Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Diem bao Ca Mau so 05

Diem bao Ca Mau so 05

Published by pafey79914, 2021-09-06 17:17:51

Description: Diem bao Ca Mau so 05

Search

Read the Text Version

ĐIEM BAO THỒNG TIN VÈ CÀ MAU ----------------- Q U A B Á O C H Í Số ra ngày 05/7/2021 Phát hành thứ 2 hàng tuần uCà Mau tích cực quảng bá vẻ đẹp rừng Minh (Tr. 72) Cà Mau: Đ ẩy mạnh đỗi mới tăng Cà Mau, điểm đến năm 2021: Dấu trưởng và ph át triển kỉnh tế biển ấn du lịch miền sông nước (Tr.118) (Tr.46) THƯ VIỆN TỈNH CÀ MAU ĐC: 05 Lưu Tấn Tài, phường 5, Cà Mau ĐT: 0290.3830732 Website: http ://thuvien.camau.gov.vn

MỤC LỤC Trong số này Trang 01. Mục Lục 2 02 Tái diễn bơm tạp chất vào tôm 4 03. Cà Mau: Dân xóm nghèo đổi đời nhờ trồng cỏ dại làm các món đặc sản 6 04. Cuộc vận động thấm sâu vào đời sống 11 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau điều động, bổ nhiệm, giới thiệu nhiều cán 12 bộ chủ chốt 06. Cà Mau: Khẩn trương khống chế dịch tả heo châu Phi 14 07. Cà Mau xác minh thôngtin 1phụ nữ bị dụ dỗ lấy chồng Trung Quốc 14 08. Cà Mau: Thanh niên tử vong sau va chạm với xe tải chạy cùng chiều 15 09. Mẹo hay từ người ngư dân: Cách phân biệt cua biển Cà Mau thật - giả 16 17 Một chủ tịch UBND xã ở Cà Mau không đủ phiếu thuận tái cử nhiệm kỳ mới 11. Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển: Vững bước tuổi 30 18 12. Vì sao một ấp chài lưới của tỉnh Cà Mau lại được gọi là \"Làng Thụy Sĩ\"? 20 13. Lăng kính bạn đọc: Ủng hộ việc 'không thay đổi mẫu đồng phục học sinh'! 22 14. Vốn Quỹ thúc đẩy mô hình nông nghiệp sạch theo hướng hiện đại 23 15. Người viết truyện Bác Ba Phi 26 16. Sạt lở uy hiếp tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Cà Mau 28 17. Đầm Thị Tường Cà Mau có gì mà nhiều du khách yêu thích khám phá? 31 38 ị g Cà Mau: Một doanh nghiệp bán hàng gia dụng trả lại gần 130 triệu đồng cho . người mua 39 19. Cứu sảnphụ 20 tuổi nguy kịch 20. Hai cảnh sát nhảy xuống kênh cứu cô gái tự tử 40 21. Làm rõ vụ bán hàng kiểu “tặng 5 bán 1” 41 22. Nông dân chân đất Cà Mau vừa xem EURO vừa bàn chuyện ruộng đồng 43 23. Cà Mau: Đẩy mạnh đổi mới tăng trưởng và phát triển kinh tế biển 46 24. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến tại Cà Mau 49 25. Lạ lùng đặc sản khiến thực khách 'đổ mồ hôi, rơi nước mắt' ở Cà Mau 50 26. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người 54 27. Gác niềm riêng vì an toàn và hạnh phúc của nhân dân 56 28. Lịch củ U Minh nướng mọi 59 61 Phát động cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau 2021” 2

Cà Mau lo đối phó với 80% tổng chiều dài bờ biển bị xói lở ó3 Cà Mau thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư óó Phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu: Cà Mau với bài toán ó7 'giữ đất' Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau: Chủ động đổi mới trong 70 hoạt động giáo dục và đào tạo Cà Mau tích cực quảng bá vẻ đẹp rừng U Minh 72 Lạ chưa, ở tỉnh Cà Mau có chuyện \"xây nhà\" bê tông dưới đáy biển cho cá 75 ở Thủy lợi cho vùng lúa tôm vẫn còn nhiều bất cập 77 Cà Mau ứng phó trước nạn sạt lở bờ biển S0 Địa chỉ mua trực tuyến đặc sản Cà Mau ‘chính gốc’ S2 Kỹ sư trẻ tìm thấy hạnh phúc trong công việc S3 11 ngày giành giật sự sống của thiếu niên trụy tim Só Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau khánh thành cầu nông thôn S7 Món đá đậu mát lạnh bí truyền ở Cà Mau, hơn 50 năm bán 'tuổi thơ' cho SS bao thế hệ 15 năm tỏa sáng thành công, gắn kết tình người 91 Hãy tiết kiệm từ những việc nhỏ nhất 97 Muối ba khía - nghề di sản của người dân Cà Mau 9S Ông Huỳnh Quốc Việt được bầu làm Chủtịch UBND tỉnh CàMau 100 Tìm giải pháp hữu hiệu ứng phó với sạt lở bờ biển 101 Xóa tụ điểm mua bán số lô đề trên điện thoại di động tại Cà Mau 104 Cà Mau kiện toàn các chức danh chủ chốt cho nhiệm kỳ mới 105 Chuẩn bị các điều kiện để Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn 107 Đá gà, đánh bạc bất chấp dịch Covid-19 109 Về U Minh nghe đờn ca tài tử, đi soi cá, đổ trúm, bắt chuột đồng hay giăng 110 lưới chim Đặc sản Cà Mau trông rất độc lạ nhưng lại là thần dược, được nhiều người 113 ưa chuộng Bí quyết tạo nên đặc sản lẩu mắm rừng U Minh 115 Cà Mau, điểm đến năm 2021: Dấu ấn du lịch miền sông nước 11S Cà Mau: 336 hộ thuê khoán hơn 2.412 ha đất được giao cho lực lượng vũ 121 trang Cà Mau: Quỹ Vì người nghèo vận động được trên 296 tỷ đồng 122 Những địa điểm không thể bỏ qua khi khám phá Cà Mau 122 Cà Mau: Khoảng 11.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT năm 2021 12S Sóc Trăng khẩn trương truy vết ca mắc Covid-19 129 3

Tái diễn bơm tạp chất vào tôm Thứ hai, 28/6/2021 - 03:00 Tôm bơm tạp chất chủ yếu được xuất qua Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Thậm chí, một số thương lái Trung Quốc còn qua nước ta đặt hàng tôm bơm tạp chất để mang về. Sau vài năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vận động cam kết \"Nói không với tôm có chứa tạp chất”, nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ở ĐBSCL đang có chiều hướng bùng phát trở lại. Tạm lắng rồi bùng phát Vào cuối năm 2016, trước nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu hoành hành tại ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2419/QĐ-TTg, chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương vào cuộc để đến cuối năm 2018 phải chấm dứt triệt để tình trạng này. Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra; kết hợp vận động các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh ký cam kết \"Nói không với tôm có chứa tạp chất\". Một số địa phương còn hạ quyết tâm loại bỏ tôm bẩn bằng biện pháp cứng rắn. Điển hình, tỉnh Bạc Liêu ban hành chỉ thị, nêu rõ nếu trên địa bàn huyện nào bị phát hiện có cơ sở bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu thì chủ tịch UBND huyện đó sẽ bị kỷ luật. Công an tỉnh Cà Mau bắt quả tang vụ vận chuyển tôm tạp chất với số lượng rất lớn vào ngày 11-6 Ảnh: QUÂN PHÚC Nhờ quyết liệt như vậy nên trong 2 năm 2017 và 2018, tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm hẳn. Nhiều doanh nghiệp thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu không dám làm trái vì lo ngại bị rút giấy phép kinh doanh, thậm chí bị xử lý hình sự. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu không còn được nhắc tới nhiều trong các cuộc hội nghị, hội thảo của ngành và việc kiểm tra, chấn chỉnh không còn quyết liệt như trước, nạn bơm tạp chất vào tôm bùng phát trở lại, thậm chí quy mô lớn hơn trước. Khuya 11-6 vừa qua, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Cà Mau kết hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, bắt quả tang một xe tải vận chuyển 1.768 thùng tôm sú với tổng trọng lượng 12.504 kg để đưa đi tiêu thụ. Lô hàng này của bà Châu Thị Thùy Trang, ngụ xã Định Bình, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Qua lấy mẫu kiểm tra, cơ quan chức năng xác định tôm này có chứa tạp chất agar. Trước đó vài ngày, trên đường Nguyễn Trãi thuộc phường 9, TP Cà Mau, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Cà Mau chặn bắt một ôtô tải vận chuyển 659 kg tôm sú nguyên liệu có chứa tạp chất agar. Ông Nguyễn Vĩnh Nghi (ngụ phường 1, TP Cà 4

Mau) là chủ số tôm trên, bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 72,5 triệu đồng về hành vi vận chuyển, thu gom tôm có chứa tạp chất và không có giấy phép kinh doanh. Cùng thời điểm này, ông Văn Đình Nhu (ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) bị UBND tỉnh Cà Mau xử phạt 60 triệu đồng do thu gom 16 kg tôm sú chứa tạp chất và phạt 10 triệu đồng vì không có giấy phép kinh doanh. Ông Nhu được xem là người chuyên thu mua tôm có bơm tạp chất để giao cho các đại lý. Ngoài việc liên tục bắt quả tang các vụ vận chuyển tôm chứa tạp chất, lực lượng chức năng còn phát hiện nhiều điểm bơm tạp chất với quy mô lớn. Điển hình là mới đây, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra cơ sở của ông Lê Hoài Thanh (xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương), thu giữ 500 kg tôm bơm tạp chất. Tại thời điểm kiểm tra, có khoảng 80 người tham gia bơm tạp chất vào tôm. Tôm bẩn đi đâu? Agar (bột thạch để làm rau câu) là một trong những loại tạp chất được các chủ vựa tôm sử dụng khá phổ biến để bơm, chích vào đầu tôm nhằm giúp tôm tăng trọng lượng, to phồng và trông bắt mắt hơn. Tỉnh Bạc Liêu có nhiều nhà máy chế biến và sơ chế tôm chuyên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cũng là địa phương để xảy ra nhiều vụ việc vận chuyển tôm bơm tạp chất bị phát hiện. Ở tỉnh này, nhất là trên địa bàn thị xã Giá Rai, có nhiều nhà máy chế biến tôm do người Việt Nam hợp tác với người Trung Quốc sản xuất. Những nhà máy này thường thu mua tôm nguyên liệu giá cao khiến nhiều công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trong vùng không cạnh tranh nổi. Nghi vấn địa bàn Bạc Liêu là nơi tiêu thụ tôm có tạp chất phần nào được củng cố hơn qua vụ việc Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng vừa bắt quả tang 8 người dùng ống tiêm bơm tạp chất vào tôm sú tại một phòng trọ trong một con hẻm ở đường 30-4, phường 3, TP Sóc Trăng. Tại hiện trường, lực lượng chức năng lập biên bản tạm giữ trên 100 ký tôm, 1 máy nén hơi, 50 lít tạp chất đã pha chế cùng một số tang vật liên quan. Ông Đặng Ngọc Minh Châu (ngụ xã Tân Thạnh, huyện Long Phú) khai nhận thuê phòng trọ này để làm điểm thu gom, tổ chức bơm tạp chất vào tôm, sau đó đưa xuống Bạc Liêu tiêu thụ. Là người có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm ở Bạc Liêu, ông Võ Hồng Ngoãn (ngụ TP Bạc Liêu) khẳng định người dân không bao giờ muốn biến con tôm sạch mình làm ra thành tôm bẩn. Bởi lẽ, nông dân trực tiếp bơm tạp chất vào tôm thì sẽ bị thương lái phát hiện ngay và ép giá. Hành vi bơm tạp chất vào tôm chủ yếu do tư thương và doanh nghiệp làm. \"Lâu lâu chúng ta bắt một vụ, toàn những cơ sở nhỏ lẻ. Muốn chặn đứng phải đánh từ gốc. Không có doanh nghiệp tiêu thụ thì tôm tạp chất bán đi đâu được? Quản lý được từ gốc, từ chính \"sân sau\", những nhà máy của các ông chủ người Trung Quốc thì nạn này sẽ chấm dứt\" - ông Ngoãn quả quyết. Theo một cán bộ thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Bạc Liêu, bơm tạp chất vào tôm là hành vi gian lận thương mại. Đường đi của tôm tạp chất chủ yếu được xuất qua Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Thậm chí, bộ phận thương lái Trung Quốc qua nước ta đặt hàng bơm tạp chất để mang về. Từ đó, tình trạng này mới nhức nhối và tái diễn. \"Các địa phương chỉ quản lý được phần ngọn, có mạnh tay tới đâu cũng chỉ bắt được 1-2 vụ là bị đánh động. Sau đó, mọi việc lắng xuống và đâu lại vào đấy, do lợi nhuận quá lớn\" - vị cán bộ thanh tra này lý giải. Khó truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, hành vi bơm trực tiếp tạp chất vào tôm đối với cá nhân có mức xử phạt vi 5

phạm hành chính 3-5 triệu đồng. Trường hợp tổ chức cho nhiều người bơm tạp chất vào tôm, mức phạt tăng lên tối đa 70 triệu đồng. Cũng theo nghị định trên, người có hành vi bơm tạp chất vào tôm có thể bị truy tố về tội \"Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm\", áp dụng theo khoản 119 điều 1 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, nếu có 5- 20 người tiêu dùng ăn phải tôm có tạp chất dẫn đến ngộ độc hoặc thực phẩm tôm đó gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31%-ó0%, thì người có hành vi bơm tạp chất vào tôm có thể bị phạt tiền 50-200 triệu đồng, hoặc phạt tù 1-5 năm. Trường hợp tôm nhiễm tạp chất gây chết người thì người bơm tạp chất vào tôm có thể bị phạt phạt tiền 200-500 triệu đồng hoặc phạt tù 3-7 năm; nếu có 3 người chết trở lên thì mức án cao nhất có thể lên đến 20 năm tù giam. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm... Quy định là vậy nhưng trên thực tế, hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu để gây hậu quả đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự như trên là rất khó xảy ra trong thực tế. Duy Nhân Cữ - Tái diễn bơm tạp chất vào tôm/Duy Nhân//nld.- Năm 2021.- ngày 2S tháng 6. Nguồn: https://nld.com.vn Cà Mau: Dân xóm nghèo đổi đời nhờ trồng cỏ dại làm các món đặc sản Thứ hai, 2S/Ó/2021 - 05:30 Những năm gần đây, từ một loài cỏ dại, bồn bồn đã vươn mình trở thành đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều nông dân. Có một xóm nghèo nhờ trồng bồn bồn mà đời sống của bà con trở nên khá giả hơn. Bồn bồn - từ loài cỏ dại thành đặc sản Bồn bồn thuộc loại cây cỏ, còn được gọi là cỏ nến. Mấy chục năm trước, tại vùng đồng chiêm nước ngập quanh năm nhiễm phèn, ven mé ao, đìa, sông, cây bồn bồn hay mọc lên như những khóm cỏ xanh tốt. Sau này phát hiện ra khả năng chịu mặn và giá trị kinh tế, bồn bồn được người dân nhân trồng rộng rãi ở các vùng Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trong đó, huyện Cái Nước Cà Mau là khu vực có diện tích lớn nhất, với hơn 90ha. Bồn bồn rất dễ trồng, chỉ cần có nước là cây mọc tươi tốt, không cần tốn công sức chăm sóc hay phân bón. Khi cây bồn bồn đủ to và lá xanh tốt, người dân sẽ thu hoạch bằng cách tách những nhánh đủ độ lớn, để lại các nhánh nhỏ. Những nhánh lớn sẽ được bỏ lá, gốc, chỉ lấy phần lõi non. Các nhánh nhỏ sẽ tiếp tục lớn lên, từ 1-1,5 tháng sẽ tiếp tục được thu hoạch. Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây, vùng đất Tân Hưng Đông, Hoà Mỹ, Hưng Mỹ và Phú Hưng (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) là vùng sản xuất chuyên canh lúa. Tuy nhiên, sau khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm (năm 2002), một số nông dân xã Tân Hưng Đông đã bao ví cục bộ nhằm chống xâm nhập mặn, để thực hiện các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt. Những ngày đầu, chỉ có 28 hộ dân ở ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông giữ ngọt để trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá trên diện tích khoảng 17ha. Sản phẩm bồn bồn tươi, dưa bồn bồn chưa được nhiều người biết đến nên chủ yếu được bà con nông dân mang ra trước nhà (ven Quốc lộ 1) để bán cho khách qua đường. ó

