Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 7 - CÁNH DIỀU

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 7 - CÁNH DIỀU

Published by NGUYỄN LƯƠNG HÙNG, 2022-04-16 09:12:07

Description: TÁC GIẢ: NGUYỄN LƯƠNG HÙNG

Search

Read the Text Version

1

Thông tin liên hệ: Thầy Nguyễn Lương Hùng Điện thoại: 0974.784.299 2

BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN: 1. Tiểu thuyết và truyện ngắn: - Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ đọc hiểu các đoạn trích từ tiểu thuyết. - Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp... Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam xuất hiện tương đối muộn. 2. Tính cách nhân vật, bối cảnh: - Tính cách nhân vật trong truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết) thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kết chuyện và các nhân vật khác… - Ví dụ: Nhân vaatu Võ Tòng trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” cùa nhà văn Đoàn Giỏi) không chỉ được mô tả, thể hiện qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ của nhân vật này mà còn được hiện lên qua lời kể của người kể chuyện xưng “tôi” và lời của nhân vật khác trong truyện. - Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng) 3

- Ví dụ: Bối cảnh lịch sử của câu chuyện “Buổi học cuối cùng” là thời kì sau chiến tranh, hai vùng An-dát (Alsace) và Lo- ren (Lorraine) của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Bối cảnh riêng của câu chuyện là quang cảnh và diễn biến của buổi học tiếng Pháp cuối cùng. 3. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể: - Trong truyện, có thể thay đổi ngôi kể để nội dung phong phú hơn và cách kể linh hoạt hơn. - Ví dụ: Phần mở đầu đoạn trích “Người đàn ông cô độc giưa rừng” được kể theo lời cậu bé An (ngôi thứ nhất, xưng “tôi”), kể lại những gì cậu bé đã chứng kiến khi gặp chú Võ Tòng ở căn lều giữa rừng U Minh. Nhưng khi muốn nói về cuộc đời trước đây của Võ Tòng thì tác giả không kể theo lời cậu bé An được nữa mà phải chuyển sang kể theo ngôi thứ ba, bắt đầu bằng câu: “Không ai biết tên thật của gã là gì …”. Đến phần cuối đoạn trích, tác giả lại chuyển về kể theo ngôi thứ nhất: “Chú Võ Tòng vẫn ngồi đó, đối diện với tía nuôi tôi, …” 4. Ngôn ngữ các vùng miền: Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gai của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện ở các mặt ngữ âm và từ vựng: - Về mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau. Ví dụ, mặc dù cùng viết là “ra” nhưng người ở phần lớn các tính miền Bắc phá âm giồn như “da” còn người miền Trung và miền Nam phát âm là “ra”; 4

cùng viết là “vui” nhưng người ở miền Nam phát âm giống như “dui”, còn người miền Bắc và miền Trung phát âm là “vui’ - Về mặt từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương). Ví dụ: “thầy, u” (từ dùng ở một số tỉnh miền Bắc); “bọ, mạ” (từ dùng ở một số tỉnh miền Trung, tiêu biểu là Quảng Bình); “tía, má” (từ dùng ở nhiều tỉnh miền Nam) được dùng để gọi “cha, mẹ”. Trong tác phẩm văn học, việc sử dụng một số từ ngữ địa phương phản ánh cách nói của nhân vật, của người dân ở địa phương nhất định; đồng thời, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả. Tuy nhiên việc sửu dụng từ ngữ địa phương cũng cần có chừng mực; nếu không, sẽ gây khó khăn cho người đọc và hạn chế sự phổ biến của tác phẩm. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG 1. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm: 1.1. Tác giả: - Nhà văn Đoàn Giỏi, sinh năm 1925 mất năm 1989, ông sinh ra tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước. - Là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Những bút 5

danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. - Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. 1.2. Xuất xứ: - Đoạn trích được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957). - Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. 1.3. Nhân vật: - Truyện có các nhân vật: chú Võ Tòng, ông Hai (tía nuôi An), An - Nhân vật chính: chú Võ Tòng 1.4. Thể loại, phương thức biểu đạt: - Thể loại: Tiểu thuyết - Phương thức biểu đạt: Tự sự - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (nhân vật An), ngôi thứ ba (tác giả) (đoạn kể về quá khứ của chú Võ Tòng dùng ngôi kể thứ ba 1.5. Nội dung, bối cảnh đoạn trích: - Nội dung: Kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng. - Bối cảnh: + Bối cảnh chung: kháng chiến chống Pháp. + Bối cảnh riêng: ban đêm ở lều của chú Võ Tòng trong rừng U Minh – nơi diễn ra cuộc nói chuyện, bàn bạc của ông Hai và chú Võ Tòng về chuyện đánh giặc. 6

1.6. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến “mới tìm ra lửa vậy.”: Hoàn cảnh gặp gỡ Võ Tòng. - Phần 2: Đoạn tiếp theo đến “nói một cách chắc chắn như vậy.”: Lai lịch của Võ Tòng. - Phần 3: Đoạn còn lại: Cuộc chia tay Võ Tòng. 2. Những nội dung kiến thức cơ bản: 2.1. Thiên nhiên Nam Bộ - Sông nước (xuồng). - Rừng hoang sơ: + Nhiều thú dữ: hổ (đặc biệt là chi tiết hổ vồ chú Võ Tòng); vượn bạc (vượn bạc kêu “ché… ét, ché… ét…” dọa An). + Nai, heo rừng be bé (An dặn chú Võ Tòng đem cho). + Chim (tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những cây xung quanh lều). => Trù phú và hoang sơ. 2.2. Bối cảnh a. Thời gian: chiều tối. Ánh lửa bếp chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. b. Không gian: hoang vắng. - Tiếng con vượn bạc má kêu “ché… ét, ché… ét”, ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa người - Bậc gỗ trơn tuột. - Một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít… 7

