1.5. Bố cục, nội dung từng phần: - Phần 1: Từ đầu đến “đừng ở trong tình trạng này quá lâu”: Sự cố bão cát trên Sao Hỏa mà đoàn phi hành gia Hơ-mét của nhân vật tôi gặp phải. - Phần 2: Đoạn còn lại: Tình cảnh của nhân vật tôi. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Sự cố bão cát trên Sao Hỏa: - Chiếc MAV được coi là quan trọng nhất vì nó là một con tàu không gian có nhiều bộ phận tinh xảo. - Nhân vật “tôi” bị thương vì bị một trong những chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng đâm vào người. - Dụng cụ đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn chính là bộ đồ du hành. Khi áp suất giảm, nó liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ để cân bằng. - Sử dụng số từ: một, rưỡi, sáu, đôi => Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa xác định số lượng của các sự vật được nhắc đến trong văn bản. 2.2. Tình cảnh nhân vật tôi: - Nhân vật “tôi” “vui mừng khôn tả” và “buồn da diết” là: + Căn Háp vẫn nguyên vẹn và chiếc MAV đã đi rồi. + Vì căn Háp ở lại giúp nhân vật “tôi” có thêm thời gian sống còn chiếc MAV đã đi, nhân vật “tôi” không thể trở về Trái Đất. - Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh bị ngã lăn xuống đồi với một ngọn giáo xuyên thủng vào người giữa cơn bão. 101
- Câu kết thể hiện tâm trạng tuyệt vọng của nhân vật “tôi”. => Nhân vật “tôi” là một nhân vật có ý chí sống cao, dù trong hoàn cảnh éo le tuyệt vọng nhưng vẫn cố gắng tìm cách để giúp bản thân vượt qua. 2.3. Sự hiểu biết của tác giả về ngành khoa học vũ trụ: - Phi vụ bay được thiết kế để chịu được cơn bão cát với sức gió 150km/h. - Đĩa liên lạc dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét. - Cách tác giả mô tả lại sự cố: + Đĩa liên lạc đâm sầm vào mạng ăng-ten thu tầm, chiếc ăng-ten xuyên thủng bộ đồ bảo hộ khiến áp suất giảm dần. + Máu chảy ra ngoài nhanh chóng bị bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp để lại một đống cặn. + Khi áp suất giảm, bộ đồ du hành liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ. 2.4. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: - Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót. b. Nghệ thuật: - Ngôi kể thứ nhất, lời kể của nhân vật “tôi” làm cho câu chuyện chân thật. - Sử dụng số từ giúp xác định các đối tượng trong văn bản. - Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn và sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học. 102
3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”? Gợi ý - Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót. - Truyện có nhiều chi tiết không có thật. Câu 2: Liệt kê các số từ có trong phần (1) của văn bản “Nhật trình Sol 6”. Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa gì? Gợi ý - Số từ trong phần (1): một, rưỡi, sáu, đôi. - Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa xác định số lượng của các sự vật được nhắc đến trong văn bản. Câu 3: Những chi tiết nào trong văn bản “Nhật trình Sol 6” thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ? Gợi ý Những chi tiết trong văn bản thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ là: - Phi vụ bay được thiết kế để chịu được cơn bão cát với sức gió 150km/h. 103
- Đĩa liên lạc dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét. - Cách tác giả mô tả lại sự cố: + Đĩa liên lạc đâm sầm vào mạng ăng-ten thu tầm, chiếc ăng-ten xuyên thủng bộ đồ bảo hộ khiến áp suất giảm dần. + Máu chảy ra ngoài nhanh chóng bị bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp để lại một đống cặn. + Khi áp suất giảm, bộ đồ du hành liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ. Câu 4: Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào? Gợi ý Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ rất sợ hãi và lo lắng. Có thể em sẽ mất một khoảng thời gian khủng hoảng vì cho rằng mình tàn đời rồi. Sau đó em sẽ cố gắng tìm mọi cách để có thể duy trì sự sống, sửa chữa máy móc để có thể bắt tín hiệu và liên lạc với trái đất mong sớm được trở về. VI. VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC 1. Định hướng: a) Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc: Là nêu lên những tình cảm, cảm xúc; những suy nghĩ và thái độ của người viết về một người, một sự việc nào đó trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học b) Lưu ý viết bài văn biểu cảm về một con người, sự việc: 104
- Xác định mối tượng biểu cảm: con người, sự việc em định viết bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, một sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học? - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người hoặc sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc, tình cảm và những suy nghĩ, bài học gì? - Lập dàn ý cho bài viết - Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của mình một cách trung thực 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” đã học 2.2. Chuẩn bị: - Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản “Bạch tuộc” - Xác định nhân vật hoặc sự việc mà em định viết bài văn biểu cảm 2.3. Tìm ý: - Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vật, tóm tắt sự việc)? - Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã...)? - Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống...)? 2.4. Lập dàn ý: 105
a. Mở bài: - Dẫn dắt giới thiệu văn bản và tác giả. - Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc mà em muốn viết bài văn biểu cảm b. Thân bài: - Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể: + Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc: cảm phục, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô; cảm nghĩ về Giáo sư A-rô-nác, nhân vật xưng “tôi” trong truyện hoặc cảm xúc về trận chiến với bạch tuộc + Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc: - Theo em, thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm và vị tha; hoặc sự việc chiến đấu với đàn bạch tuộc khổng lồ là một cuộc chiến đấu căng thẳng, nguy hiểm và dữ dội - Em cảm phục, ngưỡng mộ vị thuyền trưởng có lòng dũng cảm và luôn vì người khác hoặc trận chiến với bạch tuộc đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả - Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu c. Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn 2.5. Viết: Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn biểu cảm về một nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích “Bạch tuộc” đã học. 106
2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Tự phát hiện và biết sửa các lỗi về viết như: + Lỗi về ý: Thiếu ý (sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung bài viết) … + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả VII. NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ 1. Định hướng: a) Thảo luận nhóm về một vấn đề: - Còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. - Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết b) Để thực hiện thảo luận nhóm về một vấn đề, cần chú ý: - Lựa chọn được vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất) - Xác định các điểm đã thống nhất và các điểm còn khác biệt - Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về các điểm chưa thống nhất - Chú ý đến thái độ, cử chỉ khi phát biểu, thảo luận 107
2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” (Véc-nơ) hoặc “Chất làm gì” (Brét-bơ-ry) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm? 2.2. Chuẩn bị: - Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” - Dự đoán các điểm có thể gây tranh cãi - Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có) 2.3. Tìm ý: - Văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gì” kể về chuyện gì? - Sự việc và con người được nói tới trong văn bản ấy có thực hay không? - Nội dung nào có thực và nội dung nào không có hoặc chưa có thực? - Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến. 2.4. Lập dàn ý: a. Mở đầu: Nêu vấn đề cần thảo luận: “Sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” có thực hay không? b. Nội dung chính: - Nêu tóm tắt nội dung câu chuyện “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” 108
- Nêu các điểm gây tranh cãi. - Ví dụ: Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực - Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực - Nêu các ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi. - Ví dụ: Sự việc và con người được nói tới trong văn bản Bạch tuộc là do nhà văn tưởng tượng (không có thực) nhưng liên quan đến chuyện có thực về những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại… Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực c. Kết thúc Khẳng định lại ý kiến cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận 2.5. Nói và nghe: - Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận - Các cá nhân dựa vào dàn ý đã làm, nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp… - Trao đổi, tranh luận các ý kiến còn khác biệt. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi - Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận, các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: a. Người nói: Xem xét nội dung ý kiến đã đủ ý chưa: - Tán thành điểm nào và không tán thành điểm nào? 109
- Lí lẽ tán thành và không tán thành là gì? - Có nêu được các bằng chứng cụ thể không? - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu (diễn đạt có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ... đã phù hợp chưa?) b. Người nghe: - Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói (Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về vấn đề trao đổi: sự việc trong truyện khoa học viễn tưởng có thực hay không) - Tập trung chú ý theo dõi người nói - Nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ; mạnh dạn trao đổi lại với ý kiến mình thấy chưa đúng 110
BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Đặc điểm của văn bản nghị luận văn học: - Mục địch của văn bản nghị luận văn học là thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học - Nội dung bài nghị luận thường tập trung phân tích vẻ đẹp về nội dung hoặc sự độc đáo về hình thức của tác phẩm văn học - Ví dụ: Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) hoặc tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi) - Để thuyết phục người đọc, người viết văn bản nghị luận phải nêu lên ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng cụ thể. 2. Giá trị nhận thức của văn học: - Nói văn học có giá trị nhận thức là muốn khẳng định tác phẩm văn học mang lại những hiểu biết cho người đọc - Tác phẩm văn học không chỉ mang lại những hiểu biết về thiên nhiên, con người và cuộc sống xã hội mà còn giúp người đọc hiểu chính mình - Ví dụ: Đọc tác phẩm “Đất rừng phương Nam”, các em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về thiên nhiên, cảnh vật, con người Nam Bộ; đồng thời cũng nhận ra những gì mình chưa biết, chưa hiểu hết và điều gì khiến em yêu thích về vùng đất phương Nam ấy 3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị: Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) 111
bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng một trong hai cách: - Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ, ví dụ: “Điều các bạn nghĩ cũng là điều xưa nay tôi mộng tưởng.” (Tô Hoài) hoặc vị ngữ, ví dụ: “Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.” (Tô Hoài) - Dung cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ, ví dụ: “Gió thổi mạnh làm cho Sơn thấy lạnh và cay mắt.” (Thạch Lam) hoặc vị ngữ, ví dụ: “Chị Dậu cũng nước mắt chảy qua gò má ròng ròng.” (Ngô Tất Tố) II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả Bùi Hồng: - Bùi Văn Hồng sinh năm 1931 mất năm 2012, quê Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh - Tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945. Công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948 - Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình từ 1951. Từ năm 1962 đến 1992 làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng - Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 112
1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001)… - Giải thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập “Trên đất Cẩm Bình” (truyện ký, 1968). 1.2. Xuất xứ: Tên văn bản do người biên soạn sách đặt. Văn bản trích từ sachhay.org 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt, vấn đề nghị luận: - Thể loại: Nghị luận (Nghị luận văn học) - Phương thức biểu đạt: Nghị luận - Vấn đề nghị luận: Văn bản bàn luận về các chi tiết trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam”. Từ đó, cho người đọc thấy được những vẻ đẹp của thiên nhiên, con người trong tác phẩm; hiểu rõ hơn về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 1.4. Nhan đề, mục đích của văn bản: - Nhan đề do người biên soạn sách đặt. - Văn bản phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc (như khung cảnh thiên nhiên và con người...) trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam”. Từ nhan đề, người đọc có thể hiểu được nội dung mà văn bản truyền đạt. 1.5. Bố cục, nội dung từng phần: - Phần 1: Từ đầu đến \"hợp với đại chúng trẻ em\": Giới thiệu về những đặc sắc của tác phẩm “Đất rừng phương Nam”. - Phần 2: Tiếp theo đến \"dãy trường thành vô tận...\": Nghệ thuật miêu tả khung cảnh trong tác phẩm “Đất rừng phương 113
Nam” - Phần 3: Đoạn còn lại: Nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Các yếu tố của văn bản nghị luận: - Vấn đề bàn luận: Đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đất rừng phương Nam. - Mục đích của văn bản: Cho người đọc thấy được vẻ đẹp của khung cảnh và nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm. Từ đó, người đọc có được những hiểu biết về con người, thiên nhiên Nam Bộ, khơi gợi sự yêu thích đối với nơi này. - Cách đưa lí lẽ, dẫn chứng: + Lí lẽ: Tác giả đưa ra những nhận định về khung cảnh thiên nhiên và con người. + Dẫn chứng: Những chi tiết, hình ảnh được trích dẫn trong tác phẩm. 2.2. Những đặc sắc của Đất rừng phương Nam: - Nhân vật: thuộc nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề. - Kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ. => Tác giả cho người đọc cái nhìn bao quát về những đặc sắc của tác phẩm. 2.3. Cách miêu tả loài vật, cảnh vật trong truyện: - Tác giả có vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật. - Dẫn chứng: + Ông đã từng viết nhiều sách về các con vật. 114
+ Các tác phẩm của ông không chỉ cung cấp kiến thức về các sinh vật mà còn kể những mẩu chuyện có thật, sinh động, xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ. - Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật. Không chỉ đem đến hiểu biết mà những chi tiết miêu tả khơi gợi những cảm xúc ở người đọc. Ông miêu tả ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. => Những dẫn chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động, làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc. - Tác giả đưa ra những câu văn được trích dẫn trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam”. Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh: \"Những thân cây tràm... xanh thẳm không cùng...\" vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ: \"nước ầm ầm đổ ra biển... trường thành vô tận...\". - Nhận xét: Tác giả đưa ra những nhận định đúng đắn, giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của Đất rừng phương Nam. Để làm sáng tỏ lí lẽ của mình, tác giả nêu rõ những dẫn chứng được trích từ trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi. Chắc hẳn phải rất yêu thích, hiểu rõ về tác phẩm, Bùi Hồng mới có thể đưa ra những nhận định xác đáng và dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục như vậy. 2.4. Nghệ thuật miêu tả nhân vật: - Tác giả chỉ dùng một vài chi tiết để khắc họa con người Nam Bộ sắc sảo, mang những phẩm chất, đặc điểm tính cách riêng. 115
- Điều đó được làm rõ qua các dẫn chứng: + Những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo. + Cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngù. + Nhân vật ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng cùng có hoàn cảnh giống nhau - đi làm thuê bị cướp công, họ đánh trả và bị đi tù. Tuy nhiên họ cũng có những đặc điểm riêng biệt: - Ông Hai bán rắn có vẻ phóng khoáng, tự tin: + Hành động: trốn tù, đưa vợ con vào rừng U Minh kiếm sống bằng đủ thứ nghề. + Ngoại hình: gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến; làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn; đôi mắt to, sáng quắc, núp dưới cặp chân mày rậm đen... => Qua những chi tiết miêu tả, hình ảnh ông Hai rắn hiện lên đẹp đẽ, tự do. - Chú Võ Tòng: + Lời truyền tụng: Chú gây án và bị đi tù. Khi mãn hạn tù, chú bỏ vào rừng làm nghề săn bẫy thú. + Không ai rõ chú tên gì, quê ở đâu. Tên của chú là từ một sự tích truyện Tàu. => Qua những chi tiết miêu tả, hình ảnh chú Võ Tòng hiện lên với tính cách cương trực, mạnh mẽ, dũng cảm 116
và ngoại hình có phần bặm trợn, hung dữ. Ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng đã kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc. => Tác giả đã phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết: có sự kết hợp giữa chuyện thực và chuyện ảo; có sự trộn lẫn giữa cổ điển phương Tây và cổ điển phương Đông. Từ đó, tính cách của nhân vật được làm rõ. - Nhận xét: Việc phân tích những chi tiết đã giúp người đọc hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, người đọc được mở rộng kiến thức về con người, cảnh vật Nam Bộ, để từ đó khơi gợi tình cảm yêu mến với mảnh đất này. 2.5. Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật: a. Nội dung: Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. b. Nghệ thuật: - Lí lẽ xác đáng, thuyết phục. - Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. - Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy? Gợi ý Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về đặc điểm thiên nhiên và con người 117
được Đoàn Giỏi mô tả trong Đất rừng phương Nam. Nhan đề của văn bản đã khái quát được vấn đề bàn luận. Câu 2: Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Gợi ý - Lí lẽ 1: Trong “Đất rừng phương Nam”, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. => Dẫn chứng 1: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. - Lí lẽ 2: Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng. => Dẫn chứng 2: Những thân cây tràm vỏ trắng…xanh thẳm không cùng. - Lí lẽ 3: Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn => Dẫn chứng 3: Nước ầm ầm đổ ra biển…như hai dãy trường thành vô tận… - Lí lẽ 4: Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét => Dẫn chứng 4: Những lời nói ngọt nhạt … lão Ba Ngù. Câu 3: Trong phần 3, tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chủ Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này Gợi ý * Giống nhau: - Đều không có đất, quanh năm làm thuê cho địa chủ. 118
- Bị bọn địa chủ cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. - Đánh trả lũ địa chủ và bị tù. * Khác nhau: - Ông Hai bán rắn: + Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. + Gương mặt khoáng đạt, dễ mến, làn da mặt như người trẻ. + Phong thái phóng khoáng, tự tin, tự do và từng trải. - Võ Tòng: + Gây án, tự đến nhà việc nộp mình. + Mãn hạn trở về, con chết, vợ thành vợ nhỏ của chủ đất. + Không trả thù, vào rừng săn thú. Câu 4: Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào? Gợi ý - Mục đích chính của văn bản là làm rõ ý kiến “Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang”. - Nội dung các phần đã liên kết, làm rõ cho ý kiến trên, giúp tác giả thực hiện được mục đích nghị luận Câu 5: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1? 119
Gợi ý Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về nghệ thuật viết truyện đặc sắc cũng như nét hay, nét đẹp của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng đã học ở bài 1 Câu 6: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam\" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào? Gợi ý Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam\"” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Thông qua việc phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật của Đoàn Giỏi, tác giả Bùi Hồng đã cho người đọc thấy được vốn sống phong phú và hiểu biết sâu sắc của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng Cửu Long sông nước. Đọc tác phẩm của Đoàn Giỏi, người đọc đồng thời được mở mang hiểu biết về thiên nhiên con người nơi đây III. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA” 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả Đinh Trọng Lạc: - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Lạc, sinh năm 1928 mất năm 2000, tại Hà Nội. - Là giảng viên, trưởng bộ môn Ngôn ngữ, Phó chủ nhiệm 120
và chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình lý luận văn học: Phong cách học văn bản; Phong cách học tiếng Việt – NXB Giáo dục – 2001… 1.2. Xuất xứ: - Nhan đề văn bản do người biên soạn sách đặt tên. - Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” trích từ “Vẻ đẹp ngôn ngữ Văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2002, của tác giả Đinh Trọng Lạc. 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chính: - Thể loại: Nghị luận (nghị luận văn học) - Phương thức biểu đạt: nghị luận - Nội dung nghị luận: Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”” đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa. - Nhan đề văn bản: Đã khái quát lại nội dung chính đó. 1.4. Bố cục, nội dung từng phần - Phần 1: Từ đầu đến “kỉ niệm của tuổi thơ”: Giá trị của biện pháp tư từ trong bài thơ “Tiếng gà trưa”. - Phần 2: Tiếp theo đến “cho cháu được vui sướng”: Nghệ thuật miêu tả trong bài “Tiếng gà trưa”. - Phần 3: Từ “Tất cả sáu dòng thơ” đến “vô bờ bến của bà”: Cách ngắt nhịp trong khổ thơ. - Phần 4: Đoạn còn lại: Những hình ảnh đặc sắc. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Giá trị của biện pháp tu từ trong bài thơ “Tiếng gà 121
trưa”: - Yếu tố hình thức của khổ thơ được tác giả chú ý là dòng thơ thứ tư với việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng tiếng gà một cách chân thực. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác. => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng điệp động từ “nghe” đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và lòng người. 2.2. Nghệ thuật miêu tả trong bài “Tiếng gà trưa”: - Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả chỉ ra việc sử dụng câu kể xen lẫn các câu trả trong thơ của Xuân Quỳnh. - Các câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng “Này con gà mái mơ / Này con gà mái vàng”. - Đảo trật tự từ “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ thêm đẹp lộng lẫy. - Biện pháp tu từ so sánh “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng càng trở nên đẹp rực rỡ. 2.3. Cách ngắt nhịp của đoạn thơ: - Điểm đặc biệt của nhịp thơ là: tuy sáu dòng đều có năm tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau “Cứ hằn năm hằng năm Khi / gió mùa đông tới Bà lo / đàn gà toi Mong trời / đừng sương muối Để cuối năm / bán gà 122
Cháu được / quần áo mới” - Nhịp điệu chậm rãi của độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng. Những câu cuối của khổ thơ xuất hiện bất ngờ, thật cảm động “Để cuối năm bán gà / Cháu được quần áo mới”. => Chứa đựng một tình yêu thương sâu sắc vô bờ bến. 2.4. Những hình ảnh đặc sắc: - Khổ thơ cuối được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên đường hành quân. - Trong khổ thơ này, Đinh Trọng Lạc đã chỉ ra những đặc sắc của việc sửu dụng ngôn ngữ độc thoại của anh chiến sĩ thầy cảm động, độc thoại mà như đối thoại sống động. - Việc lặp lại từ “Vì” đầu dòng thơ cũng góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân, trong đó gồm cả những người thân yêu trong gia đình người chiến sĩ. 2.5. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật: a. Nội dung: Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là phân tích và làm rõ vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Các phần trong văn bản lần lượt đưa ra các lí lẽ, chứng cứ để chứng minh cho quan điểm đó, thực hiện mục đích nghị luận. b. Nghệ thuật: - Lí lẽ xác đáng, thuyết phục. - Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: 123
Câu 1: Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào? Gợi ý - Văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa. - Nhan đề văn bản đã khái quát lại nội dung chính đó. Câu 2: Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì? Gợi ý - Bài thơ “Tiếng gà trưa” được tác giả phân tích tuần tự từ khổ thơ đầu cho tới khổ thơ cuối. - Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để cho thấy vẻ đẹp của bài thơ Câu 3: Dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc. Gợi ý - Ở phần 3, tác giả đã nhìn ra điểm độc đáo của đoạn thơ: sáu dòng thơ làm thành một câu đơn với cách ngắt nhịp khác nhau ở mỗi dòng. Kết cấu và cách ngắt nhịp như vậy đã tạo nên nhịp điệu chậm rãi, tính chất suy tưởng cho bài thơ. 124
- Phải đọc và cảm thật sâu thì tác giả Đinh Trọng Lạc mới có thể nhìn và cảm được những chi tiết đắt giá như vậy. Câu 4: Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó. Gợi ý - Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. - Có thể lấy ví dụ như trong phần 1, tác giả đã tập trung phân tích yếu tố hình thức, biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và sự lặp lại của từ nghe ở đầu các dòng thơ để cho thấy vẻ đẹp, nét tinh tế của bài thơ “Tiếng gà trưa” Câu 5: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ “Tiếng gà trưa” đã học ở Bài 2? Gợi ý Cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, sự tinh tế của một tác phẩm văn học. IV. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Thế nào là dùng cụm chủ - vị mở rộng câu? 125
1.1. Ví dụ: Tìm các cụm danh từ có trong câu sau. Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có […] 1.2. Nhận xét: a. Các cụm danh từ: - Những tình cảm ta không có - Những tình cảm ta sẵn có. b. Phân tích cấu tạo những cụm danh từ và cấu tạo phụ ngữ: - Cả hai cụm này có danh từ trung tâm là tình cảm - Định ngữ chỉ lượng đứng trước danh từ trung tâm là những - Định ngữ đứng sau danh từ trung tâm là cặp chủ - vị. + Ta: Chủ ngữ. + Không có, sẵn có: Vị ngữ. 1.3. Ghi nhớ: a. Thế nào là dùng cụm chủ - vị mở rộng câu? Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị làm thành phần câu, cụm từ mở rộng câu. b. Các trường hợp dùng cụm chủ - vị mở rộng câu: Các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo là một cụm Chủ - vị. 2. Luyện tập: 126
Câu 1: Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó. a) Không ai biết tên thật của gã là gì. (Đoàn Giỏi) b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc) Gợi ý a) Không ai biết tên thật của gã là gì. - Vị ngữ là cụm động từ: “biết tên thật của gã là gì” => Động từ trung tâm “biết” => Cụm chủ - vị “tên thật của gã/là gì” b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. - Vị ngữ là cụm động từ: cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ => Động từ trung tâm “làm” => Cụm chủ - vị: “ký ức ta/quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ” Câu 2: Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây: a) Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm. (Ngô Tất Tố) b) Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía ... (Đoàn Giỏi) Gợi ý Vị ngữ là cụm chủ vị: a. vẫn nét mặt/ hầm hầm b. tay/ cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía 127
Câu 3: Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi chủ ngữ đó. a) Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi lại rộng quá khổ, cứ lùng nhà lùng nhùng làm tôi càng thẹn thùng, khó chịu. (Đoàn Giỏi). b) Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc phảng phất màu huyền thoại. (Bùi Hồng) Gợi ý a) Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi lại rộng quá khổ, cứ lùng nhà lùng nhùng làm tôi càng thẹn thùng, khó chịu. - Chủ ngữ là cụm danh từ: “Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi” => Danh từ trung tâm “Bộ quần áo bà ba” => Cụm chủ - vị: “má nuôi tôi/vừa khâu cho tôi”. b) Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc phảng phất màu huyền thoại. - Chủ ngữ là cụm danh từ: “Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc” => Danh từ trung tâm “Chuyện” => bác Hai và chú/kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc. Câu 4: Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu sau: a) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng) b) Câu nói nghĩa lý của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố) 128
Gợi ý Cụm C-V trong chủ ngữ: a. Chủ ngữ: trời/ mưa to b. Chủ ngữ: Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi/ hình như có một sức mạnh thần bí Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng ít nhất một vị ngữ và chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị. Gợi ý Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn. Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của tác phẩm “Đất rừng phương Nam” đồng thời cho thấy tài năng kể và tả kiệt xuất của tác giả Đoàn Giỏi. “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” quả là một bài nghị luận sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi. * Chú thích: - Vị ngữ được mở rộng bằng cụm Chủ - vị: + một tác phẩm nghị luận/ xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn. 129
+ một bài nghị luận/ sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi. - Chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ - vị: Hệ thống lí lẽ và dẫn chứng/ mạch lạc, sắc nét. V. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: SỨC HẤP DẪN CỦA TÁC PHẨM “HAI VẠN DẶM DƯỚI ĐÁY BIỂN” 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả Lê Phương Liên: - Nhà văn Lê Phương Liên tên khai sinh là Lê Thị Phương Liên sinh năm 1951, tại phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1981. Nguyên trưởng Ban Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam. - Hiện là Cán bộ biên tập văn học, Giám đốc Qũy học bổng Đoremon của NXB Kim Đồng - Nhận được nhiều giải thưởng về văn học, nghệ thuật - Một số tác phẩm: Bông hoa phấn trắng (1984); Khúc hát hạnh phúc (2002); Khi mùa xuân đến (1974); Câu hỏi trẻ thơ (1971); Bức tranh còn vẽ (1997); Hoa dại (1995); Tuyển tập truyện thiếu nhi Những tia nắng đầu tiên (2006). 1.2. Xuất xứ: Tên văn bản do người biên soạn sách đặt. Văn bản trích từ “Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”” của nhà văn Lê Phương Liên, đăng ngày 4/2/2014 trên 130
vnexpress.net. 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt: - Thể loại: Nghị luận (Nghị luận chứng minh văn học) - Phương thức biểu đạt: Nghị luận - Nhan đề: Vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn nêu lên là những nhân tố làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. 1.4. Bố cục, nội dung từng phần: - Phần 1: Từ đầu đến “No-ti-lớt kì lạ”: Giới thiệu về tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. - Phần 2: Từ “Đã từ lâu” đến “hiện thân của tác giả”: Những sự kiện và nhân vật hấp dẫn người đọc. - Phần 3: Tiếp theo đến “yêu thương con người”: Những nhận xét của người viết với tác giả Véc-nơ. - Phần 4: Tiếp theo đến “một đại dương tình người”: Tính nhân văn trong tác phẩm của Véc-nơ. - Phần 5: Đoạn còn lại: Các giá trị tác phẩm của Véc-nơ đem lại. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Giới thiệu tác phẩm: - Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn. - Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của Giuyn Véc-nơ. - Giới thiệu thiệu nhân vật chính trong hành trình khám phá đại dương bất đắc dĩ. 131
=> Cách giới thiệu ngắn gọn, đủ ý. 2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc: - Đưa ra các dẫn chứng về sự huyền bí, ly kỳ của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. + Con người luôn muốn làm chủ biển cả. + Thôi thúc các dân tộc Bắc Âu làm những con thuyền đi phiêu lưu trên biển cả + Khát vọng đi vòng quanh Trái Đất của người Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. - Khái quát giá trị nhân văn của tác phẩm này. + Những giá trị nhân văn trong tác phẩm của Véc-nơ được làm rõ qua cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên to lớn để bày ra một đại dương tính người. + Tính nhân văn thể hiện ở việc cuộc vật lộn thực chất là một sự hòa đồng, rằng con người sẽ sống chung với biển cả, yêu và không ngừng tìm hiểu về biển cả cũng như tìm hiểu chính bản thân mình 2.3. Những chi tiết hấp dẫn, thú vị: - Đưa ra minh chứng về cuộc vật lộn giữa con người với thiên nhiên rộng lớn để cho thấy sức hấp dẫn và tính nhân văn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. - Khẳng định con người mới thật là dữ dội, bởi con người chưa trong tâm can “một đại dương”. - Con người đã và sẽ sống chung với biển cả, con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu về biển cả sâu sắc hơn như tìm hiểu chính bản thân mình. => Những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm 132
đọc Véc-nơ bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người. 2.4. Vị trí của Véc-nơ trên diễn đàn văn học thế giới: - Giới thiệu thêm một số tác phẩm của Véc-nơ như: Năm tuần trên khinh khí cầu (1873); Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873) - Là người chinh phục người đọc khắp năm châu với tiên phong là thể loại khoa học viễn tưởng, một lối đi riêng biệt. - Véc-nơ mang ý tưởng thiên tài về cuộc sống hiện đại cũng như các thành tựu khoa học, công nghệ và hơn hết là khát vọng của con người mà ông đã diễn tả. => Kết luận về tài năng của nhà văn Véc-nơ để tổng kết lại ý kiến bàn luận cho toàn bài 2.5. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật: a. Nội dung: Qua bài nghị luận, tác giả đã chứng minh được những nhân tố làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển.” b. Nghệ thuật: - Lí lẽ xác đáng, thuyết phục. - Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. - Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Nhan đề văn bản cho em biết vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn nêu lên là gì? 133
Gợi ý Nhan đề văn bản cho em biết vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn nêu lên là những nhân tố làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển. Câu 2: Tóm tắt nội dung các phần của văn bản bằng cách nêu 1 - 2 câu hỏi ngắn gọn cho mỗi phần Gợi ý - Phần 1: Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về sự kiện gì? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm? - Phần 2: Tại sao những sự kiện và nhân vật ấy lại trở nên hấp dẫn trong mắt người đọc? - Phần 3: Người viết có nhận xét gì về tác giả Véc-nơ. - Phần 4: Tính nhân văn trong tác phẩm của Véc-nơ là gì? - Phần 5: Các tác phẩm của Véc-nơ đem lại giá trị gì? Câu 3: Theo tác giả bài nghị luận, “những giá trị nhân văn” trong tác phẩm của Véc-nơ được thể hiện như thế nào? Gợi ý - Theo tác giả bài nghị luận, “những giá trị nhân văn” trong tác phẩm của Véc-nơ được làm rõ qua cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên to lớn để bày ra một đại dương tính người. - Tính nhân văn thể hiện ở việc cuộc vật lộn thực chất là một sự hòa đồng, rằng con người sẽ sống chung với biển cả, yêu và không ngừng tìm hiểu về biển cả cũng như tìm hiểu chính bản thân mình 134
Câu 4: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3? Gợi ý Văn bản giúp em nhận biết và cảm thụ được thêm nhiều chi tiết hay và ý nghĩa trong đoạn trích “Bạch tuộc”, hiểu thêm về tác giả Véc-nơ với những ý tưởng thiên tài tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng. VI. VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT 1. Định hướng: 1.1. Phân tích đặc điểm nhân vật: 1.1.1. Khái niệm: Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, miêu tả và nêu lên nhận xét về những nét tiêu biểu của một nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm... của nhân vật 1.1.2. Ví dụ: \"... Ông Hai bán rắn - tía nuôi An - trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. Một con thuyền nhỏ, hai vợ chồng, thằng con trai và con chó Luốc đi lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu... Gương mặt ông khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn... Đôi mắt to, sáng quắc, núp dưới cặp chân mày rậm đen... Mấy nét thôi, 135
nhưng hiện ra cái vẻ phóng khoáng, tự tin của một đời sống tự do và từng trải.\" (Theo Bùi Hồng) => Trong đoạn trích trên, người viết vừa giới thiệu các đặc điểm của nhân vật (lai lịch, xuất thân, hình dáng, hành động, việc làm...), vừa kết hợp nêu lên các nhận xét về nhân vật ấy… 1.2. Lưu ý viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật: - Lựa chọn nhân vật sẽ phân tích trong tác phẩm văn học. - Đọc kĩ tác phẩm viết về nhân vật đó. - Ghi chép các chi tiết về nhân vật (lai lịch, hình dáng, những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm...). - Nhận xét, đánh giá về nhân vật. - Lập dàn ý và viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật theo dàn ý đã lập. 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích \"Người đàn ông cô độc giữa rừng\" (trích tiểu thuyết \"Đất rừng phương Nam\") của nhà văn Đoàn Giỏi. 2.2. Chuẩn bị: - Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Bài 1). - Xem mục Định hướng nêu trên để nắm vững các yêu cầu về viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. - Ghi chép về nhân vật Võ Tòng theo yêu cầu của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. 2.3. Tìm ý: 136
- Đặc điểm nhân vật Võ Tòng được khắc họa từ những phương diện nào? (Nhân vật Võ Tòng được khắc họa qua ngoại hình, lai lịch, hành động. Những phương diện đó làm nổi bật lên tính cách của nhân vật.) - Có thể thấy Võ Tòng là người như thế nào? (Có thể thấy Võ Tòng là người: dũng cảm, thẳng thắn, kiên cường, bộc trực, vui vẻ, hào sảng.) - Nhân vật Võ Tòng để lại trong em những ấn tượng, tình cảm và suy nghĩ gì về con người Nam Bộ? (Nhân vật Võ Tòng cho em thấy ấn tượng về vẻ đẹp của con người Nam Bộ, hào sảng, trượng nghĩa, kiên trung và anh hùng.) 2.4. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng. (Đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai?...) - Ví dụ: Đất rừng phương Nam là một tác phẩm đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi kể về cuộc sống, chiến đấu của người dân Nam Bộ. Trong tác phẩm, các nhân vật như dì Tư Béo, ông Hai rắn, chú Võ Tòng... xuất hiện với những đặc điểm, tính cách riêng biệt như một xã hội thu nhỏ. Tôi đặc biệt ấn tượng với nhân vật chú Võ Tòng - một người đàn ông \"kì hình dị tướng\" nhưng mang những phẩm chất đáng quý, đẹp đẽ trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng. b. Thân bài: - Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện: 137
+ Lai lịch: \"... chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu.\" (Theo Bùi Hồng). + Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trả thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời một tiếng, cười nhạt rồi bỏ làng vào rừng sinh sống… + Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao… + Hành động và việc làm: Lời nói: Gần gũi có phần suồng sã: Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em…; Thể hiện sự dũng cảm, hiên ngang nhưng xen trong đó là nỗi đượm buồn chua chát; Lời nói thẳng thắn, bộc trực, thể hiện tình cảm trực tiếp. + Cách uống rượu: uống bằng bát. - Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc... của em về các đặc điểm đã phân tích về nhân vật Võ Tòng. c. Kết bài: - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là một con người như thế nào?) - Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó, rút ra bài học cho mình và thế hệ trẻ hôm nay: Nhân vật Võ Tòng cho em thấy ấn tượng về vẻ đẹp của con người Nam Bộ, hào sảng, trượng nghĩa, kiên trung và anh hùng. 138
2.5. Viết: - Dựa vào dàn ý đã lập, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau: + Luyện tập viết đoạn mở bài và kết bài. + Viết đoạn văn phân tích một đặc điểm nào đó của nhân vật Võ Tòng. + Viết bài văn phân tích toàn bộ các đặc điểm của nhân vật Võ Tòng. - Trước khi viết, bám sát những chi tiết (lời nói, hành động, suy nghĩ, ... của nhân vật) và những nhận xét của nhân vật khác về Võ Tòng. Người viết có thể nêu những suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật được phân tích. 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: - Kiểm tra lại đoạn văn và bài văn đã viết, phát hiện các lỗi về nội dung (thiếu ý, trùng lặp ý, ...) và hình thức (chính tả, ngữ pháp, liệt kê câu...) - Xác định những chỗ mắc lỗi và nêu cách sửa chữa. VII. NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ 1. Định hướng: 1.1. Thảo luận nhóm về một vấn đề: - Còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. 139
- Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết 1.2. Lưu ý thảo luận nhóm về một vấn đề: - Lựa chọn được vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất) - Xác định các điểm đã thống nhất và các điểm còn khác biệt - Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về các điểm chưa thống nhất - Chú ý đến thái độ, cử chỉ khi phát biểu, thảo luận 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích \"Người đàn ông cô độc giữa rừng\" (trích tiểu thuyết \"Đất rừng phương Nam\") của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm? 2.2. Chuẩn bị: - Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” ở bài 1 và các yêu cầu phân tích nhân vật Võ Tòng đã nêu ở phần Viết. - Tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật. - Xác định các điểm thống nhất và điểm còn gây tranh cãi. - Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video... và máy chiếu, màn hình (nếu có). 2.3. Tìm ý: - Kể lại câu chuyện về nhân vật là thế nào? - Phân tích đặc điểm nhân vật là gì? 140
- Hai yêu cầu (kể lại và phân tích) có gì giống nhau và khác nhau? - Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến? 2.4. Lập dàn ý: a. Mở bài: Nêu vấn đề trình bày. Việc kể lại câu chuyện về Võ Tòng và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có gì giống nhau và khác nhau? b. Thân bài: - Nêu tóm tắt yêu cầu của việc kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng. Tham khảo các ý sau: - Kể lại câu chuyện về nhân vật: + Dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đã xảy ra với nhân vật Võ Tòng. + Không cần nêu nhận xét về nhân vật Võ Tòng. - Phân tích đặc điểm nhân vật: + Giới thiệu, mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, hình dáng, suy nghĩ, lời nói, việc làm... + Nêu lên nhận xét của người viết về nhân vật Võ Tòng. - Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của hai yêu cầu nêu trên. 141
+ Giống nhau: Đều dựa vào sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản. + Khác nhau: Kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại. Phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói. Kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự, còn phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận. c. Kết bài: Khẳng định lại sự giống nhau và khác nhau giữa kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật. 2.5. Nói và nghe: - Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận - Các cá nhân dựa vào dàn ý đã làm, nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp… - Trao đổi, tranh luận các ý kiến còn khác biệt. Chú ý lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi - Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận, các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: a. Người nói: Xem xét nội dung ý kiến đã đủ ý chưa: - Tán thành điểm nào và không tán thành điểm nào? - Lí lẽ tán thành và không tán thành là gì? - Có nêu được các bằng chứng cụ thể không? - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu (diễn đạt có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ... đã phù hợp chưa?) 142
b. Người nghe: - Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói (Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về vấn đề trao đổi: sự việc trong truyện khoa học viễn tưởng có thực hay không) - Tập trung chú ý theo dõi người nói - Nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ; mạnh dạn trao đổi lại với ý kiến mình thấy chưa đúng. 143
BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Văn bản thông tin: Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay tò chơi là loại văn bản thông tin nêu lên các quy định về cách thức tiến hành một hoạt động hay trò chơi mà người tham gia cần tuân thủ và người xem cần biết. - Ví dụ: quy tắc về cách thức tiến hành hoạt động ca Huế, hoạt động đấu vật hoặc quy tắc, luật lệ của hội thi nấu cơm… Các quy tắc ngày hướng dẫn người tham gia thực hiện đúng, đồng thời giúp người xem thưởng thức, đánh giá được cái hay của hoạt động hay trò chơi và tài nghệ của những người biểu diễn, thi đấu. - Thông tin trong văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi có thể được sắp xếp theo trật tự thời gian, mức độ quan trọng của thông tin hoặc ác khía cạnh khác nhau. 2. Mở rộng trạng ngữ: Việc mở rộng trạng ngữ thường được thực hiện bằng một trong hai cách sau: - Dùng từ hoặc cụm từ chính phụ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) bổ sung cho từ làm trạng ngữ. Ví dụ: “Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm.” (Đoàn Giỏi); “Trong chuyến đi về Hà Tĩnh, quan Phó bảng Sắc lưu lại huyện Đức Thọ một thời gian.” (Sơn Tùng). 144
- Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm trạng ngữ hoặc trực tiếp cấu tạo trạng ngữ. Ví dụ: “Khi tôi cầm lọ muối lên thì thấy chú đã ngồi xổm xuống cạnh bếp.” (Đoàn Giỏi); “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.” (Tạ Duy Anh). II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: CA HUẾ 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Xuất xứ: Văn bản “Ca Huế” được trích từ trang web cdsvh.gov.vn của Cục di sản văn hóa Việt Nam 1.2. Thể loại, phương thức biểu đạt, hoạt động giới thiệu: - Thể loại: Văn bản thông tin (Thuyết minh, giới thiệu) - Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Giới thiệu về hoạt động ca Huế trên sông Hương 1.3. Bố cục, nội dung từng phần: 3 phần: - Phần 1: Từ đầu đến “nhiều tầng lớp công chúng”: Nguồn gốc ca Huế - Phần 2: Tiếp theo đến “nhạc đệm hoàn hảo”: Môi trường diễn xướng ca Huế - Phần 3: Đoạn còn lại: Giá trị của ca Huế 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Nguồn gốc ca Huế: - Là nhạc dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái uy nghi, trang trọng. 145
- Dần được dân gian hóa với các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí …., bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày, trong lao động sản xuất nên thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. - Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi 2.2. Môi trường diễn xướng ca Huế: a. Quy tắc luật lệ của ca Huế: - Môi trường diễn xướng: Không gian hẹp - Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế: Khoảng từ 8 đến 10 người - Số lượng người nghe ca Huế: Hạn chế trong không gian hẹp hoặc thuyền rồng - Số lượng nhạc công: Khoảng từ 5 đến 6 người - Số lượng nhạc cụ: 4 đến 5 nhạc cụ - Phong cách biểu diễn: Biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. b. Không gian biểu diễn ca Huế: - Biểu diễn truyền thống: + Người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau 146
+ Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm về nghệ thuật ca Huế - Biểu diễn cho du khách: + Có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân + Mới xuất hiện trong khoảng nửa cuối thế kì XX, là loại hình biểu diễn ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi và sau này phổ biến trong phục vụ du lịch trên sông Hương - Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh, mang tính nghệ thuật cao, lời ca giàu chất văn học, kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, hoàn hảo. => Hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch, tao nhã vừa dân dã vừa sang trọng. 2.3. Giá trị của ca Huế: - Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng. - Là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam. - Được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2015. 2.4. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật: a. Nội dung: 147
Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam trong danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015. b. Nghệ thuật: Thông qua các phần của văn bản như nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình…thuật lại, trình bày lại sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Trình bày các hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Gợi ý - Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam. - Hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng 148
- Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn - Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền - Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng, uy nghi Câu 2: Ở phần (2), những thông tin nào thể hiện quy định về luật lệ của ca Huế? Gợi ý Quy định về luật lệ của ca Huế: - Môi trường diễn xướng: không gian hẹp - Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời - Số lượng người trình diễn: 8-10 người (trong đó, số lượng nhạc công: 5-6 người) - Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tùy theo từng trường hợp Câu 3: Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế? Gợi ý Câu văn đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế: “Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và 149
bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015”. Câu 4: Dựa vào các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế. Gợi ý Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015. Câu 5: Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế. 150
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250
- 251
- 252
- 253
- 254
- 255
- 256
- 257
- 258
- 259
- 260
- 261
- 262
- 263
- 264
- 265
- 266
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- 272
- 273
- 274
- 275
- 276