Chạy dọc Quôc lộ 1, đoạn qua âp âp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông (Cái Nước, Cà Mau), dễ dàng nhìn thay những cánh đồng bồn bồn xanh ngát. (Ảnh: Chúc Ly). Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân ở ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông nhận thấy cây bồn bồn dễ trồng, phát triển tốt, thích nghi với đồng đất nơi đây. Bên cạnh đó, loại cây này ít bị sâu bệnh, chi phí đầu tư không cao, trồng một mùa thu hoạch nhiều năm, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững...nên ngày càng có nhiều hộ giữ nghề trồng bồn bồn. Anh Nguyễn Phi Hùng (ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước), chia sẻ: \"Gia đình tôi có hơn 50 năm theo nghề trồng bồn bồn. Riêng tôi cũng được hơn 10 năm. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình...\". Theo anh Hùng, khi bồn bồn được nhổ về thì chặt bỏ phần lá dài, giữ lại từ gốc lên khoảng 30-35cm, sau đó mới tách ra lấy lõi non bên trong. Cây bồn bồn phát triển tốt nhất vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 âm lịch. Thời điểm này, khi mưa xuống, cây bồn bồn có điều kiện phát triển mạnh. Còn ở những tháng mùa khô, cây sinh trưởng kém hơn. Xã Tân Hưng Đông có hơn 90 hộ dân sống chủ yếu nhờ cây bồn bồn. (Ảnh: Chúc Ly). Qua hơn 15 năm tạo dựng thương hiệu, đến nay xã Tân Hưng Đông có hơn 90 hộ dân sống chủ yếu nhờ cây bồn bồn. Trung bình hàng năm, bà con trồng bồn bồn có mức thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/ha. Ngày 10/4/2017, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể \"Sản phẩm Bồn bồn Cái Nước - Cà Mau\". Hội Nông dân huyện Cái Nước là đơn vị đại diện quản lý nhãn hiệu tập thể. 7

Xóm trồng bồn bồn ngày càng khá giả Những năm gần đây, cây bồn bồn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nông dân ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông. Nhờ trồng bồn bồn, nhiều gia đình ổn định cuộc sống, có hộ đã vươn lên khá giả. Thậm chí, đã có một xóm trồng bồn bồn được hình thành tại ấp Đông Hưng, với 65ha khép kín được quy hoạch. r ~\\ ~\\ ~\\ ? kiêm từ 18-20 triệu đồng/công bồn bồn. (Anh: Chúc Ly). Theo những người lớn tuổi ở ấp Đông Hưng, khoảng 10 năm nay cây bồn bồn mới trở thành loài cây đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định cho người dân. Còn trước đó, đây chỉ là loài cỏ dại mọc hoang khắp nơi, không ai để ý tới. Ông Đỗ Dương Thăng (ngụ ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông), chia sẻ. \"Trước đây, cây bồn bồn chỉ được các gia đình nhổ ăn trong gia đình, chứ chưa quan tâm đến việc trồng bán như bây giờ. Bởi đi tới đâu cũng thấy cây bồn bồn thì bán cho ai....'. Theo lời ông Thăng, những lúc có nhiều thì một số người nhổ về để làm dưa, trữ lại để ăn lâu dài. Còn ngày nay, cứ đi cặp Quốc lộ 1A, địa phận thuộc ấp Đông Hưng, đi tới đây cũng dễ dàng bắt gặp hàng chục điểm bán bồn bồn. Hầu như cả xóm nhà nào cũng trồng và bán bồn bồn... Mỗi năm, gia đình ông Đ ỗ Dương Thăng (ngụ ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) kiêm từ 18-20 triệu đồng/công bồn bồn. (Anh: Chúc Ly). 8

\"Riêng gia đình tôi có khoảng 5 công đất trồng bồn bồn. Mỗi ngày tôi thu hoạch được khoảng 50-60kg bồn bồn, sau khi giao cho các mối với giá từ 22.000 đồng-30.000 đồng, tôi thu về từ 1-1,5 triệu đồng. Mỗi năm gia đình tôi thu ít nhất cũng từ 18-20 triệu đồng/công bồn bồn\", ông Thăng cho hay. Còn ông Lê Văn Phương (ngụ ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông) cho biết: \"Trước đó gia đình tôi trồng lúa, sau đó thì chuyển qua nuôi tôm được khoảng 6, 7 năm. Thời gian đầu nuôi tôm rất trúng, nhưng càng về sau thì càng thất, nên tôi quyết định giữ nước ngọt trồng bồn bồn...\". Tính đến nay ông Phương đã gần 7 năm gắn bó với cây bồn bồn. So với làm vuông thì bồn bồn cho thu nhập cao gấp 2 lần. Trong khi đó, tôi không cần đầu tư nhiều vốn vẫn có nguồn thu lâu dài... r ~\\ ~\\ ~\\ ? kiêm từ 18-20 triệu đồng/công bồn bồn. (Anh: Chúc Ly). \"Sở dĩ hình thành một xóm trồng bồn bồn như hiện nay ở ấp Đông Hưng là nhờ sự ổn định của loại cây này. Bồn bồn vốn thích nghi với điều kiện tại đây, lại có vị trí cặp Quốc lộ, nên nông dân dễ bày bán, khách cũng dễ mua. Không cần chỉ dẫn địa lý hay sơ đồ gì khách cũng dễ dàng tìm đến xóm trồng bồn bồn. Khoảng 6 năm nay gia đình tôi có thu nhập chính nhờ vào gần 2ha bồn bồn. Mỗi tháng, gia đình tôi kiếm được khoảng 20 triệu đồng\", ông Phương cho hay. Cứ như vậy, nhắc đến bồn bồn thì người ta nghĩ ngay đến Đông Hưng. Những người mới đến đây có lẽ sẽ thấy lạ khi cứ tờ mờ sáng là nhà nhà thức dậy để đi nhổ bồn bồn. Nghề trồng bồn bồn ở đây tạo nên nét đẹp lao động rất đặc trưng. Khi du khách đến xứ Đất Mũi thì đa số đều mong muốn được một lần thưởng thức đặc sản bồn bồn nổi tiếng khắp nơi. AA \\9 Bồn bồn tươi hiện được bán lẻ với giá khoảng 35.000 đồng/kg. (Anh: Chúc Ly). 9

Ngoài bán tươi, bồn bồn còn được làm dưa. (Anh: Chúc Ly). Hiện tại, do nhu cầu tiêu thụ cây bồn bồn tươi ngày càng tăng, nên nông dân phải tranh thủ nhổ từ sáng sớm để kịp giao cho khách. Người dân thường tập trung nhổ bồn bồn vào buổi sáng, sau đó sơ chế sạch để giao cho mối; một số hộ thì đem bày bán cặp Quốc lộ 1. Giá bồn bồn ở mức ổn định. Bồn bồn tươi hiện có giá từ 30.000 - 45.000 đồng/kg, dưa bồn bồn là 55.000 - 60.000 đồng/kg. r> > >> 9 Cuộc sông của nhiều hộ trong xóm trồng bồn bồn ở Đông Hưng ổn định hơn nhờ giữ gìn đặc sản quê nhà. (Anh: Chúc Ly). Ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), thông tin: \"Cây bồn bồn có khả năng thích nghi ở vùng phèn mặn tốt, trong điều kiện nước lợ vẫn sống được. Hiện nay nhiều nông dân đang nhận rộng mô hình trồng bồn bồn. Cây bồn bồn này được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc, rất ít bón phân, nên được nhiều người ưa chuộng. Cây bồn bồn cũng được xã Tân Hưng Đông lựa chọn là sản phẩm OCOP của xã\". Chúc Ly £ữ - Cà Mau: Dân xóm nghèo đổi đời nhờ trồng cỏ dại làm các món đặc sản/Chúc Ly//Dân việt.- Năm 2021.- ngày 28 tháng 6. Nguồn: https://danviet.vn 10

Cuộ/Vc vậ/V n độA ng thâmJ 1 /Vĩ sâ/V u vàX o đờA i* sô/Vĩ ng Thứ hai, 28/6/2021 - 08:00 Bằng công tác vận động tuyên truyền hiệu quả, 5 năm qua, với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Mặt trận các câp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã góp phần tích cực, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quôc gia xây dựng nông thôn mới gắn với công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Vận động các nhà hảo tâm xây dựng nhà tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tại Cà Mau. Tiếp tục phát huy vai trò tuyên truyền, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM) cùng với 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, nhiều năm qua, Mặt trận các cấp tỉnh Cà Mau đã đưa cuộc vận động thấm sâu vào cuộc sống của nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, thực hiện bằng nhiều việc làm thiết thực như: hiến đất làm đường, cầu giao thông nông thôn, trường học, trụ sở văn hóa, trung tâm văn hóa - thể thao, trạm y tế, các mô hình xây dựng NTM, trồng hàng rào cây xanh trước nhà tạo mỹ quan, hố rác tự hoại tại gia đình, ánh sáng đường quê... Thống kê của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2016-2020, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động, tiếp nhận được trên 296 tỷ đồng; trong đó, tiền mặt hơn 88,4 tỷ đồng, còn lại vật chất quy thành tiền để thực hiện tốt công tác chăm lo cho người nghèo, vùng nghèo, các hoạt động an sinh xã hội, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng NTM, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Để đạt được những thành quả trên, MTTQ các cấp tỉnh Cà Mau đã xác định vai trò chủ đạo của mình trong công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia thực hiện phong trào, cuộc vận động tại địa bàn dân c ư . qua đó tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế tại chỗ để góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động tại địa phương. Thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục chủ trì duy trì và nhân rộng, các mô hình đang phát huy tích cực hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững. Đây là một trong những “đòn bẩy” quan trọng để các hộ khác tự nhận 11

thức vươn lên trong năm tiếp theo vì các hoạt động nêu trên đã góp phần tích cực làm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm đáng kể, 3,56% (cuối 2015), đến cuối 2018 là 4,04% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020); năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,75%, cận nghèo còn 1,81%. Ông Phan Mộng Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Cà Mau cho biết, để triển khai cuộc vận động đạt hiệu quả, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh luôn tích cực, chủ động tìm nhiều giải pháp đổi mới, lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện thiết thực các nội dung để dễ nhớ, dễ thực hiện. Trong vai trò là chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên, Mặt trận đã ký kết, triển khai quy chế phối hợp về thực hiện công tác xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững trên địa bàn nhằm thống nhất về chủ trương, phân công nhiệm vụ từng ngành. Trên cơ sở các nhiệm vụ được phân công, từng đơn vị có kế hoạch triển khai, gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, bước đầu đã mang lại kết quả tích cực, tạo thành phong trào thi đua rộng khắp trong toàn tỉnh, khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. Từ những kết quả đã đạt được, vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong công tác xây dựng NTM, giảm nghèo tại địa phương là rất quan trọng, qua những cách làm sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc, diện mạo nông thôn từng bước được đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương. THÀNH ĐỐNG - TRUNG KIÊN Cữ - Cuộc vận động thấm sâu vào đời sống/Thành Đống - Trung Kiên//daidoanket.- Năm 2021.- ngày 28 tháng 6. Nguồn: http://daidoanket.vn Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau điều động, bổ nhiệm, giới thiệu nhiều cán bộ chủ chôt Thứ hai, 28/6/2021 - 16:11 TPO - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm, giới thiệu nhiều cán bộ chủ chôt câp huyện, sở ngành. Ông Huỳnh Quốc Việt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau, triển khai các quyết định tại Huyện uỷ Thới Bình 12

Ngày 28/6, Văn phòng Tỉnh uỷ Cà Mau thông tin, ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau, đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm, giới thiệu 5 cán bộ chủ chốt cấp huyện, sở, ngành cấp tỉnh. Chiều cùng ngày, ông Huỳnh Quốc Việt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau, triển khai quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau, điều động, chỉ định ông Huỳnh Quốc Hoàng, Tỉnh uỷ viên, Chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau, tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Huyện uỷ Thới Bình (nhiệm kỳ 2021-2025). 1^ 8011SET. v\\ Ông Huỳnh Quốc Hoàng được điều động, chỉ định tham gia BCH, BTV, giữ chức B í thư Huyện uỷ Thới Bình (nhiệm kỳ 2021-2025) Bà Huỳnh Út Mười - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Thới Bình, thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Huyện uỷ Thới Bình (nhiệm kỳ 2021 - 2025), điều động nhận nhiệm vụ tại Liên đoàn lao động Cà Mau, giới thiệu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Cà Mau. Ông Võ Thanh Tòng - Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Cà Mau, nhận nhiệm vụ tại Sở Tư pháp, để Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau. Ông Nguyễn Minh Phụng - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ U Minh, nhận nhiệm vụ tại Thanh tra tỉnh Cà Mau, để Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau bổ nhiệm giữ chức Chánh thanh tra tỉnh Cà Mau. Bà Phạm Thị Ngọc - Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh khoá IX, nhận nhiệm vụ tại Sở Tư pháp, để Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau. Các quyết định điều động, chỉ định, giới thiệu 5 cán bộ nói trên thực hiện từ tháng 6/2021. Nguyễn Tiến Hưng £ữ - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau điều động, bổ nhiệm, giới thiệu nhiều cán bộ chủ chốt/Nguyễn Tiến Hưng//tienphong.-Ngày 28 tháng 6. Nguồn: https://tienphong.vn 13