- Một làn khói hăng hắc màu xanh bay ra từ chiếc nồi dậy kín vung sôi “ùng … ục…” => Nổi bật lên trong khung cảnh chiều tà, cảnh vật hoang dã, heo hút, rờn rợn là hình ảnh ông Hai bán rắn (tía nuôi An), chú Võ Tòng và An – những con người chung chí hướng, lí tưởng. 2.3. Nhân vật chú Võ Tòng a. Ngoại hình: - Cởi trần. - Mặc một chiếc quần ka ki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt. - Đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt ở bên hông. - Thắt cái xanh-tuya-rông. => Trang phục giống lính Pháp, vẻ ngoài có phần bặm trợn, bụi bặm nhưng cũng có phần gần gũi, thoải mái. b. Lai lịch: bí ẩn - Không có tên tuổi, quê quán. - Đến đây từ mười mấy năm trước. - Sống cô độc một mình, không có ai làm bạn, giỏi võ - Khỏe mạnh, dũng cảm: một mình giết chết con hổ chúa. - Có một vết sẹo từ thái dương xuống cổ sau lần giết hổ. - Có người kể rằng: + Là người hiền lành, ở tận một vùng xa. 8

+ Có vợ con nhưng một lần đâm tên địa chủ ngang ngược, hống hách nên bị đi tù. Vợ làm lẽ cho tên địa chủ nhà giàu kia, con chết. + Khi ra tù, Võ Tòng bỏ làng ra đi đến đây. + Sống một mình nên kì hình dị tướng. - Tính cách: chất phác, thật thà, hào hiệp sẵn sàng giúp đỡ người khác => Không ai rõ lai lịch của chú Võ Tòng nhưng chú Võ Tòng là người tốt bụng, giỏi võ, trượng nghĩa. c. Tên gọi: Võ Tòng => Tên mọi người đặt cho sau lần chú giết hổ. Cái tên được lấy trong tiểu thuyết cổ điển phương Đông. d. Hành động: Lời nói - Gần gũi có phần suồng sã: Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em… - Thể hiện sự dũng cảm, hiên ngang nhưng xen trong đó là nỗi đượm buồn chua chát. - Lời nói thẳng thắn, bộc trực, thể hiện tình cảm trực tiếp. - Cách uống rượu: uống bằng bát e. Tính cách - Dũng cảm. - Thẳng thắn. - Kiên cường. - Bộc trực. - Vui vẻ. - Hào sảng. 9

=> Chú Võ Tòng là con người cô độc, “kì hình dị tướng” nhưng mang những phẩm chất tốt đẹp, dũng cảm, kiên trung, anh hùng. Đoàn Giỏi đã thành công khắc họa một nhân vật vừa thực vừa ảo, vừa mang nét phương Tây, vừa mang nét phương Đông. 2.4. Nhân vật ông Hai * Tình cảm: - Thương An, nhận An làm con nuôi - Để cho An ngủ đã giấc trên xuồng - Đỡ lời cho má An. * Gan dạ: bàn với Võ Tòng chuyện giết giặc Pháp (“Nhưng về cái gan dạ thì… chú cứ tin lời tôi, bả không thua kém anh em ta một bước nào đâu”). 2.5. Nhân vật An - Biết quan sát, cảm nhận: nhìn và nhận xét được về chú Võ Tòng. - Gan dạ: bị con vượn bạc dọa nhưng vẫn không sợ mà đi lên lều của chú Võ Tòng, thản nhiên ăn khô nai. => Người dân Nam Bộ khẳng khái, chính trực, gan dạ và tình cảm. 2.6. Đặc sắc về nghệ thuật a. Ngôi kể: Kết hợp ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba. - Ngôi kể thứ nhất giúp thể hiện rõ suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, qua đó ta hiểu rõ nhân vật hơn. Tuy nhiên ở đây, khi kể lại lai lịch, xuất thân của chú Võ Tòng, tác giả đã kết hợp ngôi thứ ba để kể chuyện. 10

- Ngôi thứ ba giúp chúng ta hình dung được lai lịch của chú Võ Tòng, làm câu chuyện logic hơn. b. Ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ - Từ ngữ Nam Bộ. - Cách miêu tả phong cảnh, tính cách, sinh hoạt của người Nam Bộ. => Giúp người đọc hình dung ra một không gian đậm chất Nam Bộ. - Kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm. 2.7. Nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm. b. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. - Miêu tả tính cách nhân vật qua ngoại hình, hành động. - Sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu Câu 1: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” kể về việc gì? Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhan đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì? Gợi ý - Văn bản kể vể việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng. 11

- Nhân vật: An, tía nuôi An và chú Võ Tòng - Nhân vật chính là chú Võ Tòng - Nhan đề gợi suy nghĩ về một người đàn ông cô đơn, sống một mình giữa một khu rừng mênh mông Câu 2: Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả bằng lời về nhân vật Võ Tòng theo hình dung của em. Gợi ý - Được thể hiện qua: lời kể của dân làng, cách ăn mặc, hành động và thái độ khi tiếp khách - Có thể hình dung chú Võ Tòng là một người nông dân cao lớn, chất phác, hào sảng và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh Câu 3: Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba trong việc khắc họa nhân vật Võ Tòng Gợi ý Tác dụng: làm phong phú góc nhìn về nhân vật, khiến nhân vật Võ Tòng hiện lên toàn diện, đa chiều hơn, đồng thời tăng tính khách quan, chân thật cho hình tượng nhân vật lẫn câu chuyện được kể Câu 4: Hãy nêu một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt…) trong văn bản để thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ. 12

Gợi ý - Ngôn ngữ địa phương đậm sắc Nam Bộ (tía, nhà việc, khám, qua ...) - Phong cảnh: núi rừng và sông nước miền Nam Bộ. - Tính cách con người: hào sảng, chất phác - Nếp sinh hoạt: tự do phóng khoáng, đối đãi với nhau bằng tình cảm hào sảng, gần gũi. Câu 5: Qua đoạn trích, em hiểu thêm được gì về con người cảu vùng đất phương Nam? Hãy nêu một chi tiết mà em thích nhất và lí giải vì sao? Gợi ý - Giúp em hiểu thêm về nét chất phác hồn nhiên của con người phương Nam và thêm yêu mến thiên nhiên hoang sơ giản dị nơi đây. - Có thể thích nhất là câu nói cảm ơn của ông Hai và chú Võ Tòng vì nó thể hiện được lối sống ân nghĩa, hướng về nghĩa lớn, quyết tâm bảo vệ mảnh đất thân yêu Câu 6: Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Gợi ý “Người đàn ông cô độc giữa rừng” là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng 13

một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung. III. BUỔI HỌC CUỐI CÙNG 1. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm: 1.1. Tác giả An-phông-xơ Đô-đê: - An-phông-xơ Đô-đê sinh năm 1840 mất năm 1897, nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. - Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương yêu, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước. - Tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu liêu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong… 1.2. Xuất xứ: Truyện nằm trong tuyển tập truyện “Truyện kể ngày thứ 14

hai” của nhà văn Pháp Alphonse Daudet (An-phông-xơ Đô-đê) xuất bản năm 1872. 1.3. Bối cảnh của truyện: - Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 - 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. - Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát 1.4. Thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể: - Thể loại: Truyện ngắn. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, qua lời kể của cậu bé Phrăng - một học sinh lớp thầy Ha-men. - Nhân vật chính: Cậu bé Phrăng, thầy Ha-men. 1.5. Tóm tắt: Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến 15

trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: \"NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM\". 1.6. Bố cục và nội dung từng phần: - Phần 1: Từ đầu đến “sợ đến chừng nào!”: Khung cảnh trước buổi học. - Phần 2: Tiếp theo đến “buổi học cuối cùng này!”: Khung cảnh buổi học. - Phần 3: Đoạn còn lại: Khung cảnh kết thúc buổi học. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Khung cảnh trước lúc bắt đầu buổi học: * Suy nghĩ của Phrăng: - Sợ bị thầy quở mắng vì đến muộn và chưa học bài, thoáng nghĩ trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. => Tâm trạng thường thấy, dễ hiểu của một cậu bé học sinh. * Khung cảnh: - Trời ấm áp. - Sáo hót ven rừng. => Quang cảnh tươi sáng, đẹp đẽ, thích hợp để dạo chơi. Khung cảnh như đang mời gọi Phrăng. - Có nhiều người đang tập trung trước bảng cáo thị ở trụ sở xã – nơi truyền đi những tin tức chẳng lành => Dấu hiệu báo một điều không mong muốn sắp xảy đến. * Không khí lớp học: 16

- Thông thường: ồn ào tiếng đọc bài, tiếng gõ thước của thầy giáo. - Hôm đó: lặng im, mọi người ngồi vào chỗ, thầy Ha-men thật dịu dàng. => Sự khác thường của của không khí lớp học báo hiệu những biến cố sắp xảy ra. 2.2. Khung cảnh buổi học: a. Thầy Ha-men: * Trang phục: - Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn. Đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. => Trang phục thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thương. Trang phục của thầy Ha-men thể hiện sự trang trọng, trân quý. * Thái độ: không giận dữ như mọi hôm, hiền từ, dịu dàng. * Lời nói: - Trang nghiêm, trịnh trọng tuyên bố đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. - Không trách mắng Phrăng khi em không thuộc bài. - Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp. => Khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc, sức sống của dân tộc nằm trong tiếng nói – đó là biểu hiện của lòng yêu nước. b. Cậu bé Phrăng: * Khi biết được đây là buổi học cuối cùng. - Choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động. - Nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi. 17

- Ân hận khi không thuộc bài. * Khi thầy giảng: - Chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu (trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu). - Thấy yêu thầy, biết ơn thầy. - Nhớ mãi buổi học cuối cùng này. => Phrăng hiểu giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được yêu tiếng nói của dân tộc và xét đến cùng đó là biểu hiện của lòng yêu nước. c. Các nhân vật khác: - Cụ Hô-de nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, đánh vần từng chữ theo bọn trẻ, giọng đọc run run vì xúc động - Những người dân làng ngồi ở dãy ghế bỏ trống phía cuối lớp với thái độ trân trọng, nâng niu. 2.3. Cảnh kết thúc buổi học: * Âm thanh: Tiếng chuông nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về. * Hành động của thầy Ha-men: - Thầy Ha-men đứng dậy trên bục giảng, mặt tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. - Thầy khuyên mọi người hãy yêu nước và giữ gìn tiếng nói của dân tộc. - Cầm một viên phấn, dằn mạnh hết sức, viết thật to dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”. => Thầy là người có tấm lòng yêu nước và ý thức giữ gìn tiếng nói của dân tộc. 18

2.4. Giá trị nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: Truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” b. Nghệ thuật: - Giới thiệu khái quát về tác giả An-phông-xơ Đô-đê. - Giới thiệu văn bản “Buổi học cuối cùng” (bối cảnh truyện, tóm tắt truyện, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…). 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Em hiểu thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng”? Người kể chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này. Gợi ý - Nhan đề: Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng. - Người kể chuyện: là Phrăng - ngôi thứ nhất - Tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn Câu 2: Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện nào? Hãy nêu một số biểu hiện cụ thể trong văn bản. 19

Gợi ý - Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thái độ với học sinh: dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài. - Những lời nói về việc học tiếng Pháp: hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tiếng Pháp), - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Câu 3: Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong “Buổi học cuối cùng”. Gợi ý - Cậu bé đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. - Choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng - Tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. 20

=> Nhận thức và tâm trạng của cậu bé đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa. Câu 4: Đọc phần (5) của văn bản “Buổi học cuối cùng, liệt kê các chi tiết miêu tả thầy Ha-men (về hành động, ngôn ngữ, ngoại hình). Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì của thầy Ha-men? Gợi ý - Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc. - Vẻ đẹp của thầy còn được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên Câu 5: Câu chuyện đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm như thế nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện? Gợi ý - Truyện ngắn này bồi đắp cho em lòng yêu nước sâu sắc. - Bài học: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời. 21

Câu 6: Trong truyện “Buổi học cuối cùng” em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) giải thích lí do vì sao em thích. Gợi ý Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất nhân vật thầy Ha-men. Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy. Những chi tiết này khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc IV. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG 1. Từ ngữ địa phương: 1.1. Ví dụ: Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân. Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. 22

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó) Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào (Tố Hữu, Khi con tu hú) 1.2. Nhận xét: Bắp và bẹ ở đây ở đều có nghĩa là \"ngô\". Trong ba từ “bắp, bẹ, ngô”, từ “bắp” và từ “bẹ” đều là từ ngữ địa phương. Từ “ngô” là từ ngữ toàn dân. 1.3. Kết luận: - Từ ngữ toàn dân: là những từ ngữ chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong các giấy tờ văn bản hành chính và được sử dụng rộng rãi trong cả nước. - Từ địa phương: Chỉ sử dụng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định. 2. Ghi nhớ: 2.1. Khái niệm: Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. 2.2. Sử dụng từ ngữ địa phương: - Trong đời sống: Phải tuỳ thuộc tình huống giao tiếp và không nên quá lạm dụng để gây khó hiểu cho những người ở địa phương khác. - Trong văn chương: Dùng từ ngữ địa phương để tô đậm màu sắc địa phương. 23

3. Luyện tập: Câu 1: Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật? a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết … c) Chú em cầm họ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! d) Bà không thua anh em ta một bước nào đâu. Gợi ý a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi => Từ địa phương “tía” = từ toàn dân “bố” b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết … => Từ địa phương “má” = từ toàn dân “mẹ” c) Chú em cầm họ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! => Từ địa phương “vách” = từ toàn dân “tường” => Từ địa phương “giùm” = từ toàn dân “giúp” d) Bà không thua anh em ta một bước nào đâu. => Từ địa phương “bả” = từ toàn dân “bà ấy” - Các từ địa phương trên được sử dụng ở Nam Bộ - Tác dụng: làm rõ hoàn cảnh, không gian diễn ra sự việc đồng thời tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật. Câu 2: Những từ ngữ nào trong các câu dưới đây là từ địa 24

phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nở hẳn là mắt tiên, cha nhể? b) Đền ni thờ một ông duan đời nhà Lý đó, con ạ. c) Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt. Gợi ý a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nở hẳn là mắt tiên, cha nhể? => Từ địa phương “nớ” = từ toàn dân “kia” => Từ địa phương “nhể” = từ toàn dân “nhỉ” b) Đền ni thờ một ông duan đời nhà Lý đó, con ạ. => Từ địa phương “ni” = từ toàn dân “này” c) Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt. => Từ địa phương “dớ dận” = từ toàn dân “vớ vẩn” => Từ địa phương “mi” = từ toàn dân “mày” - Các từ địa phương trên được sử dụng ở Nghệ An - Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cho nội dung văn bản đồng thời tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật Câu 3: Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau: a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v: 25

- l: lo lắng, lạnh lùng… - n: no nê, nao núng… - v: vội vàng, vắng vẻ… b) Từ có chứa vần với âm cuối là n, t: - n: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản - t: bắt bớ, luật lệ, buốt giá… c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã: - Thanh hỏi: tỉ mỉ, nghỉ ngơi… - Thanh ngã: nghĩ ngợi, mĩ mãn… Gợi ý Ngoài các từ đề bài cho, em có thể tìm và phát âm các từ ngữ khác a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v: - l: líu lo, lặng lẽ… - n: nôn nao, nền nã ... - v: vui vẻ, vội vã ... b) Từ có chứa vần với âm cuối là n, t: - n: cần mẫn, lan man... - t: bắt nạt, nạt nộ, ngột ngạt… c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã: - Thanh hỏi, ví dụ: sửa sang, chỉn chu... - Thanh ngã, ví dụ: cần mẫn, mĩ miều… Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc. 26

Gợi ý Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có sử dụng rất nhiều các phương ngữ Nam Bộ. Có thể lấy một số ví dụ tiêu biểu như các từ tía, má, khám, nhà việc,… Việc sử dụng các từ ngữ địa phương như vậy có tác dụng tô đậm màu sắc vùng miền, gợi ra không gian Nam Bộ dân dã, nơi xảy ra câu chuyện và cũng là quê hương sinh sống của các nhân vật. Ngoài ra, các từ ngữ được sử dụng cũng góp phần tô đậm tính cách các nhân vật, thể hiện tâm tư tình cảm và mạch suy nghĩ của từng người. Qua đó, tác giả kể lại câu chuyện một cách chân thực đồng thời bày tỏ tình cảm, tư tưởng của mình. V. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: DỌC ĐƯỜNG XỨ NGHỆ 1. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm: 1.1. Tác giả Sơn Tùng: - Tên khai sinh là Bùi Sơn Tùng sinh năm 1928 mất năm 2021, quê Diễn Châu, Nghệ An - Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa - Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm… 1.2. Xuất xứ: - Tên văn bản do người biên soạn sách đặt. - Trích từ tiểu thuyết Búp sen xanh là tiểu thuyết đầu tiên 27

viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng (Chấp bút năm 1948 và hoàn thành năm 1980). 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể: - Thể loại: Truyện tiểu thuyết lịch sử - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Ngôi kể: Ngôi thứ ba - Nhân vật: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (cha Bác Hồ), cậu bé Côn (Nguyễn Sinh Cung – tên của Bác hồi nhỏ) và Khiêm (Nguyễn Sinh Khiêm – anh trai Bác Hồ) 1.4. Bố cục và nội dung từng phần: - Phần 1: Từ đầu đến “không cam chịu nộp mình cho giặc”: Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, đền thờ Thục Phán. - Phần 2: Tiếp theo đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ.”: Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Quả Sơn. - Phần 3: Đoạn còn lại: Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Câu chuyện tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy: * Bối cảnh: Cậu bé Côn cùng cha và anh trai đi qua vùng đất Diễn Châu, mảnh đất nổi tiếng trong lịch sử với tên gọi Châu Diễn. * Các chi tiết miêu tả ngôi đền: - Ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí. - Nhìn từ xa, dãy núi có nhiều hình nhiều vẻ. 28

* Câu chuyện về ngôi đền: ngôi đền gắn với câu chuyện tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy, với thành Cổ Loa, vua Thục Phán…. => Cậu bé Côn đã hiểu được câu chuyện lịch sử trong quá khứ và rút ra được những nhận định của riêng mình. Cụ Phó Bảng là người am hiểu lịch sử dân tộc, có kiến thức sâu rộng. * Nhận xét của cậu bé Côn: - Câu chuyện tình sử hay tuyệt. - Vua Triệu nham hiểm. - Trọng Thủy ngoan ngoãn. - Vua Thục trọng chữ tín nhưng không phòng sự gian xảo; là người công tư phân minh và không chịu khuất phục kẻ thù khi đã chém đầu con và tự nhảy xuống biển. - Nàng Mỵ Châu ruột để ngoài da. => Cậu bé Côn có khả năng nhận định sắc bén, chỉ ra mặt đáng coi trọng và mặt cần phê phán của vua Thục. Những lời nhận xét của cậu bé vừa có sự hồn nhiên, đáng yêu, đúng lứa tuổi vừa xác đáng, đúng đắn, sâu sắc. Những nhận định của cậu bé Côn đã khiến cho ông cụ Phó bảng có chút sững sờ. 2.2. Câu chuyện về vùng Ba Hòn: * Các chi tiết miêu tả không gian: - Hòn lèn gần nhất giống một người cụt đầu đứng hiên ngang. Người ta gọi là Hòn Vai hoặc là núi “Tướng rơi đầu” 29

- Phía xa xa là hòn Trống Thủng. - Từ Hòn Trống Thủng, một dãy núi dài dằng dặc sát chân trời, đó là núi Cờ Rách. => Những hòn núi có hình dáng và tên gọi rất đặc biệt. * Câu chuyện về vùng núi Ba Hòn: - Có một vị tướng đánh thắng giặc phương Bắc rất nhiều trận nhưng trong một lần không may đã bị giặc chém đầu. Vị tướng nhoai người lấy đầu lắp lên cổ phi ngựa chạy trở về. - Trên đường về gặp một ông lão ở phía bắc sông Mã, hỏi ông có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Ông lão tin. Tướng quân tiếp tục phi về. - Về Diễn Châu gặp một bà già ở phía nam sông Bùng, hỏi bà có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Bà lão không tin. Đầu tướng quân rơi xuống đất. ông hóa thành hòn núi Hai Vai. - Ngựa hóa núi Mã. Trống, cờ hóa núi Trống Thủng, Cờ Rách. => Câu chuyện mang màu sắc hư cấu kì ảo nhưng chứa đựng trong đó những giá trị cao đẹp, niềm tin, ước vọng của nhân dân. Các hòn núi gắn liền với câu chuyện đầy bi hùng, thể hiện sức mạnh, sự kiên cường, quả cảm, anh hùng của nhân dân ta. 2.3. Câu chuyện về Quả Sơn: - Chi tiết miêu tả: Ngôi đền uy nghi hơn cả đền Thục Phán An Dương Vương. 30

- Câu chuyện về ngôi đền Quả Sơn: thờ vị quan Lý Nhật Quang – người có công mở mang bờ cõi, dẹp yên giặc phía tây, phía nam, truyền dạy các nghề cho người dân. => Cụ Phó Bảng có hiểu biết uyên thâm, sâu sắc. => Cậu bé Côn lúc đầu có những nhận định phiến diện nhưng đúng với tâm lý, sự hiểu biết của một đứa trẻ. Sau khi nghe xong câu chuyện về đền Quả Sơn, Côn đã hiểu ra một bài học sâu sắc: những người làm quan cần biết thương dân, lo cho dân ắt hẳn về sau sẽ được nhân dân khắc ghi công ơn; những kẻ chỉ biết lợi cho bản thân, làm việc hại dân ắt sẽ chịu những hậu quả thích đáng. 2.4. Câu chuyện về nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền: - Ba cha con đến thăm nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền, thăm mộ đại thi hào Nguyễn Du và nhớ về kiệt tác Truyện Kiều của ông. - Nguyễn Du là người có tài năng và để lại một kho tàng những tác phẩm mang nhiều giá trị nhưng lại không được lập đền thờ vì quan niệm không coi trọng thơ văn của người xưa. Vậy mà có thằng ăn trộm bị đánh chết lại được lập đền thờ vì “đạo tặc tối linh tôn thần”. => Cậu bé Côn đã rất tinh tế khi phát hiện ra một nghịch lí. Nghịch lí này đã để lại cho ba cha con những suy ngẫm về cuộc đời. 2.5. Giá trị nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: 31

Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người. b. Bài học: Qua câu chuyện, ta thấy thêm yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông. Đồng thời, nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về cội nguồn, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc. c. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. Qua câu chuyện, gửi gắm những bài học sâu sắc. - Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản “Dọc đường xứ nghệ”. Gợi ý - Ngôi kể thứ ba. - Tác dụng: giúp kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật Câu 2: Những câu hỏi và cách lí giải về sự kiện lịch sửu cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này? 32

Gợi ý - Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham muốn tìm hiểu về cội nguồn gốc gác. - Nhận xét: đây là một phẩm chất yêu nước của nhân dân ta, đáng tự hào và gìn giữ Câu 3: Trong đoạn trích, quan Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật quan Phó bảng? Gợi ý - Giáo dục các con bằng cách thông qua các bài học lịch sử của ông cha. - Nhận xét: cụ Phó bảng là một người yêu nước, am hiểu lịch sử nước nhà. Cụ luôn điềm tĩnh và nhẹ nhàng, dẫn dắt con vào các câu chuyện lịch sử để từ đó rút ra bài học làm người. Câu 4: Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” gợi cho em những suy nghĩ gì? Gợi ý Câu chuyện gợi đến sự hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử. VI. VIẾT BÀI VĂN KỂ VỀ MỘT SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ 1. Định hướng: 1.1. Ví dụ: Đọc văn bản “Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác Tiến quân 33

ca” và cho biết: a) Văn bản kể lại sự việc gì? Ai là người kể chuyện? b) Sự việc ấy liên quan đến nhân vật hay sự kiện lịch sử nào? c) Những câu văn nào thể hiện sự kết hợp yếu tố miêu tả với tự sự? 1.2. Nhận xét: a) Văn bản kể về sự việc gì? Ai là người kể chuyện? - Văn bản kể lại sự việc nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát Tiến quân ca và được cộng đồng đón nhận. - Người kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ ba - tác giả bài viết: Ngọc An. b) Sự việc liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử: - Nhân vật: nhạc sĩ Văn Cao. - Sự kiện lịch sử: kháng Nhật, cuộc mít tinh của công chức Hà Nội, cuộc mít tinh vào ngày 19-8. c) Những câu văn kết hợp yếu tố miêu tả với tự sự: - Lúc đó, ông rất háo hức muốn được nhận \"một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang\", nhưng nhiệm vụ mà ông được giao là sáng tác nghệ thuật. - Nhưng với tất cả lòng nhiệt huyết của chàng trai trẻ yêu nước, trên căn gác nhỏ ở phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội, Văn Cao thấy mình như đang \"sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc\", ông đã viết nên những giai điệu và ca từ của Tiến quân ca. - Có lẽ lúc đó, Văn Cao không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, lần đầu tiên, vào ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít 34

tinh của công chức Hà Nội. Bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn. - Bài hát “Tiến quân ca” đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi. - Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất. - Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng. 1.3. Ghi nhớ: - Sự việc có thật là sự việc đã xảy ra trong đời thực, không hư cấu, tưởng tượng; được nhiều người biết hoặc chứng kiến, có sử sách ghi lại... - Nhân vật hoặc sự kiện không chỉ có trong lịch sử đấu tranh giữ nước mà còn là những con người hoặc sự kiện trong các lĩnh vực lao động, văn hóa, khoa học - Các câu chuyện liên quan đến sự kiện hoặc nhân vật lịch sử thường được kể lại bởi người chứng kiến hoặc được sưu tầm, nghiên cứu và thể hiện lại qua sách, báo, phim ảnh… 2. Các bước viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử: 2.1. Xác định sự việc sẽ kể: 35

- Xác định sự việc sẽ kể là sự việc gì. - Sự việc ấy có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào? - Sự việc do em nghe kể lại hay đọc được từ sách, báo…? 2.2. Xác định ngôi kể, nhân vật và sự việc chính: - Xác định ngôi kể thứ nhất hay thứ ba - Nhân vật định kể là ai, nhân vật chính, nhân vật phụ - Các sự việc chính trong câu chuyện là gì, trình tự ra sao? 2.3. Tìm ý: - Ai là người kể câu chuyện? - Câu chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào? - Trong câu chuyện kể có những nhân vật nào? - Những sự kiện nào có liên quan đến lịch sử (nhân vật và sự việc lịch sử) - Người kể chuyện có suy nghĩ gì về sự kiện lịch sử liên quan? 2.4. Lập dàn ý: a. Mở bài: Nêu lí do kể chuyện b. Thân bài: - Giới thiệu về nhân vật, sự kiện lịch sử được kể trong câu chuyện. - Dựa vào nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lần lượt kể lại các sự việc. - Kể theo trình tự thời gian (sự việc trước sau) hoặc trình tự không gian (gắn với sự kiện lịch sử có thật). - Các sự việc được trình bày chính xác, chân thực… 36

c. Kết bài: Phát biểu suy nghĩ của người kể lại câu chuyện 2.5. Viết bài: - Bám sát dàn ý để viết bài văn hoàn chỉnh - Sử dụng lời kể phù hợp với ngôi kể của người em nhập vai - Cần vận dụng kết hợp các yếu tổ miêu tả khi kể chuyện. 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Tự phát hiện và biết sửa các lỗi về viết như: + Lỗi về ý: Thiếu ý (sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung bài viết) … + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả 3. Thực hành: Đề bài: Dựa vào văn bản ở mục \"Định hướng\", em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát \"Tiến quân ca\". 3.1. Chuẩn bị: - Xem lại cách viết bài văn kể chuyện; chú ý các yếu tố thời gian, địa điểm, nhân vật, sự việc, tình tiết, cốt truyện và ngôi kể … - Đọc lại văn bản “Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác “Tiến quân ca”” - Xác định ngôi kể, trình tự kể; ghi chép lại các chi tiết, sự 37

việc, lời nói của các nhân vật vần chú ý từ văn bản đã đọc. 3.2. Tìm ý và lập ý: - Ai là người kể câu chuyện? - Câu chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào? - Trong câu chuyện kể có những nhân vật nào? - Những sự kiện nào có liên quan đến lịch sử (nhân vật và sự việc lịch sử) - Người kể chuyện có suy nghĩ gì về sự kiện lịch sử liên quan? 3.3. Lập dàn ý: a. Mở bài: Nêu lí do kể chuyện (SGK trang 35) b. Thân bài: Dựa vào câu chuyện “Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác “Tiến quân ca””, lần lượt kể lại quá trình sáng tác bài hát đó theo một trình tự nhất định. - Tôi trước khi sáng tác bài hát “Tiến quân ca” … - Tôi khi viết bài hát “Tiến quân ca” … - Tôi sau khi bài hát “Tiến quân ca” ra đời, được công bố, chào đón … - Bài hát được hát lần đầu ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn. Những kỉ niệm của buổi hôm đó … - Lần thứ hai, trong cuộc mít tinh vào ngày 19 – 8 – 1945, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát “Tiến quân ca”. Những kỉ niệm của lần thứ hai … c. Kết bài: Phát biểu suy nghĩ của người kể lại câu chuyện: 38

- Bài hát “Tiến quân ca” đã ra đời như thế. Sau đó, bài hát được chọn làm Quốc ca Việt Nam cho đến ngày nay - Bài hát là niềm tự hào không phải của riêng tôi mà là của cả dân tộc 3.4. Viết bài: - Bám sát dàn ý để viết bài văn hoàn chỉnh - Chú ý sử dụng lời kể phù hợp với ngôi kể của người em nhập vai - Cần vận dụng kết hợp các yếu tổ miêu tả khi kể chuyện. 3.5. Kiểm tra và chỉnh sửa: - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Tự phát hiện và biết sửa các lỗi về viết như: + Lỗi về ý: Thiếu ý (sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung bài viết) … + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả VII. NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG 1. Định hướng: 1.1. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống: - Là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống; đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe. 39

- Vấn đề nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày như: + Thế nào là lòng nhân hậu, vị tha? + Thế nào là lòng dũng cảm? + Giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng như thế nào? - Vấn đề có thể đặt ra từ tác phẩm văn học, ví như: + Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc các văn bản như: Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Buổi học cuối cùng (Đô-đê) … + Cảm nhận của em về hình ảnh con người Nam Bộ sau khi đọc văn bản “Người đàn ông cô đôc giữa rừng (Đoàn Giỏi) 1.2. Lưu ý khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống: - Xác định được vấn đề cần có ý kiến - Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói - Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu... (nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Các văn bản đã học “Người đàn ông cô đọc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” Đô-đê) đều nói đến những biểu hiện của lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào? 2.2. Chuẩn bị: - Xem lại nội dung của ba văn bản đã học. - Xác định các nội dung thể hiện lòng yêu nước có trong ba văn bản. 40

- Chuẩn bị các thiết bị như tranh, ảnh, video... và phương tiện trình bày (nếu có). 2.3. Tìm ý và lập dàn ý: - Thế nào là lòng yêu nước? - Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể trong mỗi văn bản như thế nào? - Tại sao đó lại là những biểu hiện của lòng yêu nước? 2.4. Lập dàn ý a. Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau b. Thân bài: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định. * Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện ở mỗi văn bản: - Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản “Buổi học cuối cùng” là tình cảm trân trọng yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng… - Ở văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” là… Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là… * Nêu lí lẽ những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước: - Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng. - Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước. 41

- Yêu tiếng mẹ đẻ cũng được coi là biểu hiện của lòng yêu nước… c. Kết bài: Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay: - Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, hành động… khác nhau 2.5. Nói và nghe: a. Người nói: - Nêu lên ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp - Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương iện hỗ trợ phù hợp; thực hiện đúng thời gian dự kiến. - Chú ý điều chỉnh giọng điệu, cách trình bày; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. - Có thể trả lời câu hỏi của người nghe sau khi trình bày xong hoặc kết hợp với trả lời từng phần trong khi trình bày. b. Người nghe: - Tập trung theo dõi và nắm được thông tin từ người nói; ghi chép các ý chính và các điểm chưa rõ cần hỏi lại. - Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Nêu câu hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc muốn mở rộng hiểu biết; trao đổi lại về các chi tiết, nội dung mà em thấy chưa thuyết phục. 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: 42

a. Người nói: - Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung, ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng. - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ … - Xem xét lại nội dung, cách thức trả lời câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn. b. Người nghe: - Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói bằng văn bản. - Tập trung chú ý theo dõi người nói; thể hiện sự mạnh dạn, cầu thị và thái độ hòa nhã, lịch sự khi trao đổi với người nói. BÀI 2: THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Thơ bốn chữ, năm chữ: - Thơ bốn chữ: Thể thơ theo đó, mỗi dòng có bốn chữu (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3. Ví dụ nhịp 1/3: Cau / ngày càng cao Mẹ / ngày một thấp Cau/ gần với giời Mẹ / thì gần đất 43

(Đỗ Trung Lai) - Thơ năm chữ: Thể thơ theo đó, mỗi dòng có năm chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1. Ví dụ nhịp 2/3 và 3/2: Mỗi năm / hoa đào nở Lại thấy / ông đồ già Bày mực tàu, / giấy đỏ Bên phố / đông người qua (Vũ Đình Liên) - Các dòng ở cùng một khổ trong bài thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau. - Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ) hay vẫn hỗn hợp (vần được gieo không theo trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể có nhiều vần. 2. Trải nghiệm trong cuộc sống và việc đọc hiểu thơ: - Cùng đọc một bài thơ nhưng mỗi người đọc có thể có những cách hiểu và sự cảm nhận khác nhau. Sở dĩ như vậy vì việc hiểu văn bản còn phụ thuộc vào trình độ và hoàn cảnh và đặc biệt là những gì người đọc đã trực tiếp chứng kiến, đã làm và trải qua … - Ví dụ: Những em đã từng có lần xa nhà, vắng mẹ; từng chứng kiến nỗi vất vả, lo lắng của mẹ đối với mình … thì khi đọc bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai sẽ thấy xúc động, thấm thía 44

hơn trước nỗi lòng của nhà thơ. Cũng như vậy, nếu có những kỉ niệm khó quên, có tình cảm saauu nặng với ông bà … thì khi đọc bài thơ “Tiếng gà trưa” sẽ thấy rung động sâu sắc hơn trước tình cảm thiêng liên, cao quý và chân thành mà nhà thơ Xuân Quỳnh dành cho người bà của mình. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: MẸ 1. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm: 1.1. Tác giả Đỗ Trung Lai: - Đỗ Trung Lai, sinh năm 1950, quê huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991. - Tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày. - Tác phẩm đã xuất bản: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998) 1.2. Xuất xứ: Bài thơ trích từ tập thơ “Đêm sông Cầu” do nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2003 45

1.3. Thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần: - Thể loại: Thơ 4 chữ - Cách ngắt nhịp: Ngắt nhịp 2/2 xen lẫn 1/3 - Gieo vần: Gieo vần chân “thắng – trắng”, “thấp – đất” 1.4. Bố cục và nội dung: Bài thơ gồm 5 khổ - Phần 1: Ba khổ thơ đầu: Hình ảnh mẹ và cau - Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Tình cảm của con dành cho mẹ. 1.5. Nhân vật trữ tình và cảm xúc toàn bài: - Bài thơ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi - Cảm nhận: xót xa thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ theo năm tháng. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Hình ảnh mẹ và cau: - Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ”: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất. - Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời. - Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: Thông qua hình ảnh cây cau, quả cau gần gũi thân thuộc, nhà thơ bày tỏ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già, mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. - Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – 46

Ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: gợi ra sự liên tưởng về tuổi già khiến lòng người con quặn thắt khi “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”. - Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: ví von hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ. Từ đó, nhà thơ thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”. - Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. => Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương. 2.2. Tình cảm của con dành cho mẹ: Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ: “Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ”. - Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu như hành động “nâng” thể hiện sự nâng niu kính trọng với mẹ thì “cầm” là hành động dồn nén cảm xúc xót xa cay đắng của người con. - Hai dòng cuối bài thơ, câu hỏi vọng vào hư không và không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của 47

thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao. 2.5. Giá trị nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: Bài thơ “Mẹ” là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. b. Nghệ thuật: - Thể thơ bốn chữ gieo vần ngắt nhịp linh hoạt - Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm. - Sử dụng hình ảnh sóng đôi (mẹ - cau); biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, hình ảnh đối lập. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Qua bài thơ “Mẹ”, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ thể hiện ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ. Gợi ý - Bài thơ được làm theo thể thơ bốn chữ (mỗi dòng 4 tiếng) chia làm 5 khổ - Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ. - Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 Câu 2: Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. 48

Gợi ý - Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ”: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất - Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời Câu 3: Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì? Gợi ý - Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: Thông qua hình ảnh cây cau, quả cau gần gũi thân thuộc, nhà thơ bày tỏ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già, mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. - Tương phản đối lập “còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng - So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” => thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng - Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần Câu 4: Chỉ ra những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người con. Đó là cảm xúc gì? Gợi ý - Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ: “Một miếng cau khô 49

Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ”. - Hai dòng cuối bài thơ, câu hỏi vọng vào hư không và không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn trống vắng. Câu 5: Đọc kĩ bài thơ, em hãy chọn hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất Gợi ý - Hình ảnh miếng cau khô - “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. - Hình ảnh người mẹ hao gầy được ví như miếng cau khô cho thấy sự vất vả, hi sinh suốt một đời người Câu 6: Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? Gợi ý Qua năm tháng, em thấy tóc mẹ lại có thêm nhiều sợi bạc, ở khóe mắt bắt đầu xuất hiện những vết chân chim. Mắt mẹ cũng không còn tinh nhạy như hồi em còn bé, giờ mẹ phải nhờ em xâu chỉ. Nhận ra tuổi tác của mẹ ngày một lớn lên theo năm tháng, em thấy thương mẹ vì đã luôn vất vả tảo tần chăm lo vun vén cho em, cho cả gia đình. Biết ơn mẹ, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thành tài, sau này trở thành công dân có ích, chăm sóc cho mẹ và khiến mẹ tự hào. 50


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook