LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần đổi mới quá trình dạy học cần đổi mới trên cả ba phương diện về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Tất cả các phương diện đều rất quan trọng. Tuy nhiên, trong tài liệu này chỉ nói đến khía cạnh phương pháp dạy học (PPDH). Trong PPDH, một yếu tố góp phần quan trọng đó là thiết kế bài giảng, bài giảng được coi là linh hồn của một giờ học. Như vậy, để bài giảng đạt kết quả tốt nhất thì ngoài mắt xích của Thầy giáo, học sinh (HS) và môi trường, thì phương tiện lên lớp cũng là một yếu tố cần được quan tâm đúng và đủ. Phương tiện lên lớp là giáo cụ góp phần làm cho bài giảng thú vị hơn, giờ học trở nên hiệu quả hơn. Giáo cụ được nhắc đến ở đây là thiết kế bài giảng dưới hình thức tích hợp Công nghệ thông tin (CNTT), còn gọi là bài giảng điện tử (BGĐT). Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ làm cho nội dung bài học trở nên trực quan hóa, sinh động, giờ học trở nên cuốn hút, hấp dẫn HS. Bài giảng điện tử tích hợp các được các yếu tố của đa phương tiện (Multimedia). CNTT phát triển đặc biệt là sự ra đời của Internet đã xóa bỏ mọi khoảng cách địa lý giữa các quốc gia trên thế giới; rút ngắn mặt thời gian và không gian; mọi vấn đề được thể hiện ngay trên màn hình máy vi tính, mọi nguồn thông tin trở nên gần gũi, đa dạng và phong phú chỉ với “từ khóa tìm kiếm” và cái nhấp chuột vào nút “Go”. Đây cũng chính là nguồn thông tin khổng lồ cung cấp nguồn tư liệu dưới dạng đa hình thái. Là nguồn tri thức giúp Thầy và trò trong quá trình học hỏi và kiến tạo nên những giá trị của cuộc sống. Bắt đầu từ những bài giảng, những tiết học trên lớp. Cụ thể là những bài giảng mang màu sắc công nghệ thông tin, trong đó quen thuộc với Thầy cô và HS, SV đó là bài giảng sử dụng phần mềm trình chiếu PowePoint, bài giảng Violet,... Trong môi trường làm việc của nhóm tác giả. Ngành nghề sau này SV ra trường làm nghề giáo dục: như dạy trẻ mầm non, dạy HS tiểu học, trung học cơ sở,... đây là môi trường Sư phạm. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, bài giảng điện tử giúp GV giảng dạy, SV tự học tập, rèn luyện thói quen làm việc với bài giảng và tự tạo những bài giảng mang PPDH tích cực trong đó có hỗ trợ của phương tiện hiện đại là CNTT. Xuất phát từ nhu cầu thực tế ở trên nhóm chúng tác giả đã biên soạn tài liệu có tên: “Hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử bằng MS Powerpoint, Violet và Google Slides” với mục đích làm tài liệu tham khảo cho sinh viên học chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT và phục vụ đào tạo song ngành Giáo dục mầm non – Công nghệ thông tin, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho đối tượng học tập quan tâm đến việc thiết kế bài giảng điện tử. Nội dung của tài liệu được này được chia thành 5 chương: Chương 1: Khai thác mạng thông tin máy tính Chương 2: Giới thiệu chung về bài giảng điện tử
Chương 3: Thiết kế bài giảng điện tử bằng MS Powerpoint Chương 4: Thiết kế bài giảng điện tử bằng Violet Chương 5: Thiết kế bài giảng điện tử bằng Google Slides Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong khoa Công nghệ Thông tin, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã đóng góp ý kiến quí báu trong quá trình xây dựng tài liệu. Tuy đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh được thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. Thông tin góp ý xin gửi tới địa chỉ email: [email protected]. Hà Nội, tháng 9/2016 Các tác giả Vũ Mạnh Điệp - Nguyễn Thanh Thủy - Phùng Thị Minh Phương
MỤC LỤC Ch-¬ng 1. khai th¸c m¹ng th«ng tin m¸y tÝnh...................................................................1 1.1. Khái niệm mạng máy tính, mạng internet ................................................................1 1.1.1. Khái niệm mạng máy tính .............................................................................1 1.1.2. Khái niệm mạng internet ...............................................................................2 1.1.3. Lịch sử ra đời của Internet.............................................................................2 1.2. Trình duyệt web....................................................................................................3 1.2.1. Khái niệm trình duyệt web ............................................................................3 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của trình duyệt web ................................................3 1.2.3. Giới thiệu một số trình duyệt web thông dụng..............................................6 1.2.4. Giới thiệu, cài đặt và sử dụng trình duyệt web Cốc Cốc...............................9 1.3. Tìm kiếm và khai thác tư liệu trên mạng internet bằng google..........................20 1.3.1. Giới thiệu một số công cụ tìm kiếm thông dụng trên mạng internet...........20 1.3.2. Tìm kiếm bằng bộ máy tra cứu google........................................................23 1.3.3. Thực hành vận dụng: ...................................................................................28 1.4. Thư điện tử .........................................................................................................28 1.4.1. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của thư điện tử ....................................28 1.4.2. Tên người dùng và địa chỉ ...........................................................................29 1.4.3. Giới thiệu một vài dịch vụ Email miễn phí .................................................30 1.4.4. Hướng dẫn tạo và thiết lập 1 tài khoản hộp thư Gmail ...............................31 1.4.5. Sử dụng hòm thư điện tử ............................................................................34 1.5. Bài tập thực hành ................................................................................................37 Ch-¬ng 2. giíi thiÖu chung vÒ bµi gi¶ng ®iÖn tö...........................................................39 2.1. Khái niệm bài giảng điện tử, giáo án điện tử .....................................................39 2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử....................................................................39 2.2.1. Xác định mục tiêu bài giảng........................................................................39 2.2.2. Lựa chọn những kiến thức cơ bản ...............................................................39 2.2.3. Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu.......40 2.2.4. Xây dựng kịch bản cho bài giảng của giáo án điện tử ................................41 2.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng GAĐT ...........43
2.2.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện..........................................43 2.3. Các công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử.....................................................43 2.3.1. Những phần mềm chạy độc lập...................................................................43 2.3.2. Những phần mềm tích hợp với MS PowerPoint .........................................44 2.3.3. Công cụ hỗ trợ làm việc với video (khởi tạo, cắt, dán, chỉnh sửa video) ...45 2.4. Bài tập thực hành................................................................................................45 3.1. Giới thiệu về MS Powerpoint:............................................................................46 3.1.1. Khởi động và thoát Microsoft PowerPoint 2010 ........................................46 3.1.2. Tìm hiểu các thành phần trên cửa sổ chương trình MS PowerPoint...........47 3.2. Định dạng văn bản..............................................................................................50 3.2.1. Định dạng Font chữ.....................................................................................50 3.2.2. Định dạng Paragraph (Định dạng đoạn văn bản) ........................................51 3.3. Khai thác các Templaces and Themes ...............................................................53 3.3.1. Sử dụng trang trí và nội dung có sẵn cho Slide...........................................53 3.3.2. Khuôn dạng trang trí cho Slide ...................................................................54 3.4. Lệnh chèn các đối tượng. ...................................................................................55 3.4.1. Chèn hình vào slide .....................................................................................55 3.4.2. Chèn hình từ Clip Art vào slide ..................................................................56 3.4.3. Chụp hình màn hình đưa vào slide.............................................................58 3.4.4. Chèn thêm Shape, WordArt và Textbox vào slide......................................59 3.4.5. Chèn SmartArt vào slide .............................................................................61 3.4.6. Nhúng âm thanh vào slide...........................................................................62 3.4.7. Nhúng đoạn phim vào slide.........................................................................64 3.4.8. Chèn đoạn phim trực tuyến vào slide..........................................................67 3.4.9. Chèn bảng biểu vào slide ............................................................................69 3.4.9. Chèn biểu đồ vào slide ................................................................................71 3.4.10. Chèn Header & Footers.............................................................................74 3.4.11. Chèn Symbol .............................................................................................76 3.4.12. Chèn Hyperlink .........................................................................................76 3.5. Chọn Slide Layout..............................................................................................79