Cà Mau: Khẩn trương khống chế dịch tả heo châu Phi Thứ hai, 28/6/2021 - 17:32 Ngày 28-6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cà Mau cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương thực hiện các biện pháp khống chế bệnh dịch tả heo châu Phi tại ấp 5, xã Tân Thành (TP Cà Mau). Đây là ổ dịch tả heo châu Phi thứ 3 xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay. Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khống chế bệnh dịch tả heo châu Phi tại ấp 5, xã Tân Thành, không để bệnh lây lan ra diện rộng; khẩn trương điều tra tổng đàn heo trong khu vực; tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng xung quanh ổ dịch và theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã lân cận tuyên truyền, hướng dẫn người dân tăng cường các biện pháp phòng, chống và các biện pháp chăn nuôi an toàn. Trước đó, ngày 22-6, tại hộ bà Nguyễn Thị Bé S. (ngụ ấp 5, xã Tân Thành) có 13 con heo nuôi có triệu chứng sốt, bỏ ăn, đỏ mình và đã chết 3 con. Ngay sau khi nhận được tin báo, Trạm Chăn nuôi và Thú y TP Cà Mau phối hợp với UBND xã Tân Thành đến chủ hộ nuôi heo kiểm tra và đã lấy mẫu gởi xét nghiệm. Theo kết quả thông báo của Chi cục Thú y vùng VII, đàn heo nhà bà Bé S. dương tính với vi rút gây bệnh dịch tả heo châu Phi. Hiện số heo còn lại đã được tiêu hủy. NGỌC CHÁNH £ữ - Cà Mau: Khẩn trương khống chế dịch tả heo châu Phi/Ngọc Chánh//SGGP.- Năm 2021.- ngày 28 tháng 6. Nguồn: https://www.sssp.ors.vn Cà Mau xác minh thông tin 1 phụ nữ bị dụ dỗ lấy chồng Trung Quốc Thứ hai, 28/6/2021 - 20:12 Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang phối họp xác minh thông tin người mẹ trình báo việc con gái bị dụ dỗ đưa sang Trung Quốc lấy chồng. Ngày 28/6, văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có văn bản gửi cục Lãnh sự, bộ Ngoại giao, Đại Sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Công an tỉnh Cà Mau về việc phối hợp xác minh 1 phụ nữ bị dụ dỗ đưa sang Trung Quốc lấy chồng. Trước đó, văn phòng UBND tỉnh Cà Mau nhận được tờ tường trình của bà Đ.T.P., 59 tuổi, ở TP.Cà Mau đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp cứu giúp, tạo điều kiện cho con gái của bà bị dụ dỗ đưa sang Trung Quốc lấy chồng trở về địa phương. Theo tờ tường trình của bà P., thông qua người môi giới, giới thiệu (không rõ tên), vào ngày 18/12/2020, con gái bà là N.T.Đ., 39 tuổi đi sang Trung Quốc. Ban đầu, con gái bà không có việc làm nhưng người môi giới không chịu đưa con bà về Việt Nam, mà kêu con bà lấy chồng. Sau đó, con bà cũng đồng ý lấy chồng nhưng bà không rõ tên, không biết địa chỉ chính xác nơi ở. Bà Đ.T.P. cũng trình bày, khi lấy chồng, con bà được phía nhà chồng hứa sẽ làm đám cưới, sẽ đối xử tốt, nếu không tốt sẽ đưa về Việt Nam. Nhưng sau đó, gia đình chồng con gái bà không giữ lời hứa, đối xử tệ 14

bạc, giam lỏng con gái bà. Cũng theo nội dung tường trình, do bị đối xử tệ bạc, con gái bà Đ.T.P. gọi điện cho nhà chức trách của Trung Quốc cầu cứu. Và hiện con gái bà đang được nhà chức trách Trung Quốc giữ từ ngày 30/5/2021 đến nay. Hữu Viêt Tâm Ếũ - Cà Mau xác minh thông tin 1 phụ nữ bị dụ dỗ lấy chồng Trung Quốc/Hữu Việt Tâm//Người Đưa tin.- Năm 2021.- ngày 28 tháng 6. Nguồn: https://www.nsuoiduatin.vn Cà Mau: Thanh niên tử vong sau va chạm với xe tải chạy cùng chiều Thứ hai, 28/6/2021 - 16:20 VOV.VN - Xe tải chạy cùng chiều đã va chạm với xe máy làm một nam thanh niên tử vong tại chỗ. Vụ việc xảy ra trên đường Lý Thường Kiệt, Phường 5, TP Cà Mau (đoạn đối diên UBND tỉnh) đang được điều tra, làm rõ. r Chiếc xe tải gây tai nạn đậu ngang hiện trường. Theo người dân chứng kiến sự việc, vào khoảng 11h trưa nay (28/6), xe tải mang biển kiểm soát 69H-002.20 chạy theo hướng từ QL1A vào trung tâm TP Cà Mau, đến đoạn ngang UBND tỉnh Cà Mau thì chạm với xe máy biển kiểm soát 69AB-006.03 di chuyển cùng chiều. Vụ va chạm làm nam thanh niên điều khiển xe máy tử vong tại chỗ. Sau khi gây tai nạn, tài xế xe tải đã điều khiển xe tải đậu cặp lề đối diện hiện trường và đến công an trình báo. Vụ việc nhanh chóng thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người đi đường. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để phân luồng giao thông, không để kẹt xe giờ cao điểm. Trên người nam thanh niên không có giấy tờ tùy thân nên hiện lực lượng làm nhiệm vụ chưa xác định được danh tính./. Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL Ếữ - Cà Mau: Thanh niên tử vong sau va chạm với xe tải chạy cùng chiều/Trần Hiếu//VOV-ĐBSCL.- Năm 2021.-Ngày 28 tháng 6. Nguồn: https://vov.vn 15

Mẹo hay từ người ngư dân: Cách phân biệt cua biên Cà Mau thật - giả Thứ hai, 28/6/2021 - 14:10 ^ Nhiều bà nội trợ phân vân: \"Làm sao đê nhận biết cua Cà Mau ngon?”. Hãy bỏ túi ngay mẹo đơn giản sau đây. Thời điêm mua cua biên Đầu tháng hoặc cuối tháng là thời điểm thích hợp để mua cua biển nếu bạn muốn có cua ngon. Vì những ngày giữa tháng là chu kì cua đang lột vỏ để phát triển, chúng sẽ nhịn ăn nên thường gầy và ít thịt. Phân biệt các loại cua biên Nhiều người mua cua dễ dàng bị người bán qua mặt vì họ không biết cua biển Cà Mau trông như thế nào. Vì vậy, việc phân loại được các loại cua biển Cà Mau là điều đầu tiên và khá quan trọng mà người mua cua cần biết để tránh mua phải hàng giả. Anh minh họa. Cua biển Cà Mau có các loại: cua thịt (gồm cua Y, cua Yếm vuông, cua Xô), cua Cốm (2 da) và cua gạch. Đặc điểm của từng loại cua như sau: - Cua Y lúc nào cũng có càng to, dáng đẹp, yếm dài hình chữ Y. Con to nhất có thể đạt trọng lượng trên 700 gram, thịt chắc, ăn vào thấy thịt ngọt và ngon. - Cua Cốm có vỏ mỏng, thân mình ửng hồng. Xem bên trong yếm thấy lông màu đỏ hồng, gạch cua nhiều và có màu vàng ươm. - Cua Gạch có yếm rất to, yếm cua gần giống hình thang. Phân biệt cua thật - cua giả Đầu tiên, hãy nhìn vẻ bề ngoài của con cua. Vì cua Cà Mau vốn không đẹp như các loại cua ở nơi khác nên cua thật nhìn sẽ có màu sẫm hơn, nhìn cứng cáp hơn, trong khi cua giả (hoặc cua nuôi công nghiệp) thì có màu trắng, trong xanh. Tiếp theo, nhìn lớp da lụa trên càng cua, nếu có màu hồng tươi hoặc hồng sậm thì mới nên mua vì cua này nhiều thịt. Đặc biệt hơn, nếu lớp da này thẳng bóng chứng tỏ cua béo và còn tươi. Ngược lại là cua cũ, lớp da nhăn nheo, không nên mua. Dùng ngón tay cái thử ấn vào nốt thứ 3 (trong 5 nốt) bụng cung, ở hai bên yếm. Khi ấn thấy cứngtức là cua chắc thịt. Ngược lại thì cua ít thịt, yếm cua mềm. Trong lúc lựa cua, nếu quan sát thấy yếm cua bám chắc vào thân cua chuyển động chân và càng nhanh, phần gai trên càng cua và mai cua còn sắc, nguyên vẹn, tức là con cua này còn khỏe, sau khi mua về dễ bảo quản. 16

Cách phân biệt cua đực và cua cái: Cua đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, cua cái thì yếm to. Xem càng: Xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo. Bóp yếm: - Khi bóp yếm cua, nếu bạn cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp). Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu: - Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại, cua đã yếu - sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần - nhiều nước (bán thịt). Thận trọng với cua giá rẻ Hãy cân nhắc khi mức giá mà người bán cua đưa ra có vẻ bất thường. Đối với cua giả, người bán sẽ rao với giá rẻ đến bất ngờ để thu hút được nhiều khách hàng và kích thích họ mua cua. Mặt khác, nhiều người bán còn dùng chiêu lấy dây to, nặng để buộc cua, nhằm tăng trọng lượng món hàng. Theo Khỏe & Đẹp o - Mẹo hay từ người ngư dân: Cách phân biệt cua biển Cà Mau thật - giả/Theo Khỏe & Đẹp/Moanhnghiepvn.-Năm 2021.- Ngày 28 tháng 6. Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn Một chủ tịch UBND xã ở Cà Mau không đủ phiếu thuận tái cử nhiệm kỳ mới Thứ hai, 28/6/2021 - 16:02 TPO - Sau khi công bố kết quả bầu cử, có 25 người trúng cử đại biểu HĐND xã Trí Lực (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) nhiệm kỳ 2021- 2026. Riêng ông Lâm Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã, không đủ phiếu thuận tái cử nhiệm kỳ mới. Ngày 28/6, tại kỳ họp HĐND xã Trí Lực (huyện Thới Bình, Cà Mau), các đại biểu bầu nhiều chức danh chủ chốt HĐND, UBND với một số đề cử: ông Nguyễn Kiến Thiết - Chủ tịch HĐND; bà Quách Thị Kiều - Phó Chủ tịch HĐND; ông Lâm Thành Hà - Chủ tịch UBND; ông Nguyễn Văn Trung và ông Hà Minh Sữa đều là Phó Chủ tịch UBND. Ông Nguyễn Kiến Thiết trúng cử Chủ tịch HĐND với tỷ lệ 25/25. Bà Quách Thị Kiều đắc cử Phó Chủ tịch HĐND với tỷ lệ 20/25. Trong khi đó, ông Lâm Thanh Hà chỉ nhận được 10/25 phiếu thuận sau khi được giới thiệu tái ứng cử chức Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ mới. Chủ toạ kỳ họp tạm dừng phiên họp để kiện toàn các chức danh UBND. Nguyên Hương Ếữ - Một chủ tịch UBND xã ở Cà Mau không đủ phiếu thuận tái cử nhiệm kỳ mới/Nguyên Hương//tienphong.-Năm 2021.- Ngày 28 tháng 6. Nguồn: https://tienphong.vn 17

Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiên: Vững bước tuổi 30 Thứ hai, 28/6/2021 - 15:30 TCCT - Tự hào là ngôi trường mang tên nhà giáo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Ngọc Hiên, các thế hệ thầy và trò Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiên luôn nỗ lực phấn đấu dạy tốt- học tốt đê xứng đáng với tấm gương người anh hùng của quê hương Cà Mau. Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiên có nhiệm vụ chính là phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục và đào tạo học sinh phát triển toàn diện. Ban đầu, Trường chỉ có các môn chuyên như Văn, Lý, Hoá, đến nay, Trường đã phát triển đủ tất cả các môn như Toán, Văn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Tin học, Ngoại ngữ... B í thư Tỉnh ủy Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải về dự khai giảng năm học mới của trường. Nhìn lại chặng đường gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay, cơ sở vật chất của Trường đã được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 94 người, trong đó, có trên 50% giáo viên có trình độ sau đại học; gồm 2 tiến sĩ, 42 thạc sĩ. Trường có 22 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 16 giáo viên có trình độ Trung cấp chính trị. Trong giai đoạn chống dịch Covid-19, Trường đã chủ động tập huấn và tổ chức cho giáo viên soạn bài, dạy học trực tuyến để ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Trường thực hiện đổi mới, số hoá trong quản lý sổ sách, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khuyến khích giáo viên nghiên cứu tài liệu nước ngoài để nâng cao kiến thức. Ngoài ra, Trường cũng khuyến khích thành lập các Câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ Sách và hành động, Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học. Năm học vừa qua, 100% học sinh của Trường đỗ đại học. Kết quả xếp loại hai mặt của học sinh luôn đứng đầu các trường THPT trong tỉnh. Về hạnh kiểm, xếp loại Tốt đạt 99,11%; xếp loại Khá đạt 0,89%. Về học lực, xếp loại Giỏi đạt 48,41%; xếp loại Khá đạt 50,30%; xếp loại Trung bình là 1,29%. 18

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Trường. Năm học 2020 - 2021, trường có 33 lớp, 1.079 học sinh. Với đội ngũ giáo viên chất lượng cao, trường đã sớm thực hiện đề án giảng dạy bằng ngoại ngữ với việc thí điểm dạy môn khoa học bằng tiếng Anh. Trong năm học này, Trường đã tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi và đạt nhiều kết quả cao, đưa thứ hạng của Trường tăng đáng kể trên bảng xếp hạng các trường chuyên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam. Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của thầy và trò nhà trường, năm học 2019 - 2020, Trường được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng Bằng khen về thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và thành tích xuất sắc tiêu biểu giai đoạn 2015 - 2020,. Đặc biệt, năm học 2019 - 2020, Trường đã được tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ với thành tích Dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau. Hướng tới mục tiêu về đích đạt chuẩn quốc gia, tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển quyết tâm vượt qua những khó khăn để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, xây dựng nhà trường xứng đáng với niềm tin của các thế hệ giáo viên và học sinh. Văn Thắng o - Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển: Vững bước tuổi 30/Văn Thắng//tapchicongthuong.-Năm 2021.- ngày 28 tháng 6. Nguồn: http://tapchicongthuong.vn 19

