Gợi ý - Lí lẽ: Bác sống giản dị nhưng không phải sống khắc khổ theo lối người tu hành. - Bằng chứng: Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống văn mình mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Câu 4: Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là gì? Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? Gợi ý - Vấn đề chính là: Bác Hồ là người sống giản dị và tính giản dị của Bác Hồ cũng giống như là những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như thời đại là sự giản dị: \"Không có gì quý hơn độc lập tự do!\" \"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một... chân lí đó khong bao giờ thay đổi\". - Tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện trong đời sống và con người của Bác như: + Bữa ăn của Bác chỉ có vài ba món giản đơn. + Nhà sàn của Bác chỉ có vài ba phòng. + Bác làm việc từ việc lớn như cứu nước đến những việc rất nhỏ như trồng cây trong vườn, viết thư cho một đồng chí... 251
+ Những việc Bác có thể tự làm Bác không cần người giúp, bên cạnh Bác người phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay. + Không chỉ giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người mà Bác cũng luôn giản dị trong lời nói và bài viết để quần chúng nhân dân hiểu, làm theo. Câu 5: Chỉ ra trình tự triển khai nội dung của văn bản. Gợi ý - Phần 1: Hồ Chủ tịch luôn giữ nguyên được phẩm chất cao quý của người chiến sỹ cách mạng, vì nước, vì dân. - Phần 2: Đời sống bình thường, giản dị của Bác Hồ. - Phần 3: Bác không sống khắc khổ như nhà tu hành mà sống thanh tao theo kiểu nhà hiền triết. Đời sống vật chất càng giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, cao đẹp. - Phần 4: Hồ Chủ tịch không chỉ giản dị trong đời sống mà giản dị trong cả lời nói và bài viết, giống như những chân lí lớn, chân lí của thời đại cũng luôn giản dị. Câu 6: Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào? Gợi ý Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách dẫn ra một ví dụ về sự giản dị của Hồ Chí Minh trong lời nói và bài viết. Khẳng định về ví dụ 252
đó đã làm lay động trái tim của con người Việt Nam, trở thành sức mạnh vô địch đánh bay mọi kẻ thù. Câu 7: Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết: \"Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng các mạng.\"? Gợi ý Theo em, qua câu kết: \"Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng các mạng.\", tác giả muốn khẳng định: Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác Hồ đã làm lay động trái tim của những người Việt Nam. Sự giản dị ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn, đánh bay mọi kẻ thù. Câu 8: Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy? Gợi ý - Qua văn bản, em hiểu về đức tính giản dị: giản dị được biểu hiện trong các khía cạnh: + Giản dị trong đời sống cá nhân, với mọi người, trong tác phong. + Giản dị trong lời nói và bài viết. - Để rèn luyện đức tính giản dị, em sẽ tập sống theo lối sống đơn giản, suy nghĩ mạch lạc, không làm phức tạp vấn đề. 253
IV. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Tính mạch lạc của văn bản: 1.1. Ví dụ: Đọc lại văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” cho biết chủ đề của văn bản và chỉ ra tính mạch lạc trong văn bản này. 1.2. Nhận xét: - Các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều bàn luận xoay quanh chủ đề “đức tính giản dị của Bác Hồ”. - Tính mạch lạc của văn bản: + Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: Đời sống vô cùng giảng dị, khiêm tốn của Bác Hồ +Các phần, đoạn tiếp theo nêu các chủ đề nhỏ với các nội dung cụ thể làm rõ chủ đề chung của văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong sinh hoạt, ăn ở, làm việc); Đời sống vật chất giản dị của Bác Hồ được kết hợp hài hòa với đời sống tâm hồn vô cùng phong phú, cao thương thượng. Không chỉ giản dị trong sinh hoạt, Bác Hồ còn rất giản dị trong nói, viết. 1.3. Ghi nhớ: - Mạch lạc trong văn bản là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản; thông suốt, liên tục, không đứt đoạn. - Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý xoay quanh một chủ đề, một ý chung. 2. Liên kết trong văn bản: 2.1. Ví dụ: Đoạn văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao? 254
