ALBUM GIÁO ÁN … Mục lục: Chốt cắm (Pegs).....................................................................................................................3 Ghép hình toàn khối (Whole-piece puzzle) ...........................................................................5 Trò chơi ghép tranh (Picture puzzles)....................................................................................7 Ghép các khối hình mẫu (Pattern blocks) ..............................................................................9 Ghép hình với các khối hình học (Attribute blocks, tangrams) ...........................................11 Ghép hình với các khối hình học (Attribute blocks, tangrams) ...........................................13 Bảng gài dây chun (Geoboard) ............................................................................................14 Ghép cặp hoa quả (pairing)..................................................................................................16 Ghép cặp hoa quả với thẻ ảnh (With replica cards) .............................................................18 Ghép cặp vò sò (Pairing shells) ...........................................................................................20 Ghép cặp cúc áo (Pairing buttons) .......................................................................................22 Ghép cặp búp bê Matrioska (Pairing the dolls) ...................................................................24 Phân loại hạt (Nuts) .............................................................................................................26 Phân loại ngũ cốc (Grains)...................................................................................................28 Phân loại hạt (Beads) ...........................................................................................................30 Khối trụ có núm (Knobbed cylinders) .................................................................................32 Trò chơi ghi nhớ - ngôn ngữ (Block 4: shallow and deep) ..................................................34 Trò chơi ghi nhớ - ngôn ngữ (Block 3: tall and short).........................................................36 Hai khối................................................................................................................................39 Ba khối .................................................................................................................................41 Tháp hồng (Pink tower) .......................................................................................................42 Tháp hồng (bài 2).................................................................................................................44 Tháp hồng (bài 3).................................................................................................................46 Từ khối lập phương đến thẻ ảnh ..........................................................................................47 Thang nâu (Brown stairs).....................................................................................................49 Sắp xếp thang nâu với thẻ ảnh .............................................................................................50 Gậy đỏ..................................................................................................................................52 Từ giáo cụ đến môi trường xung quanh...............................................................................54 Hộp màu số 1 .......................................................................................................................55 Hộp màu số 2 .......................................................................................................................58 Khay các hình tam giác........................................................................................................60 Bài tiếp theo biến thể của cấu tạo tam giác hộp tam giác ....................................................63 Cấu tạo tam giác hộp lục giác lớn........................................................................................65 1