Vì sao một ấp chài lưới của tỉnh Cà Mau lại được gọi là ”Làng Thụy Sĩ”? Thứ hai, 28/6/2021 - 19:09 Dự án tái định cư Hố Gùi do Hội Chữ thập đỏ Thuỵ Sĩ cùng tỉnh Cà Mau triên khai thực hiện từ những năm 2004 thuộc ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn. “Làng Thuỵ Sĩ” là cái tên mà người dân nơi đây dùng để thay thế cho tên gọi trước kia làng cá Hố Gùi như lời cảm ơn dành cho tổ chức đã giúp họ có cuộc sống mới sung túc và khang trang hơn. Dự án tái định cư Hố Gùi do Hội Chữ thập đỏ Thuỵ Sĩ cùng tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện từ những năm 2004 thuộc ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn. Mau đã và đang thay đổi từng ngày. Không chỉ hỗ trợ xây dựng khoảng 355 căn nhà, mà trong khu tái định cư này hiện còn có trường học, hệ thống cấp nước sạch cùng đường, điện, các tiểu dự án sinh kế..., tất cả làm cho bộ mặt ấp Hố Gùi khởi sắc, từ đó cái tên “làng Thuỵ Sĩ” cũng xuất hiện theo. Tất cả hộ dân được nhận nền trong khu tái định cư Hố Gùi trước kia đều chung cảnh ngộ là sống rải rác theo cửa biển trong những căn nhà tạm bằng cây lá địa phương. Nhận nền và sống ổn định hơn 10 năm trong khu tái định cư nhưng ông Tư Chiến (Nguyễn Minh Chiến) vẫn còn nhớ như in khoảng thời gian ở vạt rừng ven biển. Ông tư Chiến kể, hồi đó gần như năm nào cũng phải sửa nhà, bởi lá, bạt và cây không cách nào chịu nổi trước gió biển. Nhà nào đồ đạc cũng phải kê lên, nếu không triều cường lên là ngập toàn bộ, đó là chưa kể tình trạng sạt lở. Đặc biệt vào mùa mưa bão, gần như không đêm nào có được giấc ngủ ngon. Còn trong hồi ức của ông Ba Thống (Trần Văn Thống), cuộc sống nhiều hộ nơi đây gần như tách biệt với bên ngoài. 20

Ông Ba Thống nhớ lại, trước nhà là nước, sau nhà là rừng. Không đường, không điện, không nước, nói chung là không có gì ngoại trừ sóng lùa và gió giật. “Khi ấy dân ở đây nghèo mà \"sang\" lắm, cứ vài năm là được ở nhà mới, tiền tích góp chủ yếu để sửa chữa nhà. Không năm nào không có nhà của bà con bị sập, tốc mái do sạt lở hay mưa bão”, ông Ba nói vui. Không còn lo chỗ ở, khi được an cư, người dân nơi đây bắt tay vào lạc nghiệp. Tuy không thể so sánh với các khu vực khác, nhưng bước đầu đã tạo ra cuộc sống mới. Vẫn với nghề cũ, đánh bắt thuỷ sản, nhưng hiện nay không ít hộ đã mua được tàu mới, trang bị thêm ngư cụ và một số thiết bị hiện đ ạ i . , từ đó hoạt động khai thác ổn định và hiệu quả, nhiều hộ vươn lên khá giả. Có thể nói, thời gian khó đã qua, có đường, điện, nước, thôn xóm rộn ràng hơn, người dân chuyên tâm làm ăn phát triển kinh tế. Giờ đây Hố Gùi không chỉ có nghề đánh bắt thuỷ sản như trước mà xuất hiện nhiều cơ sở thu mua, chế biến thuỷ sản và nhiều dịch vụ phục vụ nghề biển. Tận dụng thế mạnh của địa phương là nguồn nguyên liệu tôm giá rẻ, chất lượng tốt mà từ cảnh khó khăn gia đình anh Huỳnh Tùng Em vươn lên khá giàu nhờ chế biến tôm khô. Anh Tùng Em cho biết, ban đầu chỉ dựa vào lao động của gia đình, nay phải thuê thêm hơn 10 lao động, mỗi tháng cơ sở có khả năng chế biến và tiêu thụ từ 20-25 tấn tôm nguyên liệu cung cấp cho thị trường. “Tôi có kế hoạch tiếp tục đầu tư thêm một số trang thiết bị máy móc để mở rộng quy mô sản xuất”, anh Em chia sẻ. Không chỉ được hỗ trợ nhà ở ổn định, nhiều bà con theo nghề khai thác nơi đây còn vươn lên nhờ nguồn vốn vay ưu đãi để nâng cấp tàu thuyền, cải tiến ngư cụ từ các dự án và vốn của Ngân hàng Chính sách - Xã hội. Gia đình ông Tư Giữ (Ngô Văn Giữ) là một trong số đó. Ông Tư Giữ tâm sự, từ khi chiếc tàu khai thác 90CV của gia đình được trang bị thêm một số thiết bị mới, nghề khai thác hiệu quả nâng lên thấy rõ. “Giờ đây mỗi con nước kiếm lời được vài chục triệu, cá biệt có những con nước lợi nhuận đạt trên 100 triệu đồng. Không chỉ phụ thuộc vào nghề khai thác, các thành viên trong gia đình còn tham gia tổ hùn vốn, tổ làng nghề truyền thống, nuôi heo đ ấ t . , góp phần phát triển kinh tế gia đình nhanh và ổn định. Không dừng lại ở đó, Bến cá Hố Gùi, xã Nguyễn Huân (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) khi đưa vào vận hành sẽ mở thêm cơ hội mới để người dân phát triển kinh tế. Khi đưa vào hoạt động, Bến cá Hố Gùi sẽ góp phần quan trọng giúp ngư dân đánh bắt ven biển nơi đây có nơi tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy hạ tầng nghề cá địa phương phát triển. Với nhiều hạng mục phục vụ nghề khai thác, Bến cá Hố Gùi là công trình trọng điểm, không chỉ thúc đẩy phát triển nghề cá địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân vùng dự án, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản ven biển. Nguyễn Phú (Báo Cà Mau) O - Vì sao một ấp chài lưới của tỉnh Cà Mau lại được gọi là \"Làng Thụy Sĩ\"?/Nguyễn Phú//danviet.-Năm 2021.- Ngày 28 tháng 6. Nguồn: https://danviet.vn 21

Lăng kính bạn đọc: Ung hộ việc ’không thay đôi mâu đồng phục học sinh’ ! Thứ ba, 29/6/2021 - 05:00 Nhiều bạn đọc đã ủng hộ hai tay đối với việc Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau chỉ đạo các trường trong tỉnh không thay đôi đồng phục học sinh trong năm học mới, nhằm giảm gánh nặng cho phụ huynh. ^ \"* ọ\\' Cà Mau sẽ không thay đổi đông phục học sinh trong năm học mới. ANH: CTV Như Thanh Niên đã đưa tin, tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020 - 2021 giữa Sở GD-ĐT Cà Mau với 9 điểm cầu tại phòng GD-ĐT các huyện, thành phố và 35 điểm cầu tại các đơn vị, trường học trực thuộc Sở, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau, đã chỉ đạo các điểm trường không thay đổi đồng phục học sinh trong năm học mới. Lý do ông Luân đưa ra vì tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, thu nhập của người dân. Do đó, việc không thay đổi mẫu đồng phục học sinh, giảm tải gánh nặng cho phụ huynh học sinh vào năm học mới là cần thiết. Chỉ đạo này của ông Luân khiến nhiều phụ huynh có thu nhập thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn rất vui mừng. Chị Lê Ngọc Mẫn (ngụ xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình, Cà Mau) phấn khởi nói: \"Tôi chỉ mới nghe nói, chưa nhận thông tin chính thức từ trường 2 con tôi theo học. Nhưng nếu đúng như vậy, thì tôi rất mừng, vì con tôi có thể mặc lại đồ đồng phục của mình năm trước và đồ của anh chị lớp trước cho, đỡ phần nào chi phí cho gia đình\". Việc nhỏ mà không nhỏ, rất thiết thực Thiết nghĩ ngành GD-ĐT các tỉnh và thành phố khác trong cả nước cũng nên thực hiện theo tinh thần của Cà Mau: Hãy giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh học sinh! phu ngo Cái này nên bắt buộc luôn: Không đổi mẫu đồng phục! Vì có khi đồng phục còn khá tốt, anh để lại cho em, người khá giả tặng cho người khó khăn. Hãy tiết kiệm. ge***@gmail.com Nhiều bạn đọc (BĐ) cho rằng việc chỉ đạo của Giám đốc Sở GD-ĐT về đồng phục tuy chỉ là việc nhỏ nhưng lại không nhỏ và rất thiết thực. BĐ Thanh Tùng Phan phấn khởi cho biết: “Một quyết định rất đúng đắn của Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau, và hy vọng nhiều năm sau cũng không đổi mẫu đồng phục. Cũng rất mong các vị giám đốc sở GD - ĐT trên cả nước cũng quyết định như vậy, để không gây tốn kém cho phụ huynh. Và còn tập vở, sách giáo khoa nữa..., cũng mong ngành GD-ĐT xem xét sao cho thiết thực nhất”. 22

Cùng quan điểm, BĐ Mai Quốc Dũng cho rằng: “Một quyết định nhỏ nhưng có tác động lớn. Hoan nghênh”. Nói về đồng phục, BĐ Hai Nguyen van kể: “Ngày xưa đồng phục nam sinh là quần màu sẫm và áo sơ mi trắng. Nữ sinh váy dài tới đầu gối, màu sẫm và sơ mi trắng; khi lên cấp 3 thì mặc áo dài trắng. Phụ huynh tự may cho con mình. Chỉ có phù hiệu thì mua của nhà trường”. Nhiều BĐ khác cũng kể nhiều nhà nghèo, kể cả không ít nhà khá giả, các em đều mặc đồng phục cũ của anh/chị để lại, mà vẫn học giỏi như ai! Mong nhiều nơi cùng thực hiện Nhiều năm qua, câu chuyện đồng phục đầu năm học mới đã khiến nhiều phụ huynh học sinh, nhất là những gia đình khó khăn, đau đầu. Nên từ việc làm của Cà Mau, theo nhiều BĐ, cần nhân rộng ra nhiều nơi. Tuy nhiên, nhiều BĐ lại cho rằng điều này không dễ thực hiện. BĐ Dương Văn Tuấn thẳng thắn: “Nói thẳng ra là vì phần trăm hoa hồng trên mỗi bộ đồng phục nên khó thực hiện”. BĐ Minh Tú cũng cho biết: “Nhiều trường cấp 1, cấp 2 năm nào cũng đổi đồng phục, thay sọc to sọc nhỏ này nọ, đôi khi mất đi \"thương hiệu\" đồng phục của trường, chỉ quan trọng là chuyện năm nào cũng bán được đồng phục mới”. BĐ la***@gmail.com nhận xét: “Chỉ vì hình thức mà nhiều trường đã làm khổ học sinh và gia đình. Đôi khi gom góp được mấy chiếc áo sơ mi trắng và quần tây sậm màu nhưng có cho thì các em cũng chỉ biết ngậm ngùi vì không giống kiểu đồng phục của trường. Mỗi lần thấy cảnh đó thật bức xúc với đồng phục”. M.Giao ũũ - Lăng kính bạn đọc: Ủng hộ việc 'không thay đổi mẫu đồng phục học sinh'!/M.Giao//thanhnien.-Năm 2021.- ngày 29 tháng 6. Nguồn: https://thanhnien.vn Vốn Quỹ thúc đẩy mô hình nông nghiệp sạch theo hướng hiện đại Thứ ba, 29/6/2021 - 07:11 Trước đây, ít ai nghĩ rằng tại vùng đất Cà Mau lại có thể trồng được dưa lưới. Thế nhưng, những trại dưa lưới đầu tiên trong nhà kính phát triển xanh tốt trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Có được thành quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân. Dưa lưới đang cho thu hoạch tại khu nhà kính của anh Trần Văn Thiện - chủ vườn dưa lưới Cà Mau Farm. 23

Trồng dưa lưới công nghệ cao từ nguồn vốn Quỹ HTND Thấy được lợi thế về nguồn đất nông nghiệp dồi dào, điều kiện địa lý thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghiệp cao. Bên cạnh đó, thực trạng vấn đề an toàn thực phẩm cũng là vấn đề bức xúc của toàn xã hội hiện nay. Từ đó, Hội Nông dân xã Tân Thành (TP.Cà Mau) đã lập dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sử dụng nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, với mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính theo công nghệ Israel và tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình được thực hiện tại ấp 6, xã Tân Thành và khóm 4, phường Tân Thành, TP. Cà Mau với 8 hộ tham gia, trong thời hạn vay là 36 tháng. Tổng số vốn thực hiện dự án là hơn 3,2 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của các hộ tham gia dự án là gần 2,5 tỷ đồng; vốn đề nghị vay Quỹ HTND tỉnh Cà Mau là 800 triệu đồng. Dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 3.2020. Theo đó, dự án đặt mục tiêu định hướng nông nghiệp công nghệ cao và tạo việc làm, nâng cao mức sống cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đồng thời triển khai, nhân rộng mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính, công nghệ tưới tiết kiệm nước có điều khiển tự động được cung cấp bởi công ty từ Israel. Từ đó, cung cấp sản phẩm dưa lưới nhiều chủng loại chất lượng cao, an toàn thực phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, cho biết: “Vùng đất Tân Thành trước đây được đánh giá là không thể trồng được dưa lưới, nhưng qua 1 khu nhà kính đã chứng minh được nhận định đó không đúng. Bên cạnh đó, sản phẩm dưa lưới trồng tại đây có chất lượng cao hơn khi đem đi so sánh với các sản phẩm cùng loại trồng tại nhiều vùng khác nhau”. Theo ông Hồ Quốc Trạng, khi bắt tay vào thực hiện mô hình, các thành viên cùng tham gia sản xuất đã ký hợp đồng mua giống, phân bón cùng một đại lý nên chi phí trong quá trình sản xuất giảm, chất lượng sản phẩm an toàn, đầu ra ổn định... đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. r' ■> ■“ ~ ■ ■ ■> Nhờ vay von thực hiện dự án trồng dưa lưới trong nhà kính, nhiều hộ nông dân xã Tân Thành (TP. Cà Mau) đã có thu nhập khá, bền vững. Ông Nguyễn Xuân Trường, một hội viên nông dân tham gia dự án cho rằng, dự án trồng dưa lưới đã thúc đẩy mô hình sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hiện đại tại địa phương, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Mô hình trồng dưa lưới theo quy trình VietGAP nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm sạch vào trong các siêu thị trên địa bàn TP.Cà Mau, tạo uy tín, mang lại thu nhập khá và bền vững cho người trồng. “Nông sản sản xuất theo quy trình an toàn được đa số người tiêu dùng tại thành phố Cà Mau ưa chuộng, vì không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, từ đó khả năng cạnh tranh của các loại nông sản sạch do nông dân Tân Thành sản xuất ra là rất cao, cả về chất lượng và giá thành sản phẩm”, ông Trường nhận định. 24

Hiệu quả ngoài mong đợi Theo Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, trước khi thực hiện dự án, Chủ nhiệm dự án đã lên kế hoạch chi tiết các bước thực hiện, có sự chuẩn bị chu đáo về phương án sản xuất, sử dụng đồng vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân hiệu quả. Những thành viên tổ hợp tác và các thành viên tham gia trực tiếp thực hiện dự án được tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính theo công nghệ Israel và tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, chủ dự án định kỳ kiểm tra 2 lần/tháng việc thực hiện quy trình sản xuất trồng dưa lưới trong nhà kính và khâu thu hoạch, sơ chế, tiêu thụ, kế hoạch sản xuất từng vụ của hộ thực hiện dự án và việc thu mua, cung cấp cho người tiêu dùng. Mỗi tháng họp thành viên 4 lần để thường xuyên hỗ trợ, phân công công việc, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, giúp đỡ cho các thành viên vay vốn...Theo ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, hiện tại Tổ hợp tác (THT) trồng dưa lưới có 5 nhà kính với 8 tổ viên, mỗi nhà có diện tích 500m2, trồng khoảng 1.200 - 1.300 dây dưa/nhà kính. Bình quân mỗi năm THT này xuống giống được 3 vụ/nhà màng. Hiện THT trồng dưa lưới ở xã Tân Thành đang có 1 nhà kính dưa lưới được trồng theo công nghệ khép kín (hữu cơ) đã đến thời điểm thu hoạch. Nhà kính này có khoảng 1.300 dây dưa lưới xanh TAKI Nhật và vàng Inthanol Hà Lan, dự kiến thu hoạch khoảng 2,6 tấn dưa. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, dưa đạt năng suất và trúng giá (bình quân từ 60.000 - 80.000đồng/kg) thì mỗi nhà kính có lợi nhuận từ 50 - 60 triệu đồng. Hội Nông dân xã đặt mục tiêu, sau khi kết thúc dự án (3 năm/12 vụ) mỗi hộ lợi nhuận bình quân được hơn 865 triệu đồng/8 thành viên, mỗi hộ thu về hơn 108 triệu đồng. Như vậy, sau 3 năm khi hoàn vốn có thể tự lực sản xuất từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 có thể thu doanh thu cao. Điều đáng mừng là doanh thu 3 năm (12 vụ, 2 nhà kính) thực hiện dự án là hơn 4,1 tỷ đồng. Lợi nhuận thu được gần 2,3 tỷ đồng. Sau khi kết thúc thời gian còn lại của dự án mỗi hộ thu lợi nhuận bình quân được gần 285 triệu đồng. Dự án tiếp tục nhân rộng và mở rộng diện tích sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, các hộ trồng dưa lưới tại địa phương cũng đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ từ khi dịch Covid - 19 bùng phát đầu tháng 5.2021. Anh Trần Văn Thiện, chủ vườn dưa lưới Cà Mau Farm cho biết vào mỗi đợt thu hoạch dưa, Cà Mau Farm sẽ tổ chức mở cửa đón khách tham quan, mỗi đợt thu hút khoảng 900 - 1.000 lượt khách. Với cách làm này chỉ trong vòng khoảng 10 ngày là dưa lưới được bán hết. “Đến nay gia đình tôi đã trồng được 6 vụ dưa lưới và vụ dưa lần này là đạt năng suất cao nhất. Thông thường, gia đình sẽ kết hợp mở cửa cho khách tham quan và bán dưa ngay tại vườn. Đợt này trúng mùa, gia đình chưa kịp vui mừng thì dịch bệnh lại ập đến nên chúng tôi đang lo ngại vấn đề về đầu ra cho sản phẩm”, anh Thiện cho biết thêm. “Hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính theo công nghệ Israel và tiêu chuẩn VietGAP đang phát triển tốt, được Thường trực Hội ND tỉnh tham quan và đánh giá cao, chỉ đạo xã tiếp tục nhân rộng mô hình. Thời gian tới Hội ND xã sẽ tiếp tục nhân rông thêm 2 mô hình nữa trên địa bàn khóm 4, với diện tích 1.000m2. Đồng thời, tập trung xây dựng hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel”. Ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành. Tuyên Đức Ếữ - Vốn Quỹ thúc đẩy mô hình nông nghiệp sạch theo hướng hiện đại/Tuyên Đức//langmoi.-Năm 2021.- Ngày 29 tháng 6. Nguôn: http://langmoi.vn 25

Người viết truyện Bác Ba Phi Thứ ba, 29/6/2021 - 08:00 (ĐTTCO) - Nhà văn Anh Động - người văn bản hóa hình tượng lão nông hài hước Bác Ba Phi - vừa từ giã nhân gian vào trưa 21-6 tại Rạch Giá - Kiên Giang. Cuộc đời 81 năm của nhà văn Anh Động có không ít câu chuyện buồn vui gắn bó với mảnh đất cực Nam Tổ quốc, nhưng đọng lại những trang viết về lối sống phóng khoáng và nghĩa tình của những con người đôn hậu. Nl%à vã*} A n h D ó n g (1 9 4 7 -2 0 2 IJL N hàn v ậ t B ác B a P h i ơư ơc v * n chươtiQ h ó * Nhà văn Anh Động tên thật là Nguyễn Việt Tùng, với bút danh được ghép từ tên người yêu đầu tiên Kim Anh và địa danh đầu tiên ông tham gia cách mạng - xã Cổ Động. Nhà văn Anh Động nổi tiếng là một chiến sĩ dũng cảm khi tham gia chiến đấu tại bưng biền. Những người từng hoạt động cách mạng ở miệt thứ vẫn không ngớt khâm phục khi kể về thời thanh niên oai hùng của Anh Động. Chuyện rằng, mỗi khi hành quân, Anh Động một mình lội ra giữa sông sẵn sàng đối mặt với mọi hiểm nguy rình rập từ kẻ thù để bảo đảm an toàn cho đồng đội. Đất nước thống nhất, nhà văn Anh Động làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang nhiều năm. Sự chất phác của nhà văn Anh Động luôn mang đến cho người gặp gỡ một sự cảm mến. Nhà văn thổ lộ: “Sau gần 30 năm chui rừng leo núi giành nhau từng tất đất với giặc, đến ngày 30-4-1975, tui mới biết thế nào là chỗ ở của mình có điện và có lộ xe... Với vốn chữ không đầy lá mít, tui lấy bút danh Anh Động thay cho tên thật Nguyễn Việt Tùng của mình mà không biết phải viết gì đây trong thời bình? Trăn trở 20 năm tôi vẫn không “ngồi dậy” nổi...”. Thế nhưng, những ai quan tâm đến văn chương nước nhà đều biết nhà văn Anh Động có không ít tác phẩm nổi bật viết về vùng Kiên Giang như “Ven rừng tràm”, “Bóng núi Tô Châu” hoặc “Dòng sông lấp lánh”, “Tiếng trống Sam Phô”. Nhà văn Anh Động ngoài đời có cốt cách một lão nông Nam bộ. Đồng nghiệp và bạn bè đều biết thói quen của Anh Động luôn bỏ dép ngoài cửa. Dù làm lãnh đạo Hội Văn nghệ tỉnh nhưng cứ bước vào phòng hay vào nhà, ông lại đ i . chân không. Có lần Anh Động bắt xe từ Kiên Giang lên TPHCM khám bệnh, trước khi lên xe ông c ũ n g . bỏ dép ra. Xe chạy một đoạn, Anh Động mới sực nhớ đôi dép còn nằm ở . bến xe. Cũng may tài xế biết ông là nhà văn nên thông cảm quay xe lại cho ông lấy đôi dép. “Tui được sinh ra trong rừng U Minh. Chưa kịp lớn lên đã nếm mùi bom đạn. Rồi tui bắt đầu tham gia cuộc kháng chiến cứu nước. Nhiều lần quân thù làm cho tôi đổ máu thể xác lẫn đổ máu tâm hồn trên mảnh đất này. Tuổi thơ của tui không được học ở một trường cấp 1 nào. Nhưng được học qua cuốn vần A, B, C và lời ru, lời kể chuyện đời xưa của mẹ. Những năm tham gia cuộc chiến, tui nâng súng ngắm theo định hướng của mẹ, tui cầm bút viết theo lời ru của mẹ...” - nhà văn bộc bạch. 26

Dù chưa từng được đào tạo qua trường lớp nào, nhưng nhà văn Anh Động chính là người có công văn bản hóa hình tượng lão nông Nam bộ hài hước Bác Ba Phi lừng lẫy trong đời sống tinh thần của người dân sông nước Cửu Long nói riêng và người dân cả nước nói chung. Từ những câu chuyện truyền tụng trong dân gian của nguyên mẫu Nguyễn Long Phi (sinh năm 1884 mất năm 1964, ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), nhà văn Anh Động đã viết “Kể chuyện Bác Ba Phi” xuất bản lần đầu tiên năm 1995 và nhanh chóng lan tỏa khắp nơi. Những câu chuyện về bác Ba Phi như “Heo đi cày”, “Êch ca vọng cổ” hoặc “Cá lóc ăn dừa khô” ... đã trở thành món quà thư giãn cho người lao động yêu nhịp sống nhộn nhịp và hào sảng phương Nam. Với tư cách người nghiên cứu và viết truyện Bác Ba Phi, nhà văn Anh Động phân tích: “Tui chưa từng gặp ông Ba Phi. Năm 1964, ông Ba Phi mất tui còn ở chiến khu. Thực sự lúc ông Ba Phi còn sống những mẩu chuyện của ổng cũng chỉ lưu hành phạm vi rất hẹp. Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, bộ đội khắp nơi tụ về địa phương để học hành và tập huấn, họ mới là tác nhân truyền tụng truyện Bác Ba Phi”. Còn cơ duyên nào dẫn đến quá trình viết lại truyện Bác Ba Phi của nhà văn Anh Động? Đó là từ gợi ý của nhà văn Nguyễn Tuân. Năm 1976, gặp Anh Động ở Hà Nội, nhà văn Nguyễn Tuân khuyên: “Cậu phải về khai thác bác Ba Phi. Vì cậu là nông dân U Minh, Bác Ba Phi cũng là người U Minh nên chất giọng của cậu sẽ chuyển tải được tinh thần những câu chuyện tiếu lâm của Bác Ba Phi”. Nghe lời bậc đàn anh trong nghề, Anh Động sưu tầm và viết lại truyện \"Bác Ba Phi\" một cách hệ thống. Khi nhân vật bác Ba Phi đã trở nên phổ biến, tại một cuộc hội thảo khoa học quy mô tổ chức tại Cà Mau về bác Ba Phi, nhiều người đã phân tích ngôn ngữ bác Ba Phi xuất sắc thế này, văn phong bác Ba Phi dí dỏm thế kia. Đến lượt mình, nhà văn Anh Động phát biểu: “Nghe các anh chị khen ngợi tui cũng sướng, nhưng có ai thấy bác Ba Phi để lại dòng chữ nào không? Tất cả văn bản do tui viết. Tui nghe quần chúng kể rồi viết, chứ bác Ba Phi có cầm bút ghi chép cái gì đâu”. Được biết, nhiều bản tham luận hoành tráng khác về bác Ba Phi đành phải xếp vào ngăn kéo. Nhà văn Anh Động chia sẻ về sức ảnh hưởng của nhân vật bác Ba Phi trong đời sống cộng đồng: “Đôi lần đi trên những chuyến đò, nghe người dân kể những câu chuyện Bác Ba Phi mà tui cứ giật thót. Sau khi đọc truyện của tui, quần chúng thêm vào nhiều chi tiết lôi cuốn lắm, hay lắm, sáng tạo hơn cả mình. Chính vì Bác Ba Phi tắm trong nhân gian và được nhân gian bồi đắp nên hình tượng nhân vật càng ngày càng hấp dẫn”. Ngoài Bác Ba Phi, nhà văn Anh Động sáng tạo thêm nhân vật Thằng Đậu và con chó, với lý do: “Sở dĩ tui đặt tên nhân vật này là “thằng Đậu” vì chữ “Phi” trong tên Bác Ba Phi có nghĩa là “bay”. Như con chim bay đã rồi phải đậu lại chứ sao bay hoài nổi. Nghĩ vậy nên tui đặt tên nhân vật thằng cháu nội bác Ba Phi là Đậu. Nó trạc 13-14 tuổi, đại diện cho lối suy nghĩ và hành động của con nít, khác với ông già Ba Phi. Còn con chó lúc nào cũng đi theo bác Ba Phi và thằng Đậu giữ vai trò xử lý, giải quyết một số tình huống mâu thuẫn giữa hai ông cháu”. Từ truyện Bác Ba Phi của nhà văn Anh Động, công chúng lại sáng tạo thêm nhân vật quyến rũ không kém là “Vợ Thằng Đậu”. Ngay cả nhà văn cũng không biết “Vợ Thằng Đậu” mồm ngang mũi dọc thế nào, nhưng cái câu “tệ hơn vợ thằng Đậu” được dùng phổ biến để nói về một phụ nữ hậu đậu, lười nhác. Năm 2006, nhà văn Anh Động viết tiếp tác phẩm “Vợ chồng thằng Đậu - Hậu Bác Ba Phi”. Tuy Hòa Ếữ- Người viết truyện Bác Ba Phi/Tuy Hòa//saigondautu.- Năm 2021.- Ngày 29 tháng 6. Nguồn: https://saigondautu.com.vn 27

Sạt lở uy hiếp tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Cà Mau Thứ ba, 29/6/2021 - 11:34 (CATP) Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, từ ngày 2 đến 8-6-2021, toàn tỉnh đã xảy ra 39 vụ sạt lở đất ven sông, bờ biển với tổng chiều dài sạt lở 815m (trong đó, có 199m đường bê tông), làm thiệt hại 19 căn nhà, hư hỏng 3 căn nhà, 3 trại tôm giống, ngã đổ 2 trụ điện... Theo báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, địa phương có đặc thù với 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển khoảng 254km. Những năm qua, do thiên tai và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đã khiến cho tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Từ năm 2007 đến 2020, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20 - 50m và mất đi khoảng 450ha đất và rừng phòng hộ... 6 tháng đầu năm 2021, sạt lở diễn biến phức tạp, xảy ra từ tuyến lộ nông thôn cho đến đê biển tây. Trung tuần tháng 6-2021, tuyến Kênh xáng Lộ Xe, đoạn từ cầu Tân Lợi đến cầu Tân Đức nằm trên trục đường ôtô về trung tâm xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, Cà Mau liên tục xảy ra sạt lở. Ngày 17-6, tại tuyến đường trên sạt lở với chiều dài 20m, khiến 1/3 mặt đường nhựa bị sụp hoàn toàn xuống sông. Vị trí sạt lở đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn khi xuất hiện thêm các vết rạn nứt kéo dài khoảng 100m, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa... Báo cáo của UBND huyện Đầm Dơi, nơi đây thường xuyên chịu tác động bất lợi từ triều cường, biển dâng gây nên tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển, làm hư hại công trình kiến trúc, giao thông và nhà cửa của người dân. Chỉ riêng từ đầu năm 2021 đến nay, toàn huyện này đã xảy ra 30 vụ sạt lở đất. Ngoài vị trí sạt lở nghiêm trọng trên tuyến về xã biển Tân Tiến, trên địa bàn huyện Đầm Dơi còn một số địa bàn thường xuyên xuất hiện sạt lở, như: Tuyến sông Trưởng Đạo thuộc xã Thanh Tùng và Ngọc Chánh; tuyến Kênh Khai Hoang thuộc xã Quách Phẩm và tuyến Hố Gùi thuộc xã Nguyễn Huân. . y. Đơn vị thi công khăc phục sạt lở 28