Tôi nhớ đến mẹ tôi \"lúc người còn sống tôi lên mười\". Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng. 2.2. Nhận xét: - Một đoạn văn được xem là có tính liên kết tức là phải đảm bảo sự nối kết chặt chẽ giữa các câu trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ. - Hai phương diện liên kết này không thể tách rời nhau. - Về hình thức ngôn ngữ, thoạt xem, đoạn văn trên có vẻ liên kết, nhưng thực ra các câu không thống nhất trong một nội dung ý nghĩa. 2.3. Ghi nhớ: - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. - Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất với nhau chặt chẽ, đồng thời phải biết nối các câu bằng những phương tiện liên kết thích hợp. 3. Luyện tập: Câu 1: Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí. 255
Gợi ý - (1) Giới thiệu về Hồ Chí Minh và sự giản dị của Hồ Chí Minh. - (2) Sự giản dị của Hồ Chí Minh trong nếp sống. - (3) Đời sống vật chất giản dị của Hồ Chí Minh hòa với đời sống tâm hồn phong phú. - (4) Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Hồ Chí Minh hòa quyện với những chân lí lớn của nhân dân cũng như thời đại. Câu 2. Phân tích tính liên kết của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh): a) Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến \"lũ cướp nước\") và đoạn văn thứ hai (từ \"Lịch sử ta\" đến \"dân tộc anh hùng\") được liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ đó. b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên. Gợi ý a) Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến \"lũ cướp nước\") và đoạn văn thứ hai (từ \"Lịch sử ta\" đến \"dân tộc anh hùng\") được liên kết với nhau bằng những từ ngữ: - Lặp lại các từ \"Bác\", \"giản dị\". - Sử dụng các từ gần nghĩa: \"giản dị\", \"trong sáng\", \"thanh bạch\". b) Những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên: 256
- Câu thứ nhất đoạn (3) liên kết với đoạn (2): \"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.\" - Câu thứ nhất đoạn (4) liên kết với đoạn (2) và đoạn (3): \"Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.\" Câu 3. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây (ở văn bản Đức tinh giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng). Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó. a) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Gợi ý Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó. - Cụm động từ: quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người => Động từ trung tâm: quý trọng => Thành tố phụ: biết bao kết quả sản xuất của con người - Cụm động từ: kính trọng như thế nào người phục vụ => Động từ trung tâm: kính trọng => Thành tố phụ: như thế nào, người phục vụ 257
- Cụm động từ: sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật = Động từ trung tâm: sống => Thành tố phụ: khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã hội đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó. Gợi ý Sau khi học xong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, em được hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là những năm tháng tất cả đều có một lòng nồng nàn yêu nước, thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến chống Pháp. Bài viết Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn, nhưng đầy đủ. Cái đầy đủ ở đây là đầy đủ về việc nêu lên được lòng yêu nước của con người Việt Nam từ xa xưa đến hiện tại của bài viết. \"Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ra ngày trước\". Cái \"ngày nay\" trong văn bản của Bác Hồ và hiện tại cuộc sống là hai thời điểm khác nhau. Nhưng em tin rằng, câu văn đó cũng sẽ đúng cả với những người Việt Nam hiện đại. - Tính mạch lạc: Tất cả các câu trong đoạn văn đều nhằm nói về cảm nhận của em sau khi học xong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn: + Phép thế: \"Những năm tháng tất cả đều có một lòng 258
nồng nàn yêu nước, thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến chống Pháp\" thay thế cho \"một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc\". + Phép lặp: Lặp từ \"công việc\", \"đầy đủ\", \"ngày nay\". + Phép nối: Sử dụng các từ ngữ có chức năng nối giữa các câu: \"Đó là\", \"Nhưng\". V. TƯỢNG ĐÀI VĨ ĐẠI NHẤT 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả Uông Ngọc Dậu: - Nhà báo Uông Ngọc Dậu, sinh năm 1957, quê Thanh Hóa - Vốn là nhà giáo, cuộc đời đã chọn ông trở thành một nhà báo. - Nhiều năm làm trưởng đại diện cơ quan Đài tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên, Uông Ngọc Dậu gắn bó và am hiểu Tây Nguyên như một người được sinh ra từ đó. - Chuyển ra Hà Nội, ông phụ trách Hệ phát thanh dân tộc. Tiếp tục mở ra biên độ mới, không phải chỉ là Tây Nguyên, mà là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong khắp cả nước. 1.2. Xuất xứ: Bài viết “Tượng đài vĩ đại nhất” viết nhân kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27-7-2012, trích trong “Bình luận 6 giờ” của Uông Ngọc Dậu nhằm tưởng nhớ tới công ơn của những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. 259
1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt: - Thể loại: Nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phương thức biểu đạt: nghị luận 1.4. Bố cục: - Phần 1: Từ đầu đến “truyền từ đời này sang đời khác”: - Phần 2: Tiếp theo đến “hàng triệu tâm tư”: - Phần 3: Tiếp theo đến “bình minh”: - Phần 4: Đoạn còn lại: Tình cảm của tác giả với tượng đài vĩ đại nhất 2. Nội dung kiến thức cơ bản: 2.1. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Văn bản “Tượng đài vĩ đại nhất” viết về vấn đề gì? Vì sao có thể cho rằng vấn đề đó rất đáng quan tâm? Gợi ý - Văn bản “Tượng đài vĩ đại nhất” viết về vấn đề sự hi sinh của con người Việt Nam. - Có thể cho rằng vấn đề đó rất đáng quan tâm vì sự hi sinh đó là sự đánh đổi cuộc sống, máu xương, mạng sống của con người để đổi lấy tương lai tương sáng về sau, cho các thế hệ tiếp theo. Câu 2. Mục đích của văn bản này là gì? Hãy chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó. Gợi ý 260
- Mục đích của văn bản là để cho người đọc thấy được sự hi sinh của con người Việt Nam, đặc biệt là trong kháng chiến và cho người đọc hiểu được \"tượng đài vĩ đại nhất\" là gì. - Lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó: + Lí lẽ (1): ++ \"Mỗi làng quê Việt Nam, dù ở vùng nào, giai đoạn nào, cũng lưu giữ những câu chuyện về sự hi sinh cao cả vì nghĩa lớn, vì cộng đồng, dân tộc.\" ++ \"Sự hi sinh, đóng góp công của, sức lực, trí tuệ vì non sông đất nước của người Việt Nam là vô bờ bến.\" + Bằng chứng (1): ++ \"Trên dải đất hình chữ S này, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi tấc đất đều thành sự tích, đều in hình bóng những anh hùng liệt sĩ xả thân vì dân tộc...\" ++ \"Trên mọi nẻo đường đất nước, từ Tây Bắc, Việt Bắc đến miền Trung, Nam Bộ, Tây Nguyên... từ con đường Trường Sơn đến con đường trên Biển Đông và cả con đường trên không, có nơi đâu không có dấu tích của cuộc chiến tranh vệ quốc; có nơi đâu không lưu giữ hình hài, vóc dáng của những người con ưu tú đất Việt! Mảnh đất có máu xương chiến sĩ trộn hòa trở nên vô cùng thiêng liêng; đấy chính là phên giậu, pháo đài, cột mốc vững bền.\" + Lí lẽ (2): \"Cách hi sinh vì nghĩa lớn của ngươi con đất Việt luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước.\" + Bằng chứng (2): ++ \"Biết bao nhà yêu nước cách mạng ra pháp 261
trường, biết đầu rơi, máu chảy vẫn lạc quan, tin vào ngày mai chiến thắng.\" ++ \"Hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt bớ tù đày, tra tấn bằng đủ thứ cực hình, vẫn một dạ trung kiên.\" ++ \"Những chiến sĩ ôm bom ba càng, bom xăng xông lên ngăn xe tăng giặc; những thanh niên xung phong biến mình thành cọc tiêu bên bom nổ chậm, dẫn đường cho đoàn xe ra trận, biết mình có thể hi sinh vẫn không chùn bước...\" Câu 3. Em hiểu \"tượng đài vĩ đại nhất\" mà tác giả muốn nói tới là gì? Vì sao đó lại là \"tượng đài vĩ đại nhất\"? Gợi ý - Em hiểu \"tượng đài vĩ đại nhất\" mà tác giả muốn nói tới là hình hài Tổ quốc. - Đó lại là \"tượng đài vĩ đại nhất\" vì trong hình hài Tổ quốc có máu xương, mồ hôi, công sức, trí tuệ của lớp lớp anh hùng, liệt sĩ qua bao thăng trầm vẫn nguyên vẹn, tròn đầy. Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống \"uống nước nhớ nguồn\". Gợi ý Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, em thích nhất là câu: \"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây\". Câu tục ngữ này nói đến việc con người phải biết ghi nhớ công ơn của những người đã tạo ra cho mình thành quả để thụ hưởng. Câu tục ngữ này đồng thời cũng 262
nói lên một truyền thống của người Việt Nam ta, đó là truyền thống \"uống nước nhớ nguồn\". Ngày nay, thế hệ trẻ càng nên phát huy truyền thống này. Bởi lẽ, đây là một truyền thống đẹp đẽ, thể hiện sự có trước, có sau, biết ơn của người Việt Nam. Đồng thời, khi thế hệ trẻ hiểu rằng để có một đất nước hòa bình, ấm no như ngày nay, cha ông từ bao đời trước đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu, công sức, trí tuệ. Đó là những vất vả, hi sinh lớn lao của thế hệ trước, thế hệ mà chỉ có thể hi vọng vào tương lai. Mà tương lai lại chính là thế hệ trẻ ngày nay. Chắc chắn, những bạn trẻ Việt Nam và trên thế giới đều biết ơn những thành quả tốt đẹp mà các thế hệ trước để lại, đều biết phát huy truyền thống \"uống nước nhớ nguồn\". VI. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG 1. Định hướng: 1.1. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống: Là trình bày ý kiến của mình (tán thành hay phản đối) về một vấn đề nào đó của đời sống bằng cách đưa ra lí lẽ rõ ràng, kết hợp với bằng chứng đa dạng để thuyết phục người đọc, người nghe. Vấn đề do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định: - Thế nào là yêu nước? - Yêu tiếng mẹ để có phải là yêu nước? - Thế nào là lối sống giản dị? - Tại sao cần tôn trọng đạo lí “uống nước nhớ nguồn”? 263
- Cần biết sống vì người khác. 1.2. Lưu ý viết nghị luận về một vấn đề trong đời sống: - Xác định được vấn để cần bàn luận. - Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến vấn đề xã hội cần nghị luận đó (tư liệu thực tế, những chuyện đã nghe, đã đọc, chuyện đã chứng kiến hay trải nghiệm của bản thân…) - Giải thích vấn đề và làm sáng tỏ ý kiến của mình bằng việc nêu ra lí lẽ và bằng chứng. 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?” 2.2. Chuẩn bị: - Đọc kỹ lại văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng và xem lại nội dung đọc hiểu văn bản này. - Xem mục “Định hướng” để nắm vững các yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội. - Tập hợp những hiểu biết từ sách, báo, … và đời sống thực tế về những câu nói nổi tiếng và tấm gương có lỗi sống cao đẹp, giản dị. 2.3. Tìm ý: Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là giản dị? - Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào? - Tại sao cần sống giản dị? - Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách, báo? 264
- Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị? 2.4. Lập dàn ý: Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận (Ví dụ: Những con người vĩ đại lại thường là những người giản dị - dẫn chứng cụ thể) - Nêu vấn đề: Cần sống giản dị b. Thân bài: - Nêu quan niêm về lối sống giản dị. Ví dụ: Giản dị là lối sống đơn giản, cần kiệm. - Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống (ăn, mặc, ở, nói, viết …) - Phân tích ý nghĩa vai trò của lối sống giản dị. Ví dụ: + Giản dị tạo nên sự hòa đồng, kết nối, cảm thông lới với mọi người + Một số tấm gương đã chứng minh vẻ đẹp của lối sống giản dị - Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị. Cần diễn đạt chân thật, cụ thể suy nghĩ của mình. c. Kết bài: - Khẳng định vai trò của lối sống giản dị. Ví dụ: Giản dị là một phẩm chất cao quý cần có ở mỗi con người. - Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em. 2.5. Viết: Dựa vào dàn ý đã lập, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau: 265
- Rèn luyện viết các đoạn văn: Đoạn mở bài, đoạn kết bài, đoạn văn phát triển một ý ở thân bài. - Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh. 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: - Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết); … + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả, … VII. NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG 1. Định hướng: 1.1. Thảo luận nhóm về một vấn đề: - Còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. - Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết 1.2. Để thực hiện thảo luận nhóm về một vấn đề, cần chú ý: - Dựa vào những văn bản đã học ở phần “Đọc hiểu văn bản” và nội dung phần “Viết” để lựa chọn vấn đề định thảo luận. 266