3.6. Hiệu ứng cho các đối tượng trên Slide (Animations).........................................80 3.6.1. Chức năng Custom Animation ....................................................................80 3.6.2. Nguyên tắc thực hiện mô phỏng và hiệu ứng mô phỏng............................81 3.6.3. Các hiệu ứng mô phỏng...............................................................................81 3.6.4. Hiệu ứng chuyển động theo đường (Path)...................................................85 3.7. Cách tạo hiệu ứng cho Slide (Transitions) .........................................................85 3.7.1. Tạo hiệu ứng cho Slide:..............................................................................86 3.7.2. Xóa bỏ hiệu ứng chuyển slide: ....................................................................87 3.8. Các cách trình chiếu Slide và các công cụ khi trình chiếu (Slide Show) ...........87 3.8.1. Trình chiếu bài thuyết trình .........................................................................87 3.8.2. Sử dụng các nút điều khiển trong chế độ Slide Show .................................89 3.8.3. Tạo chú giải trong khi trình chiếu bài thuyết trình......................................91 3.9. Sử dụng Master Views, Presentation View ........................................................93 3.9.1. Nhóm Presentation Views có các kiểu hiển thị sau: ...................................93 3.9.2. Nhóm Master Views....................................................................................94 3.10. Kỹ thuật tạo Triger ...........................................................................................94 3.10.1. Nguyên tắc hoạt động................................................................................94 3.10.2. Cách thực hiện ...........................................................................................95 3.11. Bài tập thực hành..............................................................................................96 Ch-¬ng 4. thiÕt kÕ bµi gi¶ng ®iÖn tö b»ng violet.......................................................110 4.1. Giới thiệu phần mềm Violet .............................................................................110 4.1.1. Tìm hiểu phần mềm...................................................................................110 4.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm....................................................115 4.2. Cách cài đặt và sử dụng các chức năng cơ bản ................................................116 4.2.1. Cài đặt từ đĩa CD .......................................................................................116 4.2.2. Cài đặt từ trang bachkim.vn ......................................................................116 4.2.3. Đăng ký bản quyền hoặc dùng thử ............................................................120 4.2.4. Giao diện chính chương trình Violet.........................................................120 4.2.5. Các chức năng cơ bản của Violet ..............................................................121 4.3. Sử dụng và đóng gói bài giảng .........................................................................137
4.4. Bộ công cụ Violet cho Powerpoint (VioletTools)............................................140 4.5. Bài tập thực hành..............................................................................................141 Ch-¬ng 5. tHIÕT KÕ BµI GI¶NG §IÖN Tö B»NG GOOGLE SLIDES ................................153 5.1. Sử dụng tài khoản gmail và đăng nhập vào Google slides ..............................153 5.2. Tạo slide, chèn các đối tượng, tạo hiệu ứng cho slide và đối tượng...........................154 5.2.1. Tạo slide ....................................................................................................154 5.2.2. Chèn các đối tượng....................................................................................155 5.2.3. Tạo hiệu ứng cho Slide và đối tượng ........................................................155 5.2.4. Trình chiếu Slide như hướng dẫn trên hình dưới đây ...............................157 5.3. Bài tập thực hành..............................................................................................157 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................163
Ch-¬ng 1. khai th¸c m¹ng th«ng tin m¸y tÝnh Mục tiêu: Sau khi hoàn thành chương này: o Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, mạng internet, các tính năng của trình duyệt web. o Sinh viên biết khai thác và tìm kiếm tư liệu trên mạng bằng bộ máy tra cứu google, cách tạo và sử dụng hòm thư điện tử nhằm giúp xây dựng kho tư liệu phong phú phục vụ xây dựng bài giảng điện tử sau này. 1.1. Khái niệm mạng máy tính, mạng internet 1.1.1. Khái niệm mạng máy tính Mạng máy tính hay hệ thống mạng (computer network hay network system) là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau. Đường truyền là hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây dùng để chuyển các tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác. Các tín hiệu điện tử đó biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (on - off). Tất cả các tín hiệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ. Tùy theo tần số của sóng điện từ có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau để truyền các tín hiệu. Ở đây đường truyền được kết nối có thể là dây cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, dây điện thoại, sóng vô tuyến ... Các đường truyền dữ liệu tạo nên cấu trúc của mạng. Hai khái niệm đường truyền và cấu trúc là những đặc trưng cơ bản của mạng máy tính. Hình 1.1: Một mô hình liên kết các máy tính trong mạng 1
1.1.2. Khái niệm mạng internet Internet là hệ thống mạng gồm các mạng thông tin máy tính, được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới theo giao thức chuẩn TCP/IP thông qua các hệ thống kênh truyền thông. Internet cung cấp nhiều dịch vụ dùng để tạo duyệy xét, tìm kiếm, truy cập, xem và trao đổi thông tin trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghiên cứu khoa học đến các hoạt động giải trí, thương mại… Hình 1.2: Một mô hình liên kết mạng internet 1.1.3. Lịch sử ra đời của Internet Sơ lược lịch sử của Internet: Năm 1969, theo dự án của Bộ Quốc phòng Mỹ, mạng máy tính ARPANET ra đời. Năm 1983, ARPANET sử dụng bộ giao thức TCP/IP và sau đó tổ chức Khoa học Quốc gia của Mỹ (National Science Foundation - NSF) tài trợ cho việc xây dựng NSFNET thay thế cho ARPANET. Năm 1986, NSFNET liên kết 60 trường đại học Mỹ và 3 trường đại học Châu Âu. Điểm quan trọng của NSFNET là mạng này cho phép mọi người cùng sử dụng. Năm 1989, tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu CERN, Tim Berners Lee triển khai thành công dịch vụ World Wide Web (WWW). Năm 1990, Email và Web làm cho Internet trở thành công cụ làm việc không thể thiếu của hàng triệu người trên thế giới. Tháng 12 năm 1997, Việt Nam chính thức tham gia vào Internet toàn cầu, Việt Nam hiện nay đã phủ gần như toàn đất nước bằng hệ thống mạng có dây và không dây. Các dịch vụ cơ bản của Internet gồm: - Dịch vụ Web (WWW): Là dịch vụ quan trọng nhất trên Internet ngày nay. Dịch vụ này cho phép người sử dụng dùng các trình duyệt (Web Browser) để truy cập thông tin từ bất cứ nơi nào trên thế giới, sao cho người sử dụng được phép xem thông tin đó. - Dịch vụ thư điện tử (E-mail): Cho phép người sử dụng, sử dụng các chương trình gửi và nhận thư (Mail Client) điện tử trên mạng. Đây là dịch vụ ra đời sớm nhất và lâu đời nhất. - Dịch vụ truyền tập tin FTP (File Transfer Protocol): Cho phép dùng các FTP Client để truyền và nhận các tập tin trên mạng. Đây là dịch vụ chính trong việc chia sẻ chương trình, tập tin trên mạng. 2
- Dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet (Chat): Là hình thức hộp thoại trực tiếp trên mạng. Thông qua dịch vụ này, hai hay nhiều người cùng lúc trao đổi thông tin trực tiếp. - Diễn đàn (Forum): Cho phép người sử dụng trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau. Lưu ý: Người sử dụng phải có UserName, Password thì mới được tham gia. - Dịch vụ tìm kiếm (Search Engine): Thông qua từ khoá người sử dụng nhập từ bàn phím. 1.2. Trình duyệt web 1.2.1. Khái niệm trình duyệt web Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của trình duyệt web Những năm qua, trình duyệt web đã có nhiều bước tiến vượt bậc với các tính năng hấp dẫn mang lại cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị. Sau đây là những công nghệ web mới đang được ứng dụng rộng trên các trang web ngày nay. 1.2.2.1. Kéo thả để upload Nhiều website cho phép tải lên các tập tin chỉ bằng cách kéo và thả vào cửa sổ trình duyệt. Một sự thay đổi đáng kể so với việc bấm vào nút Browse để duyệt đến tập tin theo cách truyền thống. Dù cho muốn đính kèm một tập tin vào email trong Gmail hay muốn chia sẻ hình ảnh, cũng có thể kéo thả tập tin trực tiếp lên giao diện của những website này. Hình 1.3: Mô phỏng kéo thả để upload 3
1.2.2.2. Xử lý đồ họa 3D Các trình duyệt như Chrome và Firefox hiện nay đã hỗ trợ WebGL, cho phép các website xử lý đồ họa 3D mà không cần dựa vào plug-in nào khác. WebGL có thể được sử dụng cho trò chơi và các mô hình 3D. Website nổi tiếng nhất dùng WebGL có lẽ là Google Maps. Trên Google Maps trong Chrome, có thể kích hoạt tính năng MapsGL, cho phép Google Maps xử lý bản đồ với OpenGL, kết quả làm cho hình ảnh mượt mà hơn. Ngoài ra, nếu sử dụng Street View, sẽ thấy hình ảnh động khi phóng to, thu nhỏ bản đồ. Hình 1.4: Mô phỏng xử lý đồ họa 1.2.2.3. Chơi nhạc, phim không cần Flash Video HTML5 đã thu hút được sự chú ý lớn của đội ngũ lập trình. Bây giờ chúng ta có thể phát video ở định dạng H.264 (MP4), WebM và các định dạng Ogg Theora mà không cần cài đặt Flash. Nhiều website chia sẻ video, gồm cả YouTube, phát video dựa trên nền HTML5. Hình 1.5: Xem phim không cần Flash 4
1.2.2.4. Truy cập webcam Các trình duyệt hiện nay đều cho phép website sử dụng webcam (tất nhiên là phải được sự đồng ý). Tính năng này thường được các trang web sử dụng khi muốn chụp nhanh một bức ảnh làm hình đại diện khi đăng kí tài khoản trên website đó (Facebook là một ví dụ). Mới đây, một API mới được phát triển có tên WebRTC đã cho phép người dùng có thể trò chuyện video với nhau thông qua trình duyệt mà không cần cài plugin, không phân biệt họ đang dùng trình duyệt gì. Nhờ đó, trong tương lai, Skype sẽ có thể chạy trực tiếp trên những Chrome, Firefox...mà không cần phải cài đặt lên máy tính nữa. Hình 1.6: Truy cập webcam 1.2.2.5. Tạo thông báo pop-up Trình duyệt có thể cho phép các trang web hiển thị thông báo trên màn hình. Ví dụ, Google Calendar hiển thị được thông báo pop-up khi tạo ra lời nhắc cho các sự kiện sắp tới. Các website hỗ trợ chat và email cũng có thể hiển thị cửa sổ pop-up thông báo mỗi khi có tin nhắn mới. Hình 1.7: Thông báo pop-up 5
1.2.2.6. Định vị Nếu đang sử dụng máy tính bảng hoặc một thiết bị với chip GPS chuyên dụng, trình duyệt sẽ sử dụng phần cứng GPS này để xác định vị trí của thiết bị. Trên các thiết bị không có chip GPS, vị trí ISP có thể được thay thế để xác định gần đúng vị trí hiện tại của thiết bị. Hình 1.8: Định vị thiết bị 1.2.3. Giới thiệu một số trình duyệt web thông dụng 1.2.3.1. Google Chrome Trình duyệt google chrome được ra đời vào tháng 9 năm 2008, là trình duyệt được rất nhiều người sử dụng nhờ tốc độ xử lí cùng với xuất xứ từ Google, Google Chrome đã ghi điểm trong mắt người sử dụng từ những phiên bản đầu tiên. Không chỉ tương thích với mọi loại hệ điều hành thông dụng trên các thiết bị hiện nay, Chrome cũng hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ ở trên thế giới. Tuy bị nhận xét là ngốn RAM, nhưng có lẽ đó là cái giá hợp lí để đổi lại hiệu năng hết sức tuyệt vời mà trình duyệt này đem lại. Hình 1.9: Logo trình duyệt Google Chrome 6
1.2.3.2. Mozilla Firefox Mozilla Firefox là trình duyệt web sử dụng mã nguồn mở tự do do tập đoàn Mozilla sáng tạo nên và được giới thiệu trước công chúng vào đầu những năm 2004. Với các tính năng không khác gì Chrome, kèm theo kho ứng dụng, add-on và chủ đề tách biệt, Firefox cũng đem lại những trải nghiệm rất tuyệt vời. Điểm nổi bật của trình duyệt này là Private Mode, chế độ ẩn danh khi lướt web và không để lại dấu vết, lịch sử nào. Hình 1.10: Logo trình duyệt Mozilla Firefox 1.2.3.3. Opera Từng rất nổi tiếng trên các thiết bị di động, Opera cũng có một số lượng lớn người dùng tin dùng. Giao diện khá thân thiện với người dùng, kết hợp với chế độ đọc offline, Opera có thể không có tốc độ mạnh mẽ như Chrome nhưng lại có sự ổn định cần thiết. Hình 1.11: Logo trình duyệt Opera 1.2.3.4. Safari Là trình duyệt mặc định trên các thiết bị của Apple, giờ đây người dùng cũng có thể trải nghiệm tình duyệt này trên các hệ điều hành khác. Trình duyệt cung cấp cho người dùng tốc độ duyệt web khá tốt, giao diện mới mẻ kèm theo các tiện ích riêng biệt, hứa hẹn sẽ làm người dùng hài lòng. Hình 1.12: Logo trình duyệt Mozilla Firefox 7
1.2.3.5. Internet Explorer Lại là một trình duyệt mặc định nữa nhưng là trên hệ điều hành Window. Có tuổi đời khá cao và được ra đời sớm nhất vào năm 1950, nhưng những trải nghiệm mà trình duyệt web này không hề chậm chạp, thay vào đó là tính năng không cần sử dụng flash để xem video, khá tiện lợi cho những người dùng thích sự đơn giản và nhẹ nhàng. Hình 1.13: Logo trình duyệt Internet Explorer 1.2.3.6. Cốc cốc Tuy mới ra đời năm 2012 nhưng đến nay nó có thể sánh vai với các trình duyệt lớn. Được mệnh danh là trình duyệt giành cho người Việt, sở hữu những tính năng phục vụ cho nhu cầu người dùng tại Việt Nam: chỉnh sửa chính tả, truy cập Facebook, tải video từ bất kì trang web nào, tăng tốc download,... Coc Coc đã ghi điểm trong mắt người sử dụng ngay từ khi mới được công bố. Giao diện của Cốc cốc rất giống với Chrome vì được xây dựng từ mã nguồn mở của trình duyệt do Google phát triển. Hình 1.14: Logo trình duyệt Cốc cốc 1.2.3.7. Microsoft Edge Là trình duyệt mặc định trên hệ điều hành Window 10, Edge đã ghi điểm bởi khả năng lướt web nhanh, độ tương tác với Cortana khá tốt và đặc biệt là công cụ thay thế cho các trình đọc file *.pdf. Với giao diện phẳng bắt mắt, người dùng sẽ không khó để làm quen với trình duyệt này. Microsoft tự tin với trình duyệt này, sẽ không cần thêm một trình duyệt thứ 2 ở trên máy Hình 1.15: Logo trình duyệt Microsoft Edge 8
1.2.4. Giới thiệu, cài đặt và sử dụng trình duyệt web Cốc Cốc 1.2.4.1. Giới thiệu vài nét về trình duyệt Cốc Cốc Trình duyệt Cốc Cốc trước đây từng được gọi là Cờ Rôm + và được phát triển bởi công ty TNHH Cốc Cốc phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở Chromium - nền tảng Web phổ biến với chất lượng bảo mật khá cao và đang được nhiều trình duyệt web sử dung, các trình duyệt khác sử dụng mã nguồn Chromium như Google Chrome, Opera, Comodo Dragon,.. Hình 1.16: Giới thiệu cốc cốc 1.2.4.2. Khám phá và sử dụng các tính năng của trình duyệt Cốc Cốc Hình 1.17: Giới thiệu các tính năng trình duyệt Cốc Cốc • Tự động thêm dấu Khi thực hiện gõ một đoạn văn bản bất kỳ không dấu, trình duyệt Cốc Cốc sẽ đưa ra các gợi ý với tiếng việt có dấu với độ chính xác cao nhờ hệ thống phân tích thông minh từ máy chủ Cốc Cốc. Trong tương lai, Cốc Cốc muốn tính năng này sẽ giúp thực hiện soạn Email, viết Blog, cập nhật trạng thái trên mạng xã hội được nhanh chóng và dễ dàng hơn. • Tự động nút download, tải video, nhạc Khi truy cập vào các website chia sẻ media đa phương tiện như video, audio từ các trang chia sẻ lớn như Nhaccuatui, Mp3.Zing, Youtube, Vimeo,… Trên trình duyệt 9
Cốc Cốc sẽ xuất hiện nút Tải xuống các video hoặc audio này và hoàn toàn có thể chọn lựa chất lượng audio, video chỉ với vài thao tác. • Khôi phuc lại quá trình tải tập tin từ Internet Thông thường, khi thực hiện tải tập tin, dữ liệu từ các trình duyệt như Chrome hoặc Firefox thì nếu như mạng Internet bị lỗi thì sẽ phải thực hiện tải lại tập tin đó lại từ đầu. Những với trình duyệt Cốc Cốc, khi bị lỗi mạng trong quá trình tải tập tin, hoàn toàn có thể khôi phục lại quá trình tải tại thời điểm xảy ra lỗi mạng. Đây là tính năng khá tuyệt vời đã được biết khi sử dụng IDM. • Cho phép truy cập vào các Website bị chặn Nhờ cơ chế dự trữ phân giải tên miền đặc biêt mà Cốc Cốc có thể giúp dễ dàng truy cập vào các Website bị nhà mạng chặn như Facebook hoặc các trang Web khác. Vì vậy, không cần phải thực hiện đổi DNS hay sử dụng bất kì một phần mềm thứ ba nào khác để vào Facebook như Hotspot Shield hay Ultrasurf, .... • Tích hợp bộ từ điển Anh-Việt trên trình duyệt Một tính năng khá tuyệt vời mà Cốc Cốc trang bị trên trình duyệt của mình đó chính là cho phép người dùng có thể dễ dàng thực hiện tra từ trực tiếp trên trình duyệt mà không cần phải sử dụng thêm phần mở rộng hoặc phần mềm từ điển khác. • Tăng tốc tải tập tin nhanh gấp 8 lần Tương tự như IDM, Cốc Cốc cho phép tải tập tin hoặc dữ liệu khá từ Internet được nhanh hơn nhờ giải pháp tải file đa luồng. Được hổ trợ với 8 luồng song song chính vì vậy khi tải tập tin từ trình duyệt cốc cốc sẽ nhanh hơn rất nhiều so với những trình duyệt khác. Tuy vậy, tốc độ này vẫn còn phụ thuộc vào gói cước mà đăng kí với nhà cung cấp mạng và sự giới hạn băng thông từ các máy chủ lưu trữ file trên Internet. 1.2.4.3. Cài đặt trình duyệt web Cốc Cốc Bước 1: Download trình duyệt Cốc Cốc tại trang chủ Trước tiên, cần truy cập vào địa chỉ https://coccoc.com Hình 1.18: Địa chỉ trang web Cốc Cốc 10
Tại giao diện trang chủ Cốc Cốc hiện lên, chọn vào nút Một thông báo xuất hiện, chọn vào nút Tôi đã hiểu và đồng ý. Hình 1.19: Lựa chọn đồng ý các điều khoản sử dụng Khi đó, file cài đặt trình duyệt Cốc Cốc sẽ được tải về máy tính. Bước 2: Tải và cài đặt trình duyệt Cốc Cốc Hình 1.20: Quá trình tải trình duyệt Sau khi tải về, chỉ cần chọn Double vào tập tin vừa tải về. Quá trình cài đặt bắt đầu Hình 1.21: Quá trình cài đặt rình duyệt 11
Bước 3: Đến đây Tích vào ô \"Đặt thành trình duyệt mặc định\" nếu muốn đặt trình duyệt cốc cốc làm trình duyệt mặc định trên máy. Nếu không thì bỏ tích đi. Sau đó click vào \"Cài đặt\" để chương trình tự động cài cốc cốc lên máy tính. Hình 1.22: Lựa chọn chấp nhận cài đặt Bước 4: Chờ đợi chương trình cài đặt bắt đầu. Nó có thể mất đến vài phút. Hình 1.23: Quá trình cài đặt tiếp tục Bước 5: Sau khi cài đặt xong, trình duyệt Cốc Cốc sẽ hỏi muốn nhập cài đặt từ trình duyệt mặc định của máy tính không (Ở đây trình duyệt mặc định của mình là Google Chrome, nên Cốc Cốc hỏi có muốn nhập cài đặt từ Google Chrome không). Nếu muốn làm điều này thì chọn “Tiếp tục” hoặc không thì chọn “Bỏ qua bước nhập”. Hình 1.24: Lựa chọn tiếp tục Tiếp theo 12
Hình 1.25: Lựa chọn tiếp theo Máy tính sẽ hỏi chọn trình duyệt nào là trình duyệt mặc định của máy tính Hình 1.26: Lựa chọn trình duyệt mặc định Giao diện của trình duyệt Cốc Cốc Hình 1.27: Giao diện trình duyệt 1.2.4.4. Sử dụng trình duyệt web Cốc Cốc • Cách Xóa Lịch sử duyệt web trên Cốc Cốc 13
Xóa lịch sử duyệt Web trên trình duyệt Cốc Cốc bất cứ đang sử dụng ở đâu để bảo vệ cho khỏi những Hacker, ví dụ ở quán cafe, đồng thời tăng được tốc độ lướt Web nhờ ram được làm sạch và nhẹ. Các làm theo những bước sau: Bước 1: Click vào biểu tượng Cốc Cốc góc trái trình duyệt chọn Công Cụ => Xóa Dữ liệu duyệt ... Hình 1.28: Lựa chọn mục xóa dữ liệu Bước 2: Sau khi hiển thị hình như dưới đây chọn xóa trong khoảng thời gian hoặc có thể chọn kiểu mà muốn xóa đi hoặc chọn tất cả, bình thường các hay để lưu lại ví dụ như mật khẩu thì không tích vào nó Sau đó tích vào nút \"Xóa dữ liệu duyệt Web\"để chấp nhận xóa hoặc hủy bỏ thì Click vào \"Hủy\". Hình 1.29: Lựa chọn Xóa dữ liệu duyệt web Nếu như các ngại xóa những gì thao tác thì có 1 cách nữa là khỏi cần xóa cũng khỏi lo có Cache đó là khi mở Cốc Cốc nên Ấn Ctrl + Shift + N để duyệt web riêng tư ẩn danh nó sẽ không lưu lịch sử. 14
• Đặt trang chủ mở cùng trình duyệt web Khi mở cửa sổ trình duyệt của Cốc Cốc, trang web muốn mặc định một trang web bất kì luôn nhìn thấy đầu tiên thì thiết lập như sau: Bước 1: Mở cửa sổ trình duyệt Cốc Cốc, kích chuột vào logo cũng là Menu chính của Cốc Cốc → Cài đặt. Tìm đến Tab Khi Khởi động Bước 2: Tại Tab Khi Khởi động: - Mở trang tab mới. - Tiếp tục phiên làm việc cuối cùng. - Mở một trang cụ thể hoặc tập hợp các trang khác. Hãy tích chọn vào Mở một trang cụ thể hoặc tập hợp các trang khác và kích chuột tiếp vào Tập hợp các trang. Hình 1.31: Kích chuột chọn Tập hợp các trang Bước 3: Ngay sau đó cửa sổ Trang khởi động xuất hiện: Tại ô Thêm trang mới: Hãy nhập địa chỉ website muốn đặt làm trang chủ vào ô này, sau đó kích chuột vào Đồng ý, hoặc nếu muốn trang hiện tại làm trang chủ thì kích chuột vào nút Sử dụng trang hiện tại. Nếu muốn có đồng thời nhiều trang web khởi động cùng Cốc Cốc, thì sau mỗi lần nhập địa chỉ website vào ô Thêm trang mới hãy bấm phím Enter, sau đó nhập thêm website, cứ như vậy đến hết. 15
Hình 1.32: Lựa chọn đồng ý Bây giờ hãy đóng cửa sổ trình duyệt lại và mở lại để thấy được kết quả vừa thực hiện. • Hướng dẫn đặt công cụ tìm kiếm mặc định cho trình duyệt Cốc Cốc Khi muốn đặt dịch vụ tìm kiếm nào mặc định cho trình duyệt Cốc Cốc. Cụ thể là website: https://www.google.com.vn/ thì thực hiện các bước như sau: Bước 1: Mở cửa sổ trình duyệt Cốc Cốc, kích chuột vào logo cũng là Menu chính của Cốc Cốc → Cài đặt. Tìm đến tab Tìm kiếm. Bước 2: Tại Tab Tìm kiếm: Cốc Cốc đang mặc định công cụ tìm kiếm là Google. Nếu muốn chọn công cụ tìm kiếm khác hãy kích vào hình tam giác bé ngay cạnh Google để chọn công cụ khác. Hình 1.33: Lựa chọn công cụ tìm kiếm mặc định Khi nút hình tam giác sổ xuống chỉ là đại diện các công cụ tìm kiếm thông dụng nhất. Nhấp chuột vào nút Quản lý công cụ tìm kiếm để nhập địa chỉ công cụ tìm kiếm vào ô Công cụ tìm kiếm mới và kích chuột vào Hoàn tất để kết thúc. Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết từng bước để có thể đặt trang chủ và công cụ tìm kiếm mặc định cho trình duyệt Cốc Cốc. • Cách đánh dấu những trang yêu thích với trình duyệt Cốc Cốc Theo mặc định chỉ cần nhấn vào dấu sao bên cạnh nút download của trình duyệt Cốc Cốc như hình dưới để đánh dấu trang web muốn lưu lại, có thể thay đổi tên trong phần “Tên”. Sau đó nhấn nút “Hoàn tất” để Lưu. 16
Hình 1.34: Lựa chọn Hoàn tất Để hiện thanh đánh dấu cho tiện thao tác, click vào logo Cốc Cốc góc trên cùng bên phải, chọn Dấu trang → Hiển thị thanh dấu trang. Hình 1.35: Lựa chọn Hiển thị thanh dấu trang Lúc này thanh dấu trang sẽ hiện bên dưới thanh địa chỉ như hình dưới. Click chuột phải sẽ có những tùy chọn như Mở, Chỉnh sửa, Xóa ... Hình 1.36: Lựa chọn chỉnh chức năng 17
Nếu đánh dấu nhiều trang thì hãy sắp xếp theo thư mục cho tiện quản lý. Để tạo thư mục, click chuột phải vào thanh đánh dấu như hình trên, chọn Thêm thư mục ... Nhập tên trong phần Tên, chọn thư mục chính là Thanh dấu trang rồi nhấn Lưu. Hình 1.37: Tạo thêm thư mục Lúc này khi đánh dấu trang, sẽ có thêm thư mục mới vừa tạo trong phần Thư mục. Hình 1.38: Lựa chọn thư mục Và thư mục mới sẽ xuất hiện trên thanh đánh dấu như hình dưới. Click và giữ chuột vào trang đã đánh dấu trên Thanh đánh dấu kéo vào thư mục hoặc click chuột phải vào trang đánh dấu, chọn Chỉnh sửa và chọn thư mục muốn di chuyển sang. Cũng có thể click và giữ chuột để di chuyển vị trí các thư mực và trang đánh dấu trên thanh đánh dấu. Hình 1.39: Di chuyển các trang đánh dấu 18
Để truy cập vào trình quản lý Dấu trang trên trình duyệt Cốc Cốc, click vào logo Cốc Cốc → Dấu trang → Trình quản lý dấu trang. Để nhập hay xuất dấu trang các click vào Tổ chức, ở đây sẽ có thiết lập Nhập, xuất dấu trang. File nhập xuất dấu trang sẽ có dạng *.html. Hình 1.40: Truy cập trình quản lý dấu trang Khi click chuột phải vào thư mục trong Trình quản lý dấu trang sẽ có những thiết lập như Thêm trang, Thêm Thư Mục. Hình 1.41: Thêm mục, trang đánh dấu Khi click chuột phải vào những trang đã đánh dấu cũng có những thiết lập như hình dưới. 19
Hình 1.42: Thiết lập trang đã đánh dấu Để ẩn thanh đánh dấu bên dưới thanh địa chỉ trên trình duyệt web Cốc Cốc click vào Logo Cốc Cốc → Dấu trang → Click vào Hiển thị thanh dấu trang để mất dấu tích bên cạnh là được. Hình 1.43: Lựa chọn ẩn, hiện thanh dấu trang 1.3. Tìm kiếm và khai thác tư liệu trên mạng internet bằng google 1.3.1. Giới thiệu một số công cụ tìm kiếm thông dụng trên mạng internet Câu hỏi “Sử dụng công cụ nào để tìm kiếm trên Internet?”, Đâu là ông “vua tìm kiếm” trên Internet? Câu trả lời hầu hết sẽ là Google. Tập đoàn có trụ sở tại Moutain view chiếm tới 80% thị phần tìm kiếm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, người dùng thường sử dụng Google là một từ để ám chỉ thao tác tìm kiếm khi trao đổi thông tin. Rõ ràng, mức độ phổ biến, tầm ảnh hưởng của Gã khổng lồ tìm kiếm đã bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất và trong tâm trí người dùng toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Google đã phải vượt qua rất nhiều đối thủ bởi thị trường tìm kiếm vốn rất màu mỡ và ai cũng muốn dành thị phần về phía mình. Hãy cùng điểm qua những đối thủ cạnh tranh với Gã khổng lồ Google và số phận của họ. 20
1.3.1.1. Microsoft bing Công cụ tìm kiếm của Microsoft được ra mắt chính thức vào năm 2005 và đã trải qua lần lượt những cái tên như \"MSN Search\" rồi \"Windows Live Search\", công cụ tìm kiếm của Microsoft cuối cùng được đổi tên thành \"Bing\" vào năm 2009. Cho đến nay, sau 10 năm hình thành và phát triển, công cụ tìm kiếm Bing đã đạt được nhiều thành công nhất định. Hình 1.44: Giao diện trang tìm kiếm Microsoft bing Theo số liệu của Comscore, Bing hiện có tới 30% thị phần tại Mỹ nếu tính cả các site từ Yahoo và 20% nếu tính riêng Microsoft. Trên toàn thế giới, Bing chiếm khoảng 4% và khi kết hợp với Yahoo, con số này đạt 8%. Cũng trong 10 năm qua, Bing đã tiêu tốn hàng tỷ USD của Microsoft khi xây dựng một trung tâm dữ liệu khổng lồ với khả năng phân tích hàng tỷ trang web và truy vấn tím kiếm cho ra kết quả với đốc độ đạt mức mili giây. 1.3.1.2. DuckDuckGo Một cái tên khá xa lạ với nhiều người dùng Internet Việt Nam đó chính là DuckDuckGo. Trên thực tế, công cụ tìm kiếm này được trình làng với tham vọng lật đổ Google với điểm nổi bật là không theo dõi người dùng bất kỳ hình thức nào (gần giống với chế độ ẩn danh trên Google Chrome). Hình 1.45: Giao diện trang tìm kiếm DuckDuckGo 21
DuckDuckGo sử dụng tài nguyên từ các nguồn khác nhau như Bing, Wikipedia và Woldfram Alpha rồi hiển thị những kết quả tìm kiếm giống nhau tới tất cả người dùng trên toàn cầu. DuckDuckGo cũng sẽ không lưu lại toàn bộ thông tin như địa chỉ IP, Cookie… của người dùng. Cho dù ra mắt đã lâu, song, cho đến nay, công cụ tìm kiếm này chỉ đạt 9 triệu lượt truy vấn trong một ngày, con số mà Google đạt trong vòng vỏn vẹn có 3 phút 45 giây. 1.3.1.3. Blekko Một nhóm 6 thành viên với nguồn tài trợ chỉ khoảng 2 triệu USD với mục tiêu thành lập một công cụ tìm kiếm cạnh tranh với Google - thường thì những tin tức như vậy không mấy ai quan tâm, nhưng trường hợp của Blekko thì khác, bởi người sáng lập nó là Rich Skrenta - cha đẻ virus máy tính đầu tiên (Elk Cloner) và đồng sáng lập trang web Open Directory Project nổi tiếng. Blekko hứa hẹn sẽ đem lại khả năng tìm kiếm tốt hơn so với Google, song, cho đến nay, công cụ này chưa thu được một thành tựu đáng kể nào trên thị trường. Hình 1.46: Biểu tượng tìm kiếm Blekko Hiện tại, Blekko đã không còn hoạt động và dấu ấn duy nhất mà công cụ này để lại là thương vụ bán mình cho IBM. 1.3.1.4. Yahoo Nếu được đặt tên, xin phép gọi Yahoo là “anh chàng dũng cảm”. Trong các doanh nghiệm đã, đang và sẽ trở thành đối thủ của Google, Yahoo thực sự là một đại diện đáng để lưu tâm. Những cố gắng trong giai đoạn thoái trào và đặc biệt là thời điểm cuối năm 2014, đầu năm 2015 vừa qua, Yahoo xứng đáng nhận được những lời khen ngợi. Việc Google sụt giảm thị phần rất lớn trong giai đoạn vừa qua cũng nhờ có sự tiếp tay của Yahoo. Hình 1.47: Biểu tượng tìm kiếm Yahoo 22
Năm 2009, Yahoo quyết định thuê ngoài (outsource) kết quả tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm của Microsoft. Gần đây, hai công ty vừa ký kết một thỏa thuận mới mà theo đó, Yahoo sẽ chỉ còn phụ thuộc vào Microsoft cho khoảng 51% kết quả tìm kiếm, thay vì 100% như trước. Yahoo có thể thuê ngoài 49% còn lại của Google, công ty mà CEO Marissa Mayer của Yahoo trước đây từng là lãnh đạo hàng cấp cao. Tuy nhiên, người ta nghĩ tới khả năng Yahoo sẽ cạnh tranh trực tiếp với Google hơn là hợp tác. \"Chúng tôi sẽ có một thuật toán tốt hơn\" - Mayer cho biết. Tính đến tháng 2/2015, thị phần tìm kiếm của Yahoo đứng thứ ba tại Mỹ - xét về số lượng truy vấn tìm kiếm - với 12,8%. Tính trên toàn thế giới, thị phần của Yahoo là không đáng kể so với Google. Hy vọng, trong thời gian tới, Yahoo sẽ tiếp tục đạt được những thành công và hợp tác chặt chẽ với Mozilla Firefox để cạnh tranh sòng phẳng, toàn diện hơn với Google. 1.3.2. Tìm kiếm bằng bộ máy tra cứu google Thật khó hình dung thế giới mạng sẽ ra sao nếu không có Google search hay những công cụ tìm kiếm - Search Engine (SE). Hiện nay, khi cần một thông tin nào, tìm hiểu vấn đề gì, thậm chí tìm ý tưởng tham khảo cho các các hoạt động thường ngày thì Google là một trong những phương tiện được nghĩ đến đầu tiên. Với rất nhiều người, cứ tìm kiếm thông tin trên Internet là nghĩ đến Google. Hình 1.48: Biểu tượng tìm kiếm Google “Tôi sử dụng Google gần như hàng ngày, thậm chí homepage đặt trên trình duyệt máy tính để bàn và laptop cũng là Google. Do đặc thù công việc thường xuyên phải tìm thông tin, kiểm tra các bài viết mới nhất về sản phẩm, dịch vụ của công ty nên Google luôn là ‘trợ lý’ đắc lực của tôi. Vì hay sử dụng Google nên tôi có được những kỹ năng tìm kiếm rất hiệu quả trong khi phần lớn bè tôi chỉ biết gõ và tìm”, bà Cồ Minh Huyền, phụ trách truyền thông của eBay tại Việt Nam cho biết. Có thể nhận thấy vai trò của Google hay các SE ngày càng quan trọng trong thế giới mạng. Tuy nhiên, như ý kiến của bà Minh Huyền, phần lớn người dùng chỉ tìm kiếm đơn giản bằng cách gõ từ khoá vào ô tìm kiếm và bấm tìm. Với cách làm này, có 23
thể người dùng vẫn tìm thấy kết quả mình cần nhưng đó chưa phải là phương án tối ưu. Nếu nắm bắt được những mẹo/thủ thuật về tìm kiếm thì người dùng có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Thực ra việc tìm kiếm thông tin cũng không quá phức tạp khi những cỗ máy tìm kiếm ngày càng thông minh hơn. Các SE nổi tiếng như Google search, Yahoo! search, Live search… của nước ngoài hay một số SE trong nước cũng liên tục được cải tiến. Chỉ cần nắm được một số thủ thuật và quy tắc, bất kỳ ai cũng có thể trở thành chuyên gia tìm kiếm, phục vụ hiệu quả cho công việc của mình. Sau đây là một số thủ thuật giúp tối ưu hiệu quả tìm kiếm: 1.3.2.1. Lựa chọn từ khoá phù hợp Lựa chọn đúng từ khoá là yếu tố quan trọng nhất trong việc tìm đúng thông tin cần tìm. Hãy chọn từ khoá miêu tả chính xác nhất về thông tin muốn tìm kiếm. Ví dụ, cần tìm thông tin về đội bóng Thể Công, hãy gõ “bóng đá Thể Công” vào ô tìm kiếm. Tuy nhiên, đây vẫn là một từ khoá tương đối rộng về phạm vi giới hạn thông tin. Nếu cần tìm thông tin cụ thể hơn, chẳng hạn thông tin về cổ động viên của đội bóng đá Thể Công, có thể kết hợp các từ khoá với nhau để có kết quả như mong muốn. Thông tin của từ khoá càng gần với thông tin thì kết quả càng chính xác hơn. Với cụm từ “hoa nhài” sẽ có kết quả tốt hơn so với cụm từ “hoa lá”. Trong trường hợp cần tìm kiếm nhưng chưa rõ thông tin cụ thể thì có thể dùng từ khoá có phạm vi nội dung rộng. Ví dụ muốn biết về Hà Nội mà chưa cụ thể về văn hoá, con người, lối sống, lịch sử… thì chỉ cần gõ “Hà Nội” rồi từ những kết quả tìm kiếm sẽ có hướng tìm thông tin sâu hơn. Tất nhiên từ khoá “1.000 năm Hà Nội” sẽ cho kết quả sát và phù hợp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng các từ khóa chung chung sẽ khiến SE trả về rất nhiều kết quả khiến khó tìm được thông tin cần thiết. Ngược lại, các từ khóa quá chi tiết hay quá dài cũng khiến bỏ qua một số trang hữu ích. Ví dụ, muốn tìm hiểu về Vịnh Hạ Long, có thể sử dụng “Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh miền Bắc nước Việt Nam”. Nhưng thật ra chỉ cần từ khóa “Hạ Long” là có thể tìm ra ngay website chính thức của Hạ Long tại halong.org.vn. Một điều cũng rất quan trọng đối với từ khoá tìm kiếm là phải gõ đúng chính tả và chọn đúng font chữ. Nên chọn font và bộ gõ Unicode vì hầu hết các tài liệu bằng tiếng Việt trên Internet hiện nay đều dùng loại font này. 1.3.2.2. Gõ tiếng Việt Với những từ khoá bằng tiếng Việt, có thể sử dụng bộ gõ tiếng Việt (Vietkey, Unikey, VietSpell…) hoặc sử dụng công cụ gõ tiếng Việt tích hợp có sẵn của SE trước ô tìm kiếm. 24
Với một số công cụ, chức năng gõ tiếng Việt được tích hợp và ưu tiên bật lên. Nếu cần gõ từ khoá không dấu hoặc tiếng Anh, nhấn vào nút có chữ “V” để chuyển sang biểu tượng “E”. 1.3.2.3. Chữ viết hoa Thường thì các SE không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Mọi ký tự đều được coi là chữ thường. Ví dụ, \"HOA HỒNG\", \"Hoa Hồng\" hay \"hoa hồng\" đều cho kết quả tìm kiếm như nhau. 1.3.2.4. Thứ tự các từ tìm kiếm Mặc định, SE sắp xếp kết quả theo thứ tự ưu tiên của các từ mà nhập vào. Do vậy, nên đặt các từ quan trọng lên trước. Ví dụ, cần tìm thông tin tranh tô mâu cho mẫu giáo nhỡ, hãy đặt “Tranh tô mầu” trước “Mẫu giáo nhợ”. 1.3.2.5. Tìm chính xác cụm từ Trong trường hợp muốn kết quả trả lại chứa chính xác cụm từ nào đó, chỉ cần cho cụm từ vào trong dấu ngoặc kép (“ ”). Phương pháp này rất hiệu quả khi tìm tên người hay địa danh, tìm tên tài liệu, tên một bài báo, những câu nói nổi tiếng… Tuy nhiên, nếu không nhớ chính xác cụm từ hay thứ tự đúng của cụm từ thì không nên dùng dấu ngoặc kép. Lúc này, nên sử dụng các biện pháp tìm kiếm kết hợp. SE cho phép sử dụng các phương pháp và các từ tìm kiếm kết hợp (gọi là toán tử) để kết hợp các từ khóa lại với nhau. 1.3.2.6. Toán tử “and” hoặc “+” Mặc định, SE tìm các tài liệu có tất cả các từ khóa mà nhập. Tuy nhiên, có thể sử dụng các toán tử \"and\" hoặc \"+\" để đảm bảo kết quả trả về có tất cả các cụm từ mà muốn tìm. Ví dụ: \"Hạ Long\" and \"Động Thiên Cung\". Điều này có nghĩa tài liệu tìm được sẽ có chứa cả cụm từ “Hạ Long” và “Động Thiên Cung”. 1.3.2.7. Toán tử “or” Nếu muốn tìm các tài liệu chứa một trong các từ hoặc cụm từ thì có thể sử dụng toán tử \"or\" ngăn cách giữa các cụm từ. Ví dụ: \"Hạ Long\" hoặc \"Đồ Sơn\". Điều này có nghĩa tài liệu tìm được sẽ có từ “Hạ Long” hoặc “Đồ Sơn” hoặc chứa cả 2 từ khoá. 1.3.2.8. Toán tử “not” hoặc “-” Nếu muốn một tài liệu không có một từ hoặc một cụm từ, có thể thêm dấu \" -\" hay thêm \"not\" vào trước từ khóa. Ví dụ: -“khách sạn” hoặc not \"khách sạn\". Lưu ý 25
cần phải có dấu cách trước dấu \"-\". Điều này có nghĩa tài liệu tìm được về “Hạ Long” sẽ bỏ qua các thông tin có chứa từ khoá “khách sạn”. 1.3.2.9. Kết hợp các toán tử Có thể kết hợp các toán tử với nhau trong việc tìm kiếm. Ví dụ, nếu muốn tìm tài liệu có từ \"Hạ Long\" hoặc tài liệu có từ \"Đồ Sơn\" và có cả từ “Khách sạn\" thì SE sẽ tìm các tài liệu có chứa \"Hạ Long\" hoặc \"Đồ Sơn\" và phải có cả \"Khách sạn\". 1.3.2.10. Tìm kiếm với các toán tử nâng cao Nếu cần thông tin đòi hỏi phải thoả mãn nhiều điều kiện khác nhau, hãy sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao. Sau đây là tóm tắt một số toán tử hay sử dụng: 1.3.2.11. Chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá với Google Với nhiều người, việc chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá khác nhau là công việc thường ngày. Với Google, điều này thật đơn giản. Ví dụ, để biết giá trị tính theo tiền Việt Nam của 265 USD, hãy gõ như hình: Hình 1.49: Chuyển đổi tiền tệ theo tỉ giá 26
1.3.2.12. Sử dụng Google làm máy tính Google có thể giúp tính toán, tìm kết quả các phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia… Chỉ cần gõ số liệu và các phép toán để thực hiện. Hình 1.50: Sử dụng Google làm máy tính 1.3.2.13. Kiểm tra thông tin thời tiết một thành phố Để biết tình hình thời tiết, nhiệt độ… một thành phố nào đó, chỉ việc gõ “thời tiết tên thành phố”. Ví dụ, để biết thời tiết ở khu vực TP.HCM, gõ thời tiết Hồ Chí Minh. Hình 1.51: Kiểm tra thông tin thời tiết 1.3.2.14. Chuyển đổi các loại đơn vị đo Với Google, có thể dễ dàng chuyển đổi các đơn vị đo. Ví dụ, muốn biết 45 phút tương đương với bao nhiêu giây, hãy sử dụng dấu (=) và có dấu (?) trước đơn vị cần chuyển sang. 27
Hình 1.52: Chuyển đổi các đơn vị đo Trên đây là những thủ thuật đơn giản, thuận tiện cho bất kỳ ai có nhu cầu tìm kiếm. Mọi công cụ đều có phần tìm kiếm nâng cao rất hữu ích, đọc kỹ phần tìm kiếm nâng cao để biết thêm nhiều tiện ích phục vụ hiệu quả hơn nữa cho việc tìm kiếm thông tin của mình. 1.3.3. Thực hành vận dụng: Đăng nhập, Tìm hiểu và khai thác thông tin các trang web: www.mamnon.com.vn, www.baigiang.violet.vn, www.cunghoc.vn, www.thietbimamnonhavu.com, www.webtretho.com .... 1.4. Thư điện tử 1.4.1. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của thư điện tử 1.4.1.1. Khái niệm thư điện tử Thư điện tử (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc. 1.4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư điện tử Ngoài chức năng thông thường để nhận và soạn thảo email, các phần mềm thư điện tử có thể còn cung cấp thêm những chức năng khác như là: - Lịch làm việc (calendar): người ta có thể dùng nó như là một thời khoá biểu. Trong những phần mềm mạnh, chức năng này còn giữ nhiệm vụ thông báo sự kiện đã đăng kí trong lịch làm việc trước giờ xảy ra cho người chủ hộp thư. - Sổ địa chỉ (addresses hay contacts): dùng để ghi nhớ tất cả các địa chỉ cần thiết cho công việc hay cho cá nhân. 28
- Sổ tay (note book hay notes): để ghi chép, hay ghi nhớ bất kì điều gì. - Công cụ tìm kiếm thư điện tử (find hay search mail). - Ngoài ra ứng dụng thư điện tử còn được sử dụng làm marketing online hiệu quả. Với một chiến dịch email marketing (dùng email để làm marketing) kèm theo chiến dịch tối ưu hiệu quả. Người dùng sẽ biến thư điện tử thành một kênh marketing chuyên nghiệp với chi phí bất ngờ nhất. 1.4.1.3. Các ưu điểm của hệ thống thư điện tử (Email) Tốc độ và khả năng chuyển tải trên toàn cầu: Đây là một trong những ưu điểm hàng đầu của hệ thống Email. Bức thư có thể vừa được một người ở Việt Nam hay một nơi nào đó trên thế giới viết, sau khi người đó nhấn lệnh gửi (send) qua internet, người nhận có thể ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều có khả năng nhận được bức thư đó gần như ngay lập tức, nếu nơi người nhận có internet. Chi phí thấp: chi phí gửi email hầu như không đáng kể, người sử dụng chỉ cần trả chi phí cho việc sử dụng internet là có khả năng sử dụng email miễn phí trên toàn cầu và từ đó liên lạc đến khắp mọi nơi. Nếu so sánh với gửi thư tín thông thường, đặc biệt là thư đi Quốc tế thì việc gửi bằng email rẻ và tiện lợi hơn rất nhiều. Linh hoạt về mặt thời gian: Có thể gửi email bất kỳ thời gian nào muốn và người nhận có thể đọc thư bất kỳ khi nào họ cần. 1.4.2. Tên người dùng và địa chỉ Cấu trúc của một địa chỉ Email có dạng như sau: tênđăngký@tênmiền Ví dụ: email: [email protected] Trong đó: - Tên đăng ký: KhoaCNTT - Sau đó đến ký tự @ bắt buộc phải có với mọi địa chỉ email. - Tên miền là địa website của đơn vị, tổ chức mà người đó đăng ký hoặc công tác: cdsptw.edu.vn: tên miền của website Trường Cao đẳng sư phạm trung ương. Địa chỉ email được xác định là duy nhất trên toàn cầu, địa chi email có phần tên đăng ký hoặc phần tên miền khác nhau là khác nhau. Phần cuối của domain cho biết phần nào về cái địa chỉ ở đâu hoặc thuộc về nước nào quản lý hay tổ chức nào. Ví dụ như những cái phổ biến là: - COM -- Thương mại. - EDU -- Các trường Đại Học. - GOV -- Cơ quan chính quyền. - MIL -- Quân đội. - NET -- Những trung tâm lớn cung cấp dịch vụ Internet. - ORG -- Những hội đoàn. - VN --Việt Nam v.v... 29
1.4.3. Giới thiệu một vài dịch vụ Email miễn phí Khi mà những lá thư viết tay trở lên lỗi thời thì dịch vụ email ra đời như một công cụ hữu ích với người dùng. Dễ dàng tìm được một dịch vụ giúp gửi email nhanh chóng mà không tốn một xu nào cả, hãy điểm danh các dịch vụ email miễn phí và tính năng cao, được nhiều người dùng sau: 1.4.3.1. Google Mail (Gmail.com) Logo dịch vụ Gmail của GoogleXứng đáng nằm ở top đầu của dịch vụ với hàng triệu người sử dụng / ngày, gmail có đầy đủ tính năng của một webmail như gửi và nhận email, bộ lọc SPAM, lưu trữ 15G, tích hợp trong đó là các sản phẩm khác của Google như Google bảng tính, Google Doc, Google Talk và nhiều tiện ích khác, người dùng dễ dàng sở hữu một tài khoản gmail cho mình mà không phải mất phí gì hết. 1.4.3.1. Yahoo Mail Hình 1.53: Giao diện trang thư Gmail Chỉ thay đổi sau khi thất bại trong cuộc chiến với Gmail, Yahoo Mail có trải nghiệm người dùng khá tốt nhưng lại không nhanh nhẹn, bộ lọc SPAM kém cùng với dung lượng lưu trữ thấp, Yahoo Mail cũng đã từng rất đình đám kể từ lúc trước khi Gmail ra đời. Hình 1.11: Lô gô Yahoo Mail Nay Yahoo mail cho người dùng sử dụng tới 1TB nhưng đã là người đi sau, Gmail phổ thông hơn rất nhiều nhưng lại chỉ cần 15GB, cũng như Gmail, Yahoo mail cho phép có thể kiểm tra email ở bất kì thiết bị di động nào bằng phần mềm hỗ trợ. Tình bảo mật của Yahoo Mail cũng kém hơn so với Gmail. 30
1.4.3.3. Icloud Với mỗi thiết bị của hãng Apple, người dùng sẽ được đăng ký một tài khoản Icloud để kích hoạt dịch vụ và quản lý thiết bị từ xa, ngoài việc đó ra, người dùng cũng được một hòm thư có giới hạn để gửi và nhận email. Icloud mang đến cho người dùng trải nghiệm sự đơn giản, dễ dàng tương tác, tuy nhiên dịch vụ này không đa năng như Gmail hay Yahoo mail. 1.4.3.3. Hotmail Hotmail hiện nay cũng khá tốt, được nhiều người dùng ưa chuộng, đặc biệt là với các khách hàng doanh nghiệp, họ dễ dàng sở hữu một hòm thư tên miền trên Hotmail. Nhưng nói chung trải nghiệm của người dùng với Hotmail rất tồi, tốc độ load email từ Việt Nam tới dịch vụ này khá chậm chạp và đôi khi không thể truy nhập được vào email… 1.4.3.4. Facebook mail Lợi thế thành viên đông đảo của một mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay, người sử dụng cũng có cô hội trải nghiệm với @facebook.com, hòm thư này rất tiện, người dùng có thể vừa hoạt động xã hội vừa truy nhập vào hòm thư để đọc và trả lời email. Tuy nhiên, trải nghiệm email trên Facebook là việc làm đơn điệu và có phần không chuyên nghiệp trong việc gửi và nhận email … Mỗi người dùng đều nên chọn cho mình một dịch vụ mail để phục vụ cho công việc, liên lạc, bạn bè … và ngày nay có rất nhiều các phương tiện truyền thông và liên lạc nhưng vẫn không thể thay thế được email trong cuộc sống. 1.4.4. Hướng dẫn tạo và thiết lập một tài khoản hộp thư Gmail Phần này sẽ hướng dẫn đăng ký Gmail. Đây là việc đầu tiên cần làm để có một địa chỉ email để gửi và nhận thư. Với những người sử dụng chưa bao giờ đăng ký Gmail có thể sẽ gặp chút rắc rối ở bước xác minh qua số điện thoại nhưng thực tế rất đơn giản không có gì phức tạp. Với 1 tài khoản Gmail có thể sử dụng để đăng nhập và sử dụng rất nhiều dịch vụ khác của Google như Youtube, Drive, Google Plus… 31