Sạt lở bờ sông diễn ra khắp nơi với diễn biến phức tạp. Từ ngày 2 đến 8-6, toàn tỉnh đã xảy ra 39 vụ sạt lở đất ven sông, bờ biển với tổng chiều dài sạt lở 815m (trong đó có 199m đường bê tông), làm thiệt hại 19 căn nhà, hư hỏng 3 căn nhà, 3 trại tôm giống, ngã đổ 2 trụ điện... 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 71 vị trí sạt lở đất ven sông, với tổng chiều dài 1.440m, thiệt hại 31 căn nhà và 01 trại cua giống. Ước tổng thiệt hại khoảng 1,991 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại các huyện: Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân và Cái Nước. Tại tuyến đê biển Tây, sạt lở lên đến mức báo động. Tại bờ Bắc vàm Lung Ranh có 1 đoạn kè rọ đá bảo vệ đê biển Tây bị hư hỏng chiều dài khoảng 100m. Theo người dân xã Đất Mũi, họ chịu ảnh hưởng của thiên tai và tác động biến đổi khí hậu. Từ tháng 7 đến tháng 11 (dương lịch), gió thổi từ phía Đông nên sóng biển va đập mạnh làm sạt lở chân đất ven biển, ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh sống của người dân, nhiều đoạn tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng. Đai rừng phòng hộ ven biển bị sóng biển cuốn trôi, nhiều nhà cửa, tài sản, hệ thống đường giao thông bị sụp xuống sông, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người dân. Theo Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai tỉnh Cà Mau, do liên tiếp hứng chịu hoàn lưu bão kết hợp triều cường dâng cao nên hiện nay, phía bờ Tây Cà Mau xuất hiện ít nhất tám điểm sạt lở mới, tổng chiều dài hơn 9,1 km. Thời gian qua, sạt 3 đoạn đê biển Tây, bờ biển Đông với tổng chiều dài 1.520m Tại các vị trí sạt lở, bên ngoài đê, rừng phòng hộ rất mỏng, sóng biển uy hiếp thân đê, có những đoạn nguy cơ ảnh hưởng đến các khu dân cư, trường học, trạm y tế và đường điện trung thế, cao thế... Tỉnh Cà Mau dùng rọ đá giữ rừng phòng hộ Nguồn vốn hỗ trợ \"nhỏ giọt” Ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, trước tình hình xói lở diễn ra hết sức nghiêm trọng tại bờ biển phía Đông của tỉnh, cuối năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông (trong đó, đã xác định cụ thể những vị trí sạt lở nghiêm trọng cần phải triển khai ngay các giải pháp công trình để bảo vệ), đồng thời đã lựa chọn danh mục công trình cần ưu tiên thực hiện để lập và phê duyệt dự án để triển khai thực hiện ngay. Trên cơ sở nguồn vốn đã được phân bổ cho các dự án đã được phê duyệt (đã phân bổ 150 tỷ đồng cho 4 dự án được phê duyệt), đã triển khai thi công. \"Thế nhưng, nguồn vốn phân bổ chưa thể đầu tư hết quy mô của từng dự án do đó chưa thể bảo vệ được các khu vực bị sạt lở nghiêm trọng theo như mục tiêu của dự án đề ra. Nếu không kịp thời 29

đầu tư hoàn thiện các tuyến kè bảo vệ thì nguy cơ sẽ mất đất, mất rừng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và đời sống của người dân trong khu vực\", ông Nam lo lắng. ĩA ?r Tuyến đường Hô Chí Minh đoạn huyện Ngọc Hiển, Cà Mau bị thủy triều tân công Bên cạnh đó, việc chống sạt lở bảo vệ ven biển ở đê biển Tây từng bước khôi phục lại rừng phòng hộ rất xung yếu là nhiệm vụ khẩn cấp, cần phải có giải pháp căn cơ để ổn định lâu dài nhưng khó khăn về nguồn vốn hỗ trợ. Từ năm 2012 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh Cà Mau đã đầu tư xây mới được hơn 25 km kè ven biển, tổng kinh phí hơn 870 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).... Trong đó, các công trình kè biển bên bờ Tây đã hoàn thành hơn 20km. Sau nhiều năm thi công, đến nay, tuyến đê biển Tây đã được nâng cấp với hơn 51,3 km, tổng mức đầu tư hơn 486 tỷ đồng. Ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở NN&PTNT cho biết thêm, hiện bờ biển Tây đang sạt lở chiều dài khoảng 48 km; trong đó, có hơn 24 km sạt lở nguy hiểm; bờ biển Đông tỉnh Cà Mau đang sạt lở chiều dài khoảng 57 km; trong đó, có hơn 40 km sạt lở nguy hiểm. \"Để bảo vệ tuyến đê biển, tỉnh đề xuất nguồn vốn hơn 550 tỷ đồng để thi công 23 km đê biển từ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời đến thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân. Nếu được Trung ương hồ trợ thì tỉnh sẽ không còn lo lắng sạt lở khi vào mùa mưa bão\", ông Nam nói. Trong buổi kiểm tra tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản trên tuyến đê biển Tây vừa qua, ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh chỉ đạo các nhà thầu, đơn vị thi công khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu, nhất là các khu vực kè kiên cố để đưa vào sử dụng trong mùa mưa bão năm nay. Riêng tại các khu tái định cư, khu vực nào làm hoàn chỉnh cần khẩn trương đưa dân vào ở. Những khu vực đã giải phóng được mặt bằng thì đẩy nhanh tiến độ thi công. Khu vực nào còn vướng công tác giải phóng mặt bằng thì phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân nhận đền bù, để giao mặt bằng cho đơn vị thi công đúng tiến độ. Ông Triều nhắc Chi cục Thủy lợi và Chi cục Kiểm lâm tỉnh cử lực lượng thường xuyên kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ tuyến đê được an toàn, tránh trường hợp để người dân tái lấn chiếm. Thiện Thảo £ữ - Sạt lở uy hiếp tuyến đường Hồ Chí M inh đoạn qua Cà Mau/Thiện Thảo//CATPHCM.-Năm 2021.-Ngày 29 tháng 6. Nguôn: http://congan.com.vn 30

Đầm Thị Tường Cà Mau có gì mà nhiều du khách yêu thích khám phá? Thứ ba, 29/6/2021 - 08:00 Đầm Thị Tường Cà Mau được mệnh danh là “biển hồ giữa đồng bằng”, mang vẻ đẹp hoang sơ, bình dị cùng nhiều trải nghiệm du lịch thú vị dành cho du khách. Đầm Thị Tường Cà Mau ở tọa độ nào? Không chỉ riêng miền Trung mới sở hữu những đầm nước đẹp và lớn. Miền Tây Nam Bộ nước ta cũng có những đầm nước mênh mông, chuyên chở bao nhiêu nhịp đời của người nông dân cần cù, lam lũ. Cà Mau có một đầm nước rộng lớn, mênh mông. Ảnh:the.twolf Ở Cà Mau có Đầm Thị Tường - một đầm nước cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía Nam. Đây là đầm nước lớn nhất miền Tây, đồng thời là điểm đến đẹp dành cho du khách đi du lịch đất mũi Cà Mau. 31

Đầm nước này nằm trên địa bàn 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và Phú Tân, được tạo thành từ phù sa bồi lắng của nhiều kênh rạch và 2 dòng sông Mỹ Bình, Ông Đốc. Với chiều dài 12 km, đầm nước chia thành 3 khu chính là: Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới. ■\\ r 9 Đầm nước này cách trung tâm thành phô Cà Mau hơn 40 km. Anh:chihieu.t Ngày nay, Đầm Thị Tường Cà Mau không chỉ có ý nghĩa quan trọng về nuôi trồng thủy sản. Mà điểm đến đẹp ở đât mũi này còn góp phần giúp địa phương phát triển các hoạt động du lịch. Có dịp về đất mũi, bạn hãy dành ít thời gian ghé đây để cảm nhận vẻ đẹp của đầm nước và trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn. r9 Khung cảnh tuyệt đẹp say đăm lồng người trên Đầm Thị Tường. Anh:habuiiii 32

Cảnh đẹp của Đầm Thị Tường Cà Mau Đầm nước mang tên Thị Tường liên quan đến giai thoại Bà Tường - người đầu tiên khai phá đất mũi. Xưa kia vì chúa Hổ không lấy được con gái vua Thủy tề đã sinh hận, phái chim trời đến lấy đá lấp biển. Thế nhưng Bà Tường đã xua đuổi đàn chim trời để giành lại đầm cho ngư dân. Tên Đầm Thị Tường ra đời từ đó. Đầm Thị Tường có chiều dài đến 10km. Ảnh:uyenkhoa.1103 Diện tích đầm nước này khoảng 700 ha với kết cấu tổng thể trông như chiếc đàn guitar. Quanh đâm có nhiều cư dân sinh sống, chủ yếu nuôi trồng và đánh bắt nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên. Đến đây, du khách được khám phá cảnh đẹp đầm nước mênh mang, hữu tình của Đầm Thị Tường. Anh:daovinhminh 33

Nhờ cấu tạo độc đáo và thông với biển mà Đầm Thị Tường Cà Ma có rất nhiều tôm, cá, rẹm sống, sò huyết,... Cư dân quanh đầm tận dụng mặt nước nuôi tôm, cua, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. r ~\\ 9 Nhịp sông bình dị trên đầm. Anh:about.huy Bên cạnh việc phục vụ phát triển kinh tế, du lịch cũng được đầu tư đúng mức. Trên đường đến đầm, bạn được đi trên con đường rợp bóng cây xanh. Để rồi khi đến đầm, bạn sẽ thấy một bức tranh thủy mặc lộ diện. Đó là vẻ đẹp của sự bình dị, hoang hoải, trầm mặc pha một chút buồn mộc mạc của người miền Tây. Người dân đánh băt nguôn lợi thủy sản trên đầm. Anh:vietnam.go 34

Quanh đầm có nhiều căn nhà sàn đơn sơ của người dân. Xa xa là những hàng dừa nước xanh um đang đung đưa trong gió, thấp thoáng những chiếc nhỏ của cư dân. Đến đây, không khó để bắt gặp hình ảnh ngư dân quăng lưới bắt cá, thu lưới, đặt vó tre bẫy c á , . Bức tranh miệt đầm nước Cà Mau hiện lên đơn sơ, bình yên đến lạ. •\\ 9 Hoàng hôn lãng mạn trên Đầm Thị Tường Cà Mau. Anh:lieulamphoto Đi tham quan đầm, chiếc thuyền máy xẻ dòng nước lướt nhẹ trên mặt đầm sóng sánh nước, du khách vừa tận hưởng những luồng gió mát rượi vừa phóng tầm mắt quan sát mọi góc đẹp, cảnh quan của đầm. Ai không biết chơi gì ở Cà Mau chỉ việc ghé Đầm Thị Tường, chắc hẳn sẽ có nhiều hoạt động thú vị chờ bạn. Đến đây, du khách được câu cá ngay trên đầm. Anh: tuananhsosad Hai thời điểm đẹp nhất của Đầm Thị Tường Cà Mau là bình minh và hoàng hôn. Ánh sáng mặt trời chiếu rọi những tia nắng lên mặt nước lóng lánh. Chưa kể, sự xuất hiện của cư dân với các hoạt động sống thường nhật, giúp cho bức tranh nơi đây thêm phần sống động. 35

A9 Du khách được chiêm ngưỡng bức tranh tuyệt đẹp trên đầm. Anh: binhngo78 Để ngắm cảnh đẹp và chụp được nhiều bức ảnh sống ảo, bạn chỉ cần đến đây vào lúc sáng sớm hoặc chiều tà. Trên những chiếc vỏ lãi (chiếc thuyền), du khách được thong dong đi khắp đầm nước, ngắm nhìn cuộc sống mộc mạc, đẹp đẽ của người dân miền Tây. •\\ r Khung cảnh trên đầm mộc mạc, bình dị và đậm màu săc của sông nước Nam Bộ. Anh: trankimkhanh27 Kinh nghiệm khám phá Đầm Thị Tường Sau khi ngắm cảnh đầm nước, bạn còn có thể dừng ở chòi lá nuôi hải sản của ngư dân để tìm hiểu thêm về cuộc sống của họ. Với sự hiếu khách, thân thiện của người miền Tây, du khách sẽ được tiếp đón nồng hậu. Ở đó, bạn có thể mượn cần câu để câu cá hoặc đơn giản là ngồi nghe người dân kể chuyện. Trong hành trình khám phá cảnh đẹp miền cực Nam tổ quốc, Cà Mau là tọa độ mà bạn nên dừng chân. Đặc biệt là đến với Đầm Thị Tường - một đầm nước lớn, có nguồn lợi thủy sản phong phú. 36

Chăc hẳn du khách sẽ có nhiều ảnh check in đẹp khi ghé thăm Đầm Thị Tường Cà Mau. Anh:binhngo78 Ghé đây, bạn được ăn thủy hải sản tươi ngon ngay trên chòi lá cùng người dân địa phương. Còn gì tuyệt hơn khi được thưởng thức những món hải sản dân dã ngay giữa không gian sông nước? Đồ ăn vừa tươi ngon, được chế biến tại chỗ, mà giá cũng rất hợp lý. Nếu bạn có nhu cầu mua hải sản về làm quà, hãy thử tham khảo cá vồ chó, tôm, cua, cá lịch cũ, sò huyết,... Ngày nay, nhằm phát triển mạnh mẽ du lịch trên Đầm Thị Tường Cà Mau, chính quyền địa phương đã đầu tư hệ thống cầu phao nối các nhà sàn trên đầm với nhau. Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng phát triển thêm cơ sở lưu trú, phục vụ du khách khi đến thăm cảnh quan sông nước của tỉnh Cà Mau. A >? Về Cà Mau, bạn nhớ đi thăm Đầm Thị Tường. Anh:vitco08 Đất mũi Cà Mau là một miền đất bình yên, xinh đẹp và dung dị của Nam Bộ. Nơi đây sở hữu nhiều cảnh đẹp dân dã, đặc biệt nhất là Đầm Thị Tường. Có dịp du hí Cà Mau, nhất định bạn phải đến thăm đầm nước này một lần, để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và cảm nhận nhịp sống nơi đây. Bảo An Theo Báo Thể Thao Việt Nam í ũ - Đầm Thị Tường Cà Mau có gì mà nhiều du khách yêu thích khám phá?/Bảo An//dulichvietnam.-Năm 2021.- ngày 29 tháng 6. Nguôn; https://dulichvietnam.com.vn 37