khay hình vuông – hình vuông thập thức – Pitago ..............................................................68 HÌnh vuông thập thức (ngày 2) ............................................................................................70 Hđ dỡ bỏ hv..........................................................................................................................72 hđ khám phá hv....................................................................................................................73 Nhận biết và pb âm lớn nhất, âm nhỏ nhất ..........................................................................75 Âm thanh: tìm âm thanh lớn nhất và nhỏ nhất ở 2 hộp........................................................77 Ghép cặp theo trí nhớ...........................................................................................................79 Sắp xếp 1 hộp âm thanh (hộp xanh).....................................................................................81 trò chơi sx theo thứ tự trí nhớ (2 hộp)..................................................................................82 khối lập phương nhị thức .....................................................................................................84 hộp tam thức ........................................................................................................................87 Hộp màu số 3 (3.1: Gọi tên và sắp xếp 1 màu, 2 màu và nhiều hơn 2 màu) .......................89 Bánh xe màu số 1.................................................................................................................91 Hộp màu số 4 .......................................................................................................................93 Tủ hình học – 1.1 khay giới thiệu (ghép cặp) ......................................................................94 Khay các hình tròn ...............................................................................................................97 khay các hình tứ giác ...........................................................................................................99 Trò chơi ghi nhớ 2 – tủ và các thẻ ảnh (5.2) ......................................................................100 những hình học đã được sắp xếp........................................................................................102 BIến thể của những hình đã dc sắp xếp 1 bộ .....................................................................104 CẤU TẠO TAM GIÁC HÌNH LỤC GIÁC NHỎ.............................................................106 cấu tạo tam giác Hình chữ nhật..........................................................................................109 Hộp chữ nhật 1 màu xanh, ko đường kẻ ............................................................................112 Khối trụ không núm ...........................................................................................................114 Biến thể khối trụ ko núm ...................................................................................................116 Bảng nhẵn nhám ................................................................................................................118 Những tấm vải....................................................................................................................121 Ống vị giác.........................................................................................................................123 Khối hình học ?(3 khối đầu) ..............................................................................................125 khối hình học ngày 2..........................................................................................................127 KHỐI HÌNH HỌC (3 HÌNH MỚI: 1.2).............................................................................129 Khối hình học, buổi khác về 6 hình đa học........................................................................131 Phân loại.............................................................................................................................133 khướu rác: nhận biết mùi ...................................................................................................136 Tấm trọng lượng ................................................................................................................138 tủ hình lá ............................................................................................................................140 2
Túi xúc giác........................................................................................................................142 Những chiếc túi bí mật.......................................................................................................144 Chai cảm nhiệt ...................................................................................................................146 Các nhạc cụ ........................................................................................................................148 Bảng xúc giác.....................................................................................................................150 chuông Montessori- bài học đầu tiên .................................................................................152 gọi tên và các bộ phận của chuông ....................................................................................154 Lắng nghe chuông..............................................................................................................156 Dụng cụ chặn âm và cách use của nó với 2 chiếc chuông .................................................158 Chốt cắm (Pegs) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ chốt cắm Mô tả Trình bày: 1. “Đây là chốt cắm, trong này nhiều chốt cắm quá!” 2. Đặt hộp chốt cắm vào giữa thảm.Nhìn vào trong giỏ mây, nhặt từng chiếc chốt cắm ra cho trẻ xem rồi cắm lên bảng chốt 3. Tay trái bốc từng giáo cụ, giơ ra trước mặt trẻ, chuyển sang tay phải để cắm lên bảng gỗ. Có thể cắm vào vị trí bất kì “Nhiều chốt cắm quá!” 4. “Bây giờ cô sẽ rút chốt cắm ra để con làm thử nhé!” (Chốt rút ra đầu tiên phải là chốt đầu tiên cắm vào. Nếu trẻ định thò tay vào: “đây là lượt của cô!”) Không cần dùng 1 tay giữ bảng nếu chốt cắm lỏng. 3
5. “Con có thể thực hiện hoạt động này bao nhiêu lần con thích nhé!” Đẩy khay chốt cắm ra giữa thảm, nhấc lên, cất về đúng vị trí trên giá giáo cụ Mục đích: - Rèn phối hợp cơ tay - Cách cầm bút Kiểm soát lỗi : Nếu trẻ không cắm được chốt cắm vào lỗ, trẻ sẽ biết mình đã cắm ghim đúng chiều hay chưa Không rút nhiều hơn 1 chiếc 1 lúc Điểm gây hứng thú: - Trẻ có thể sắp xếp chốt cắm lên bảng theo ý thích Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên: 2 Các biến thể #1 4
Ghép hình toàn khối (Whole-piece puzzle) Ảnh Lĩnh vực: Giác quan Giáo cụ: Bảng ghép hình nguyên miếng Mô tả Trình bày: 1. Lấy 1 miếng ghép, đặtra thảm phía bên tay trái 2. “Xem nhé!” Chỉ tay vào vị trí định vị trên hình 3. Đặt miếng ghép vào vị trí tương ứng 4. Làm tương tự với từng miếng ghép còn lại cho đến hết 5. “Con có muốn thử làm không?” “Cô sẽ cất bộ giáo cụ đi, để con có thể lấy ra làm nhé!” Mục đích: - Giới thiệu một số loại trái cây - Tư duy trừu tượng Kiểm soát lỗi : Mọi miếng ghép được xếp ngay ngắn chính xác lên bảng gỗ Điểm gây hứng thú: - Hình đẹp đẽ của các loại trái cây Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên: 2 Các biến thể #1 Tháo hết toàn bộ các miếng ghép ra để các con lắp thứ tự từng miếng ghép vào 5
6
Trò chơi ghép tranh (Picture puzzles) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ miếng ghép tranh bằng gỗ Mô tả Trình bày: 1. Dùng ngón tay tô theo viền hình trong tranh “Đây là đám khói” 2. “Con có muốn quan sát kĩ hơn không nào?” – đưa tranh về trước mặt trẻ 3. “Con xem nhé!” Rút từng mảnh tranh ghép ra, đặt về phía mép trái thảm trải 4. Đưa ngón tay theo hình chỉ thị trên khung và hình tương ứng trên miếng ghép. Thử đặt từng miếng ghép vào, thử cả miếng không đúng lẫn miếng đúng (trẻ có thể gợi ý giúp: “Cô thử miếng này đi!” – “Ồ! Cảm ơn con!”) 5. Sau khi ghép hết, kiểm tra xem các miếng ghép đã vừa khít hết chưa 6. “Giờ cô sẽ cất bức tranh đi, và con có thể thực hành cùng nó bao nhiêu cần con thích nhé!” Mục đích: Tư duy logic và trừu tượng - Trẻ luyện nhóm cơ tay và sự tập trung - Kiểm soát lỗi : 7
Tất cả các miếng ghép phải vừa khít Điểm gây hứng thú: - Vẻ đẹp của bộ ghép hình Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên: 2 Các biến thể #1 8
Ghép các khối hình mẫu (Pattern blocks) Ảnh Lĩnh vực: Giác quan Giáo cụ: Bộ giáo cụ khối hình mẫu Hướng dẫn trẻ làm từ thẻ mẫu dễ đến khó Mô tả Trình bày: 1. “Đây là khối hình mẫu. Con xem cô xếp nhé!” 2. Lấy từng miếng hình ra, giới thiệu từng miếng hình và cho trẻ quan sát 3. Lần lượt lấy từng loại ra và đặt lên thảm. Hết loại này mới lấy sang loại khác 4. Tiếp tục cho trẻ xem và cho trẻ chạm vào 5. Làm lần lượt đến hết 6. Nhấc lòng khối hình lên cho trẻ quan sát vẻ đẹp của khối hình mẫu 9
7. Thứ tự đặt các miếng hình trở lại bảng, từ trong ra ngoài 8. Cuối cùng, dùng ngón tay di trên mặt bảng để kiểm tra xem đã vừa khít chưa Mục đích: - Tìm hiểu về nhiều khối hình khác nhau Kiểm soát lỗi : Tất cả các miếng hình đều phải vừa khít trở lại Điểm gây hứng thú: - Hình dáng đẹp đẽ của bảng khối hình học sau khi ghép xong Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên: 2.5 Các biến thể #1 10
Ghép hình với các khối hình học (Attribute blocks, tangrams) Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ khối hình học Mô tả Ảnh Trình bày: 1. Lấy ra từng khối hình tam giác, quan sát và đặt trc mặt trẻ. Tìm những hình tương tự và đặt ra trc mặt trẻ (chỉ cần quan sát hình đầu tiên) 2. Lấy ra khối hình lục giác, chỉ vào từng cạnh và đặt trc mặt trẻ 3. Lấy ra khối hình thoi, chỉ vào từng cạnh và đặt trước mặt trẻ 4. Cuối cùng lấy ra khối hình thang, quan sát và đặt trc mặt trẻ 5. Thứ tự lấy từng hình: tam giác, hình thoi, lục giác và hình thang, đặt lại vào khung gỗ 6. “Vừa khớp rồi!” 7. “Giờ cô sẽ cất bộ giáo cụ này đi và con có thể lấy Mục đích: ra bất cứ khi nào con thích nhé!” - Học về các hình khối 11
- Luyện nhóm cơ tay Kiểm soát lỗi : Những miếng ghép không vừa khít hoàn toàn vào khuôn Điểm gây hứng thú: - Trẻ có thể thấy ngạc nhiên khi thấy từ 1 hình tam giác lớn, có thể có nhiều hình nhỏ ghép vào từ bên trong (ko cần giải thích trẻ cũng nhận ra) Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 Với những hình tiếp theo, khi đã giới thiệu từng khối ở bài học trước rồi, ta sẽ không cần quan sát lại từng hình nữa. 12
Ghép hình với các khối hình học (Attribute blocks, tangrams) Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ khối hình học Mô tả Ảnh Trình bày: 1. “Con quan sát nhé!” 2. Lấy ra từng miếng, giới thiệu những hình mới với trẻ và gỡ tất cả những miếng đồng dạng ra. 3. Sau khi gỡ hết, xếp thứ tự từng miếng trở lại (xếp từ trong ra ngoài) 4. “Khối hình mẫu đã xong rồi. Giờ cô sẽ cất khối hình mẫu đi và con có thể lấy ra bất cứ khi nào con muốn nhé!” Mục đích: - Học về hình khối với bảng hình mới - Luyện nhóm cơ tay Kiểm soát lỗi : Tất cả các miếng ghép phải vừa khít Điểm gây hứng thú: - Kết cấu đẹp đẽ của khối hình mẫu - Dùng ngón tay chỉ theo các họa tiết đẹp do khối hình tạo ra Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 13
Bảng gài dây chun (Geoboard) Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ bảng gài dây chun, bao gồm: bảng chốt cắm, thẻ hình, hộp đựng chun nhiều màu Hướng dẫn trẻ làm từ thẻ mẫu dễ đến khó Mô tả Ảnh Trình bày: 1. “Đây là bảng gài dây thun” “Cô nhìn thấy ở đây có rất nhiều chốt cắm” 2. “Cô có rất nhiều thẻ hình ở đây nữa!” (Đây là những mẫu để kiểm soát hoạt động) 3. “Cô chọn chiếc thẻ này nhé!” “Không biết đây là hình gì nhỉ?” Dùng ngón tay chỉ vào viền hình 4. Dùng chun căng hình vuông tương ứng Nhấc thẻ lên, so sánh bên cạnh sản phẩm “Giống nhau!” 5. “Cô làm thêm 1 hình nhé!” Tương tự bước ở trên Lưu ý: Chun màu gì thì sẽ làm theo mẫu màu đó 6. Sau khi làm xong “Con có muốn cô làm nữa không?” Nếu trẻ muốn tự làm thì gv kết thúc hoạt động tại đây. 14
7. “Giờ cô sẽ cất bộ giáo cụ này đi nhé! Vì cô biết con rất muốn được thử làm hoạt động này rồi!” Mục đích: Luyện tập các ngón tay - Cách sao chép theo mẫu - Kiểm soát lỗi : Điểm gây hứng thú: - Độ đàn hồi và màu sắc thú vị của dây chun Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 Dùng dây chun để buộc thẻ gợi ý lại (Đặt 1 góc tập thẻ vào lòng chun, nhấc 1 đầu chun và lùa vào thẻ) 15
Ghép cặp hoa quả (pairing) Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Giỏ trái cây để lộn xộn (bên trong có chứa đủ từng cặp hoa quả), giỏ trái cây đặt dọc trên giá để trẻ dễ dàng lấy ra Mô tả Ảnh Trình bày: 1. “Bây giờ cô sẽ chỉ cho con xem cách hoạt động với giỏ hoa quả. Con nhìn nhé!” Hai tay cầm giỏ hoa quả, đi từ giá hoa quả về bàn. Đặt lên thảm 2. “Cô có vài câu chuyện liên quan đến những loại hoa quả này. Đây không phải hoa quả thật đâu!” Cầm quả táo, ngắm 1 lượt rồi giơ ra trước mặt trẻ cho trẻ quan sát 3. Cầm quả na, ngắm 1 lượt rồi giơ ra trc mặt trẻ 4. Lần lượt các loại quả khác trong giỏ (chọn từng loại hoa quả một – không chọn trùng) 5. Sau đó lấy tất cả các loại quả ra khỏi giỏ 6. Chọn 1 quả bất kì, đặt cạnh lần lượt từng quả xem có giống ko. Nếu ko giống: “Không giống!”Chọn 1 quả bất kì, đặt cạnh lần lượt từng quả xem có giống ko. Nếu ko giống: “Không giống!” Làm lần lượt đến khi tìm ra cặp phù hợp thì đặt xuống 16
7. Làm thứ tự đến hết 8. Trộn hết lên rồi xếp vào giỏ.Trộn hết lên rồi xếp vào giỏ “Cô đã làm xong hoạt động của mình rồi, cô sẽ cất đi để con có thể lấy ra làm lúc nào con thích nhé!” Mục đích: - Dạy trẻ cách ghép cặp - Học tên các loại trái cây mới Kiểm soát lỗi : Các trái cây trong giỏ phải hết và ghép được thành cặp với nhau Điểm gây hứng thú: - Vẻ đẹp của các loại trái cây Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 17
Ghép cặp hoa quả với thẻ ảnh (With replica cards) Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Giỏ trái cây Lưu ý: không để trẻ tự làm hoạt động này Mô tả Ảnh Trình bày: 1. “Hôm nay cô sẽ hướng dẫn con ghép cặp hoa quả với thẻ ảnh. Con xem nhé!” 2. GV nhìn trc bên trong ảnh, úp xuống mặt bàn “Con tìm cho cô quả chôm chôm” Lấy quả chôm chôm đặt cạnh 3. Làm lần lượt tương tự với từng thẻ 4. Yêu cầu trẻ đặt quả tương tự vào bên cạnh thẻ (2 quả giống nhau ở cạnh 1 thẻ úp) 5. Lật từng thẻ lên xem đã khớp chưa 6. Nếu trẻ ghép cặp sai → quay lại bài học trước (gọi tên hoa quả) 7. Nhờ trẻ xáo trộn trái cây lên và cất lại vào trong giỏ 18
8. Xếp hết thẻ ảnh lại, nhờ trẻ buộc chun lại Cất thẻ vào giỏ. Cất giỏ đi. Mục đích: - Ôn lại bài học với các loại trái cây - Chuyển biến từ hình ảnh thực sang hình vẽ Kiểm soát lỗi : Lật thẻ lên, các loại trái cây phải khớp với hình trong thẻ Điểm gây hứng thú: - Vẻ hấp dẫn của các loại trái cây - Sự tò mò khi lật từng thẻ lên xem có khớp ko Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 19
Ghép cặp vò sò (Pairing shells) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Hộp vỏ sò Mô tả Trình bày: 1. “Hộp vò sò nặng quá, nhưng mà rất đẹp” “Trong này có gì nhỉ?” 2. Mở hộp “Vỏ sò mới đẹp làm sao!” 3. Lấy từng vỏ sò ra, quan sát, đưa cho trẻ nhìn, rồi xếp thứ tự về phía bên trái trc mặt trẻ 4. Lấy hết vỏ sò trong hộp ra mặt thảm 5. Qui trình tương tự hoạt động ghép cặp trái cây 6. Khi cất vào hộp: “Cô sẽ cất nhẹ nhàng và không tạo ra tiếng động, vì đây là những vỏ sò rất đặc biệt” Mục đích: - Học cách phân loại và ghép cặp Kiểm soát lỗi : Các cặp vỏ sò khớp với nhau 20
Điểm gây hứng thú: - Trẻ hứng thú vì hình dạng lạ mắt của vỏ sò - Trẻ thực hành hoạt động ghép cặp Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 21
Ghép cặp cúc áo (Pairing buttons) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ ghép cặp cúc áo Mô tả Trình bày: 1. “Hôm nay cô sẽ hướng dẫn con cách ghép cặp những chiếc cúc áo nhé!” 2. “Tay cô không nhét vừa vào túi” Đổ khuy áo ra bàn 3. Nhặt lần lượt từng chiếc cúc, đặt từng mẫu lên bàn 4. Ghép từng cặp nút giống nhau 5. Nhặt từng chiếc cúc bỏ lại vào túi 6. “Cô đã làm xong hoạt động này rồi, cô sẽ đặt lại lên giá để con lấy xuống làm khi nào con thích nhé!” Mục đích: - Học cách phân loại và ghép cặp với vật thể bé hơn Kiểm soát lỗi : 22
Tất cả cúc phải được ghép hết ko sót lại chiếc cúc nào Điểm gây hứng thú: - Vẻ đẹp đẽ của những chiếc cúc Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 23
Ghép cặp búp bê Matrioska (Pairing the dolls) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ búp bê Matrioska Mô tả Trình bày: 1. “Đây là búp bê Matrioska, đến từ nước Nga” “Thoạt trông thì có vẻ chỉ có 1 búp bê, nhưng con xem nhé!” 2. “Thêm 1 Matrioska nữa này! Con có nghĩ là còn 1 Matrioska ở bên trong nữa không?” Mở búp bê ra, đặt phần đầu ở trên phần thân ở dưới 3. “Thêm 1 Matrioska nữa này! Con có nghĩ là còn 1 Matrioska ở bên trong nữa không?” Mở búp bê ra, đặt phần đầu ở trên phần thân ở dưới 4. Con đoán xem ở trong còn búp bê nào nữa không? 5. Mở ra đến hết 6. Thứ tự đặt lại từng búp bê bé vào búp bê lớn cho đến hết 24
7. “Giờ cô sẽ cất búp bê đi để lần sau con có thể lấy ra ghép thân và đầu búp bê lại với nhau nhé!” Mục đích: - Luyện cổ tay khi mở búp bê - Phân loại xếp theo thứ tự từ lớn tới bé Kiểm soát lỗi : Khi ghép ngược lại, toàn bộ số búp bê đều vào hết Điểm gây hứng thú: - Kể câu chuyện thú vị về búp bê, hoặc về nước Nga trước khi làm hoạt động ghép cặp - Trẻ tò mò xem bên trong còn bao nhiêu búp bê nữa Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 25
Phân loại hạt (Nuts) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ phân loại hạt Mô tả Trình bày: 1. “Hôm nay cô sẽ chỉ cho con cách phân loại hạt. Con xem nhé!” 2. Nhặt từng hạt, nâng lên quan sát 3. Thả từng loại hạt vào ô 4. Thả hạt tương tự vào ô tương ứng 5. Thu hết hạt về ô to trong khay 6. “Giờ cô đã phân loại hạt xong rồi, cô sẽ cất lên kệ giáo cụ và con có thể lấy xuống làm bao nhiêu tùy thích!” Mục đích: Phân loại hạt - Làm quen với nhóm hạt mới - Kiểm soát lỗi : 26
Tiếng lạch cạch của hạt khi va vào khay Điểm gây hứng thú: - Thả hạt mạnh 1 chút để có âm thanh và hạt có thể văng ra ngoài để gây hứng thú cho trẻ Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 27
Phân loại ngũ cốc (Grains) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ phân loại ngũ cốc Mô tả Trình bày: 1. “Đây là đủ loại hạt ngũ cốc! Cô sẽ đảo chúng lên. Con xem nhé!” Trải khăn ra mặt bàn 2. Đổ ngũ cốc ra lòng bàn tay 3. Quan sát từng hạt 4. Chọn hạt ngũ cốc mẫu 5. Xếp 1 hàng các loại hạt ngũ cốc theo hạt mẫu đã để trên cùng. 6. “Bây giờ cô sẽ cất các hạt này đi nhé!” Gom từng hàng dọc, dồn xuống dưới rồi bốc bỏ vào bát. 28
7. Thả kêu leng keng vào trong bát 8. Đặt lọ ngũ cốc trở lại khay Gấp khăn gọn gàng (theo cách gấp khăn) Mục đích: - Học cách phân loại với vật thể rất bé Kiểm soát lỗi : Điểm gây hứng thú: - Đây đều là những hạt ăn được, hoặc trồng được thành cây Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 29
Phân loại hạt (Beads) Ảnh Lĩnh vực: Giác quan Giáo cụ: Bộ giáo cụ phân loại hạt ngũ cốc (gồm khay gỗ, bát con, bát lớn) Mô tả Trình bày: 1. “Đây là hạt bé, cùng xem chúng ta có phân loại được không nhé!” 2. “Con xem nhé!” Dùng tay phải, bốc một nắm hạt thả lên lòng bàn tay trái 3. Bốc từng hạt từ lòng bàn tay, thả vào bát tương ứng 4. “Cô đã làm xong rồi! Các con xem cô đổ hạt lại vào bát nhé!” 5. Ụp từng bát hạt lại vào bát lớn. Dùng ngón tay khuấy hạt trong bát lên 6. “Cô đã làm xong hoạt động này rồi, cô sẽ cất lên giá và con có thể lấy ra làm lúc nào con thích nhé!” Mục đích: Luyện nhóm cơ tay - Học cách phân loại - Kiểm soát lỗi : 30
Phân loại hạt theo đúng màu sắc Điểm gây hứng thú: - Trẻ hứng thú với âm thanh tạo ra từ hạt Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 31
Khối trụ có núm (Knobbed cylinders) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ khối trụ có núm 1 Mô tả Trình bày: 1. “Bây giờ cô sẽ chỉ cho con cách làm việc cùng khối hình trụ có núm nhé!” Bày giáo cụ ra giữa thảm. Kéo từ từ về phía mình 2. Nhấc khối lên. “Con có muốn cầm thử không?” – đưa trẻ cầm “Con có muốn đặt lại kệ không?” – đặt lại kệ “Cảm ơn con!” Bê giáo cụ và nói: “Đi theo cô nào!” 3. “Đây là các cái núm. Con xem nhé!” 4. Dùng 3 ngón tay, nhón 1 khối lên quan sát. Chỉ 1 đầu ngón tay quanh khối trụ và mọi mặt của khối trụ, đưa cho trẻ mời sờ thử. “Cô cảm ơn con!” 5. Đặt từng khối trụ vào bên cạnh vị trí lỗ trụ vừa rút ra, sát về phía mình để các bé có thể phân biệt được kích cỡ tăng tiến hoặc giảm dần của dãy khối trụ Khối lớn nhất nằm ở bên trái 6. Sau khi làm hết, lấy từng khối trụ đặt lại vị trí (theo đúng thứ tự lấy ra) 32
7. Khi lắp vào đúng, dùng ngón tay miết trên bề mặt để chắc là đã khít hẳn “Vừa khít!” Làm tương tự đến hết 8. Đặt dọc giáo cụ, miết 1 đường “Tất cả các khối trụ đều vừa khít rồi!” 9. “Giờ cô sẽ cất khối trụ đi để con lấy ra làm. Lần sau con có thể xáo trộn vị trí lên rồi mới nhét lại nhé!” Mục đích: - Khum tay luyện cầm bút - Phân loại và học khái niệm mới: khối trụ có núm Kiểm soát lỗi : Tất cả các khối trụ đều được đặt vào vừa khít Điểm gây hứng thú: - Vẻ đẹp của bộ khối trụ Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 Xáo trộn trật tự của các khối trụ có núm đã rút ra, để trẻ tìm cách xếp lại 33
Trò chơi ghi nhớ - ngôn ngữ (Block 4: shallow and deep) Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ khối trụ có núm số 4. Mô tả Ảnh Trình bày: 1. “Các con còn nhớ khối hình trụ này không? Con tháo giúp cô các khối ra được không? Con xáo trộn lên nhé!” 2. “Cùng xem chúng ta có thể sắp xếp hết những thối hình trụ này vào đúng vị trí không nhé!” 3. Xếp các khối trụ theo chiều từ cao đến thấp 4. “Lỗ này rất sâu! Đây là lỗ sâu! Con có thể nói từ sâu không?” 5. Con đặt ngón trỏ vào lỗ này xem có sâu không? 6. Nhét khối thấp nhẫn vào lỗ “Lỗ này nông! Con có nói được từ “nông” không?” 34
7. “Con có chỉ được lỗ nông không? Còn lỗ này thì sao?” 8. Đặt khối trụ cao vào lỗ sâu, khối thấp vào lỗ nông 9. “Lỗ này nông hay sâu? Con có thể giúp cô đặt khối trụ vào đúng vị trí được không?” (chỉ đặt câu hỏi này nếu trẻ đã đc tiếp xúc với khối trụ từ hoạt động trước) Mục đích: - Học khái niệm nông sâu Kiểm soát lỗi : Điểm gây hứng thú: - Thứ tự biến đổi từ nông đến sâu của bộ giáo cụ Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 35
Trò chơi ghi nhớ - ngôn ngữ (Block 3: tall and short) Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ khối trụ có núm 3 Mô tả Ảnh Trình bày: 1. “Con có thể rút các khối trụ ra và xáo trộn lên được không?” Trẻ rút khối trụ và xáo trộn 2. “Bây giờ cô sẽ sắp xếp các khối hình trụ này nhé!” Sắp xếp các khối trụ về đúng vị trí 3. Nhặt khối trụ cao, đưa trước mặt trẻ “Đây là cao, con có thể nói “cao” được không?” 4. Con có thể nhấc khối trụ cao này lên được không? 5. Nhặt khối trụ thấp, đưa trước mặt trẻ “Đây là thấp con có thể nói “thấp” được không?” 6. Con có thể nhấc khối trụ thấp này lên được không? 36
7. Con có thể xếp khối cao và thấp cạnh nhau không? 8. Con có thể chỉ vào khối cao mà không làm đổ được không? 9. Con có thể chỉ vào khối thấp mà không làm đổ không? 10. Con nhắm mắt vào (gv đổi chỗ các khối) Đâu là cao đâu là thấp? Yêu cầu trẻ chỉ vào 11. Con có thể xếp khối hình trụ vào đúng chỗ không? 12. Đặt lại các khối vào đúng lỗ lần lượt đến hết Mục đích: - Trẻ học về cao thấp Kiểm soát lỗi : Tất cả khối trụ đều đặt vừa khít vào lỗ Điểm gây hứng thú: - Trẻ được trải nghiệm nhiều kiểu hoạt động vs giáo cụ Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 Bịt mắt lại rồi thực hiện hoạt động này 37
(nếu con cần cô giúp, cô sẽ giúp con bịt mắt nhé) Nhờ 1 bé gỡ hết các khối hình trụ ra, rồi tráo các khối với nhau 38
Hai khối Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Hai khối trụ có núm – giới thiệu khi trẻ đã nhuần nhuyễn với bộ giáo cụ Mô tả Ảnh Trình bày: 1. Lấy 2 bộ khối trụ có núm bất kì 2. Xếp 2 khối trụ vuông góc với nhau 3. “Con có thể giúp cô rút từng khối trụ ra và xáo trộn lên không?” 4. “Cô sẽ nhắm mắt lại và con hãy xáo trộn nữa lên nhé!” 5. Cô giáo lấy từng khối, nhét vào lỗ. Thi thoảng có thể giả bộ mắc sai lầm 6. Lần lượt nhét từng khối vào đúng vị trí cho đến hết. (Khi gặp 2 khối giống hệt nhau, có thể cắm vào bên nào cũng đc) 39
7. “Con xem nhé!” Vuốt 1 đường trên mặt của từng khối “Vừa khít hết rồi!” 8. “Giờ cô sẽ cất chúng đi và ngày mai cô sẽ hướng dẫn các con một hoạt động mới nhé!” Mục đích: - Tăng khái niệm cho trẻ Kiểm soát lỗi : Tất cả các khối đều đặt vừa khít Điểm gây hứng thú: - Trẻ cần tư duy nhiều hơn, bài học trở nên thú vị hơn Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 40
Ba khối Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Ba khối trụ có núm bất kì Mô tả Trình bày: 1. Mời trẻ lấy ra 3 khối trụ có núm bất kì, bày lên thảm 2. Làm tương tự như ở hoạt động 2 khối Mục đích: - Tăng thêm khái niệm Kiểm soát lỗi : Tất cả các khối đều đặt vừa khít Điểm gây hứng thú: - Trẻ cần tư duy nhiều hơn, bài học trở nên thú vị hơn Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên:2.5 Các biến thể #1 41
Tháp hồng (Pink tower) Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ tháp hồng (trên giá giáo cụ, bộ tháp hồng xếp khối to ở dưới khối nhỏ ở trên, tháp phải được đặt trên kệ sao cho dù nhìn từ phía nào thì cũng thấy ngọn tháp rất đẹp) Mô tả Ảnh Trình bày: 1. “Con có thấy ngọn tháp đẹp đẽ kia không? Cô sẽ chỉ cho con cách làm việc với tháp đó! Con xem nhé!” 2. Nhẹ nhàng bốc viên đầu tiên trên đỉnh tháp, mang ra thảm. Làm thật chậm để thu hút trẻ 3. Khối nhỏ: nhón 2 ngón tay -> 3 ngón tay. Khối lớn: bốc kiểu bạch tuộc. Khối lớn hơn nữa: bốc kiểu gọng kìm 2 tay 4. Đặt các khối random trên thảm 5. Di chuyển các khối ở chính giữa ra ngoài để tạo khoảng trống 6. Đặt khối lớn nhất vào giữa 42
7. Tay hình gọng kìm, bốc từng khối xếp chồng ngay ngắn lên nhau 8. Với khối nhỏ hơn, bốc kiểu bạch tuộc, và nhón tay với khối nhỏ nhất. 9. Sau khi xếp xong tháp, đi quanh tháp và quan sát tháp từ từng góc và từ trên xuống 10. Dùng tay vuốt tháp để kiểm soát lỗi thêm 1 lần 11. “Cô vừa xếp xong tháp hồng, bây giờ cô sẽ cất tháp đi để con có thể lấy ra xếp khi nào con muốn!” Mục đích: - Trẻ học về thứ tự Kiểm soát lỗi : Các khối phải tăng dần hoặc giảm dần về kích cỡ Điểm gây hứng thú: 3 - Màu sắc bắt mắt của ngọn tháp - Sự cân đối của tháp khi nhìn từ mọi phía Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên: Các biến thể #1 43
Tháp hồng (bài 2) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ tháp hồng Mô tả Trình bày: 1. Mời trẻ đi lấy các khối hồng bày lên thảm. Trẻ làm xong, gọi cô giáo và cô sẽ ra hướng dẫn trẻ 2. “Đây là khối lập phương màu hồng” 3. Dẩy khối lớn nhất về góc trên bên trái thảm 4. Lần lượt đẩy từng khối có kích thước tiếp theo về sát khối thứ nhất sao cho khối sau có mép trên thẳng 5. Lấy khối lớn nhất ra: “To!” “Con có thể nhắc theo cô không? To!” “Cô sẽ đặt khối to ở đây!” 6. Lấy khối nhỏ nhất ra: “Nhỏ!” “Con có thể nhắc theo cô không? Nhỏ!” “Cô sẽ đặt khối nhỏ ở đây!” 44
7. Nhắm mắt vào – gv xáo vị trí 2 khối. “Con có thể đặt khối to vào đây không?” “Con có thể đặt khối nhỏ vào đây không?” 8. Thực hiện bài học 3 bước với khái niệm khối lập phương to, khối lập phương nhỏ Mục đích: - Giới thiệu khái niệm to nhỏ - Giới thiệu khái niệm khối lập phương Kiểm soát lỗi : Điểm gây hứng thú: 3 - So sánh sự chênh lệch về kích thước giữa 2 khối Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên: Các biến thể #1 45
Tháp hồng (bài 3) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Tháp hồng Mô tả Trình bày: 1. “Con đã biết tháp hồng và các khối lập phương hồng rồi phải không?Hôm nay cô sẽ giới thiệu một bài học mới với tháp hồng. Con lấy các khối lập phương hồng ra thảm cho cô nhé!” 2. Lấy ra 2 khối to nhất và to nhì, xếp cạnh nhau “Tháp này lớn hơn tháp này. Con nói được không?” Cầm tay trẻ chạm vào từng khối trong khi trẻ nói 3. Lấy tiếp 2 khối tiếp theo và thực hiện như trên 4. Làm lần lượt đến hết 5. Sau khi làm xong, nhờ bé cất bộ khối hồng lên kệ Mục đích: - Giới thiệu khái niệm to hơn, nhỏ hơn Kiểm soát lỗi : Các khối đều ghép thành cặp đến hết Điểm gây hứng thú: - Vẻ đẹp của bộ giáo cụ Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên: 3 Các biến thể #1 Có thể dạy tương tự với khái niệm “nhỏ hơn” 46
Từ khối lập phương đến thẻ ảnh Ảnh Lĩnh vực: Giác quan Giáo cụ: Big Ben, bộ tháp hồng Mô tả Trình bày: 1. Bày bộ giáo cụ tháp hồng về 1 góc, xếp lộn xộn 2. Đưa giáo cụ Big Ben cho trẻ xem “Big Ben nằm ở đâu?” “London nằm ở châu lục nào?” 3. Lấy bộ thẻ ảnh, xòe bài: “Con hãy chọn 1 tấm thẻ ảnh” 4. “Con hãy lật thẻ lại xem ảnh gì đây” “Con hãy ghi nhớ bức ảnh này nhé! Rồi con hãy đặt ảnh vào đây” 5. “Cô sẽ đặt hình đánh dấu vào đây” Giờ con hãy nhắm mắt lại 6. Con đi sang phía bên kia lấy ra 1 khối có kích thước phù hợp với ảnh nhé! 47
7. Giờ con hãy bỏ con dấu ra, đặt khối lập phương lên bên trên xem có khớp không. Con nghĩ có khớp không? (trẻ đặt thử - không khớp) 8. Con hãy quay lại phía bên kia và lấy hình khác nhé! 9. Yêu cầu trẻ tự đặt khối hồng vào hình tương ứng. Vừa khít! Giờ con có thể mời 1 bạn khác lên chọn thẻ ảnh 10. Gọi lần lượt từng bạn đến hết Mục đích: - Trẻ làm quen khái niệm big ben - Trẻ phải nhớ hình trong quá trình đi lấy ở thảm khác Kiểm soát lỗi : Toàn bộ khối đặt vừa khít vào toàn bộ thẻ ảnh Điểm gây hứng thú: - Trẻ được chơi theo nhóm vui vẻ Độ tuổi giới thiệu bài học đầu tiên: 3 Các biến thể #1 48
Thang nâu (Brown stairs) Ảnh Lĩnh vực:Giác quan Giáo cụ:Bộ giáo cụ thang nâu Mô tả Trình bày: 1. “Hôm nay cô sẽ chỉ cho con cách sử dụng bộ giáo cụ thang nâu. Con xem nhé!” 2. Lấy hết các khối lăng trụ, đặt lộn xộn trên thảm. 3. Sắp xếp lại theo thứ tự từ dày đến mỏng 4. Dùng khối lăng trụ nhỏ nhất để kiểm tra 5. Đi quanh dãy lăng trụ, quan sát và ngắm nghía 6. Lấy khối lăng trụ lớn nhất ra “Dày!” 49
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160