Bước 1: Khai báo thông tin cá nhân Để đăng ký Gmail truy cập vào đường dẫn https://accounts.google.com/SignUp. Sẽ thấy một giao diện khai báo một số thông tin cá nhân cũng như tên địa chỉ email người dùng muốn tạo, chỉ cần để ý đến phần bên phải của giao diện sẽ như sau: Phần khai báo thông tin cá nhân để đăng ký Gmail. Mỗi mục đều có hướng dẫn khá chi tiết để yêu cầu nhập vào như họ tên, ngày sinh, giới tính… Ở bước này cần lưu ý 3 vấn đề sau: Lưu ý 1: Chọn tên người dùng: Phần này chính là chỗ để điền địa chỉ email muốn tạo. Lưu ý là địa chỉ email chỉ được viết tiếng việt không dấu, không có dấu cách, không viết ký tự đặc biệt (ngoại trừ dấu “.”), không viết hoa. Địa chỉ email nên lấy tên của người tạo luôn cho gợi nhớ. Phần này cũng sẽ rất dễ gặp thông báo lỗi rằng địa chỉ vừa nhập đã có người dùng rồi. Khi đó sẽ phải chọn một cái tên khác. Làm khoảng vài lần đến khi không thấy thông báo lỗi nữa là được. Kinh nghiệm là địa chỉ email nên đi theo họ tên và có cả chữ và số thì dễ được chấp nhận hơn. Lưu ý 2: Ở ô nhập số điện thoại nên nhập số điện thoại vào. Nếu không thì ở bước tiếp theo Google cũng sẽ yêu cầu nhập. Theo khuyến cáo của Google thì tốt nhất chỉ nên dùng một số điện thoại cho một tài khoản Gmail Hình 1.54: Khai báo thông tin cá nhân Lưu ý 3: Phần nhập mã văn bản thì chỉ cần nhập đoạn chữ nhìn thấy trong ảnh thôi (để chứng minh không phải là robot). Ảnh này nhiều khi là 2 chữ số thì viết có dấu cách giữa 2 chữ ra là được. 32
Bước 2: Xác minh tài khoản qua số điện thoại Xong bước 1. Click “Bước tiếp theo” để tiếp tục. Sẽ thấy một giao diện như hình dười. Hình 1.55: Nhập số điện thoại xác minh Bước này nhập số điện thoại như ở bước 1 rồi nhấn “Tiếp tục“. Nhớ chọn mục “Tin nhắn văn bản (SMS)”. Sau đó sẽ chuyển đến bước tiếp theo như hình dưới: Hình 1.56: Nhập mã xác minh Google sẽ gửi tới số điện thoại đăng kí 1 tin nhắn. Trong tin nhắn có con số gồm 6 chữ số. Thông thường khoảng 30s là nhận được tin nhắn này. Nhập mã số này vào và nhấn “Tiếp tục“. Bước 3: Giao diện thông báo thành công Hình 1.57: Giao diện thông báo đăng ký thành công 33
Đến bước này là đã đăng ký xong tài khoản Gmail. Đến đây có thể nhấn “Tiếp tục” để tới trang mở rộng giới thiệu các chức năng liên quan đến tài khoản. Bây giờ, có thể truy cập trực tiếp địa chỉ https://gmail.com là thấy giao diện trang hộp thư đến. Hình 1.58: Hộp thư đến 1.4.5. Sử dụng hòm thư điện tử Ở phần này, sẽ hướng dẫn cách gửi một bức thư và các chức năng thường được sử dụng khi gửi thư như đính kèm tệp, đính kèm ảnh, forward thư (chuyển tiếp thư) cho người khác… Để bắt đầu hãy đăng nhập vào https://gmail.com. Đăng nhập thành công sẽ ở giao diện trang hộp thư đến của Gmail. Lúc này bên trái màn hình có nút “Soạn” màu đỏ như hình dưới: • Soạn thư Sau khi click nút “SOẠN”. Sẽ thấy một cửa sổ nhỏ hiện ra bên phải trang web. Hình 1.59: Đây sẽ là nơi để ta soạn nội dung thư Cửa sổ này có 3 phần chính cần nhập đó là: Tới (nhập địa chỉ email người nhận), Chủ đề (tiêu đề thư) và phần cuối cùng là nơi viết nội dung thư. Lưu ý là những địa chỉ gửi đi lần đầu thì Gmail sẽ lưu lại, để những lần sau có gửi thư cho những địa chỉ này thì Gmail sẽ hiển thị gợi ý khi gõ địa chỉ người nhận, rất thuận tiện. Soạn thư xong click nút “Gửi” và sẽ nhận được thông báo như sau: 34
Đến đây là đã gửi thư xong. Đa số các trường hợp đều thành công. Trường hợp nếu nhập một địa chỉ người nhận không tồn tại thì sau ít phút sẽ nhận được một email báo lỗi. • Trả lời thư Giờ giả sử đã đọc thư xong và muốn trả lời. Lúc này có 2 cách để trả lời thư như khoanh tròn dưới đây: Hình 1.60: Lựa chọn trả lời thư Giả sử muốn trả lời thư này và muốn đính kèm một tệp Excel và một bức ảnh thì làm như hình dưới: Hình 1.61: Lựa chọn đính kèm file Với trường hợp muốn gửi ảnh mà người nhận có thể click xem luôn thì click vào biểu tượng khoanh tròn màu đỏ. Tất nhiên, vẫn có thể gửi ảnh bằng cách như gửi tệp nhưng cách ngược lại thì không được. • Tạo chữ ký và tự động trả lời thư trong Gmail Bước 1: . Đăng nhập vào Gmail. Bước 2: . Vào biểu tượng Cài đặt ( ) >>> chọn Cài Đặt 35
Hình 1.62: Lựa chọn cài đặt Bước 3: Cài đặt chữ ký trong Gmail Để cài đặt chữ ký, tại mục ” Chung ” chọn mục Chữ ký. Và làm theo như hình sau: Hình 1.63: Nội dung chữ ký trong Gmail Bước 4: Đặt tự động trả lời Email theo nội dung được soạn sẵn. Có thể tiếp tục tạo nội dung được soạn sẵn để gửi đến người dùng. Với nội dung được soạn sẵn, có thể trả lời hoặc hướng đến một số nội dung có thể chung chung hoặc thông báo đã nhận Email và sẽ trả lời. Hình 1.64: Nội dung mail soạn sẵn trả lời tự động Sau đó Lưu thay đổi. Kể từ thời điểm đó, Mỗi khi gửi Email luôn kèm theo chữ ký, và Mỗi khi có Email đến sẽ tự động trả lời nội dung đã soạn thảo sẵn. 36
1.5. Bài tập thực hành Bài tập 1.1: Trình duyệt web - Tải về và cài đặt trình duyệt Cốc Cốc cho máy tính - Thiết lập ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Việt - Thiết lập trang khởi động: thiết lập trang khởi động là www.google.com.vn và khởi động lại trình duyệt web để kiểm tra. - Thiết lập thư mục chứa file download về máy là D:/ThumucTaive, sau đó thực hiện việc download file hình ảnh, âm thanh và video về máy từ trình duyệt và kiểm tra. - Truy cập tìm hiểu và khai thác thông tin các trang web: www.mamnon.com.vn, www.mamnon.com, baigiang.violet.vn, cunghoc.vn, hanoi.edu.vn, thietbimamnonhavu.com, webtretho.com.... Bài tập 11.2: Tìm kiếm, tra cứu thông tin trên google.com.vn Tra cứu thông tin: - Tra cứu Thông tin về thời tiết của Hà Nội thời điểm hiện tại - Thực hiện Chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá với Google - Thực hiện Chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá, đơn vị do với Google - Thực hiện Sử dụng Google làm máy tính thực hiện phép toán Tìm kiếm văn bản: Tìm kiếm thông tin về Bài giảng điện tử, theo các yêu cầu sau: - Tìm theo từ khóa Bài giảng điện tử (Chính xác và không chính xác) - Tìm Thông tin về Bài giảng điện tử nhưng không có cụm từ Môn toán - Tìm theo từ khóa Bài giảng điện tử trên website: tailieu.vn - Tìm file văn bản .doc nói về Bài giảng điện tử, download về máy - Tìm file văn bản .pdf nói về Bài giảng điện tử, download về máy - Tìm file Bài giảng điện tử (file *.ppt) và download về máy Tìm kiếm hình ảnh - Tìm kiếm ảnh của Trẻ mẫu giáo qua từ khóa và download về máy - Tìm kiếm hình ảnh cách Upload một ảnh trong máy tính sau đó tìm kiếm các ảnh tương tự ảnh đó Tìm kiếm video clip, tải video clip - Tìm kiếm và tải video clip về chuyện Cô bé quàng khăn đỏ - Tìm kiếm và tải video clip bài hát Con heo đất do Xuân mai thể hiện. 37
Bài tập 11.3: Tạo lập Thư điện tử, gửi và nhận thư - Tạo hòm thư Gmail theo yêu cầu: <Họ tên sinh viên + Ngày tháng năm sinh> Ví dụ: Sinh viên Hoàng Thanh Mai, sinh 1/1/1996, thì lập hòm thư là [email protected] - Thực hành soạn và gửi thư theo cac các cách gửi thư CC, BCC - Tìm kiếm các file trên Internet (file .doc, .pdf hoặc .ppt) dowload về và sử dụng hòm thư này để đính kèm file tìm được vào và gửi đến một email khác. - Tạo Chữ ký: Signature (ví dụ chữ ký gồm họ tên, số điện thoại) cho hòm thư - Thiết lập chế độ trả lời thư tự động: Vacation responder (ví dụ thiết lập tự trả lời thư với nội dung “Cảm ơn ban. Tôi đã nhận thư. Tôi sẽ đọc và trả lời bạn sớm nhất!”) - Tìm hiểu các mục: Inbox, Sent, Outbox, Drafts, Important, Starred, All mail, Spam, Trash. Đánh dấu thư quan trọng (important), gắn sao cho thư (stared), tạo và xóa thư nháp, xem thư đã gửi đi, xem thư đã nhận… 38
Ch-¬ng 2. giíi thiÖu chung vÒ bµi gi¶ng ®iÖn tö Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài tập chương này: o Sinh viên hiểu được khái niệm bài giảng điện tử, giáo án điện tử. o Sinh viên trình bày được quy trình các bước để thiết kế một bài giảng điện tử. o Sinh viên vận dụng và sử dụng một số công cụ quen thuộc hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng điện tử. 2.1. Khái niệm bài giảng điện tử, giáo án điện tử Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia hóa. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử. 2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử 2.2.1. Xác định mục tiêu bài giảng Trong phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, mục tiêu phải được chỉ rõ khi học xong bài, người học đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà người học có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo trình, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài. 2.2.2. Lựa chọn những kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm, có tính khái quát và chắt lọc cao Cần bám sát vào chương trình dạy học và giáo trình môn học. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. 39
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. 2.2.3. Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh... - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, ... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash... - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. Hình 2.1: Tổ chức sắp xếp cây thư mục Chú ý: Thư mục BaiGiangDienTu không nên đặt trong ổ đĩa C:\\ 40
2.2.4. Xây dựng kịch bản cho bài giảng của giáo án điện tử BÀI GIẢNG NỘI DUNG 1 LÝ THUYẾT MINH HỌA NỘI DUNG 2 LÝ THUYẾT BÀI TẬP BÀI TẬP MINH HỌA NỘI DUNG n ÔN TẬP – KIỂM TRA TÓM TẮT – GHI NHỚ Hình 2.2: Cấu trúc một bài giảng điện tử 2.2.4.1. Phần lý thuyết Phần lý thuyết cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời... Phần lý thuyết trình bày phải đảm bảo: - Đầy đủ: nội dung bài học hay môn học phải được thể hiện đầy đủ trên bài giảng. - Tính chính xác: Về thông tin lý thuyết đưa vào bài giảng phải thể hiện được tính chắt lọc khái quát nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao, tránh gây nghi ngờ hay hiểu sai ý cho người học. Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để người học thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Phần lý thuyết trình bày phải thể hiện được tính trực quan, sinh động, không quá lạm dụng nhưng cũng không quá khắt khe về hiệu ứng. Việc sử dụng hiệu ứng hợp lý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của sinh viên. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy-trò, trò-trò. Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng 41
trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, người học dễ tiếp thu 2.2.4.2. Phần minh họa Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử thể hiện tính trực quan sinh động của bài giảng. Nội dung minh họa thể hiện ở các loại sau: - Âm thanh: nhạc nền, nhạc cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới thiệu hay các âm thanh đạc biệt tạo điểm nhấn cho bài. Dữ liệu âm thanh này được đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài giảng để sử dụng - Hình ảnh: đó là những hình nền, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nôi dung bài học - Phim: đây là những phim mô phỏng minh họa kết cấu, hoạt động cảu nội dung bài học. Phim này phải được điều khiển chủ động bởi người dạy Để giảm kích thước cũng như dung lượng bài giảng, dữ liệu minh họa này thường được đóng gói riêng, để sử dụng trong bài giảng ta phải xây dựng liên kết giữa các phần, các nội dung minh họa. 2.2.4.3. Phần bài tập Phần bài tập trong bài giảng điện tử là câu hỏi kiểm tra bài học và bài tập trắc nghiệm hay hướng dẫn thực hành Đối với bài tập là câu hỏi thì việc chuẩn bị câu hỏi phải đáp ứng: - Là câu hỏi gợi ý giới thiệu nội dung mới - Là câu hỏi tổng kết, đánh giá từng phần hay cả nội dung bài học - Là câu hỏi chuyển tiếp hay liên kết giữa các phần, gữa chủ đề này với chủ đề khác Để tăng tính tương tác và sinh động, trong phần bài giảng ta nên sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan. Các bài tập trắc nghiệm này thường chú trọng đến việc tổng kết, đánh giá lại nội dung bài học hay môn học Việc xây dựng bài tập hợp lý sẽ tăng hiệu quả truyền đạt cho người học. Trong quá trình thực hiện bài giảng, đối với những câu trả lời đúng phải thể hiện sự cổ vũ, khích lệ người học, đối với câu trả lời sai phải thông báo lỗi, gợi ý tìm chỗ sai và đưa ra gợi ý để người học tìm câu trả lời, cuối cùng đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh. 2.2.4.4. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử Một bài giảng điện tử hay phải đảm bảo được các tiêu chí sau: - Tiêu chí về mặt khoa học: đây là tiêu chí quan trọng nó thể hiện tính chính xác, khoa học của nội dung bài giảng. Nội dung phù hợp với chương trình, phù hợp với trình độ, kiển thức và kỹ năng người học. Bài giảng phải thể hiện được mục tiêu dạy và học - Tiêu chí về lý luận dạy học: bài giảng phải thể hiện được đầy đủ các giai đoạn của quá trình dạy học: đặt vấn đề - hình thành tri thức mới – luyện tập – tổng kết – hệ thống hóa tri thức – kiểm tra đánh giá kiến thức. - Các tiêu chí về mặt sư phạm: bài giảng phải thể hiện được tính ưu việt về mặt tổ chức dạy học, phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích cực hóa hoạt động 42
học tập của người học. Tiêu chí này đảm bảo cho người học có thể đào sâu khai thác kiến thức, suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc xây dựng phần luyện tập sẽ giúp rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức và áp dụng vào thực tiễn. - Các tiêu chí về mặt kỹ thuật: tính hợp lý, ổn định, dẽ sử dụng, khả năng thích ứng cao với các loại máy tính khác nhau. 2.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng giáo án điện tử Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử. Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip... Hiện nay để xây dựng bài giảng điện tử ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản sau: Microsoft PowerPoint, Macromedia Flash, Frontpage, LectureMaker …. 2.2.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế. 2.3. Các công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử Phần lớn giáo viên phổ thông ở Việt Nam đã quen dùng phần mềm MS Powerpoint để soạn giảng, tuy nhiên, MS Power Point lại chỉ là một phần mềm dùng để thiết kế slide trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng điện tử theo đúng nghĩa của nó. Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC Các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử (Authoring tools) có thể phân thành 2 nhóm đó là nhóm phần mềm chạy độc lập như Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn Quốc, ViOLET của công ty Bạch Kim Việt Nam…; nhóm thứ hai là những phần mềm tích hợp với MS Powerpoint của Microsoft như iSpring presenter và Adobe Presenter… Mỗi phần mềm kể trên đều có nhưng nét hay riêng nhưng quan trọng hơn là chúng đều là công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng điện tử e- Learning. Với những ai đã quen dùng Powerpoint thì nên cài đặt Adobe Presenter hoặc iSpring Presenter để sử dụng, nếu là người mới bắt đầu hoặc không ngại khám phá cái mới thì hãy sử dụng các phần mềm độc lập như Lectrure Maker hoặc ViOLET. 2.3.1. Những phần mềm chạy độc lập Những phần mềm chuyên dụng cho việc xây dựng bài giảng điện tử e-Learning rất phong phú đa dạng trên thị trường, tuy nhiên, phổ biến và dễ sử dụng nhất là các phần mềm như: Lecture Maker: Là một phần mềm hay, dễ sử dụng (gần như MS Powerpoint) Xem hướng dẫn sử dụng và tải về tại http://edu.net.vn/media/g/daulsoft/default.aspx 43
Microsoft Producer và LCDS: Miễn phí, tải về từ Internet. Tải về tại http://edu.net.vn/media/g/cong-cu-soan-bai-giang/default.aspx Violet: Là phần mềm của công ty Bạch Kim, có đầy đủ chức năng để soạn và xuất ra bài giảng điện tử e-Learning, có giao diện bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng. Hướng dẫn sử dụng và tải về tại:http://bachkim.vn/index.php?act=violet Adobe Captivate: phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt. Tải về dùng thử 30 ngày tại http://www.adobe.com/products/captivate/ Camtasia của Techsmith: Công cụ ghi Multimedia và ghi tiến trình hoạt động Powerpoint (quay phim powerpoint). Tải về tại http://www.techsmith.com 2.3.2. Những phần mềm tích hợp với MS PowerPoint Do phần lớn người dùng Việt Nam đều đã quen sử dụng phần mềm MS Powerpoint trong việc soạn giảng. Vì vậy, để tiếp cận với một phần mềm mới, cho dù là rất dễ sử dụng thì cũng thường vướng phải tâm lý ngại khó. Để giải quyết vấn đề này, xin giới thiệu 2 phần mềm rất hữu ích đó là iSpring Presenter và Adobe Presenter. Đây là những phần mềm được tích hợp vào MS Powerpoint để bổ sung thêm các chức năng hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử e-Learning theo đúng chuẩn, giúp người dùng dễ dàng xây dựng bài giảng điện tử trên chính phần mềm quen thuộc MS Powerpoint. a. Adobe Presenter: Phần mềm này đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến … Tải hướng dẫn sử dụng và bản dùng thử tại http://edu.net.vn/media/g/cong-cu- soan-bai-giang/default.aspx b. iSpring Presenter: Cũng có đầy đủ các tính năng như Adobe Presenter, theo nhiều chuyên gia, iSpring Presenter tương thích với các chuẩn bài giảng điện tử mới nhất hiện nay, iSpring Presenter thật sự là một ứng dụng không thể thiếu cho những ai có nhu cầu trình diễn PowerPoint và ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giáo dục học. Tải về tại http://www.iSpringsolutions.com c. V-iSpring Presenter V-iSpring Presenter là phiên bản tiếng Việt của iSpring Presenter với đầy đủ các tính năng của iSpring Presenter 5.0.0; tương thích với Powerpoint 2003, 2007, 2010. Với tính năng ưu việt của một phần mềm soạn bài giảng điện tử e-Learning chuyên nghiệp cùng với giao diện và hướng dẫn bằng tiếng Việt chắc chắn sẽ giúp tiếp cận nhanh hơn và phục vụ đắc lực cho công việc soạn giảng. Xin được giới thiệu một số hình ảnh của V-iSpring Presenter dưới đây. 44
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169