Cà Mau: Một doanh nghiệp bán hàng gia dụng trả lại gần 130 triệu đồng cho người mua Thứ ba, 29/6/2021 - 13:02 Sau khi bị khách hàng phản ánh, một doanh nghiệp bán hàng gia dụng kiểu ’bán 1 tặng 5’ đã trả lại số tiền gần 130 triệu đồng cho 103 khách hàng. Ngày 29.6, nguồn tin của PV cho biết, Công an tỉnh Cà Mau đang điều tra, làm rõ hành vi “Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” của 1 doanh nghiệp về vùng nông thôn bán hàng gia dụng cho người dân theo kiểu “bán 1 tặng 5”. Công an tỉnh Cà Mau đang điều tra, làm rõ hành vi Công ty Gold Houses bán hàng không rõ nguôn gốc, xuất xứ - Anh: CTV Doanh nghiệp bị điều tra là Công ty Gold Houses (có trụ sở tại số 120/67 đường 59, P.14, Q.Gò Vấp, TP.HCM). Người đại diện pháp luật là ông Trần Hùng Cường (37 tuổi), ngụ P.Bến Thủy, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An. Theo nguồn tin, vào cuối tháng 4 vừa qua, Công ty Gold Houses đến xã Ngọc Chánh (H.Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) tổ chức chương trình giới thiệu, bán các mặt hàng gia dụng như, chảo chống dính, bếp gas, tô, bình nước, ly... Nhân viên công ty đã giới thiệu thể lệ và điều kiện nhận quà. Tuy nhiên, người dân mua hàng không nắm đầy đủ thông tin giới thiệu, nghĩ rằng khi đăng ký mua sản phẩm của công ty sẽ nhận được quà khuyến mãi và được nhận lại tiền. Thực tế, Công ty Gold Houses đã bán hàng đúng như giới thiệu, người dân mua sản phẩm là tự nguyện. Nhưng sau khi bị khách hàng phản ánh, phía doanh nghiệp này đã hoàn trả lại số tiền 129 triệu đồng cho 103 khách hàng. Hiện nay chưa có căn cứ xác định nhóm người của doanh nghiệp nói trên hoạt động lừa đảo. Tuy nhiên, Công an tỉnh Cà Mau đang làm rõ hành vi “Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” của Công ty Gold Houses để xử lý theo quy định. Trần Khải Ếữ - Cà Mau: Một doanh nghiệp bán hàng gia dụng trả lại gần 130 triệu đồng cho người mua/Trần Khải//1thegioi.-Năm 2021.- Ngày 29 tháng 6. Nguồn: https://1thegioi.vn 38

Cứu sản phụ 20 tuôi nguy kịch Thứ ba, 29/6/2021 - 20:05 Sau mô lấy thai ở Cà Mau, sản phụ 20 tuôi bị nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan và rối loạn đông máu nhưng đã được bác sĩ tuyến trên cấp cứu thành công. Ngày 29/6, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVDKTWCT), cho biết các bác sĩ của đơn vị đã phối hợp cứu sống sản phụ bị hội chứng HELLP là chị Đ.T.T. (20 tuổi, ngụ huyện Năm Căn, Cà Mau). Hơn 10 ngày trước, chị T. khám thai định kỳ tại địa phương thì phát hiện huyết áp tăng cao, được bác sĩ chỉ định nhập viện theo dõi. Lúc này, sản phụ xuất hiện dấu hiệu nhau bong non nên bác sĩ khẩn cấp phẫu thuật lấy thai 35 tuần để cứu mẹ và bé. Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho chị Đ.T.T.. Ánh: T.P Sau mổ 14 giờ, sản phụ lơ mơ, mạch khó bắt, huyết áp thấp, xuất hiện tình trạng vàng da toàn thân. Nhập viện ở Cà Mau 2 ngày, tình trạng sức khỏe của chị T. không cải thiện nên bác sĩ làm thủ tục chuyển lên tuyến trên vào trưa 18/6. Khi đến BVĐKTW Cần Thơ, bệnh nhân lơ mơ, mạch nhanh, huyết áp thấp, da niêm vàng, bụng chướng căng, sonde dạ dày ra khoảng 250 ml máu đỏ tươi. Các bác sĩ đã nội soi dạ dày cấp cứu (có nhiều ổ loét nông ở tâm vị), hồi sức nội khoa tích cực, truyền máu và chuyển vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc theo dõi, điều trị. Đến ngày 21/6, chị T. nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, suy gan, thận cấp, rối loạn đông máu, xuất huyết nội. Bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho sản phụ dù tình trạng sức khỏe rất nặng. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ mở phúc mạc thành bụng hút ra 3.000 ml máu đỏ sậm không đông. Ê-kíp cũng đã thắt hai động mạch tử cung, 2 dây chằng tròn, 2 động mạch buồng trứng trong để phòng ngừa chảy máu tử cung thứ phát do rối loạn đông máu... Sau mổ, sản phụ được chỉ định lọc máu liên tục, sức khỏe ổn định dần qua một tuần điều trị tích cực. Các chỉ số xét nghiệm của chị T. dần trở về bình thường. Con của chị T. sức khỏe ổn định, đã được xuất viện. “Sự hồi phục của vợ tôi là niềm vui mừng rất lớn đối với gia đình. Tôi tưởng chừng vợ mình không thể qua khỏi khi bác sĩ giải thích cần mổ lần thứ hai và nguy cơ tử vong rất cao. Lúc đó, gia đình chỉ biết cầu mong và tin tưởng vào các y bác sĩ với tinh thần còn nước còn tát”, chồng sản phụ chia sẻ. 39

Theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, chị T. được cứu sống nhờ vào kết quả của quả trình điều trị các tuyến. Đó là chỉ định phẫu thuật kịp thời của tuyến trước và chuyển tuyến của bệnh viện chuyên khoa. “Điều trị thành công cho ca này cũng phải kể đến việc cung cấp số lượng máu lớn và kịp thời từ Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP Cần Thơ và sự quyết đoán, năng lực chuyên môn cùng tinh thần quyết tâm không bỏ cuộc của tập thể y, bác sĩ BVDKTWCT”, ông Phong chia sẻ. Việt Tường o - Cứu sảnphụ 20 tuổi nguy kịch/Việt Tường//zingnews.-Năm2021.-Ngày 29 tháng 6. Nguồn: https://zinsnews.vn Hai cảnh sát nhảy xuống kênh cứu cô gái tự tử Thứ ba, 29/6/2021 - 16:08 Phát hiện cô gái đang đuối nước, 2 cảnh sát đã lao xuống kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau để cứu giúp. Chiều 29/6, lãnh đạo Công an huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, đã bố trí phương tiện và cử cán bộ đưa N.T.L. về nhà ở xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, Cà Mau. Cô gái 18 tuổi này là người đã nhảy từ cầu treo ở xã Vĩnh Mỹ B (huyện Hòa Bình) xuống kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau để tự tử. Công an địa phương hỏi thăm sức khỏe và hoàn cảnh gia đình của cô gái nhảy cầu tự tử. Ảnh: Hồng Đào. Khoảng 9h cùng ngày, người dân ấp An Khoa của xã Vĩnh Mỹ B điện báo công an khi thấy L. lao mình xuống kênh. Thượng úy Lê Minh Khá, Phó công an xã Vĩnh Mỹ B và thượng úy Tôn Nhựt Linh (công an viên) đến hiện trường thì L. đang chìm dần và trôi xuôi theo dòng nước. Trước tình hình nguy kịch, 2 cảnh sát đã lao xuống kênh, bơi tiếp cận để đưa L. vào bờ. Cô gái sau đó được đưa đến Trạm Y tế xã Vĩnh Mỹ B cấp cứu. 40

~\\ r ?A Cầu treo băt qua kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, nơi cô gái tự tử. Anh: Hồng Đào “Sức khỏe L. đã ổn định. Lúc đầu L. khai tên chị ruột nhưng sau đó đã nói thật tên của mình. Cha, mẹ cô gái đang bị bệnh dưới quê, trong người không có tiền. Công an và đoàn thể địa phương đã góp tiền giúp L. và đưa em về quê”, đại tá Lê Minh Hải, Trưởng công an huyện Hòa Bình nói với Zing. Theo ông Hải, đơn vị đang làm thủ tục đề xuất cấp trên tuyên dương cho 2 thượng úy Lê Minh Khá và Tôn Nhựt Linh. V iệt Tường Hồng Đào o - Hai cảnh sát nhảy xuống kênh cứu côgái tự tủ/Việt Tường Hồng Đào//zingnews.- Năm2021.-Ngày 29 thang 6. Nguồn: https://zingnews.vn Làm rõ vụ bán hàng kiểu “tặng 5 bán 1” Thứ ba, 29/6/2021 - 12:17 (PLVN) - Công an tỉnh Cà Mau đang làm rõ hành vi “Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” của Công ty Gold Houses, đồng thời, Công ty này đã trả lại 129 triệu đồng cho những người dân mua hàng. Công an tỉnh Cà Mau xác định, có những mặt hàng Công ty bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 41

Công an tỉnh Cà Mau vừa cho biết, vào cuối tháng 04/2021, Công ty Gold Houses đến xã Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) tổ chức chương trình giới thiệu, bán các mặt hàng như: Chảo chống dính, bếp gas, tô, bình nước, ly,... Nhân viên Công ty đã giới thiệu thể lệ và điều kiện nhận quà. Tuy nhiên, người dân mua hàng không nắm đầy đủ thông tin giới thiệu, nghĩ rằng khi đăng ký mua sản phẩm của Công ty sẽ nhận được quà khuyến mãi và được nhận lại tiền. Được biết, Công ty Gold Houses đã bán hàng đúng như giới thiệu, người dân mua sản phẩm là tự nguyện. Sau khi khách hàng phản ánh, Cty Gold Houses đã trả lại số tiền 129 triệu đồng cho 103 khách hàng. ■\\ “ Trước đó, nhiều người dân đã mua hàng của Công ty Gold Houses. Hiện nay chưa có căn cứ xác định nhóm người của Công ty này hoạt động lừa đảo. Tuy nhiên, Công an tỉnh Cà Mau đang làm rõ hành vi “Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” của Công ty Gold Houses để xử lý theo quy định. Trước đó, một nhóm người xuống xã Ngọc Chánh tổ chức chương trình bán hàng theo kiểu “tặng 5 bán 1”. Trong nhiều món hàng nhóm người này bán, chỉ có chảo chống dính và bếp gas là lấy tiền của người dân. Nhiều món đồ khác được nói là bán nhưng sau đó tặng hoặc trả lại tiền cho người mua. Tuy nhiên, người dân phải chi tới 1,8 triệu đồng để mua 1 cái chảo và 1 bếp gas. Người dân tại đây cho rằng, số tiền đó giá trị hơn tất cả các món đồ họ nhận được và đã bị thiệt trước kiểu “nói bán nhưng lại tặng”, “kêu bán rồi lại cho” của nhóm người này. Cũng theo người dân địa phương cho biết, khi xuống bán hàng nhóm người này xưng là đến từ Công ty M.K (có trụ sở ở TP Cà Mau). Tuy nhiên, Cơ quan chức năng địa phương đã xác định nhóm người này của Công ty Gold Houses (đăng ký doanh nghiệp tại số 120/67 đường 59, phường 14, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh). Người đại diện pháp luật là ông Trần Hùng Cường (SN 1984, thường trú phường Bến Thủy, TP Vinh, tỉnh Nghệ An)./. Trọng Nghĩa Ếữ - Làm rõ vụ bán hàng kiểu “tặng 5 bán 1\"/Trọng Nghĩa//baophapluat.- Nawm 2021.- ngày 29 tháng 6. Nguồn: https://baophapluat.vn 42

Nông dân chân đất Cà Mau vừa xem EURO vừa bàn chuyện ruộng đồng Thứ ba, 29/6/2021 - 16:02 Chiếc điện thoại “cùi bắp” của Ba Sang cứ reo chuông báo thức inh ỏi lúc 22h một ngày cuối tháng 6 khiến bà vợ bực mình rằng giọng: “Hổng biết cái trò giành nhau trái bóng có gì vui mà ông mê dữ vậy?”. Anh Ba cười khì nói với vợ: \"Bà thì biết gì về môn thể thao vua\", Ba Sang nhẹ giọng như ngụ ý xin lỗi vì đã làm vợ thức giấc. Còn chị Ba, tuy \"mắng yêu\" chồng là vậy, nhưng chị cũng đã kịp tỉnh ngủ lò mò chui ra khỏi mùng đi đun nước pha trà, rồi nhanh nhẹn thổi lửa nấu nồi cháo trắng chuẩn bị phục vụ cho chồng và các chiến hữu trước giờ bóng lăn trận Tây Ban Nha gặp Crotia tối 28/6. Ăn cháo lót dạ xem bóng đá Ánh đèn điện trong căn nhà cấp bốn của Ba Sang được bật lên sáng trưng như làm thức tỉnh cả một khoảng trời tối mịt giữa đồng đất Ông Khâm, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau giữa đêm. Cậu con trai lớn đang học lớp 12 của Ba Sang cũng được cha gọi dậy để chuẩn bị cho tất cả các khâu \"kỹ thuật\" trước giờ bóng lăn. Chiếc máy tính xách tay của con trai cũng được anh nông dân \"trưng dụng\" làm màn hình xem bóng đá. \"Cái tivi của nhà hôm rồi bị hỏng sau trận mưa lớn hồi đầu mùa, tui định chờ thu hoạch lứa tôm vụ này mới mua lại\" - anh Ba giải thích cho việc phải trưng dụng dụng cụ học tập của con để thỏa niềm đam mê bóng đá. Vợ chông ông bà Tám cùng đứa cháu nội xem phát lại các trận câu đỉnh cao Euro. (Ảnh: Hoàng Hạnh) 43

Ba Sang tên thật là Nguyễn Văn Sang, năm nay đã ngoài 50. Ở xứ này, Ba Sang từng được xem là \"bậc thầy\" của các giải bóng đá ao làng. Anh tự hào kể rằng, hồi còn trẻ, anh cũng là tuyển thủ số một của ấp. Mỗi trận đá bóng giao hữu hay tranh giải quần chúng giữa các ấp trong xã với nhau, anh đều được ưu tiên đá chính. \"Cựu tuyển thủ\" của các giải bóng đá ao làng cho biết, trái bóng hồi xưa có khi là quả dừa điếc (quả dừa không có ruột) được gọt tròn, còn sân bóng là một mảnh ruộng bằng phẳng trong làng. \"Các tuyển thủ đâu có giày mà mang, toàn chạy chân đất hết ráo. Quả bóng được chế ra từ quả dừa, đá rất đau chân, nhưng hồi ấy, anh em ra sân ai cũng hăng máu và thi đấu hết mình\" - anh Ba nói chắc nịch. Chị Ba nghe chồng hồi tưởng về cái thời trẻ trung nên nói vọng ra từ gian bếp phía sau nhà: \"Phải chi ổng đi theo con đường banh bóng thì hổng chừng giờ ổng đã nổi tiếng, đâu tới lượt mẹ con tui\". Không gian yên tĩnh của màn đêm bỗng dưng trở nên xôm tụ bởi những tiếng cười của các thành viên trong gia đình Ba Sang. Ở phía đầu xóm tiếng chó sủa bắt đầu v ang lên như báo hiệu các chiến hữu có cùng đam mê với Ba Sang đã đến. Chưa đầy 5 phút sau, Tư Đoàn và Út Nhỏ cũng đã có mặt tại nhà Ba Sang, đúng lúc nồi cháo trắng của chị Ba vừa cho ra lò, khói bay nghi ngút, cộng với nồi tôm đất rang chung với thịt ba chỉ còn tỏa mùi thơm lừng khiến cho ai cũng phát thèm. Ba Sang cười tươi mời mọi người ngồi vào chiếc bàn dài thưởng thức món cháo do chính tay chị Ba nấu để lót dạ. Trên bàn được bài trí rất đẹp mắt, bình trà nóng để phía cuối bàn, còn ở phần đầu bàn thì cậu con trai của Ba Sang đã chuẩn bị sẵn cho mọi người vừa ăn, vừa xem phần bình luận trước trận đấu của các bình luận viên. Đúng 23h, trận đấu \"knock- out\" tại vòng 1/8 giữa Tây Ban Nha và Croatia tại sân Parken bắt đầu diễn ra. Không khí trở nên yên lặng hơn, mọi người như muốn nín thở theo từng đường bóng lăn. Hiệp 1 kết thúc với tỷ số hòa 1 - 1 giữa hai đội. Lúc này Ba Sang cùng các chiến hữu vừa nhâm nhi trà, vừa đua nhau bình luận, cũng như dự đoán kết quả trận đấu. Tỏ ra là dân trong nghề, Ba Sang dự đoán chiến thắng sẽ thuộc về thầy trò HLV Luis Enrique. Anh lập luận rằng, tuy Croatia là á quân vô địch thế giới, với nhiều cầu thủ dày dặn kinh nghiệm như thủ quân Luka Modric, nhưng Tây Ban Nha lại có một đội hình trẻ trung, nhiều cầu thủ tài năng như Pedri, ngoài ra vẫn có sự kết hợp của những cầu thủ dạn dày chinh chiến như Sergio Busquet... Phần bình luận như dân chuyên nghiệp của anh nông dân chân đất khiến những người có mặt phải trầm trồ, thán phục. Tới lúc này, Út Nhỏ mới lên tiếng \"ra kèo\" một nồi cháo gà để mọi người cùng ăn sáng, có thể là tại nhà anh, hay của Tư Đoàn, nó còn tùy vào kết quả của trận đấu này. Đối với những người nông dân chân chất như Ba Sang, Tư Đoàn hay Út Nhỏ thì chuyện bên nào thắng hay bên nào thua là không quan trọng, bởi anh em chỉ xem đây là dịp để họ tập trung lại với nhau, cùng nhau thư giãn sau một ngày lao động mệt nhọc. Vừa xem đá bóng, vừa bàn chuyện ruộng đồng Trận đấu kết thúc với tỷ số 5-3 nghiêng về đội tuyển Tây Ban Nha đúng như dự đoán của Ba Sang. Một trận đấu vô cùng đẹp mắt, kịch tính với những màn rượt đuổi tỷ số không tưởng của các cầu thủ Croatia. Dù anh Ba không thua, nhưng vì quá vui khi được xem một trận cầu hay như vậy, chị Ba vẫn quyết sáng mai sẽ thịt con gà mái dầu để làm nồi cháo cho mọi người cùng ăn nhâm nhi. 44