- Bày tỏ ý kiến về vấn đề (tán thành hay phản đối) - Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục mọi người - Bảo vệ ý kiến của mình bằng các lí lẽ, bằng chứng đồng thời tôn trọng, tiếp thu những ý kiến khác biệt. 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị?” 2.2. Chuẩn bị: - Đọc kỹ lại văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng và xem lại nội dung đọc hiểu văn bản này. - Xem mục “Định hướng” để nắm vững các yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội. - Tập hợp những hiểu biết từ sách, báo, … và đời sống thực tế về những câu nói nổi tiếng và tấm gương có lối sống cao đẹp, giản dị. - Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video, … và máy chiếu, màn hình (nếu có) 2.3. Tìm ý: Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là giản dị? - Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào? - Tại sao cần sống giản dị? - Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách, báo? - Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị? 267
2.4. Lập dàn ý: Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận (Ví dụ: Những con người vĩ đại lại thường là những người giản dị - dẫn chứng cụ thể) - Nêu vấn đề: Cần sống giản dị b. Thân bài: - Nêu quan niêm về lối sống giản dị. Ví dụ: Giản dị là lối sống đơn giản, cần kiệm. - Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống (ăn, mặc, ở, nói, viết …) - Phân tích ý nghĩa vai trò của lối sống giản dị. Ví dụ: + Giản dị tạo nên sự hòa đồng, kết nối, cảm thông lới với mọi người + Một số tấm gương đã chứng minh vẻ đẹp của lối sống giản dị - Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị. Cần diễn đạt chân thật, cụ thể suy nghĩ của mình. c. Kết bài: - Khẳng định vai trò của lối sống giản dị. Ví dụ: Giản dị là một phẩm chất cao quý cần có ở mỗi con người. - Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em. 2.5. Nói và nghe: - Nhóm trưởng điều hành việc thảo luận, nêu vấn đề thảo luận - Người nói: Dựa vào dàn ý đã lập, nêu lên ý kiến của mình trước nhóm. Chú ý cách trình bày, trao đổi. 268
- Người nghe: Ghi chép các nội dung chính và chú ý cách trình bày của người nói; trao đổi lại với các ý kiến còn khác biệt - Nhóm trưởng tổng kết các điểm đã thông nhất và điểm còn khác biệt (nếu có). 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: a. Người nói: - Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung, ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng. - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu và hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ. - Xem xét lại nội dung, cách thức trả lời câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn. b. Người nghe: - Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói bằng văn bản. - Tập trung chú ý theo dõi người nói; thể hiện sự mạnh dạn, cầu thị và thái độ hòa nhã, lịch sự khi trao đổi với người nói. 269
BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Tùy bút và tản văn: - Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí, là văn xuôi đậm chất trữ tình. - Tùy bút là thể văn xuôi trữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. ngôn ngữ của tùy bút rất giàu chất thơ. - Tản văn, một dạng bài gần với tùy bút, là thể văn xuôi sử dụng cả tự sự, trữ tình, nghị luận, … nêu lên các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm cá tính của tác giả. 2. Chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn: Chất trữ tình ở tùy bút và tản văn là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới. Vì thế, cái “tôi”, tưc con người tác giả, hiện lên rất rõ nét như: nhẹ nhàng, lặng lẽ hay sôi nổi; tinh tế, lịch lãm hay quyết liệt; sung sướng hay buồn rầu, căm giận; … Do chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc, miêu tả thiên nhiên thơ mộng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu, … nên ngôn ngữ của tùy bút và tản văn giàu chất thơ, chất trữ tình. 270
II. CÂY TRE VIỆT NAM: 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả Thép Mới: - Tên khai sinh là Hà Văn Lộc, sinh năm 1925 mất năm 1991, Quê ở Hà Nội. - Thép Mới là nhà báo, nhà văn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. - Sau khi nghỉ hưu, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và vẫn tiếp tục công tác với báo \"Nhân dân\" với cương vị bình luận viên cao cấp cho đến lúc qua đời vào ngày 28 tháng 8 năm 1991. - Tên ông được đặt cho một tuyến phố ở quận Long Biên. 1.2. Xuất xứ: “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt: - Thể loại: Bút kí chính luận trữ tình (Thuyết minh phim) - Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Biểu cảm. 1.4. Bố cục, nội dung từng phần: - Phần 1: Từ đầu đến “như người”: Giới thiệu chung về cây tre. - Phần 2: Tiếp theo đến “chung thủy”: Tre – người bạn gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam; - Phần 3: Tiếp theo đến “chiến đấu”: Tre đồng hành chiến đấu cùng dân tộc Việt Nam; - Phần 4: Đoạn còn lại: Hình ảnh cây tre khi Việt Nam đã 271
giành chiến thắng (tre gắn với đời sống tinh thần) và tre trong tương lai. 2. Nội dung kiến thức cơ bản: 2.1. Vẻ đẹp của cây tre: - Hình ảnh bên ngoài: Liên tưởng đến phẩm chất của con người: - Dáng vươn mộc mạc và thanh cao; mầm măng non mọc thẳng; Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng => từ măng đến tre đều mọc thẳng, dáng gầy, cao => được nhân hóa, so sánh với phẩm cách của con người; - Màu tre tươi nhũn nhặn => màu xanh bình dị, vừa phải, dễ chịu, không thái quá, rực rỡ hay gay gắt => tính cách khiêm tốn, nhún nhường; - Có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi, vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt => dễ thích nghi, không kén chọn; => Đức tính của người hiền (hiền tài): thanh cao, giản dị, ngay thẳng. 2.2. Ý nghĩa của tre đối với nông dân, người dân Việt Nam: a. Tre gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam: * Đời sống vật chất: - Giúp người hàng nghìn công việc khác nhau: cối xay tre, tre làm nhà, giang chẻ lạt, cho bóng mát - Từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay: chiếc nôi tre => nằm trên giường tre. * Đời sống tinh thần: 272
- Giang chẻ lạt, cho bóng mát nghĩ đến tình cảm lứa đôi: Lạt này gói bánh chưng xanh/ Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng… - Nguồn vui duy nhất của tuổi thơ: mấy que đánh chắt bằng tre; - Khúc nhạc đồng quê: sáo tre, sáo trúc; diều lá tre => Lối viết: “Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…/ Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời” => Lối viết sóng đôi, tạo nhịp điệu; “vang lưng trời” => âm thanh vang xa, rộng khắp một vùng, một không gian bạt ngàn => hình ảnh đẹp, lãng mạn, kỳ vĩ; - Văn hóa: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời; tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp => “nền văn hóa”: không phải một vài tập tục riêng rẽ, mà là cả một nền văn hóa từ ngàn xưa đến hiện tại, mang tính truyền thống, tính lịch sử (“lâu đời”); - Khi dân tộc Việt Nam giành chiến thắng: điệu múa sạp có từ ngày chiến thắng Điện Biên. b. Tre gắn bó với kháng chiến của nhân dân Việt Nam: - Câu văn “Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí” giàu nhịp điệu: có 4 đoạn ngắt, mỗi đoạn ngắt được kết thúc lần lượt bằng các thanh B – T (bằng – trắc) tạo nên nhịp điệu; - Sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm: “tất cả”. “Tất cả”: cuộc sống, gia đình, văn hóa, v.v… => Tre là vũ khí bảo vệ => Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. => Câu văn có sử dụng nhịp điệu kết hợp với từ ngữ => khẳng định giá trị của tre và cho thấy cảm xúc của người viết, 273
khơi lên cảm xúc nơi người đọc. * Tre là: - vũ khí - đồng chí chiến đấu - cái chông tre sông Hồng chống lại sắt thép quân thù (chú ý: tre: vật liệu tự nhiên, thô sơ >< sắt thép: những vật liệu để làm vũ khí cao cấp hơn) - tre xung phong vào xe tăng; - tre hi sinh để bảo vệ con người; - gậy tầm vông dựng Thành đồng Tổ quốc - anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. c. Vị trí của tre trong tương lai: - Khẳng định: “sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa”, nhưng tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc, bởi: - Tre đã gắn với con người Việt Nam qua rất nhiều thế hệ => Hình ảnh của tre là thân thuộc => Hình ảnh có sự kế tiếp, từ đời này sang đời khác truyền cho nhau; Tin tưởng vào truyền thống văn hóa: uống nước nhớ nguồn. - Tre có sức sống mãnh liệt, ở đâu cũng có thể sống được; - Tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam; 2.3. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật: a. Nghệ thuật: - Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; cách sử dụng các biện pháp tu từ, điệp ngữ, hoán dụ ... - Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết. b. Nội dung: 274
Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam; ĐANG BỔ SUNG VÀ CẬP NHẬT BẢN ĐỦ NGAY KHI HOÀN THÀNH (TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!) 275
276
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250
- 251
- 252
- 253
- 254
- 255
- 256
- 257
- 258
- 259
- 260
- 261
- 262
- 263
- 264
- 265
- 266
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- 272
- 273
- 274
- 275
- 276