, biển dâng, gây nên tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển, làm hư hại công trình kiến trúc, giao thông và nhà cửa của nhân dân. Năm 2021, toàn huyện xảy ra 30 vụ sạt lở đất. Sạt lở có chiều hướng xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là ở các xã như Tân Tiến, Nguyễn Huân, Tân Thuận, Tân Đức... 68
Theo số liệu tổng hợp từ UBND tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn biến bất thường đã gây thiệt hại cho trên 2.300 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái; làm ngập, tràn 500 ha nuôi thủy sản và gần 30 km đường giao thông. Đặc biệt là có 61 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài trên 1km, trên 700 căn nhà bị thiệt hại... Thực tế những năm gần đây, nỗi lo về sạt lở, sụp lún đất không chỉ diễn ra trong mùa mưa bão hay tại các địa phương ven biển, mà tình trạng trên có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu. Thực trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang là mối đe dọa hiện hữu và đầy thách thức với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Trăn trở với bài toán “giữ đất” Tỉnh Cà Mau đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ là thực hiện phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó lấy con người làm trung tâm sự phát triển, hướng tới phục vụ người dân. Ba vấn đề được Nghị quyết 120 nhấn mạnh cũng là 3 thách thức rất lớn đối với Cà Mau trong quá trình phát triển là: Giữ đất, giữ nước, giữ người. Với bài toán “giữ đất”, theo nhận định của ngành chức năng, khó khăn cơ bản nhất chính là tác động của tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề, làm gia tăng tình trạng sạt lở, sụt lún ven sông, ven b iể n . cả về tần suất và mức độ thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng như các tỉnh, thành phố trong vùng, Cà Mau rất thiếu hạ tầng để phát triển đồng bộ. Không chỉ là hệ thống đường giao thông mà hệ thống đê kè, thủy l ợ i . cũng chưa hoàn thiện. Cà Mau có bờ biển dài 254 km. Thời gian qua, trên toàn tuyến bờ biển có khoảng 150 km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, sạt lở từ 20-50 m/năm, bình quân mỗi năm bờ biển Cà Mau bị sạt lở mất khoảng 450 ha. Ngoài ra, sạt lở bờ sông cũng là vấn đề lớn đặt ra với Cà Mau. Với sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành Trung ương, sự cố gắng nỗ lực của Cà Mau, trong hơn 10 năm qua tỉnh đã xây dựng được hơn 50 km kè bảo vệ bờ biển. Kết quả đạt được khá tốt nhưng so với yêu cầu thì còn thiếu hụt rất xa, chỉ mới kè được khoảng 30% các đoạn bờ biển sạt lở nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, bảo vệ được 20% chiều dài bờ. Với nguồn lực và tiến độ như hiện nay, theo tính toán của ngành chức năng thì 40 năm nữa Cà Mau mới hoàn thành việc bảo vệ bờ biển. Theo UBND tỉnh Cà Mau, khó khăn nhất trong bảo vệ bờ biển hiện nay là thiếu nguồn lực đầu tư; trong khi đó, các quy định pháp luật hiện hành quản lý rất nghiêm ngặt vùng ven biển, đồng thời chưa có cơ chế, chính sách để huy động, thu hút nguồn lực đầu tư. Để giữ đất, Cà Mau đang thay đổi cách tiếp cận nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Thay vì bị động hoặc trông vào các giải pháp đê cứng, Cà Mau tiếp cận thu hút phát triển kinh tế biển ven bờ gắn với hệ thống “đê, kè mềm”, phát triển các dự án năng lượng tái tạo, nuôi trồng thuỷ sản ven bờ gắn với tạo các lớp chắn sóng, tạo vùng bồi lắng và tái tạo rừng ngập mặn. Điển hình trong đó là phát triển các dự án điện gió, đây được xem là giải pháp góp phần chắn sóng và gió; dự án điện mặt trời ven biển với hệ thống kè mềm chắn sóng góp phần tạo vùng bồi lắng và vùng nước nuôi biển. Thay vì phá bỏ rừng để phát triển kinh tế, các dự án sẽ giúp giữ đất, tái trồng rừng ngập mặn. Hướng tiếp cận này được nhiều doanh nghiệp quan tâm lập dự án, nhất là dọc bờ biển Tây của Cà Mau. Qua đó, tỉnh sẽ giảm được áp lực đầu tư công vào các công trình đê kè ven biển. Để Cà Mau nói riêng, các tỉnh trong vùng nói chung “phát triển bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” như tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ 69
tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục có những chính sách ưu tiên đầu tư hạ tầng nông thôn, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu. Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù để ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng. “Để triển khai thực hiện có hiệu quả, Cà Mau rất cần sự đầu tư để phát triển hạ tầng bởi hiện nay hệ thống đường thủy, đường bộ và đường biển của vùng thiếu và yếu, chưa kết nối với nhau. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi của vùng cũng đang là vấn đề bất cập, sự phối hợp điều tiết thủy lợi của vùng chưa chặt chẽ...”, ông Lê Văn Sử phân tích. Huỳnh Anh (TTXVN) o - Phát triển bền vững thích ứng với biến đổi kh í hậu: Cà Mau với bài toán 'giữ đất'/Huỳnh Anh//Tin tức.- Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://baotintuc.vn Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau: Chủ động đổi mới trong hoạt động giáo dục và đào tạo •ơ ơ • • ơơ • • Thứ tư, 30/6/2021 - 16:30 TCCT - Bằng sự chủ động và sáng tạo, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau (GDTX) đã luôn đổi mới trong công tác quản lý và giảng dạy. Hiện nay, Trung tâm có 41 viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu về dạy và học. Trung tâm được thành lập tháng 5 năm 2009 trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Cà Mau. Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh, sự giúp đỡ và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), Trung tâm đã cơ bản hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ đề ra, tiếp tục giữ vững danh hiệu Tập thể xuất sắc. Đã tổ chức đào tạo được nhiều lớp Tin học, Ngoại ngữ; thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; không ngừng nâng cao chất lượng GD&ĐT, đẩy mạnh hiện đại hóa và xã hội hóa, thực hiện tốt chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau 70
Năm học 2020 - 2021, Trung tâm đã cố gắng khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trung tâm đã tổ chức thực hiện 41 nhiệm vụ và nhóm nhiệm vụ; trong đó, có 33 nhiệm vụ, nhóm nhiệm vụ theo kế hoạch và 8 nhiệm vụ ngoài kế hoạch. Kết quả, có 33/33 nhiệm vụ, nhóm nhiệm vụ đạt và vượt kế hoạch, đạt tỉ lệ 100%; trong đó, có 19/33 nhiệm vụ, nhóm nhiệm vụ được thực hiện vượt kế hoạch, tỉ lệ 57%. Trung tâm đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi hoạt động. 100% phòng chuyên môn, nghiệp vụ được trang bị, sử dụng tốt các phần mềm, chương trình máy tính phục vụ công việc. Công tác thi đua khen thưởng tại Trung tâm luôn được quan tâm, tổ chức thực hiện tốt. Qua tổng kết thi đua Đợt 1 (Quý 1/2021), có 23 giải pháp, sáng kiến cấp phòng; 97 sáng kiến, biện pháp cá nhân đã đăng ký và thực hiện đạt hiệu quả thiết thực. Có 3 phòng, 37 cá nhân được khen thưởng, biểu dương. Trung tâm đang tổ chức thi đua Đợt 2 (Quý 2/2021). Trong năm học, đã tổ chức 3 đợt thi đua cho sinh viên, thu hút 42 lượt tập thể lớp, 2.342 lượt sinh viên tham dự. Khen thưởng 18 tập thể, 91 sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, thi đua. m Tập thể cán bộ, giáo viên, người lao động Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau Trong năm học, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị mở các lớp bồi dưỡng với nhiều ngành nghề như: CNTT, tiếng Anh, Bảo mẫu, Cấp dưỡng, Nghiệp vụ Kế toán viên với trên 200 học viên, các lớp Bồi dưỡng kiến thức về sử dụng dịch vụ công cho trên 150 lượt người. Mở 10 lớp bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý, giáo viên các huyện, thành phố với 250 học viên. Về liên kết đào tạo: Trung tâm phối hợp tổ chức tuyển sinh đạt 117% chỉ tiêu được giao, hiện có 25 lớp, 1.156 SV. Trung tâm đã phối hợp tổ chức 72 kỳ thi hết môn, 3.326 lượt SV; 4 đợt xét tốt nghiệp, 143 sinh viên. Tổ chức được 7 kỳ thi Chứng chỉ CNTT, 248 thí sinh. Số thi đỗ 218, đạt tỉ lệ 85.2%. Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên và nhiều nhiệm vụ đột xuất của ngành Giáo dục & Đào tạo. 71
Để góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nay đến năm 2025 Trung tâm sẽ tập trung một số mục tiêu chính: Tham mưu cho Sở Giáo dục & Đào tạo, hỗ trợ các địa phương trong công tác xây dựng xã hội học tập; Tham gia tích cực công tác chuyển đổi số và cải cách hành chính của ngành, của tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm cũng tham gia nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tại địa phương; Hoàn thành xây dựng Đề án phát triển Trung tâm GDTX tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Cảnh Hưng o - Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau: Chủ động đổi mới trong hoạt động giáo dục và đào tạo/Cảnh Hưng//tapchicongthuong.- Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: http://tapchicongthuong.vn Cà Mau tích cực quảng bá vẻ đẹp rừng U Minh Thứ tư, 30/6/2021 - 16:00 Cà Mau tổ chức sự kiện \"Hương rừng U Minh” để quảng bá vẻ đẹp rừng U Minh, giới thiệu tiềm năng của tỉnh thông qua nhiều hoạt động thú vị. \"Hương rừng U Minh\" là sự kiện được tỉnh Cà Mau tổ chức vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 hàng năm, tại thị trấn U Minh, xã Khánh An, xã Nguyễn Phích, Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Theo đó, tháng 4 vừa qua, trong sự kiện \"Hương rừng U Minh\", tỉnh đã tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch gồm: Lễ Tri ân Quốc tổ; Giải đua võ composite; Giải marathon Petrovietnam - Cà Mau 2021; ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Cà Mau 2021; Ngày hội \"Bánh dân gian Nam bộ\" năm 2021 với chủ đề \"Sắc màu Đất Phương Nam\". \"Dù đây là lần đầu tổ chức, kinh nghiệm còn non trẻ, nhưng sự kiện đã mang lại hiệu ứng tích cực, tạo sinh khí vui tươi và thu hút hơn 150.000 lượt người dân trong và ngoài tỉnh đến xem, tham gia các hoạt động\", Ban tổ chức chia sẻ. Tại sự kiện này, du khách đã được tham gia khám phá U Minh, trải nghiệm chụp đìa thu hoạch cá đồng, theo chân thợ gác kèo ong vào rừng lấy mật, tham quan các vườn cây ăn trái, thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của vùng đất U Minh. Tham quan các vườn cây ăn trái và thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của vùng đất UMinh là những trải nghiệm thú vị khi tham gia sự kiện \"Hương rừng UMinh \". 72
Trong khuôn khổ sự kiện còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ; hoạt động vui chơi, giải trí với chủ đề \"Trò chơi dân gian sông nước U Minh\"; hội chợ thương mại tổng hợp với khoảng 60 gian hàng. Trong đó, nổi bật là hội thi ẩm thực các món ăn về mắm gắn với lễ trao chứng nhận kỷ lục Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam \"Lẩu mắm U Minh\", Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam \"Mật ong rừng U Minh\"... Ban tổ chức cho biết thêm, sự kiện đã khơi dậy và phát triển những nét văn hoá, du lịch đặc trưng về con người và vùng đất U Minh; tạo điều kiện để các đơn vị tham gia sự kiện có dịp giao lưu trải nghiệm, khám phá những sản vật của rừng U Minh Hạ. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở một số địa phương vào những ngày cuối tháng 4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời điều chỉnh quy mô tổ chức để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. 9 \\r y. Hội thi âm thực các món ăn vê măm mang lại nhiêu trải nghiệm khó quên cho người tham gia. Sự kiện \"Hương rừng U Minh\" nằm trong chương trình \"Cà Mau - điểm đến 2021\", nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh tỉnh Cà Mau thông qua các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại đến với du khách trong và ngoài nước. Tham gia chương trình, các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, kết nối, mở rộng liên kết hợp tác phát triển thương mại, du lịch, thu hút đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với các tỉnh thành trong cả nước. \"Thông qua chương trình, Cà Mau xây dựng hình ảnh địa phương phong phú đa dạng về tiềm năng, giúp tỉnh khai thác tốt cơ hội, lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó chú trọng phát triển thương mại, thu hút đầu tư, du lịch\", ông Trần Xuân Trường - Trưởng phòng quản lý du lịch Cà Mau - cho biết. Từ nay đến cuối năm, theo chương trình \"Cà Mau - đểm đến 2021\", tỉnh sẽ tổ chức cuộc chạy Marathon \"Kết nối đường Hồ Chí Minh huyền thoại\"; sự kiện \"Lễ thượng cờ - Thống nhất non sông\"; ngày hội \"Cua Năm Căn Cà Mau\" và các hoạt động gắn kết của sự 73
kiện... Ông Trường chia sẻ, sắp tới, Cà Mau tập trung xây dựng phát triển sản phẩm du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; tăng cường công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trọng điểm trong cả nước (Hà Nội, TP HCM, Ninh Bình, Đà Nẵng...) và mở rộng thị trường du lịch quốc tế. Tỉnh sẽ phát triển đa dạng các sản phẩm theo loại hình du lịch thế mạnh như: sinh thái, cộng đồng, rừng, biển đảo, gắn với hệ thống sản phẩm du lịch từ nông nghiệp (thủy, hải sản), làng nghề truyền thống; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển. Người chơi có dịp tải nghiệm chụp đìa thu hoạch cá đông ở UMinh. \"Từ các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch của sự kiện 'Hương Rừng U Minh' trong tháng 4 vừa qua, nếu trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Cà Mau sẽ tiếp tục duy trì tổ chức sự kiện này hàng năm. Đây cũng là một trong những điểm nhấn của chương trình Cà Mau - điểm đến 2022, dự kiến tổ chức vào tháng 4/2022\", ông Trường nói. Theo ông Trường, kinh nghiệm rút ra từ chương trình \"Cà Mau - đểm đến 2021\", tỉnh sẽ có điều chỉnh mở rộng quy mô tổ chức đối với một số sự kiện, điều tiết những hoạt động chưa mang lại hiệu ứng cao, thêm mới những hoạt động nhằm tạo sự mới mẻ và thu hút du khách hơn. Với lợi thế, Cà Mau có 2 vườn quốc gia, 2 hệ sinh thái ngập ngọt và ngập mặn, đây là tiềm năng du lịch lớn để tỉnh khai thác phát triển nhiều sản phẩm du lịch thú vị. Ngoài ra, để các sự kiện đạt hiệu quả cao, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, tỉnh còn tuyên truyền, thông báo rộng trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo, đài... về quy mô tổ chức các hoạt động, thời gian, địa điểm tổ chức trước khi sự kiện diễn ra ít nhất 2 tháng. Đây là cách giúp các đơn vị kinh doanh du lịch chủ động thiết kế tour giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước. Chương trình \"Cà Mau - điểm đến 2021\" gồm 5 sự kiện chính: Lễ hội Nghinh Ông - Sông Đốc hưởng ứng \"Năm Du lịch quốc gia Ninh Bình 2021\"; Lễ hội Tri ân Quốc tổ; 74
Cuộc chạy marathon với chủ đề \"Kết nối đường Hồ Chí Minh huyền thoại; Ngày hội Cua Năm Căn gắn với ẩm thực Cà Mau; Lễ Thượng cờ - Thống nhất non sông. Chương trình lồng ghép với chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại gắn với từng sự kiện, được tổ chức nhân các ngày lễ lớn trong năm 2021 như: Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ; Sự kiện Hương rừng U Minh; Tổ chức không gian văn hóa nghệ thuật; Hội nghị xúc tiến du lịch... Thư Kỳ (ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau) o - Cà Mau tích cực quảng bá vẻ đẹp rừng U M inh/Thư Kỳ//vnexpress.-Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://vnexpress.net Lạ chưa, ở tỉnh Cà Mau có chuyện ”xây nhà” bê tông dưới đáy biển cho cá ở Thứ năm, 01/7/2021 - 06:01 Hàng trăm khối bê-tông được thả xuống biển để làm nơi trú ngụ và sinh sôi cho nhiều loài cá. Đây cũng được xem là những \"ngôi nhà” bảo vệ nguồn thủy sản trước tình trạng khai thác tận diệt như hiện nay. Vùng biển Tây Nam của tỉnh Cà Mau những năm gần đây ngư dân đánh bắt không hiệu quả vì nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, nhiều tàu cá phải nằm bờ. Tàu chở rạn bê-tông thả trên vùng biển Cà Mau làm nơi cho cá trú ngụ an toàn, tránh bị khai thác tận diệt. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, nguồn lợi thủy sản của tỉnh không chỉ suy giảm tuyến bờ mà còn cả các tuyến ngoài khơi. Tháng 9-2020, tỉnh Cà Mau triển khai dự án thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, kết hợp phát triển du lịch trên biển. Dự án có tổng mức đầu tư trên 7,7 tỉ đồng. Mục đích nhằm chống sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là sản lượng cá do khai thác quá mức. Dự án này thả xuống biển 500 khối rạn bê-tông hình lập phương, kích thước mỗi rạn 1,5 m3, nặng 1,2 tấn. Số rạn này được chia làm 5 cụm, mỗi cụm 100 khối, trải dài từ địa bàn xã Khánh Bình Tây qua Khánh Bình Tây Bắc của huyện Trần Văn Thời, thuộc khu vực biển Tây Cà Mau, cách bờ khoảng 15 km. Phương pháp thả rạn được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn của các chuyên gia Thái Lan. 75
Ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết từ khi dự án thả rạn cho cá cư trú được thực hiện, định kỳ vào ngày 15 hằng tháng, các cơ quan chuyên môn tiến hành theo dõi sự phát triển nguồn lợi thủy sản và hiện trạng vật lý của các cụm rạn bằng phương pháp lặn đánh giá, ghi hình cùng với thu mẫu để phân tích. \"Chỉ sau vài tháng, trong khu vực thả rạn đã xuất hiện khoảng 13 họ cá, gồm một số loài đặc trưng như cá bướm, cá thia, cùng một số họ cá có giá trị như cá bóp, cá mú, cá hồng, cá đổng... Các loài cá tập trung tại khu vực rạn có khuynh hướng tăng lên qua các lần lặn thu mẫu đánh giá. Đặc biệt, một số loài cá tại khu vực rạn có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước trung bình mà ngư dân khai thác ngoài b iể n .\" - ông Sĩ thông tin. Bên cạnh đó, kết quả phân tích động vật đáy và thông qua hình ảnh thu được qua các lần khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy sự xuất hiện đa dạng các loài động vật đáy như họ nghêu, tôm gõ mõ, hải sâm, giun nhiều tơ, giáp xác... ngày càng nhiều. Chống được nạn khai thác tận diệt Những khôi rạn băng bê-tông được thả xuồng biên Sau khi xây \"nhà\" cho cá, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp chính quyền địa phương thành lập tổ hợp tác để cùng quản lý, bảo vệ và khai thác thủy sản khu vực thả rạn nhân tạo. Tổ gồm 16 thành viên là ngư dân có tàu khai thác thủy sản. Ngư dân Lê Vũ Trường, Tổ phó Tổ Quản lý rạn ở xã Khánh Bình Tây, cho biết từ khi thực hiện dự án thả rạn nhân tạo, những \"hung thần\" sát hại nguồn thủy sản ven bờ như cào bay không dám vào hoạt động. Bởi nếu cào bay đi vào vùng này sẽ gặp phải rạn, miệng cào không thể kéo được vì bị các khối bê-tông cản trở. Không những thế, họ còn gặp phải sự truy cản quyết liệt của các tàu cá trong tổ quản lý rạn. \"Hiện khắp vùng biển Tây, cá thì ít nhưng tàu đánh bắt thì nhiều nên những năm gần đây, việc đánh bắt thủy sản không còn hiệu quả như trước. Nếu không có giải pháp bảo vệ, khôi phục lại nguồn cá thì vài năm nữa sẽ không còn cá để đánh bắt. Chúng tôi tích cực tham gia mô hình này bởi ai cũng thấy được lợi ích mang lại lâu dài, bền vững\" - ông Trường bày tỏ. Hiện nay, các thành viên trong tổ chia thành 4 nhóm và có 8 tàu cá thay phiên canh giữ. Mỗi nhóm giữ 1 tuần rồi vào bờ, sau đó đến nhóm khác ra thay thế, bảo vệ tối đa cho những \"ngôi nhà\" của cá. \"Sau khi xây nơi trú ngụ cho cá một thời gian, chúng tôi thấy cá kéo về nhiều lên. Ghe đi ngang qua khu thả rạn đã thấy các bầy cá trích, cá s ọ c . kéo về nổi trên mặt nước, thật đáng mừng\" - ngư dân Lê Vũ Trường lạc quan. Các thành viên 76
trong tổ quản lý rạn cho biết họ đều tham gia tích cực với tinh thần tự nguyện, cùng đoàn kết chung tay phát huy vai trò cộng đồng nhằm bảo vệ khu vực biển thả rạn nhân tạo. Đồng thời hướng đến bảo tồn, tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản, nhất là nguồn thủy sản ven bờ; giữ gìn đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật biển, với phương châm hoạt động vì một nghề cá bền vững. “Dù thời gian thực hiện dự án chưa lâu nhưng đã có nhiều tín hiệu lạc quan: nguồn lợi thủy sản ở các vùng thả rạn đang có dấu hiệu phục hồi tích cực; tác động tốt đến tập quán khai thác thủy sản của người dân địa phương trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhằm hướng đến việc khai thác lâu dài, bền vững” - đánh giá của Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau. Dụy Nhân (Báo Người lao động) o - Lạ chưa, ở tỉnh Cà Mau có chuyện \"xây nhà \" bê tông dưới đáy biển cho cá ở/Dụy Nhân//danviet.-Năm 2021.- Ngày 1 tháng 7. Nguồn: https://danviet.vn ế* A r Thủy lợi cho vùng lúa tôm vân còn nhiêu bât cập Thứ năm, 01/7/2021 - 9:40 Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho rằng, hiện nay các công trình Thủy lợi cho vùng lúa tôm của tỉnh vân còn nhiêu bât cập... Cà Mau là một trong những tỉnh chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH. Những năm gần đây, tỉnh đã quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi từng bước hiện đại. Để hiểu rõ thêm kế hoạch và định hướng sắp tới, PV Báo NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau. Ông Tô Quồc Nam, Phó Giám đồc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau Thưa ông, những năm qua tỉnh Cà Mau đã quan tâm và được đầu tư hệ thông thủy lợi cho cây lúa, con tôm như thế nào theo Nghị quyết 120? Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã nhận diện và định hướng chiến lược quan trọng là chủ động thích nghi. Nói cách khác đi là thích nghi có kiểm soát, làm chủ tình huống khi bất lợi xảy ra, lấy tài nguyên nước làm cốt lõi để bố trí sản xuất, định 77
hướng phát triển. Cụ thể, đối với vùng ven biển tỉnh Cà Mau, đây là vùng khó khăn về nước và dễ bị tổn thương nhất. Nhiệm vụ trọng yếu là chủ động nguồn nước, được thực hiện theo chiến lược: Nâng cấp các hệ thống thủy lợi ven biển, xây dựng các công trình kiểm soát mặn, lấy nước ngọt, xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi các tiểu vùng. Đồng thời, nâng cấp tuyến đê biển Tây từ Tiểu Dừa đến Sông Đốc với hơn 50km đã được bê tông hóa. Xây dựng hơn 50km kè bảo vệ bờ biển, sửa chữa hệ thống cống Sông Đốc - Tắc Thủ. Nâng cấp hệ thống bờ bao ngăn mặn chống triều cường, nước dâng phục vụ sản xuất nông nghiệp kể cả cây lúa và con tôm. Đã xây dựng và đưa vào vận hành 14 hệ thống trạm bơm, cũng như đang tiếp tục đầu tư 6 hệ thống trạm bơm lớn nhằm điều tiết nước hợp lý. Qua đó, chủ động chuyển nước ngọt cho các vùng khan hiếm nước nhưng có tiềm năng kinh tế cao. Cùng với các hệ thống thủy lợi tăng cường nguồn cấp nước, ngành nông nghiệp đã khuyến khích nhân dân tự tích nước bằng nhiều hình thức, giải pháp phù hợp là tích nước quy mô hộ gia đình. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác kiểm tra các công trình thủy lợi tại tỉnh Cà Mau. Ánh: Trọng Linh. Nghị quyết 120 của Chính phủ đã gỡ vòng kim cô cho nông dân. Hiện nay mô hình tôm - lúa đã khẳng định tính hiệu quả và phù hợp, nhưng hạ tầng phục vụ sản xuất tôm - lúa vân còn nhiều bất cập. Xin ông cho biết những khó khăn đó là gì? Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH được ban hành năm 2017 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách. Thực tiễn hơn 3 năm triển khai cho thấy, việc kế thừa các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước cùng với tích hợp, lồng ghép kết quả các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các dự án phát triển đã tạo đà mạnh mẽ cho tỉnh Cà Mau. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đạt được một số kết quả tích cực, nhất là trong nông nghiệp. An sinh xã hội được quan tâm, việc làm được cải thiện, sinh kế của người dân từng bước được chuyển đổi theo hướng bền vững. Hiện nay, hệ thống thủy lợi vùng tôm - lúa là khu vực chịu tác động lớn của triều biển Tây. Từ trước đến nay nhà nước đã đầu tư các dự án với mục tiêu ngăn triều cường - nước dâng, tiêu úng, tạo nguồn nước mặt như: dự án xây dựng đê biển Tây và các cống dưới đê. Đến nay đã xây dựng hoàn thành các cống: Biện Nhị, Hương Mai, Lung Ranh, Rạch Dinh, T29, T25, Đá Bạc, Kênh Mới... 78
Tuy nhiên, do đầu tư không đồng bộ đặc biệt là chưa có hệ thống trạm bơm điều tiết nội vùng dẫn đến tình trạng phải tháo bỏ nước khi mùa mưa, gặp mưa có lưu lượng lớn và mưa nhiều ngày. Nhưng lại thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vào cuối vụ, đặc biệt là hai huyện Trần Văn Thời và U Minh. Đặc biệt, những năm thời tiết bất thường lượng mưa đầu vụ thấp, mùa mưa kết thúc sớm độ mặn tăng cao, thiếu nguồn nước ngọt bổ sung nên lúa phát triển kém, bị giảm năng suất. Thậm chí thiệt hại hoàn toàn, về tôm nuôi trong điều kiện độ mặn quá cao làm giảm sức đề kháng tôm nuôi. Nhiều dịch bệnh trên tôm phát sinh làm cho tôm chậm lớn, năng suất tôm nuôi đạt thấp. Ngoài ra, về tổ chức sản xuất lúa - tôm một số địa phương vẫn còn bất cập chưa đồng bộ. Còn tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trong vùng còn đan xen diện tích trồng lúa, nuôi tôm gây khó khăn cho những hộ trồng lúa phải ngăn mặn giữ ngọt, thậm chí xảy ra mâu thuẫn tranh chấp mặn ngọt. Để khắc phục khó khăn nêu trên, trước mắt cần tiếp tục củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển Tây. Các cống dưới đê nhằm đảm bảo ngăn mặn, ngăn triều cường, tiêu úng xổ phèn. Tiếp tục củng cố, nâng cấp phù hợp hệ thống đê bao, cống điều tiết nước và các trạm bơm. Việc đầu tư sẽ giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản như: tạo nguồn nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, tiêu úng xổ phèn phục vụ sản xuất. Đầu tư các công trình thủy nhân rộng mô hình tôm - lúa là hướng đi bền vững trước BĐKH như hiện nay. Ánh: Trọng Linh. Thưa ông, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm và trồng lúa có sự chệnh lệch và khác biệt gì lớn không và làm thế nào để tạo sự đồng bộ với hệ thống sinh thái của tỉnh và vung? Do nguồn lực có hạn nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm và trồng lúa chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân đối với vùng ngọt hóa việc đầu tư hệ thống thủy lợi cần được đầu tư khép kín nên nguồn lực thực hiện lớn. Đối với vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản, trước mắt tiến hành đầu tư các công trình đầu mối như các cống tiếp giáp với vùng sông lớn nhằm ngăn triều cường, chống nước biển dâng và nạo vét hệ thống kênh rạch cũng như đầu tư hệ thống đê bao chống tràn. Hiện nay, vùng này chỉ mới có tiểu vùng 10 - Nam Cà Mau được đầu tư hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, tiểu vùng 2, 3, 5 - Nam Cà Mau đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện. Về lâu dài ngành nông nghiệp cũng đã đề xuất các công trình dự án vào chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện hạ tầng thủy lợi cho cả vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản và vùng theo hệ sinh thái ngọt một cách hài hòa. 79
Với mục tiêu hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm nói chung và mô hình tôm lúa nói riêng, Cà Mau sẽ có những giải pháp gì, với những chương trình, kế hoạch và đề án trong thời gian tới như thế nào thưa ông? Hầu hết các giải pháp cho công trình thuỷ lợi phục vụ cho phát triển sản xuất phải rất linh hoạt, phù hợp với các vùng sinh thái và hạn chế tới mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu từ tự nhiên. Nhìn chung, Cà Mau là tỉnh ven biển, nội địa có ba tiểu vùng sinh thái nước mặn ven biển, nước lợ và nước ngọt. Về giải pháp chung, là rà soát lại quy hoạch, đính hướng phát triển cơ bản cho hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất trong gai đoạn tới 2021 -2030: Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi kiểm soát nguồn nước để cấp nước sinh hoạt, chủ động cấp ngọt, mặn phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đầu tư các tuyến đê biển kết hợp trồng rừng bảo vệ bờ biển, sử dụng hợp lý nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Tập trung nghiên cứu giải pháp cấp nước ngọt từ sông chính về vùng ven biển. Xin cảm ơn ông! TRỌNG LINH - VĂN VŨ (thực hiện) t ũ - Thủy lợi cho vùng lúa tôm vẫn còn nhiều bất cập/trọng linh - văn vũ//nongnghiep.- Năm 2021.- Ngày 01 tháng 7. Nguồn: https://nongnghiep.vn Cà Mau ứng phó trước nạn sạt lở bờ biển Thứ năm, 01/7/2021 - 10:30 Cà Mau là tỉnh cực Nam Tổ quốc có 3 mặt giáp biển. Tổng chiều dài bờ biển của tỉnh là 254km (bờ biển Tây dài 154km, bờ biển Đông dài lOOkm), trong đó có trên 8O% tổng chiều dài bị sạt lở. Bờ biển Đông có chiều dài sạt lở nguy hiểm khoảng 48km, trong đó sạt lở rất nguy hiểm khoảng 29,5km, tập trung trên địa bàn các xã Tam Giang Đông (huyện Năm Căn); xã Đất Mũi, xã Tân Ân và thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển). Sóng biển vượt qua kè hộ đê, bào mòn, gây sạt lở đai rừng phòng hộ ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau). 80
Bờ biển Tây sạt lở với chiều dài khoảng 57km, trong đó có nhiều đoạn không còn rừng phòng hộ, hoặc đai rừng phòng hộ chỉ còn vài chục mét. Hiện, tình trạng sạt lở bờ biển Tây ngày càng nguy cấp hơn. Những cánh rừng phòng hộ ven biển dần biến mất nên đê biển Tây thường xuyên bị sóng to, gió lớn uy hiếp, nguy cơ vỡ đê rất cao, nhất là, vào mùa mưa bão, gió Tây Nam hoạt động mạnh cộng với triều cường dâng cao. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, từ ngày 2 đến 8-6 trên địa bàn tỉnh xảy ra 39 vụ sạt lở đất ven sông, ven biển với tổng chiều dài hơn 810m (trong đó có 199m đường bê tông), làm thiệt hại 19 căn nhà, hư hỏng 3 căn nhà, 3 trại tôm giống, ngã 2 trụ điện... Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ UBND tỉnh Cà Mau, cho biết tước những diễn biến sạt lở bờ biển ngày càng gia tăng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định hộ đê khẩn cấp; huy động toàn lực, kể cả các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn tập trung xử lý sạt lở, giảm thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra, giúp người dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Đặc biệt, với tinh thần quyết liệt, tỉnh đã triển khai rất nhiều giải pháp để xử lý khắc phục sạt lở. Ngoài các giải pháp phi công trình (như tổ chức di dân, tái định cư; phát động phong trào trồng cây, gây rừng; tổ chức theo dõi diễn biến sạt lở ven biển về qui mô, cường độ, hướng dịch chuyển theo định kỳ...), tỉnh tập trung vào các giải pháp công trình kiên cố hóa đê biển, các công trình kè chống sạt lở, gây bồi tạo bãi, khôi phục rừng ngập mặn ven biển,... Hiện Cà Mau đã thực hiện các giải pháp này với tổng chiều dài gần 49km (40km đê biển Tây và 9km đê biển Đông). Theo số liệu khảo sát mới nhất, phía sau công trình, bãi bồi đã hình thành, được bồi lấp liên tục theo từng năm. Bình quân chiều cao bãi được nâng lên từ 1 đến 1,5m phù sa so với trước khi có công trình. Cùng với việc phát huy hiệu quả giảm sóng, gây bồi, công trình còn tạo điều kiện tốt để trồng tái sinh rừng ngập mặn, đảm bảo an toàn cho nhà cửa dân cư phía trong đê cũng như sản xuất nông nghiệp của người dân. Để triển khai các giải pháp công trình và phi công trình ứng phó sạt lở bờ biển thời gian tới, tỉnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính không áp dụng cơ chế vay lại các dự án ODA đối với các dự án ứng phó thiên tai, mà được áp dụng cơ chế ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ số vốn ODA đầu tư cho các dự án xây dựng đê biển, xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ chống sạt lở ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, vì các dự án này không có khả năng thu hồi vốn. Đặc biệt, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét có cơ chế để huy động vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển, kết hợp với đầu tư khai thác du lịch sinh thái, điện gió, điện năng lượng mặt trời (các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kè và được giao sử dụng đất rừng phòng hộ ven biển khôi phục thêm được từ dự án để kinh doanh du lịch sinh thái). Cùng với đó, Trung ương sớm phân bổ kinh phí cho tỉnh Cà Mau xử lý tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển và nạo vét các cửa sông, cửa biển bị bồi lắng với tổng kinh phí khoảng 1.047 tỷ đồng, trong đó ưu tiên nguồn vốn xử lý đối với các công trình chống sạt lở khẩn cấp, đặc biệt nguy hiểm gần 800 tỷ đồng và kinh phí nạo vét các cửa sông, cửa biển bị bồi lắng trước mùa mưa bão năm 2021 khoảng 250 tỷ đồng... Đ.Văn - T.Nghĩa O - Cà Mau ứng phó trước nạn sạt lở bờ biển/Đ. Văn - T.Nghĩa//Công an nhân dân.- Năm 2021.- Ngày 01 tháng 7. Nguồn: http://cand.com.vn 81
Địa chỉ mua trực tuyến đặc sản Cà Mau ‘chính gốc’ Thứ năm, 01/7/2021 - 11:30 Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) tỉnh Cà Mau- madeincamau.com - là địa chỉ cho người dùng cả nước đặt mua đặc sản Cà Mau đã được bảo hộ như tôm khô Rạch Gốc, mật ong U Minh, cua Năm Căn, bánh phồng tôm Mũi Cà M au... Trước tình hình nhiều người hạn chế mua hàng trực tiếp ngoài chợ, siêu t h ị . do dịch bệnh, không ít hợp tác xã, cơ sở kinh doanh, sản xuất nông sản, thực phẩm ở Cà Mau nhanh nhạy chuyển đổi sang bán hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội. Nắm bắt thương mại điện tử là xu hướng tương lai, đồng thời mong muốn “dẫn lối” người mua đến một địa chỉ uy tín, chính thống, an toàn và minh bạch cho cả người mua lẫn người bán, Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Cà Mau đã được xây dựng và vận hành từ nguồn ngân sách xúc tiến thương mại, do Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) quản lý. Ngày 25/6/2021, Bộ Công Thương phê duyệt để vận hành chính thức nền tảng thương mại trực tuyến Sàn TMĐT tỉnh Cà Mau. SÀ N PHẨM m ó i n h A t Sàn TMĐT tỉnh Cà Mau cũng được cấp phép mua bán vật tư nông nghiệp, vật tư thú y thủy sản; cây, con giống thủy sản, nông nghiệp và các loại sản phẩm và dịch vụ khác. iPEC nhấn mạnh, ưu điểm của sàn TMĐT Cà Mau với người mua là nguồn cung cấp hàng hóa với giá gốc, giảm chi phí trung gian, đại lý. Đồng thời, với kênh người bán chỉ áp dụng cho chủ thể OCOP, hợp tác xã và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người dùng cả nước có thể yên tâm chọn lựa những sản phẩm “chính gốc made in Cà Mau”. Đây bước tiến quan trọng của Cà Mau trong việc hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ, quảng bá nông sản, thực phẩm, đặc sản Cà Mau, không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh. Sàn TMĐT Cà Mau còn có nhiều phương thức thanh toán như thu hộ (COD), ví điện tử, ATM nội địa, internet banking, thanh toán quốc t ế . để khách hàng lựa chọn. Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau thông báo sẽ áp dụng nhiều ưu đãi cho người bán trên sàn TMĐT tỉnh Cà Mau như miễn phí giao dịch và phí đăng ký gian hàng; tư vấn, hướng dẫn nghiệp vụ trưng bày, giao dịch hàng hóa; tạo gian hàng riêng để quảng bá doanh nghiệp, cửa hàng; tham gia các sự kiện, chương trình xúc tiến thương mại; lựa chọn nhiều kênh vận chuyển như giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm,. được kết nối sẵn trên nền tảng của sàn; trưng bày sản phẩm miễn phí tại “Điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm và thành tựu xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư của tỉnh”. D. An ữ - Địa chỉ mua trực tuyến đặc sản Cà Mau ‘chính gốc'/D. An//vietnamnet.vn.- Năm 2021.- Ngày 01 tháng 7. Nguồn: https://vietnamnet.vn 82
Kỹ sư trẻ tìm thấy hạnh phúc trong công việc Thứ năm, 01/07/2021 - 11:00 Tôi gặp Nguyễn Văn Tú vào tháng 7-2020, khi anh dẫn đoàn thợ giỏi của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đi nhận giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi toàn quốc”. Ân tượng đầu tiên của tôi với Tú là một thanh niên năng nổ, nhiệt tình và gần gũi. Hiện anh là Tổ trưởng tại Xưởng điều khiển Nhà máy Đạm Cà Maù. Kỹ sư Nguyễn Văn Tú Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Đại học Vũng Tàu, chuyên ngành Điện - Điện tử, Nguyễn Văn Tú trau dồi thêm kiến thức về tự động hóa rồi về đầu quân cho Nhà máy Đạm Cà Mau từ năm 2012 đến nay. Gần 9 năm gắn bó với nhà máy, trải qua nhiều công việc khác nhau, ở vị trí nào người kỹ sư trẻ cũng làm việc bằng cả trái tim, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ một kỹ sư thực tập, bằng sự phấn đầu không mệt mỏi, giờ đây Nguyễn Văn Tú đảm nhận vai trò Tổ trưởng tại Xưởng điều khiển, phụ trách sửa chữa bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động của nhà máy, bảo dưỡng các hệ thống điều khiển (PLC) khu vực đóng bao, Robot, Shiploader, cân Jumbo... Nhà máy Đạm Cà Mau được đánh giá có hệ thống máy móc tân tiến bậc nhất, dây chuyền sản xuất được vận hành bởi những kỹ sư có chuyên môn cao, những người thợ lành nghề, quan trọng hơn nữa, nhà máy được quản lý bởi những lãnh đạo có “tâm” và “tầm”. Làm việc trong môi trường như thế, vừa là cơ hội để người kỹ sư trẻ như Tú được cọ sát, nâng cao kiến thức thực tiễn, vừa là thách thức buộc anh phải luôn luôn trong thế vươn lên. Sáng kiến, ý tưởng là một trong nhiều phong trào thi đua diễn ra sôi nổi tại Nhà máy Đạm Cà Mau. Khi người lao động có ý tưởng, lãnh đạo nhà máy sẽ xem xét và đánh giá tính khả thi để áp dụng vào thực tiễn. Do đó, đội ngũ người lao động của Nhà máy Đạm Cà Mau rất “thiện chiến”, không ngừng sáng tạo, giúp nhà máy tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. 83
Ngoài việc hưởng ứng phong trào phát huy ý tưởng, sáng kiến do nhà máy phát động, chính những vấn đề trục trặc, phát sinh trong công việc hằng ngày đã thúc đẩy kỹ sư Tú phải tự bồi dưỡng nghiệp vụ, tự tìm tòi để khắc phục. Kỹ sư Nguyên Văn Tú tham gia hoạt động thê thao của công ty Trong nhiều sáng kiến mà Nguyễn Văn Tú tham gia có thể kể đến sáng kiến “Thiết kế giao diện vận hành và điều khiển của hệ thống máy nghiền M07601A/B” Đây là hệ thống do Vendor nước ngoài lắp đặt trọn gói nên nhà thầu không bàn giao các chương trình điều khiển, gây khó khăn cho công tác vận hành, xử lý sự cố, cũng như khi thay thế các thiết bị điều khiển. Tú cùng các đồng nghiệp đã chủ động tìm các tài liệu liên quan đến hệ thống này để tham khảo và tự thiết kế lại giao diện vận hành cho thân thiện hơn, dễ sử dụng hơn. Bản thiết kế mới đã làm chủ được hệ thống cũng như chủ động thay thế các thiết bị có nguy cơ gây ra sự cố, ngăn được sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Do đó, hệ thống tạo hạt urea không bị giảm tải, nhà máy không bị giảm sản lượng sản xuất. Sáng kiến này được áp dụng từ năm 2019 đến nay và được đánh giá mang lại giá trị làm lợi 2,13 tỉ đồng/năm. Nguyễn Văn Tú nhớ lại một kỷ niệm với Nhà máy Đạm Cà Mau. Vào giữa tháng 7-2015, khoảng nửa đêm thì có điện báo nhà máy bị dừng đột xuất. Ý thức cho biết đây là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, đội ngũ kỹ sư được phân công nhiệm vụ, chia ra các nhóm cụ thể để tìm nguyên nhân, loại trừ các tình huống. Nhà máy cũng tính đến phương án nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị bên ngoài để xử lý sự cố. Với quyết tâm không đầu hàng trước thử thách, mặc dù mọi người đã rất mệt mỏi khi trải qua một đêm thức trắng, làm việc với cường độ cao, nhưng với tư duy nhạy bén, Tú và các đồng nghiệp đã tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây ra sự cố lỗi các thiết bị hệ thống điều khiển. Tú chia sẻ: “Sự cố được khắc phục hoàn toàn vào lúc 15 giờ ngày hôm sau, sau gần 17 tiếng đồng hồ. Xử lý xong sự cố thì tôi và tất cả anh em ngủ ngay trên sàn của phòng điều khiển trung tâm”. 84
Nguyên Văn Tú cùng đồng nghiệp thực hiện BDSC hệ thống điều khiên tại Nhà máy Đạm Cà Mau Nguyễn Văn Tú cho biết, anh lạc quan hơn và hoàn thiện bản thân hơn khi làm công tác đoàn thể. Nhờ những hoạt động Đoàn, anh có thêm những người bạn mới, nhìn nhận cuộc sống xung quanh mình với nhiều cảm nhận chân thực hơn. Để hoàn thành nhiệm vụ của cả hai vai trò, tổ trưởng và cán bộ Đoàn, anh xác định rằng, trước tiên phải nghiêm túc với bản thân, đề ra mục tiêu cụ thể, cam kết với chính mình và chủ động thực hiện công việc, không tự gây áp lực, tự tạo thói quen tốt, dùng hành động làm gương cho đoàn viên, hoàn thành tốt vai trò của mình. Kỹ sư Tú chia sẻ: Nhà máy Đạm Cà Mau có rất nhiều tấm gương tiêu biểu. Anh chỉ là một người kỹ sư tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong công việc chứ chưa phải là một kỹ sư xuất sắc. Mọi người trong nhà máy luôn có thái độ tích cực trong cuộc sống, lấy hiệu quả trong công việc làm thước đo, xem nhà máy là nhà, coi đồng nghiệp là người thân. Tinh thần đoàn kết, thái độ sống tích cực và khiêm tốn ấy đã trở thành văn hóa PVCFC. Tuy mỗi người làm ở mỗi bộ phận khác nhau, nhưng những con người ấy đều chung một con thuyền, chung niềm say mê công việc, chung tình yêu với nhà máy và luôn làm việc với phương châm: Tiên phong - Trách nhiệm - Ân cần - Hài hòa. Sáng kiến “Thiết kế giao diện vận hành và điều khiển của hệ thống máy nghiền M07601A/B” mà Kỹ sư Tú tham gia được áp dụng từ năm 2019 đến nay mang lại giá trị làm lợi 2,13 tỉ đồng/năm cho Nhà máy Đạm Cà Mau. Thu Phượng £ữ - Kỹ sư trẻ tìm thấy hạnh phúc trong công việc/Thu Phượng//petrovietnam.- Năm 2021.- Ngày 01 tháng 7. Nguồn: https://petrovietnam.petrotimes.vn 85
rỊ n ngà'y y gi• ành1 gi•ậA tJ sự sốA ng củ7 a thiêui l «A ni*ê/Vn tA rụy tA i• m Thứ năm, 01/7/2021 - 12:33 r *7 _ r 'X ■* ^ J____/V • _____/y > » ¡ T __________ /V _ _ _ __/V ___ Í___i _ Thiêu niên 15 tuổi quê Cà Mau nôn ói sau ăn, xuât hiện cơn co gồng toànr r i i *Ạ _______ *Ạ / • ________ w _ _______/V J 1 • thân, trợn mắt, môi tái khoảng một phút. Khi tỉnh lại, bé than mệt nhiều, được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 khám, lúc hơn 2h ngày 24/5. Mạch bé 45 lần mỗi phút, chậm khoảng một nửa so với bình thường, kèm trụy tim mạch. Bác sĩ cấp cứu chẩn đoán bé rối loạn nhịp chậm, block nhĩ thất, viêm cơ tim, sốc tim. Bệnh nhi thở oxy, dùng thuốc vận mạch giúp tăng nhịp tim và tăng sức co bóp cơ tim, nhưng tình trạng không cải thiện. Các bác sĩ hội chẩn, quyết định đặt máy tạo nhịp tạm thời để điều chỉnh tần số tim. Phó giáo sư Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết sau khi đặt máy tạo nhịp và sử dụng thuốc vận mạch, bé cải thiện hơn, được theo dõi sát tình trạng huyết động và tổn thương gan thận. Khoảng 4h sáng ngày 25/5, bệnh nhi đột ngột rối loạn nhịp tim nặng với cơn nhịp nhanh, gây trụy tim mạch rồi ngưng tim. Các bác sĩ ngay lập tức cấp cứu ngưng tim. Dù đặt nội khí quản, bóp bóng, ấn tim liên tục kèm thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp nhưng tim vẫn không đập lại. Trước tình thế khẩn cấp, đội y bác sĩ tiếp tục cấp cứu ngưng tim liên tục hơn một giờ. Đồng thời, một đội khác nhanh chóng đặt ECMO (tim phổi nhân tạo) để hỗ trợ tuần hoàn bệnh nhi. Sau khi hệ thống ECMO vận hành, tình trạng bé dần cải thiện nhưng tiên lượng còn rất nặng do tổn thương đa cơ quan (gan, thận, não) và tim hầu như đập rất yếu, kèm rối loạn nhịp liên tục. Bé được dùng thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp, lọc máu liên tục ổn định chức năng gan thận và hạ thân nhiệt chỉ huy, chống phù não để bảo vệ não. \"Sau 11 ngày chiến đấu căng thẳng, chức năng co bóp cơ tim dần phục hồi nhưng nhịp tim vẫn còn lệ thuộc vào máy tạo nhịp\", phó giáo sư Quang chia sẻ. Với sự hỗ trợ của các bác sĩ ngoại khoa, bé được cai ECMO thành công. Bác sĩ Quang đánh giá, phải cấp cứu ngưng tim hơn một giờ nhưng điều rất ngoạn mục là tri giác bệnh nhi phục hồi hoàn toàn, tỉnh táo, không để lại di chứng não. Tuy nhiên, do tổn thương cơ tim rất nặng nên chức năng tạo nhịp của tim còn lệ thuộc vào máy tạo nhịp. Các bác sĩ tim mạch quyết định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho bé để đảm bảo an toàn. Dự kiến, bé sẽ xuất viện trong vài ngày tới. Theo phó giáo sư Quang, trước khi có ECMO, các bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp hầu như tử vong. Kỹ thuật này ra đời giúp tỷ lệ viêm cơ tim tối cấp được cứu sống vào khoảng 70-80%. Theo y văn, khi thực hiện ECMO trên bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp có ngưng tim, tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 20-25%. \"Do đó, cứu sống thành công bệnh nhi trong hoàn cảnh ngưng tim kéo dài là sự nỗ lực rất lớn\", phó giáo sư Quang nhận định. Bệnh viêm cơ tim khó phát hiện khi các triệu chứng khởi đầu rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm sốt. Hậu quả của bệnh rất nặng nề, thậm chí tử vong. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lớn đã mắc những bệnh liên quan đến các siêu vi, dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, chủng ngừa các bệnh bạch hầu, cúm, rubella, quai bị... Trẻ ở tuổi đi học cần tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh Lê Phương O - 11 ngày giành giật sự sống của thiếu niên trụy tim/Lê Phương// vnexpress.net.-Năm 2021.- Ngày 01 tháng 7 Nguồn: https://vnexpress.net 86
Ban Từ thiên xã hôi Phât giáo tỉnh Cà Mau khánh • • •o thành cầu nông thôn Thứ năm, 01/7/2021 - 12:12 GNO - Sáng 29-6, Ban Từ thiên xã hôi Phât giáo tỉnh Cà Mau kết hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành đưa vào sử dụng 2 cây cầu nông thôn và bàn giao 7 căn nhà tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau cắt băng khánh thành cầu Từ Tâm Cây cầu thứ nhất tên Từ Tâm với chiều dài 19m do tiệm vàng Trường Vinh tài trợ, cầu thứ hai tên Diệu Bảo có chiều dài 30m do gia đình ông Trần Sĩ Tuấn ở Toronto cùng Bàn giao nhà tình thương Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh đã vận động các nhà tài trợ, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, chung tay hỗ trợ chi phí xây dựng và bàn giao 7 căn nhà, trong đó 6 căn nhà tình thương do Quỹ Từ thiện Chí Tài và 1 căn do Tài khoản An vui của nghệ sĩ Đại Nghĩa tài trợ. Cùng ngày, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh đã khảo sát thêm 1 cây cầu, 2 căn nhà để hỗ trợ cho địa phương. Pháp Trí £ữ - Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau khánh thành cầu nông thôn/ Pháp Trí//giacngo.vn.-Năm 2021.-Ngày 01 tháng 7 Nguồn: https://giacngo.vn 87
Món đá đậu mát lạnh bí truyền ở Cà Mau, hơn 50 năm bán ’tuổi thơ’ cho bao thế hệ Thứ Năm, 01/7/2021 - 15:30 Nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Lợi, phường 2, thành phố Cà Mau, đá đậu ông Dú là địa điểm thu hút nhiều vị khách muốn tìm về phong vị \"tuổi thơ”. Nếu một lần đặt chân đến miền đất cực Nam của Tổ quốc, ngoài những món nổi tiếng như cua Cà Mau, mật ong rừng U Minh, mắm cá lóc Thới Bình, bạn nên thử qua món đá đậu trứ danh trên đường Lê Lợi, để cảm nhận vị ngọt đậm đà của tuổi thơ, khơi nguồn cho một miền ký ức tươi đẹp. Đây là xe đá đậu của gia đình ông Ngô Chấn Như và hai người em gái, đã gắn bó với bến đò Cà Mau hơn 50 năm. Món đá đậu tưởng chừng đơn giản, dễ tìm lại trở nên vô cùng khác biệt tại nơi đây, khi mà hương vị quê hương ngày càng mặn mà theo năm tháng. Quán đá đậu huyền thoại ở Cà Mau. (Ảnh minh họa) Nằm dọc theo con hẻm nhỏ dẫn vào bến phà qua kênh Rạch Rập, quán đá đậu có không gian tương đối thoải mái, mát mẻ. Vì ở cạnh bờ sông, gió lùa từng đợt, không khí trong quán lúc nào cũng thoáng đãng, bất kể là trưa hay chiều. Khu vực ăn uống nằm phía đầu con hẻm, xe của thực khách đỗ phía trong. Không gian quán rộng rãi, thoáng mát. Sở dĩ, quán được gọi là \"đá đậu tuổi thơ\" chính là vì những chiếc bàn, ghế gỗ cũ kỹ nhưng sạch sẽ, được sắp xếp ngay ngắn cạnh góc tường nhen màu ký ức, những thứ tưởng chừng chỉ còn trong hoài niệm, đã 50 năm nuôi nấng hồn quê của bao người. Khách của quán chủ yếu là khách quen, người vì đam mê vị ngọt mà lui tới, người vì nhung nhớ tuổi thơ mà tìm về. 88
~\\ r ?? Những món đô cũ kỹ \"hiếm có khó tìm\" trong thời buổi hiện nay. (Anh minh họa) Ngoài món đá đậu đã vang danh một thuở, quán còn có đá bào siro, màu sắc sặc sỡ, hương vị ngọt ngào đã đi vào ký ức của nhiều người như một món quà vặt \"huyền thoại\" của quê hương. Siro đá bào mát lạnh, lựa chọn khôn khéo cho những ngày hè oi bức. (Anh minh họa) Là món ăn dân dã, cách bài trí mỗi ly đá đậu cũng rất đỗi giản đơn, như chính hương vị mà nó mang lại. Phần đá bào \"mịn rứt\" ở phía trên, bỏ vào miệng lập tức tan ngay, lạnh tê đầu lưỡi. Phần thập cẩm bao gồm nhiều nguyên liệu, hòa trộn với nước cốt dừa nấu kỹ, béo ngậy, chua chua, ngọt ngọt, đúng chuẩn miền Tây. 89
Ly đá đậu trông giản đơn mà chứa đựng đầy kỉ niệm tuổi thơ. (Anh minh họa) Điều đặc biệt nhất ở ly đá đậu 50 năm không thay đổi vị chính là chất lượng từ những nguyên liệu của miền thôn quê. Trong mỗi ly đá đậu \"ông Dú\" có đậu xanh, đậu đỏ nấu nhuyễn, bột khoai vừa dai vừa mềm, vài lát khóm ngào chua ngọt, và khác lạ nhất chính là chuối khô thái sợi dai ngon, tất cả như quyện lại trong cái vị béo ngọt vừa phải của nước cốt dừa sánh mịn. Tất cả nguyên liệu đều được gia đình \"ông Dú\" chọn mua từ trong quê, mỗi sáng lại thức dậy từ sớm nấu nướng. Cách chuẩn bị này tuy cực, nhưng lại đảm bảo được chất lượng và hương vị của đá đậu, nước cốt không bị hư hay nhạt. Sự kết hợp độc đáo tạo nên sự khác biệt. (Anh minh họa) Nếu ai có về thăm bán đảo Cà Mau mộc mạc, hãy một lần ghé lại quán đá đậu \"ông Dú\", để thưởng thức hương vị quê hương chan chứa, ngắm nhìn dòng kênh Rạch Rập êm trôi qua những miền ký ức. \"Về miền sông nước Cà Mau Nghe con sóng nhỏ, nghiêng chao đôi bờ”. RACHEL PHẠM (Tổng hợp) Ếữ - Món đá đậu mát lạnh bí truyền ở Cà Mau, hơn 50 năm bán 'tuổi thơ' cho bao thế hệ/RACHEL PHẠM//Vt C.-Năm 2021.-Ngày 01 tháng 7. Nguôn: https://vtc.vn 90
15 năm tỏa sáng thành công, gắn kết tình người Thư sáu, 02/7/2021 - 07:00 Ngày 03/7/2021, Công ty Khí Cà Mau (KCM) tròn 15 năm thành lập. Kỷ niệm sự kiện quan trọng này trong những ngày cả nước đề cao công tác phòng chống đại dịch Covid, KCM xác định tập trung hoàn thành nhiệm vụ SXKD, bảo đảm an toàn đẩy lùi dịch bệnh.Chào mừng ngày vui của Công ty cũng như của toàn PV GAS và ngành công nghiệp Khí, Giám đốc KCM Nguyễn Văn Bé Ba đã có cuộc trao đổi trực tuyến để cùng nhìn lại chặng đường KCM - hành trình mang dấu ấn của những thành công nổi bật và ấm áp lòng nhân ái, sẻ chia trên vùng đất phương Nam chân chất, nghĩa tình. PV: Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập KCM (03/7/2006 -03/7/2021), chúng ta cùng ôn lại sơ lược về lịch sử hình thành K C M - Đơn vị trẻ của P V GAS? Giám đốc KCM Nguyễn Văn Bé Ba: KCM được thành lập ngày 3-7-2006 với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp Khí Cà Mau thuộc Công ty Chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí (nay là Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS) với nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau bao gồm 298km đường ống biển và 27km đường ống bờ. PM3 - Cà Mau bắt đầu thi công từ tháng 6-2005; ngày 29-4-2007 chính thức đón dòng khí đầu tiên vào bờ; ngày 15-5-2007 bắt đầu cấp khí cho Nhà máy Điện Cà Mau 1; ngày 28-5-2008 cấp khí cho Nhà máy Điện Cà Mau 2; ngày 15-9-2011 cấp khí cho Nhà máy Đạm Cà Mau và ngày 6-12-2017 tiếp nhận quản lý, vận hành Nhà máy Xử lý khí Cà Mau. Nhà máy Xử lý khí Cà Mau là mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện toàn bộ Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Năm 2021 là kỷ niệm 15 năm thành lập KCM, từ số lượng cán bộ ban đầu chỉ có 6 người, đến nay đội ngũ CBCNV của KCM đã lên đến hơn 200 người với nhiều kinh nghiệm làm việc và hoàn toàn làm chủ công nghệ. 91
Một góc nhà máy Xử lý Khí Cà Mau PV: Trong hành trình 15 năm đó, đồng chí có thể nêu bật những thành tựu nổi bật của Công ty? Giám đốc KCM Nguyễn Văn Bé Ba: Qua 15 năm xây dựng, hình thành và phát triển, đến nay hệ thống khí PM3-Cà Mau đã tiếp nhận hơn 22 tỷ m3 khí, cấp khí ổn định cho 2 nhà máy Điện với công suất 1.500MW, 1 nhà máy Đạm với công suất 800.000 tấn phân đạm/năm và 1 nhà máy xử lý khí để sản xuất 120.000 tấn LPG và 5.000 tấn Condensate 1 năm. Tính đến nay, hệ thống đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 12 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, KCM đã thành công trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp với 4 giá trị cốt lõi “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, sáng tạo, kết nối” là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động của đơn vị. Nói đến KCM là mọi người sẽ nghĩ ngay đến một tập thể trẻ, khoẻ, năng động, nhiệt tình, làm hết sức, sống hết mình, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hàng năm, KCM luôn là một trong những lá cờ đầu của Tổng Công ty Khí Việt Nam trong việc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao cả về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đoàn thể. Công ty Khí Cà Mau phát triển Văn hóa doanh nghiệp “Chuyên nghiệp - Trách nhiệm - Sáng tạo - Kết nối ” 92
PV: KCM đã trưởng thành như thế nào từ những bước chập chững ban đầu đến vai trò chủ đạo, tiên phong trong ngành công nghiệp khí ĐBSCL? Giám đốc KCM Nguyễn Văn Bé Ba: Khi mới thành lập và công trình đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau đang thi công, đội ngũ tiếp nhận vận hành công trình hầu như toàn bộ là các anh em mới ra trường hoặc chỉ tham gia vào các lớp dự án ngắn hạn, kiến thức có được chỉ thiên về lý thuyết, chưa có kinh nghiệm thực tế. Các tài liệu kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, học tập rất ít, hầu như không có. Lúc đó Internet cũng chưa phát triển như bây giờ. Các tài liệu phải đi xin đơn vị quản lý dự án để sao chụp lại rồi chuyền tay nhau nghiên cứu, tự tìm hiểu rồi khắc phục từng bước, vừa học vừa làm dần dần anh em trưởng thành hơn. Sau đó, trong quá trình tham gia giám sát thi công, lắp đặt, đội ngũ nhân sự KCM dần dần làm chủ được công nghệ và đã tiếp nhận thành công công trình đường ống PM3-Cà Mau để cấp khí an toàn cho các nhà máy Điện, Đạm Cà Mau. Bên cạnh các khoá đào tạo, huấn luyện bên ngoài do các hãng cung cấp giải pháp công nghệ thực hiện, KCM chủ động tổ chức các khoá đào tạo nội bộ để những cán bộ có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn trực tiếp cho đội ngũ mới vào làm. Tri thức và kinh nghiệm được chia sẻ, lan toả trong toàn bộ CBCNV, góp phần duy trì và phát triển tiềm lực của KCM. Năm 2017, KCM tiếp nhận vận hành thành công công trình Nhà máy Xử lý khí Cà Mau với công suất 6,2 triệu m3 khí/ngày cùng hệ thống kho có sức chứa 8.000 tấn LPG, 3.000 m3 condensate và hệ thống cảng xuất sản phẩm lỏng được đặt tại Khu công nghiệp Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Công trình nhằm mục đích thực hiện chế biến sâu để gia tăng giá trị khí PM3, tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Công trình Nhà máy xử lý Khí Cà Mau có công nghệ rất phức tạp so với công trình đường ống PM3-Cà Mau. Công ty Khí Cà Mau hiện nay có thể xem là mô hình thu nhỏ của Tổng Công ty Khí Việt Nam (Công ty Mẹ) khi có đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty như vận chuyển, chế biến, kinh doanh, quản lý dự án, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa... KCM tổ chức hoạt động trồng cây xanh làm đẹp cảnh quan môi trường (Anh chụp trước ngày 27/4) 93
PV: Đồng chí có thể đánh giá về những đóng góp của KCM đối với sự phát triển của tỉnh nhà, một tỉnh nông nghiệp ở vùng địa đầu cực nam của đất nước? Giám đốc KCM Nguyễn Văn Bé Ba: Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau hàng năm đóng góp khoảng 30-40% cho ngân sách tỉnh, góp phần làm thay đổi diện mạo của tỉnh Cà Mau, trong đó có phần đóng góp của KCM. Trong suốt 15 năm qua, KCM luôn đồng hành với Chính quyền địa phương trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội như tiếp sức đến trường, thăm hỏi các gia đình chính sách, các gia đình có công với cách mạng, trao tặng nhà đồng đội, nhà đại đoàn kết,... Người lao động KCM làm việc trên công trình khí Năm 2016, KCM bắt đầu triển khai chương trình “Gieo hạt giống tương lai” nhằm tài trợ học bổng cho các sinh viên giỏi ở Cà Mau đang theo học tại các trường Đại học trong cả nước. KCM còn phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Cà Mau triển khai chương trình hướng nghiệp cho học sinh cấp 3 ở Cà Mau. Các em học sinh sẽ đi tham quan các công trình khí và sẽ được các kỹ sư đang trực tiếp làm việc tại công trình Khí - Điện - Đạm Cà Mau chia sẻ kinh nghiệm lựạ chọn ngành nghề, nhu cầu nhân lực Cụm Khí - Điện - Đạm, cũng như các định hướng phát triển khoa học kỹ thuật trong tương lai. KCM cũng là đầu mối của PV GAS tại miền Tây, tham gia tích cực vào rất nhiều chương trình xã hội ý nghĩa như xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kêt; hỗ trợ xây trường - trạm y tế - các chương trình phát triển nông thôn; tích cực hỗ trợ địa phương hoàn thành Ngày hội Bầu cử toàn dân tươi vui và an toàn; tham gia các chương trình phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch - tôn vinh những giá trị của Cà Mau và miền Tây Nam bộ... Đặc biệt, KCM hợp tác bền chặt với chính quyền, các lực lượng vũ trang và người dân duy trì các chương trình bảo vệ an ninh, an toàn đường ống và hệ thống khí; góp phần đem lại cuộc sống an vui và phát triển cho địa phương. 94
r ■ r' 9 Phôi hợp tuần tra bảo vệ an ninh, an toàn hệ thông khí trên biển KCM có được thành công như ngày hôm nay là do đóng góp từ những bàn tay khối óc của các thế hệ lãnh đạo, của đội ngũ người lao động được hội tụ từ mọi miền Tổ quốc về đây để góp phần xây dựng quê hương Cà Mau ngày càng giàu đẹp. Cùng với toàn thể chuỗi giá trị công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau, PV GAS/KCM đã khẳng định thương hiệu, văn hóa Dầu khí tốt đẹp, hợp tác cùng phát triển với miền Tây cũng như cả nước. Hoạt động an sinh xã hội của KCM PV: Là 1 trong 6 cán bộ đầu tiên được P V GAS cử đến Cà Mau để phát triển ngành công nghiệp Khí tại miền Tây Nam bộ; gắn bó với KCM ngay từ những ngày đầu đầy gian khó, đông chí có thể chia sẻ kỷ niệm sâu sắc của mình ở nơi đây? Giám đốc KCM Nguyễn Văn Bé Ba: Trước khi xuống Cà Mau làm việc, tôi cũng như hầu hết các cán bộ đầu tiên của KCM hoàn toàn không biết gì về Cà Mau, chưa hề đặt chân đến đây. Đi ô tô lúc sáng sớm ở Vũng Tàu nhưng chiều tối mịt mới đến Cà Mau. Cảm giác đường đi cứ xa thăm thẳm. Lúc mới xuống thì đường sá, công trình xã hội ở Cà Mau không được khang trang như bây giờ. Muốn ra đến trạm tiếp bờ để giám sát thi công phải đi 3 loại phương tiện: Ô tô, xe máy và vỏ lãi. Người dân địa phương thấy sự xuất 95
hiện của các anh cán bộ, công nhân lao động mặc áo xanh, áo đỏ, áo vàng cũng rất thích thú và nhiệt tình, sẵn lòng giúp đỡ chúng tôi. Người dân có vỏ lãi đi lại nhưng chưa bao giờ họ nghĩ sẽ chạy thuê cho chúng tôi, rồi một số nhà dân nấu cơm cho anh em công trường. Không khí cứ hóa hức, rộn rã, chan hòa như vậy. Điều tôi cảm nhận sâu sắc ở Cà Mau, đó là cái tình của vùng đất này. Sự chân chất, thật thà của người dân; sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang, các đối t á c . cùng chung tay chăm lo cho công trình Khí - Điện - Đạm. Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu đi làm công tác xã hội ở Cà Mau nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/07/2007. Đoàn chúng tôi khoảng 15 người đi thăm nhà Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, kế hoạch chỉ đến thăm và tặng ít quà. Nhưng khi nói lời tạm biệt thì cả gia đình níu lại, không cho về và mời cả đoàn dùng cơm trưa. Phần quà bỗng chốc trở nên nhỏ bé so với số tôm cua cá mà gia đình mời cả đoàn, như chào đón những đứa con. Đó là kỷ niệm và ấn tượng để đời cho tôi, trở thành quan điểm “trở về với gia đình thân yêu” khi tổ chức các chương trình an sinh xã hội tại Cà Mau. rr Tỏa sáng thành công, găn kết tình người Bước đến cột mốc 15 năm thành lập, tập thể người lao động KCM trân trọng tri ân toàn thể các thế hệ lãnh đạo và CBCNV đã tạo dựng một tên tuổi công ty từ những ngày đầu tiên; trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ hiệu quả, kịp thời của Ban Lãnh đạo PV GAS cũng như Tập đoàn và các cấp cao, sự đồng lòng đồng sức của các đơn vị đồng nghiệp và đối tác; cùng sự hỗ trợ to lớn của Chính quyền và nhân dân địa phương. Thành công tỏa sáng của KCM ngày hôm nay tại miền Tây Nam bộ là thành tựu chung của tất cả chúng ta, người lao động KCM xin được chia sẻ niềm vui và hứa nỗ lực hơn nữa vì những mục tiêu tương lai. PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí đã chia sẻ và chúc mừng KCM tuổi 15 rực rỡ! Trong 15 năm, PM3 - Cà Mau đã tiếp nhận hơn 22 tỉ m3 khí, cấp khí ổn định cho 2 nhà máy điện với công suất 1.500 MW, 1 nhà máy đạm với công suất 800.000 tấn phân đạm/năm và 1 nhà máy xử lý khí để sản xuất 120.000 tấn LPG và 5.000 tấn condensate mỗi năm. PM3 - Cà Mau đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 12 nghìn tỉ đồng. Mai Phương Ếữ - 15 năm tỏa sáng thành công, gắn kết tình người/Mai Phương//petrovietnam.- Năm 2021.-Ngày 02 tháng 7 Nguồn: https://petrovietnam.petrotimes.vn 96
Hãy tiết kiệm từ những việc nhỏ nhất Thứ sáu, 02/7/2021 - 08:15 Tiết kiệm để chống dịch. Đó là mệnh lệnh của Chính phủ, nhưng cũng là lương tâm của toàn dân. Tại nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ thống nhất cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, đồng thời tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn kinh phí chống dịch. Nếu làm được vậy, thì đây sẽ là một nguồn kinh phí không nhỏ. Bởi lâu nay, sự lãng phí trong các hội nghị, các chuyến công tác vẫn là “chuyện thường ngày”. Những hội nghị hết sức vô bổ, những chuyến đi nước ngoài “công tác” không đúng thực chất. Nhiều người chỉ còn vài tháng nữa là nhận quyết định nghỉ hưu nhưng vẫn đi nước ngoài cả chục ngày để “học tập kinh nghiệm”. Có người như ông Vũ Huy Hoàng thời còn làm Bộ trưởng Bộ Công thương, một năm đi nước ngoài tới hơn 160 ngày. Không chỉ hội nghị, công tác, mà còn hàng trăm thứ chi phí lãng phí khác như to thì những cổng chào ở các địa phương, tồn kém đến hàng chục tỷ mà chẳng để làm gì, nhỏ thì băng rôn, khẩu hiệu đỏ lòe, la liệt khắp các công sở. Thời đại dịch, cuộc sống trở nên khó khăn, hàng trăm ngàn cơ sở kinh doanh phải ngừng hoạt động để phòng dịch, hàng triệu người lao động mất việc làm, thu nhập không ổn định... thế nhưng những tượng đài trăm tỷ ngàn tỷ vẫn đua nhau mọc lên. Hãy tiết kiệm, tiết kiệm từ những chi phí nhỏ nhất. Bởi một lít xăng, một tấm vé máy bay, một căn phòng qua đêm trong khách sạn cho cán bộ đi công tác, đều là tiền thuế, là mồ hôi nước mắt của dân. Tiền công không phải là tiền chùa. Trong hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021 mới đây, ông Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các trường không thay đổi đồng phục học sinh để giảm tải gánh nặng cho phụ huynh. Thật là một việc làm đẹp. Ngay lập tức, sự chỉ đạo của vị Giám đốc Sở này được dư luận không chỉ Cà Mau mà rất nhiều tỉnh, thành khác ca ngợi. Một số tỉnh đã có kế hoạch làm theo. Một bộ đồng phục của học sinh, nhất là học sinh ở bậc tiểu học, may một lần có thể mặc được vài năm. Nhưng trước nay năm nào, trường nào cũng thay đổi đồng phục hàng năm, gây ra một sự lãng phí rất không cần thiết. Đối với những phụ huynh nghèo, thì mỗi năm học mới, ngoài gánh nặng về sách vở và hàng chục khoản đóng góp, thì bộ đồng phục cũng là một khoản chi không nhỏ, như lời chỉ đạo rất chân thành của ông Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau. “Nhiều phụ huynh còn đang rất khó khăn, rất khổ. Một bộ đồng phục chỉ vài trăm ngàn. Đối với người có điều kiện thì không đáng là gì. Nhưng với người nông dân thì khác, đó cũng là một khoản tiền không nhỏ. Vì vậy, tiết kiệm được là điều rất tốt”. Vũ Hữu Sự Ếữ - Hãy tiết kiệm từ những việc nhỏ nhất/Vũ Hữu Sự//Báo Nông nghiệp. - Năm 2021.- Ngày 02 tháng 7 Nguồn: https://nongnshiep.vn 97
Muối ba khía - nghề di sản của người dân Cà Mau Thứ Sáu, 02/7/2021 - 05:06 VOV.VN - Tỉnh Cà Mau có nhiều đặc sản ẩm thực, trong đó, ba khía muối là một trong những đặc sản đặc trưng. Nghề “Muối ba khía” cũng đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Nghề muối ba khía đã có từ xa xưa tại vùng đất giàu sản vật Cà Mau. Không ai biết chính xác nghề muối ba khía hình thành từ khi nào, chỉ biết rằng đây là nghề truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Hiện nghề muối ba khía vẫn đang phát triển tại các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau như: Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Ngoài ra còn phổ biến và phát triển mạnh ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Đây cũng là vùng đất có nguyên liệu ba khía ngon nổi tiếng, góp phần đưa sản phẩm muối ba khía được biết đến rộng rãi. Theo người dân địa phương, con ba khía tại vùng đất thị trấn Rạch Gốc ngon là do nguồn thức ăn và điều kiện tự nhiên nơi đây tạo ra. Chị Nguyễn Hồng Đạm, hộ kinh doanh đã nhiều năm làm nghề muối ba khía chia sẻ: \"Ba khía Rạch Gốc nổi tiếng là nhờ địa hình ở đây, như trời phú cho nó ngon. Các cây đước, cây mắm, phù sa ở đây là những thức ăn để tạo lên gạch có màu vàng. Ba khía ăn những thức ăn đặc biệt từ thiên nhiên nên nó ngon, ngọt và chắc\". r9 Ba khía muôi đang là một đặc sản âm thực của tỉnh Cà Mau. Người dân địa phương truyền miệng rằng, cách nay nhiều năm, nguồn lợi ba khía rất phong phú. Đến mùa ba khía “hội” (khoảng tháng 7-9 âm lịch) bà con đi bắt ba khía chở bằng xuồng. Không tiêu thụ hết, bà con mới nghĩ ra cách muối ba khía để bảo quản được lâu hơn. Sau nhiều năm, các công đoạn cơ bản để muối ba khía vẫn không thay đổi. Ngày trước, bà con đi bắt ba khía chở theo các lu nước muối pha sẵn, đến nơi ba khía “höi\" chỉ cần gạt ba khía xuống xuồng, rửa sạch cho vào lu mang về. Sáng hôm sau lại vớt ra để ráo, quạy nước muối khác để muối lại và đậy thật kín để ăn dần. Ngày nay, người dân hay các cơ sở kinh doanh ba khía sau khi rửa sạch ba khía sống, họ không muối ngay mà để khoảng thời gian để ba khía khát nước. Sau đó mới cho vào những lu nước muối đậm đặc pha sẵn, ba khía sẽ uống nước muối và chết. Bà con gọi đó là công 98
đoạn “giết ba khía\". Đây là công đoạn rất quan trọng vì lượng nước muối ba khía uống vào sẽ giúp bảo quản ba khía được lâu hơn, mang lại vị đậm đà cho con ba khía. Sau đó, ba khía được rửa rạch 1 lần nữa để ráo nước, rồi sắp theo từng lớp vào lu, khạp hoặc các keo, cho nước muối được lóng trong vào, họ gọi đó là công đoạn “muối ba khía\". Nguồn lợi ba khía của tỉnh Cà Mau đang suy giảm. Ba khía muối không đủ độ mặn sẽ bị hỏng còn quá mặn sẽ không được thị trường ngày nay chấp nhận. Chính vì vậy, tuy các công đoạn muối ba khía khá đơn giản nhưng để muối được ba khía ngon không phải dễ. Ba khía muối để khoảng 1 tuần là có thể ăn được. Khi ăn, người dân sẽ trộn ướp với các loại gia vị gồm: chanh, tỏi, ớt, dứa, đường... ba khía muối sẽ bớt mặn và mùi vị sẽ thơm ngon hơn. Ba khía muối đang được người dân thị trấn Rạch Gốc đưa ra thị trường với 2 sản phẩm là ba khía muối nguyên con và ba khía muối trộn sẵn. Sản phẩm ba khía muối của tỉnh Cà Mau rất được thực khách ưa chuộng, nguồn cung luôn không đủ cầu. Ông La Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Ngọc Hiển cho biết, nguồn lợi ba khía đang ngày càng suy giảm là một khó khăn rất cơ bản người làm nghề đang gặp. Cái cần hiện nay là làm sao có phương pháp nhân giống ba khía để bảo vệ được nguồn lợi. Qua đó, phát huy được nghề truyền thống nhiều đời nay của người dân địa phương. \"Ba khía phát triển trong môi trường tự nhiên nên người dân không chủ động được nguồn cung. Tùy vào điều kiện thời tiết mà bắt được nhiều ít. Bởi vậy, các cơ sở làm ba khía ngại cùng cơ quan chức năng xây dựng thương hiệu cho ba khía. Tuy nhiên, thực tế khi có giấy tờ chứng nhận, được ký hợp đồng thì họ cũng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường\" - ông La Quốc Khánh cho biết. Vào giữa năm 2020, nghề muối ba khía của người dân Cà Mau đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Từ đó, sản phẩm muối ba khía càng được nhiều người biết đến. Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Cà Mau cùng UBND huyện Ngọc Hiển đang có kế hoạch hình thành các làng nghề muối ba khía truyền thống, kết hợp với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm phục vụ khách tham quan du lịch. Tuy nhiên, vấn đề suy giảm nguồn lợi ba khía đang là một bài toán cần giải./. Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL O - Muối ba khía - nghề di sản của người dân Cà Mau/Trần Hiếu//VOV- ĐBSCL.- Năm 2021.- Ngày 02 tháng 7. Nguồn: https://vov.vn 99
Ông Huỳnh Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thứ sáu, 02/7/2021 - 11:25 Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cùng đạt số phiếu bầu tuyệt đối. Sáng 2/7, các đại biểu tham dự kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu Phó bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Huỳnh Quốc Việt giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đạt tỷ lệ 100% (51/51 phiếu bầu). Các ông Lâm Văn Bi, Trần Hồng Quân và Lê Văn Sử được tái đắc cử chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2021-2026. r9 Tân Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quôc Việt. Anh: Nhật Tân. Tại kỳ họp này, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải tiếp tục tái đắc cử chức Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau với số phiếu bầu tuyệt đối (51/51). Các Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau là ông Dương Huỳnh Khải (tái đắc cử) và bà Lê Thị Nhung (Bí thư Huyện ủy Trần Văn Thời). Tân Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt (45 tuổi), quê xã Tân Thành, TP Cà Mau, có trình độ cao cấp Lý luận chính trị, thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, kỹ sư Xây dựng ngành kỹ thuật công trình. Trước khi trở thành người đứng đầu chính quyền tỉnh Cà Mau, ông Việt từng làm Bí thư Huyện ủy Cái Nước, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Cà Mau, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau. 100
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129