Ảnh: Hoàng Hạnh Vừa ngồi ăn lót dạ chờ trận đấu tiếp theo, cả Ba Sang, Tư Đoàn cười khà khà, vừa rôm rả bàn chuyện bóng đá, rồi lân sang cả câu chuyện đồng áng. \"Dịch bệnh hoài khiến giá tôm, cua giảm liên tục, nhưng chết một con gà cho anh em vui cũng đáng, cũng đáng...\" - anh Tư cười nói. Sau trận đấu, những anh nông dân này còn nán lại nhà Ba Sang, họ bàn với nhau nào là: Tình hình giá cả thị trường, đầu ra nông sản, con tôm, con cá do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, chuyện hùn tiền mua cái tivi có kết nối Internet để coi những trận đấu EURO sắp tới cho đã m ắ t . Câu chuyện thức đêm xem bóng đá Euro không chỉ diễn ra tại điểm nhà Ba Sang, mà nó còn diễn ra ở các gia đình khác trong ấp. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid - 19 nên mọi người đều tuân thủ theo chỉ dẫn của chính quyền địa phương, họ không tụ tập đông người để đảm bảo công tác phòng chống dịch được thực hiện, như gia đình ông Tám là một điển hình. Theo lời ông Tám, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước trước đây ông cũng hổng ưa gì cái trò chơi này, nhưng có mấy bận, đám con nhà ông trên thành phố về, chúng mở máy tính coi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam thi đấu, nên ông vô \"coi ké\" riết rồi mê luôn. \"Ở xứ này, nếu ngày thường, bà con đi ngủ hết khi chưa quá 20h, thì giờ những ngày có bóng đá, thấy xóm làng khác hẳn, mấy người tập trung lại với nhau vừa coi đá bóng, vừa bàn chuyện làm ăn cũng vui, coi vậy cũng bàn ra lắm chuyện. Dịch bệnh Covid - 19 hiện vẫn diễn biến phức tạp, cũng may nhờ có giải Euro bà con ở quê cũng giải khuây \"xả stress\" được phần nào\" - ông Tám cười tươi nói. Hoàng Hạnh Ếữ - Nông dân chân đất Cà Mau vừa xem EURO vừa bàn chuyện ruộng đồng/Hoàng Hạnh//dân việt.- Năm 2021.- ngày 29 tháng 6. Nguồn :https://danviet.vn 45

Cà Mau: Đây mạnh đôi mới tăng trưởng và phát triên kinh tế biên Thứ tư, 30/6/2021 - 07:45 TCCT - Nhiệm kỳ 2021-2025, tỉnh Cà Mau đang tập trung rà soát, bô sung quy hoạch đê khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cà Mau. Tập trung đầu tư cho đôi mới tăng trưởng và phát triên kinh tế biên. Giai đoạn 2015-2020, Cà Mau đã thực hiện có hiệu quả đổi mới mô hình tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, ưu tiên vào các ngành, lĩnh vực quan trọng như giao thông, thủy lợi, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, du lịch, xây dựng nông thôn mới... Nhiệm kỳ 2021-2025, tỉnh Cà Mau đang tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch để khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cà Mau. Tập trung đầu tư cho đổi mới tăng trưởng và phát triển kinh tế biển. Ông Nguyễn Tiến Hải, B í thư Tỉnh ủy (ảnh bên phải) trao Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch Khu đô thị mới tại Phường 1, Tp Cà Mau cho ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group Kinh tế tăng trưởng với nhiều đôi mới Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, đồng thuận của người dân và doanh nghiệp, giai đoạn 2015-2020 kinh tế Cà Mau vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tổng sản phẩm GRDP theo giá so sánh tăng bình quân gần 7%/năm; quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 60.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,35 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt gần 51 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.182 USD), tăng gần 1,3 lần so năm 2015; năng suất lao động xã hội giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 5,7%/năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 4%/năm, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chủ lực: chế biến thủy sản, sản xuất điện, đạm, khí hóa lỏng. Sản lượng chế biến hàng thủy sản xuất khẩu 5 năm đạt 700.000 tấn. Tiềm năng năng lượng tái tạo đang được đầu tư khai thác và sẽ phát triển mạnh. Hạ tầng khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp được tập trung đầu tư ngày càng 46

hoàn thiện. Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 9,94%. Du lịch từng bước phát triển tốt, ước 5 năm thu hút hơn 7,3 triệu lượt khách (trong đó có 135.000 lượt khách quốc tế), doanh thu du lịch ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với nhiệm kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt hơn 5,3 tỷ USD. Tỉnh đã xây dựng và quảng bá rộng rãi các thương hiệu cua Năm Căn, tôm khô Rạch Gốc, mật ong U Minh... đến thị trường cả nước. Việc tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, thủy sản tiếp tục khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, diện tích nuôi tôm thâm canh 8.720 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 150.000 ha, tổng sản lượng thủy sản 5 năm đạt 2,7 triệu tấn, bình quân tăng 3,7%/năm. Kinh tế biển phát triển mạnh, sản lượng khai thác thủy sản hàng năm bình quân khoảng 200.000 tấn, đóng góp khoảng 55% GRDP. Tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 5 năm gần 74.000 tỷ đồng, chiếm 28% GRDP. Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm hơn 26.000 tỷ đồng (tăng 1,3 lần so với nhiệm kỳ trước), khai thác hiệu quả các nguồn thu, thực hiện tốt các giải pháp tái cơ cấu đầu tư công. Cà Mau ưu tiên bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, các dự án, công trình trọng điểm. Nhiều dự án, công trình đã hoàn thành như: cầu Hòa Trung II, đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn đến Đất Mũi, đường trục chính Đông - Tây, đường bờ Nam Sông Đốc - Quốc lộ 1A, đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, đường trục chính và đường Bắc - Nam Khu kinh tế Năm Căn. Hoàn thành Đề án đường ô tô về trung tâm xã, hạ tầng thủy lợi đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất; hạ tầng giao thông được ưu tiên đầu tư, hình thành nên các trục, tuyến giao thông chính, kết nối các vùng, địa phương trong tỉnh. Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau Phát huy lợi thế, xây dựng Cà Mau thành vùng trọng điêm kinh tế biên Kế thừa và phát huy kết quả đạt được, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Phát triển kinh tế biển nhanh, bền vững, đặc biệt là phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, đi liền với phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả. Tỉnh tập trung lập và thực hiện Quy hoạch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu, định hướng không gian phát triển mới, trong đó xác định rõ quy hoạch các ngành, lĩnh vực quan trọng trong quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh để phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt của Cà Mau; ưu tiên tập trung vào lợi thế về phát triển kinh tế biển, du lịch. 47

Tỉnh Cà Mau phát triển lĩnh vực công nghiệp tập trung vào những ngành có thế mạnh như chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Trung ương về phát triển công nghiệp quốc gia và về phát triển năng lượng quốc gia; duy trì, phát triển Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau; quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời, điện sinh k h ố i. Thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tổ chức lại sản xuất, tạo bước đột phá trong phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái - hữu cơ gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Tập trung thực hiện Đề án Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm; Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch, phát triển nông nghiệp trên 2 vùng hệ sinh thái (mặn - lợ, n g ọ t). Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và Khu kinh tế Năm Căn để mời gọi, thu hút đầu tư, nhất là các dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư phát triển trung tâm thương mại, siêu thị, các loại hình dịch vụ logistics, chợ đầu mối, chợ trung tâm, chợ nông thôn, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng tinh chế, có giá trị gia tăng cao. Đất mũi Cà Mau Trong nhiệm kỳ 2021-2025, Cà Mau đề ra 3 khâu đột phá chính xây dựng tỉnh Cà Mau trở thành địa phương phát triển mạnh về kinh tế biển: 1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng nền kinh tế số, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. 2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ. 3. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông. Tập trung đầu tư phát triển các đô thị động lực gồm: TP. Cà Mau, thị trấn Sông Đốc, thị trấn Năm Căn. Tăng cường mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính vào các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng. Văn Thắng £ữ - Cà Mau: Đẩy mạnh đổi mới tăng trưởng và phát triển kinh tế biển/Văn Thắng//tapchicongthuong.-Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn; https://tapchicongthuong.vn 48

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến tại Cà Mau Thứ tư, 30/6/2021 - 06:00 VOV.VN - Từ đầu mùa mưa đến nay, số ca sốt xuất huyết tại tỉnh Cà Mau có chiều hướng tăng nhanh. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tăng cường diệt muỗi, loăng quăng đê góp phần dập dịch. Từ đầu năm đến nay, toàn địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau ghi nhận hơn 100 ổ dịch sốt xuất huyết. Tuy là những ổ dịch nhỏ nhưng xuất hiện rải rác ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở xã Thạnh Phú, Hưng Mỹ và thị trấn Cái Nước. Dịch bệnh không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn xuất hiện trên cả người lớn. Điều đáng lưu tâm là người lớn thường có tâm lý chủ quan với các dấu hiệu của bệnh. ~ r rr Diệt muỗi, loăng quăng là biện pháp hữu hiệu trong phòng chông bệnh sôt xuât huyết. Nếu như những tháng đầu năm 2021, tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn xã Thạnh Phú cơ bản ổn định, thì từ đầu mùa mưa đến nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã Thạnh Phú đang diễn biến phức tạp. Toàn xã đã ghi nhận 38 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, các ca bệnh xảy ra hầu hết ở các ấp trên địa bàn. Để khống chế dịch, lực lượng chức năng địa đã thành lập đoàn xuống từng hộ dân tuyên truyền, phổ biến nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, cũng hướng dẫn người dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, cung cấp cá bảy màu để người dân nuôi diệt muỗi, lăng quăng. Ông Lâm Việt Triều Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú thông tin thêm: \"Dịch sốt xuất huyết đang tăng, Trạm Y tế xã đã tham mưu và đã triển khai ra quân diệt loăng quăng ở các ấp, đặc biệt, tại các khu chợ. Trung tâm Y tế của huyện cũng hỗ trợ thuốc thì xã cũng đã phun xịt tại các ổ dịch. Chúng tôi cũng đang tuyên truyền, vận động người dân khử khuẩn, vệ sinh, rồi diệt loăng quăng. Xã cần được hỗ trợ thêm thuốc để phun xịt trên diện rộng\". Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có hơn 500 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 170% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số huyện có tỷ lệ ca bệnh tăng đột biến như: Cái Nước tăng hơn 360%; huyện Thới Bình tăng hơn 320% và huyện Phú Tân tăng hơn 400%. Theo nhận định của cơ quan chức năng, dịch bệnh có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới nếu cộng đồng không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống. 49

A 'r r Người dân cần đậy kín các dụng cụ đựng nước, nêu không sử dụng cần úp xuông để góp phần phòng bệnh sốt xuât huyết. Ông Đặng Hải Đăng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cà Mau cho biết, sau thời gian quyết liệt vào cuộc, tình hình dịch sốt xuất huyết gần đây đã có chiều hướng giảm. Cơ quan chức năng đang tiếp tục các giải pháp để khống chế dịch. \"Chúng tôi đã giám sát những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao và có giải pháp xử lý kịp thời. Quan trọng nhất là phát hiện sớm, khoanh vùng ổ dịch để diệt muỗi, loăng quăng. Chúng tôi cũng tổ chức các chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng hàng tuần. Đặc biệt, các lu khạp đựng nước phải được đậy lắp, những nơi ứ đọng nước mưa như muỗm dừa, chén bể,... thì phải lật úp\". Để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng thì rất cần ý thức người dân. Không chủ quan, xem nhẹ công tác diệt muỗi, diệt lăng quăng là mầm mống gây bệnh sốt xuất huyết chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình./. .......................................... Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL Cữ - Số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến tại Cà Mau/Trần Hiếu//VOV- ĐBSCL.- Năm 2021.- Ngày 30 tháng 6. Nguồn: https://vov.vn Lạ lùng đặc sản khiến thực khách 'đổ mồ hôi, rơi nước mắt' ở Cà Mau Thứ tư, 30/6/2021 - 11:34 Những sợi bánh to tròn, dai dai màu trắng trong như con tằm được chan đều với nước sốt cà ri sánh đăc, ăn kèm xíu mại hoăc thịt gà trở thành đăc sản nức tiếng• •' • • •o o vùng đất mũi. Bánh tầm cay (hay còn gọi bánh tằm cay) là đặc sản vùng đất mũi Cà Mau. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bánh có sợi to, mập, màu trắng trông như những con tằm. Bánh tằm cay là đặc sản dân dã nhưng đòi hỏi quá trình chế biến kỳ công từ khâu làm bột đến chế biến nước sốt và xíu mại. Để làm nên sợi bánh thơm ngon, người Cà Mau chọn gạo ngon, ngâm qua đêm rồi xay thành bột. Hòa bột gạo với nước theo tỉ lệ nhất định rồi đun liu riu trên bếp lửa cho đến khi thu được hỗn hợp sền sệt dạng hồ. 50


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook