- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm - Bài thơ gieo vần chân, trong mỗi khổ, tiếng cuối cùng của câu 1 vần với tiếng cuối cùng của câu 3. Tương tự, tiếng cuối cùng của câu 2 vần với tiếng cuối cùng của câu 4. - Ngắt nhịp: 2/3, 3/2 1.4. Bố cục và nội dung từng phần: - Phần 1: (Khổ thơ 1 + 2): Hình ảnh ông đồ xưa - Phần 2: (Khổ thơ 3 + 4): Hình ảnh ông đồ bị lãng quên - Phần 3: Khổ 5: Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ 1.5. Kết cấu của bài thơ: - Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là “Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa”. - Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Hình ảnh ông đồ xưa: - Tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, người xe nườm nượp qua lại - một khung cảnh đông vui, nhộn nhịp; một bức tranh giàu màu sắc, đường nét tươi tắn, rực rỡ. - Nổi bật giữa trung tâm bức tranh ấy là hình ảnh ông đồ. Ông đang là trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người: \"Bao nhiêu người thuê viết. Tấm tắc ngợi khen tài\". - Hình ảnh ông hoà cùng cái đông vui, náo nức của phố 51
phường ngày giáp Tết. => Ông chính là một trong những nơi gặp gỡ, hội tụ của văn hoá - tâm linh người Việt một thời. 2.2. Hình ảnh ông đồ bị lãng quên: - Ông đồ vẫn là hình ảnh trung tâm của bức tranh, là đối tượng miêu tả chính của tác giả. Ngoại trừ điều đó, xung quanh ông, mọi sự đã thay đổi. Ông đồ \"vẫn ngồi đấy\", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, \"không ai hay\". - Tác giả không miêu tả tâm trạng ông đồ, nhưng bằng biện pháp nhân hoá, hai câu thơ: \"Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu\" - Nói lên một cách thấm thía nhất, đắt nhất nỗi buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế. Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác. Ông đồ \"ngồi đấy\" chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. Hình ảnh \"lá vàng\" lìa cành và \"mưa bụi bay\" trong trời đất mênh mang là những ẩn dụ độc đáo cho sự tàn tạ, sụp đổ đó. => Hai khổ thơ tả cảnh nhưng chính là để thể hiện nỗi lòng của người trong cảnh. Đó là nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời. 2.3. Khổ cuối: Nỗi hoài niệm của tác giả với ông đồ: 52
- Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: \"Không thấy ông đồ xưa.\" Tứ thơ: cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh \"người muôn năm cũ\" gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn. - \"Người muôn năm cũ\", trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là \"bao nhiêu người thuê viết\" thời đó. Vì vậy, \"hồn\" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm. - Hai câu cuối là câu hỏi tu từ, đó như một lời tự vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ như rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó gợi lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua. 2.4. Tâm trạng của tác giả: Bài thơ chủ yếu khắc hoạ hình ảnh ông đồ, tác giả không trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình. Tuy nhiên, thông qua giọng thơ lúc hân hoan, lúc trầm lắng; qua hình ảnh thiên nhiên lúc đẹp tươi, lúc rơi rụng tàn tạ; qua những câu nghi vấn mà thực chất là lời tự vấn, nỗi day dứt, người đọc có thể dễ dàng nhận ra một Vũ Đình Liên như đang lặng lẽ đứng ở một góc phố khuất dõi theo số phận của ông đồ với một niềm mến yêu, thương cảm và nhớ tiếc rưng rưng. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: 53
Câu 1: Bài thơ “Ông đồ” viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì? Gợi ý - Bài thơ viết về ông đồ viết thư pháp thời xưa và sự lãng quên của xã hội với ông đồ. - Bài thơ là tiếng nói thẳm sâu tận đáy lòng của tác giả trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp của cảnh cũ, người xưa Câu 2: Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì? Gợi ý - Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày nay. - Qua đó thể hiện sự thay đổi và vắng bóng nghệ thuật thư pháp, vắng hình ảnh ông đồ. Câu 3: Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì? Gợi ý - Khổ 1+2: hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người. Ngày ấy nghệ thuật thư pháp còn được coi trọng 54
- Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn \"người thuê viết\". => Sự khác nhau gợi cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Câu 4: Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó. Gợi ý * Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài: - Nhân hóa: “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” => Giấy, mực không được động đến nên buồn sầu. Chúng cũng có tâm hồn, cảm xúc như con người. - So sánh: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay” => Tài năng viết chữ của ông đồ. Ông viết đẹp, nghệ thuật như phượng múa, rồng bay. Câu 5: Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau: “Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu…” “Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay” Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao? Gợi ý 55
“Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu…” “Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay” - Là những câu thơ không chỉ tả cảnh. Tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá làm cho giấy, mực, những vật vô tri cũng biết sầu buồn. Phải chăng, cái buồn của bản thân ông đồ cũng làm lây nhiễm sang cảnh vật? Lá vàng, mưa bụi thật là buồn. Lá lại rơi trên giấy không thắm, mưa bụi lại làm cho cảnh vật như nhoè mờ. Ông đồ đã bị lãng quên, càng bị khuất lấp. - Những câu thơ như thế đã làm cho bài thơ tạo được cho người đọc ấn tượng và ám ảnh sâu sắc Câu 6: Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào? Gợi ý - Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. - Ý tưởng vẽ hình minh họa do học sinh tự nghĩ (có thể hình ảnh ông đồ đang cặm cụi viết chữ…) 56
IV. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Từ trái nghĩa: 1.1. Ví dụ: Đọc đoạn câu thơ sau rồi trả lời các câu hỏi: “Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.” (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lý Bạch) \"Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đã khác bao” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Hạ Tri Chương) a) Tìm trong bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San các cặp từ trái nghĩa. b) Tìm từ trái nghĩa với từ già trong rau già, cau già. 1.2. Nhận xét: a) Các cặp từ trái nghĩa: - ngẩng - cúi (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); - trẻ - già, đi - trở lại (Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê). b) Tìm từ trái nghĩa với từ già: - trẻ - già trái nghĩa với nhau về tuổi tác; - Trong trường hợp rau già, cau già, trái nghĩa với già là non (rau non, cau non) 1.3. Ghi nhớ: a. Khái niệm: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 57
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau b. Sử dụng từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 2. So sánh: 2.1. Ví dụ: Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy? So sánh như thế nhằm mục đích gì? Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan 2.2. Nhận xét: * Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh: Trẻ em như búp trên cành. * Các sự vật, sự việc được so sánh: “Trẻ em” được so sánh với “búp trên cành”. * Cơ sở để so sánh: Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác. - Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng. 58
- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt. 2.3. Ghi nhớ: a. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. b. Mô hình so sánh: Từ ss Vế B Vế Phương diện ss A Trẻ em Như Búp trên cành 3. Câu nghi vấn: 3.1. Ví dụ: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: - Không đau con ạ! (2)- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? (3) Hay là u thương chúng con đói quá? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) - Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? - Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì? 3.2. Nhận xét: - Các câu nghi vấn trong đoạn văn trên là: câu (1), (2), (3). - Đặc điểm hình thức nhận dạng các câu trên là câu nghi 59
vấn, đó là: khi nói, ta nhấn giọng ở những từ dùng để hỏi (không, thế sao, hay là…). Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). - Các câu nghi vấn trên dùng để hỏi. 3.3. Ghi nhớ: a. Khái niệm: - Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)…không, (đã)…chứ…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. b. Chức năng: - Chức năng chính là dùng để hỏi. - Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…và không yêu cầu ngƣời đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. c. Lưu ý: Dấu chấm hỏi mới chỉ là hình thức để nhận biết câu nghi vấn, ngoài hình thức còn phải chú ý đến nội dung, ý nghĩa của câu. 4. Luyện tập: Câu 1: Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì? 60
Gợi ý Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập nhau về nghĩa: - “Còng” với “thẳng” - “Xanh rờn” với “bạc trắng” - “Cao” với “thấp” - “Giời” với “đất” => Các cặp từ đối góp phần làm nổi bật sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ và hàng cau quen thuộc. Qua đó, càng thấy rõ hơn tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ theo năm tháng Câu 2: Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây: Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ (Đỗ Trung Lai) Gợi ý Biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ” với hình ảnh người mẹ già gầy mòn đã mang đến tác dụng: - Miêu tả: gợi lên hình ảnh người mẹ già héo hắt, gầy guộc như miếng cau khô. - Biểu cảm: thể hiện tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ ngày một già đi. Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ dùng động từ “nâng” thể hiện sự trân trọng và động từ “cầm” 61
diễn tả sự dồn nén cảm xúc xót xa khi thấy hình ảnh gầy mòn của người mẹ thân yêu. Câu 3: Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả? Gợi ý Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” là một câu hỏi bâng quơ ngẩn ngơ của người con khi ngước lên nhìn trời. Người con bần thần trước sự già đi quá nhanh của mẹ, xót xa vì thời gian trôi quá nhanh kéo theo tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ mà nhà thơ hằng gắn bó, yêu thương Câu 4: Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì? Gợi ý Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ: - Người thuê viết nay đâu? - Hồn ở đâu bây giờ? => Câu hỏi thể hiện sự nuối tiếc hoài niệm khi tận mắt chứng kiến một tục lệ, một nét văn hóa đẹp dần trôi vào dĩ vãng. 62
V. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: TIẾNG GÀ TRƯA 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả: - Tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh sinh năm 1942 mất năm 1988 (trong một tai nạn giao thông cùng chồng và con), quê ở làng La Khê, Hà Đông, Hà Nội - Là nữ nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Năm 2017, Xuân Quỳnh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - Đặc điểm thơ: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. - Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982) … 1.2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt, vần, nhịp bài thơ: - Thể thơ: Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 63
- Cách gieo vần trong bài thơ rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. - Các dòng thơ chủ yếu ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, có dòng thơ ngắt nhịp 1/4. 1.4. Bố cục: 3 phần: - Phần 1: Khổ 1: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. - Phần 2: 5 khổ tiếp theo: Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. - Phần 3: 2 khổ còn lại: Tiếng gà trưa gợi những suy tư. 2. Những kiến thức cơ bản: 2.1. Tiếng gà trưa trên đường hành quân: - Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ. - Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta” => Âm thanh tự nhiên, chân thực. - Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: + Nghe xao động nắng trưa. + Nghe bàn chân đỡ mỏi. + Nghe gọi về tuổi thơ - Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân. 2.2. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu: 2.2.1. Những kỉ niệm tuổi thơ: 64
- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh. - Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng. - Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu. - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới. => Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam. 2.2.2. Hình ảnh người bà và tình bà cháu: - Bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn/ Rồi sau này lang mặt” => Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm soc của bà dành cho cháu. - Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới” => Tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà. 2.3. Tiếng gà trưa gợi những suy tư: - Tiếng gà trưa mang đến hạnh phúc vì nó làm thức dậy biết bao tình cảm cao đẹp: tình bà cháu, tình xóm làng, tình cảm gia đình… Niềm hạnh phúc ấy đem vào giấc ngủ hồng sắc trứng. - Nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc (vì lòng yêu Tổ quốc, 65
vì xóm làng thân thuộc, vì bà…): qua đó, nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể. - Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc. 2.4. Tình bà cháu trong bài thơ: - Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. - Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. - Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay. 2.5. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. b. Nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên. - Hình ảnh thơ bình dị, chân thực. - Sử dụng điệp từ. 66
3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai? Gợi ý - Cảm xúc xuyên suốt bài thơ chính là nỗi nhớ. - Nguồn khơi gợi cảm xúc: + Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu, cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương. + Diễn biến mạch cảm xúc: khi nghe thấy tiếng gà trưa => Tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường. - Người xưng cháu trong bài thơ chính là người lính đang trên đường ra trận. Câu 2: Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỷ niệm nào nhất? Vì sao? 67
Gợi ý - Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần ở đầu của 3 khổ thơ 2, 3 và 5. - Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ. - Hình ảnh ấn tượng: Hình ảnh người bà lo lắng chăm nuôi đàn gà, đùm bọc chắt chiu để dành dụm tiền mua quần áo mới cho người cháu, xây lên những ước mơ tươi đẹp tuổi thần tiên. Hình ảnh đó thể hiện được tình cảm bà cháu thân thuộc, bà hết lòng tần tảo hy sinh để cháu có cuộc sống ấm no hạnh phúc Câu 3: Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà? Gợi ý Người bà hiện lên qua các hình ảnh, chi tiết: - Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu - Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới. 68
- Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu. => Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà. Câu 4: Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn? Gợi ý Mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn, ta phải một mình chống đỡ và giải quyết những vấn đề phức tạp. Khi ấy, những ký ức về ngày bé thơ được chăm bẵm nâng niu sẽ bất giác hiện lên. Một cách vô thức, ta chợt nhớ tới bố mẹ, ông bà và gia đình thân yêu, những người đã chăm sóc lo lắng cho ta từng miếng ăn giấc ngủ, để ta có được ngày này, dũng cảm đối diện với những khó khăn phía trước. VI. TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ 1. Định hướng: - Thơ bốn chữ: Mỗi dòng có bốn chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3. - Thơ năm chữ: Mỗi dòng có năm chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1. - Các dòng ở cùng một khổ trong bài thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau. - Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân (vần 69
được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ) hay vẫn hỗn hợp (vần được gieo không theo trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể có nhiều vần. 2. Thực hành: a) Điền từ thích hợp ở trong ngoặc vào chỗ trống trong các khổ thơ sau. Từ đó xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ. Bài thơ 1: (ngay, trong, đây) Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào (...) Mát ơi là mát! (Xuân Quỳnh) Bài thơ 2: (băm, cày, lao) (mịt, sương, mờ) Ngựa phăm phăm bốn vó Như (...) xuống mặt đường Mặc sớm rừng mù (...) Mặc đêm đông giá buốt (Phan Thị Thanh Nhàn) b) Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè) hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích) Gợi ý a) Điền từ vào chỗ trống. Xác định cách gieo vần - Bài thơ 1: 70
Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát! => Bài thơ gieo vần chân, tiếng cuối cùng của câu 2 (nong) vần với tiếng cuối cùng của câu 3 (trong). - Bài thơ 2: Ngựa phăm phăm bốn vó Như băm xuống mặt đường Mặc sớm rừng mù sương Mặc đêm đông giá buốt. => Gieo vần lưng và vần chân: phăm – băm, đường – sương. b) Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè). * Chuẩn bị: - Em muốn viết về ai hay kỉ niệm nào, loài vật, loài cây nào? - Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng ấy như thế nào? * Viết bài thơ: - Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng; qua đó, thể hiện cảm xúc, tình cảm của em dành cho đối tượng. - Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện đặc điểm của đối tượng. Hãy vận dụng các biện pháp tu từ như tương phản, so sánh, điệp cấu trúc… để làm bài thơ. - Sắp xếp các từ ngữ trong dòng thơ và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ. 71
* Kiểm tra và chỉnh sửa: - Đọc lại bài thơ đã viết - Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ chưa? - Bài thơ có tập trung thể hiện đối tượng mà em chọn viết và tình cảm của em với đối tượng đó không? - Có cần thay thế từ ngữ nào để bài thơ hay hơn không? * Tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau: Em yêu màu đỏ Như máu con tim Lá cờ tổ quốc Khăn quàng đội viên Em yêu màu xanh Đồng bằng, rừng núi Biển đầy cá tôm Bầu trời cao vợi Em yêu màu vàng Lúa đồng chín rộ Hoa cúc mùa thu Nắng trời rực rỡ (Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân) VII. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ 1. Định hướng: a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ: 72
- Trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”. - Đoạn văn có thể nêu cảm xúc của em về nội dung một dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích. b. Khi viết các em cần chú ý: - Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em. - Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao? 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh). 2.2. Chuẩn bị: - Đọc và nắm vững nội dung bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai - Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 2.3. Tìm ý: Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Em thích nhất dòng thơ, khổ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ? - Ở dòng, khổ, đoạn thơ hay bài thơ có gì đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật? 73
- Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật ấy mang lại cho em những cảm xúc gì? 2.4. Lập dàn ý: Lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: a. Mở đoạn: - Giới thiệu bài thơ, tác giả của bài thơ định bày tỏ cảm xúc. Dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ - Ví dụ: Trong khổ thơ đầu của bài “Mẹ’, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. b. Thân đoạn: Lần lượt nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn c. Kết đoạn: - Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc - Ví dụ: Có thể nói, biện pháp tu từ so sánh đã góp phần thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ 2.5. Viết: - Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập - Khi viết cần sử dụng được các từ ngữ ghi lại một cách sinh động và chính xác cảm xúc của em 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Tự phát hiện và biết sửa các lỗi về viết như: 74
+ Lỗi về ý: Thiếu ý (sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung bài viết) … + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả VIII. NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ 1. Định hướng: 1.1. Vì sao cần trao đổi một vấn đề? - Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. - Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học. 1.2. Lưu ý khi trao đổi một vấn đề: - Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ, năm chữ). - Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi. - Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó. - Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác. 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Trong các bài thơ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao? 2.2. Chuẩn bị: Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh 75
- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh - Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 2.3. Tìm ý: Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Trong bài thơ, em thích hoặc ấn tượng với điều gì nhất? - Điều đó đã được thể hiện ở những yếu tố nào? - Vì sao em thích hoặc ấn tượng với điều đó? 2.4. Lập dàn ý: Lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: a. Mở đầu: - Giới thiệu bài thơ, tác giả của bài thơ định bày tỏ cảm xúc. - Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ. b. Nội dung chính: Lần lượt nêu ý kiến cụ thể của em về các biện pháp tu từ đặc sắc đã xác định ở phần đầu c. Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân 2.5. Nói và nghe: a. Người nói: - Nêu lên ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp - Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương iện hỗ trợ phù hợp; thực hiện đúng thời gian dự kiến. 76
- Chú ý điều chỉnh giọng điệu, cách trình bày; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. - Có thể trả lời câu hỏi của người nghe sau khi trình bày xong hoặc kết hợp với trả lời từng phần trong khi trình bày. b. Người nghe: - Tập trung theo dõi và nắm được thông tin từ người nói; ghi chép các ý chính và các điểm chưa rõ cần hỏi lại. - Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Nêu câu hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc muốn mở rộng hiểu biết; trao đổi lại về các chi tiết, nội dung mà em thấy chưa thuyết phục. 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: a. Người nói: - Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung, ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng. - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ … - Xem xét lại nội dung, cách thức trả lời câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn. b. Người nghe: - Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói bằng văn bản. - Tập trung chú ý theo dõi người nói; thể hiện sự mạnh dạn, cầu thị và thái độ hòa nhã, lịch sự khi trao đổi với người nói. 77
BÀI 3: TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Truyện khoa học viễn tưởng: - Khái niệm: Là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ. Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời. - Đề tài: Truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với các lĩnh vực khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng Trái Đất... Ví dụ: Đề tài của tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển (Giuyn Véc-nơ) là câu chuyện khám phá đại dương đầy bí ẩn. - Sự kiện: Có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện. Ví dụ: Từ việc bắt đầu có tàu ngầm thô sơ, Véc-nơ đã tưởng tượng ra con tàu No-ti-lớt (Nautilus) có đặc điểm như một tàu ngầm hiện đại. - Tình huống: Truyện khoa học viễn tưởng thường đột ngột, bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm... Ví dụ: Tình huống trong văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) của Véc-nơ là khi tàu No-ti-lớt gặp đàn bạch tuộc khổng lồ và diễn biến của cuộc chiến đấu chống lại chúng. - Cốt truyện: Thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ; với những sự kiện \"đi trước thời gian\", những tình huống táo bạo, bất ngờ... Ví dụ: Cốt truyện của Hai vạn dặm 78
dưới đáy biển là câu chuyện kể về hàng loạt sự kiện phiêu lưu, mạo hiểm của đoàn thủy thủ và những nhà khoa học trên tàu ngầm No-ti-lớt. - Nhân vật: Thường là những con người thông thái (nhà khoa học, nhà phát minh, sáng chế...) trong các lĩnh vực (đề tài) mà tác phẩm đề cập. Ví dụ: Các nhân vật trong Hai vạn dặm dưới đáy biển là Giáo sư A-rôn-nác (Aronnax) - người say mê khám phá sinh vật biển; thuyền trưởng Nê-mô (Nemo) - chủ nhân của con tàu bí ẩn No-ti-lớt... - Bối cảnh: Thường gắn với đề tài của truyện. Ví dụ: Câu chuyện trong tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển diễn ra trong nhiều ngày, nhiều thời điểm, ở một không gian biển cả rộng lớn (hai vạn dặm), hoành tráng và bí hiểm. 2. Số từ và phó từ: 2.1. Số từ: - Là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ đứng trước danh từ; - Ví dụ: ba tầng, năm canh. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ; ví dụ: tầng ba, canh năm. 2.2. Phó từ: - Là những từ chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ hoặc đại từ để bổ sung các ý nghĩa. - Các ý nghĩa: + Số ít hoặc số nhiều, ví dụ: mỗi người, các bạn, những ai + Cầu khiến, ví dụ: hãy đứng dậy, đừng về, ... + Thời gian, ví dụ: đang đi, đã đến, ... 79
+ Mức độ, ví dụ: rất đẹp, hơi khó, giỏi lắm, ... + Sự tiếp diễn, ví dụ: vẫn khỏe, cứ nói ... + Sự diễn ra đồng thời, tương tự, ví dụ: đều biết, cũng nói + Sự khẳng định, phủ định, ví dụ: không hiểu, chẳng cần + Tính thường xuyên, liên tục hay gián đoạn, bất ngờ, ví dụ: thường nói, luôn có mặt, bỗng đổ mưa + Sự hoàn thành, kết quả, ví dụ: nói xong, về rồi, nghĩ ra + Sự lặp lại, ví dụ: hỏi lại, nghĩ đi nghĩ lại... II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: BẠCH TUỘC 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả Giuyn Véc-nơ (Jules Verne) - Giuyn Véc-nơ sinh năm 1828 mất năm 1905, là nhà văn người Pháp nổi tiếng. - Phong cách sáng tác: Đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “Cha đẻ” của thể loại này. - Giuyn Véc-nơ đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu bằng máy bay, tàu ngầm hay những chuyến du hành vào vũ trụ trước khi những phương tiện này được con người phát minh trong thực tế. 80
- Tác phẩm tiêu biểu: Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873) - Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần. 1.2. Xuất xứ: Văn bản “Bạch tuộc” trích từ tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” sáng tác năm 1870 của Giuyn Véc-nơ. 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể: - Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, lời của nhân vật “tôi” 1.4. Bố cục, nội dung từng phần: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến “Đèn trên trần bật sáng”: Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ. - Phần 2: Đoạn còn lại: Cuộc chiến của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ: - Hoàn cảnh xuất hiện: Tàu No-ti-lớt lặn xuống biển, cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. - Cuộc nói chuyện của Nét với Giáo sư A-rôn-nác về những con bạch tuộc. => Qua cuộc nói chuyện giữa 81
Nét và Giáo sư A-rôn-nác, độc giả có những hình dung ban đầu về con bạch tuộc. Đó là một con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương. - Con bạch tuộc khổng lồ được miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Đây là một con vật rất to lớn, như một con quái vật dưới biển sâu: + Con bạch tuộc dài chừng tám mét. + Nó bơi lùi rất nhanh. + Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy. + Tám chân từ đầu mọc ra, dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. + Có hai trăm rưỡi cái giác ở trong vòi. + Hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. + Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. + Thân hình thoi. + Nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. + Màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ. + Vòi bạch tuộc có khả năng mọc lại. => Trong miêu tả của tác giả, có những chi tiết giống với đặc điểm thực tế của loài bạch tuộc, có những chi tiết mang tính tưởng tượng. Khi tác phẩm ra đời, chỉ một số người đi biển mới từng gặp bạch tuộc. Bằng trí tưởng tượng rất phong phú, tác giả đã giúp độc giả hình dung được một loài vật đáng sợ. 2.2. Cuộc chiến đấu với con bạch tuộc: 2.2.1. Con bạch tuộc: 82
- Một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một con rắn, hai chục cái vòi nữa thì ngoằn ngoèo ở phía trên. - Một cái vòi lao tới, nhấc bổng người thủy thủ lên. - Tám vòi thì bảy vòi bị chặt đứt, cái vòi còn lại vẫn quấn chặt người thủy thủ trên không. - Phun ra chất lỏng màu đen. Cuốn theo một người thủy thủ xuống biển. - Một con bạch tuộc quật ngã Nét, định nuốt chửng anh. - Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, lặn xuống biển sâu. => Đàn bạch tuộc hung hãn, tàn bạo, sẵn sàng giết chết đoàn thủy thủ nhưng cuối cùng đã nhận kết cục thua trận, phải chạy trốn xuống biển. 2.2.2. Đoàn thủy thủ: - Sẵn sàng giáp chiến với con bạch tuộc khổng lồ. Thuyền trưởng Nê-mô chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp. - Viên thuyền phó, các thủy thủ và ba nhà khoa học chiến đấu với những con bạch tuộc khác đang bò trên thành tàu. - Thuyền trưởng và mọi người định lao đến cứu người thủy thủ. - Ai cũng sôi sục tinh thần căm thù. - Nét phóng lao nhọn vào mắt con quái vật. Nê-mô lao đến cứu Nét. - Đoàn thủy thủ chiến thắng, đứng lặng người nhìn xuống biển cả. 83
=> Đoàn thủy thủ dũng cảm, kiên cường chống lại lũ quái vật biển sâu. Trong cuộc chiến đó, ta không chỉ thấy được sự anh dũng mà còn thấy được tinh thần đoàn kết, tình yêu thương. Những người thủy thủ không ngại nguy hiểm để cứu đồng đội của mình, và họ rất đau đớn trước sự hi sinh của đồng hương. 2.2.3. Nhận xét: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, kịch tính, hấp dẫn. - Sử dụng những từ ngữ giàu sức biểu cảm cùng những câu cảm thán bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người tham gia cuộc chiến giúp người đọc hình dung rõ được sự cam go, nguy hiểm của cuộc chiến. 2.3. Những chi tiết đặc sắc: - Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu khoa học: + Sự ra đời của tàu ngầm. + Hình ảnh con bạch tuộc - một loài vật mà có người đã trực tiếp thấy. - Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn: + Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét. => Khi tác phẩm ra đời, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai nhưng tác giả đã tưởng tượng đến viễn cảnh chiếc tàu có thể lặn được thực tế ở độ sâu hai, ba ngàn mét. + Chi tiết miêu tả những con bạch tuộc: lao nhọn, súng bắn đều vô hiệu, bạch tuộc rất to lớn, khổng lồ, vòi của bạch tuộc có khả năng mọc lại, đặc điểm của loài bạch tuộc... 84
=> Lúc này, chỉ một số người đi biển mới nhìn thấy bạch tuộc, nhưng tác giả đã có thể hình dung được những đặc điểm cụ thể của loài bạch tuộc (về kích cỡ), tưởng tượng ra trận chiến giữa chúng với đoàn thủy thủ. => Tác giả đã dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ cùng với những hiểu biết của mình và trí tưởng tượng phong phú để sáng tạo nên một câu chuyện kịch tính, li kì, hấp dẫn, mở ra một thế giới mới mẻ, thú vị cho độc giả. 2.4. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tinh yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ. b. Bài học: - Khi gặp khó khăn hay hiểm nguy, hãy dũng cảm đối mặt với nó, hãy \"chiến đấu\" với những thử thách đến cùng. Chiến thắng sẽ thuộc về những người kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ. - Hãy biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn; không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà bỏ mặc người khác. - Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để vượt qua, chiến thắng được khó khăn, thử thách trong cuộc sống. c. Nghệ thuật: 85
- Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. - Từ ngữ giàu gợi hình gợi cảm. - Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, những câu cảm thán. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào? Gợi ý - Đoạn trích kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai. - Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-lớt với những con quái vật bạch tuộc Câu 2: Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc. Gợi ý Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc: - Bạch tuộc dài tám mét, mắt màu xanh xám nhìn thẳng không động đậy với tám chân mọc dài gấp đôi thân và luôn uốn cong. 86
- Hai hàm răng bạch tuộc cứng cáp, giống cái mỏ vẹt bằng sừng, nhọn và rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. - Thân hình đồ sộ nặng hai mươi, hai lăm tấn, màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ. => Có thể thấy, đây là một con bạch tuộc khổng lồ với các bộ phận đáng sợ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người trên tàu cũng như các sinh vật khác dưới đáy đại dương Câu 3: Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học? Gợi ý Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học: - Tác giả đưa ra những miêu tả về thiên nhiên như: từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ. - Kể ra một số thiết bị trên tàu với đặc điểm và chức năng phù hợp logic, là thành tựu của các môn khoa học như: các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến đấu của con tàu ... Câu 4: Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản như thế nào? Gợi ý Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến 87
đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước. Tình yêu thương còn thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt. Câu 5: Nhân vật nào trong văn bản Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4-5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này Gợi ý Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản là thuyền trưởng Nemo. Trong tưởng tượng của em, Nemo là một người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh với vầng trán cao và ánh mắt sáng. Ông đã điều khiển cả con tàu, yêu thương gắn bó từng con người và bộ phận của chiếc tàu kỳ diệu đã giúp họ khám phá vô số những bí mật dưới đáy đại dương. III. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: CHẤT LÀM GỈ 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả Rây Brét-bơ-ry (Ray Bradbury Douglas) - Rây Brét-bơ-ry sinh năm 1920 mất năm 2012 là nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng, và bí ẩn người Mỹ. - Ông nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết “451 độ F” (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như “The Martian 88
Chronicles” (1950) và “Người minh họa” (The Illustrated Man, 1951). - Rây Brét-bơ-ry là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và 21 của nước Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình. 1.2. Xuất xứ: Văn bản trích từ “Truyện khoa học viễn tưởng chọn lọc” do Thái Hà Dịch, nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 1.3. Thể loại, ngôi kể, nhân vật: - Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng - Truyện khoa học viễn tưởng là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học, thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ. - Ngôi kể: Ngôi thứ ba - Nhân vật: Đại tá, Trung sĩ Hô-lít, bác sĩ Mét-thiu, người lính gác. Nhân vật chính là Đại tá và Trung sĩ Hô-lít. 1.4. Bố cục, nội dung từng phần: - Phần 1: Từ đầu đến “Tạm biệt đại tá”: Cuộc đối thoại giữa viên đại tá và trung sĩ. - Phần 2: Đoạn còn lại: Thái độ của viên đại tá sau cuộc đối thoại 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Nhân vật đại tá: 89
- Đại tá muốn thuyên chuyển viên trung sĩ đi nơi khác, có thể là sang bên kia đại dương và phục vụ trong một quân đoàn nào đó thật xa. - Khi nghe trung sĩ nói ý tưởng tạo ra chất làm hoen gỉ để biến sắt thép, vũ khí thành bụi, Đại tá không tin vào ý tưởng của viên trung sĩ. - Khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu vì đại tá nghĩ rằng viên trung sĩ cần có sự giúp đỡ của bác sĩ khám chữa. => Nhân vật đại tá là một người có tính cách nóng nảy và độc đoán. Ông gạt phăng tất cả những dự định, ước mơ của viên trung sĩ và khăng khăng yêu cầu cấp dưới phải làm theo mệnh lệnh, còn gọi cho bác sĩ vì cho rằng trung sĩ có vấn đề thần kinh. - Viên đại tá cho rằng những ý nghĩ của trung sĩ là điên rồ và gọi cho bác sĩ để chữa trị cho anh ta. Nhưng sau đó, tất cả những điều mà trung sĩ nói lại trở thành hiện thực khi súng và các thiết bị điện tử bị hóa thành bột mịn khiến đại tá tức điên lên. - Đại tá ra lệnh cho lính gác lập tức bắn chết trung sĩ nhưng lính gác không thể làm theo vì những khẩu súng của họ đang biến thành vụn sắt gỉ màu vàng. => Kết thúc truyện đặc sắc ở chỗ khẩu súng lục kim loại của đại tá cất trong ngăn kéo đã biến thành vụn sắt gỉ, ông tức 90
giận vô cùng và đuổi bắt viên trung sĩ. Đại tá sẽ không làm gì được viên trung sĩ. 2.2. Nhân vật trung sĩ: - Viên trung sĩ muốn sống không có chiến tranh. - Anh muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường. - Anh biết đại tá và mọi người không ai tin vào ý tưởng của mình. - Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở lời đối thoại nói về ước mơ của viên trung sĩ qua các đoạn văn: + “Tôi muốn sống không có chiến tranh…như vậy đó,” + “Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy…tan vụn ra thành bụi ngay”. + “Đại tá hẳn nghĩ rằng tôi đánh lừa đại tá…thảm họa chiến tranh.” - Anh bị đại tá coi là thần kinh và đề nghị đến bác sĩ khám. - Tất cả những điều mà trung sĩ nói lại trở thành hiện thực khi súng và các thiết bị điện tử bị hóa thành bột mịn khiến đại tá tức điên lên. => Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa xóa bỏ vũ khí để chấm dứt chiến tranh. 91
2.3. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: Truyện kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng. Viên đại tá đã cho rằng những ý tưởng đó là điên rồ và gọi điện cho bác sĩ nhưng sau đó lại tức điên lên vì những điều trung sĩ nói đều trở thành hiện thực. b. Nghệ thuật: - Ngôi kể thứ ba làm câu chuyện khách quan - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. - Từ ngữ giàu gợi hình gợi cảm. - Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, khắc họa rõ tính cách nhân vật. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá? Gợi ý Lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá bắn viên trung sĩ vì những khẩu súng của họ đang biến thành vụn sắt gỉ màu vàng. Câu 2: Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Ý tưởng làm hoen gỉ các vật làm bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy? Gợi ý 92
Em hiểu “chất làm gỉ” là chất khiến các loại súng máy, vũ khí chiến tranh bị hóa thành bột hoặc vô hiệu hóa, không thể thực hiện chức năng chiến đấu, giết chóc Câu 3: Hãy nêu nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá trong truyện Gợi ý Nhân vật đại tá là một người có tính cách nóng nảy và độc đoán. Ông gạt phăng tất cả những dự định, ước mơ của viên trung sĩ và khăng khăng yêu cầu cấp dưới phải làm theo mệnh lệnh, còn gọi cho bác sĩ vì cho rằng trung sĩ có vấn đề thần kinh Câu 4: Truyện thể hiện ước mơ gì của người viết? Điều đó còn có ý nghĩa với xã hội hiện nay không? Vì sao? Gợi ý - Truyện thể hiện ước mơ xóa bỏ vũ khí, chấm dứt chiến tranh của người viết. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội hiện nay. Khi các nước phát triển đang chạy đua vũ trang, phát minh ra các loại vũ khí vô cùng tân tiến thì nguy cơ bùng phát chiến tranh lại càng cao. - Chính vì thế tác phẩm này đã thể hiện một ước mơ về một chất có thể giúp xóa bỏ các loại vũ khí chết chóc, hướng đến mục đích vì hòa bình của thế giới. IV. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Phó từ: 93
1.1. Ví dụ: Các từ in đậm trong câu văn sau đây bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đây quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất - nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. (Em bé thông minh) b) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. (Tô Hoài) ? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ? 1.2. Nhận xét: * Ví dụ 1a. - Đã: đi - Cũng: ra - vẫn chưa: thấy - thật: lỗi lạc * Ví dụ 1b. - Được: soi gương - rất: ưa nhìn - ra: to - rất: bướng * Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại: - Động từ: đi, ra, thấy, soi - Tính từ: lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng. 94
* Các từ in đậm đứng ở vị trí phần phụ trước hoặc phần sau trong cụm từ. 1.3. Ghi nhớ: a. Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó. b. Vị trí: Phó từ có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ hoặc tính từ. c. Các loại phó từ: - Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Quan hệ thời gian; mức độ; sự tiếp diễn tương tự; sự phủ định; sự cầu khiến. - Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Khả năng, kết quả và hướng, mức độ. 2. Số từ: 2.1. Ví dụ: 1) Các từ được in đậm trong các câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì? a) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) b) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. (Thánh Gióng) 95
2) Từ đôi trong câu \"... mỗi thứ một đôi\" có phải là số từ không? Vì sao? 3) Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi. 2.2. Nhận xét: 1) Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ: - (hai) chàng - (một trăm) ván cơm nếp - (một trăm) nệp bánh chưng - (chín) ngà - (chín) cựa - (chín) hồng mao - (một) đôi. - (sáu) Hùng Vương 2) Từ đôi trong \"một đôi\" không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. 3) Một số từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như đôi: tá, cặp, chục. 2. 3. Ghi nhớ: - Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. - Khi biểu thị số lượng của sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. 3. Luyện tập: Câu 1: Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm a) Con vật khủng khiếp! (Véc-nơ) b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong… (Véc-nơ) 96
c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ) d) …Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry) Gợi ý a) Phó từ quá đi kèm tính từ khủng khiếp, bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ cho từ trung tâm b) Phó từ đang đi kèm động từ đỗ chỉ thời gian tiếp diễn. c) Phó từ lại đi kèm động từ mọc chỉ sự lặp lại. d) Phó từ đừng, đến đi kèm động từ để tâm chỉ sự phủ định và đích được nói tới. Câu 2: Tìm số từ trong những câu dưới đây. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm. Chỉ ra hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu ở một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là từ ghép. a) Ở bên phải cửa sổ xuất hiện bảy con bạch tuộc nữa. (Véc- nơ) b) Ở đó đã tập hợp chừng hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đấu. (Véc-nơ) c) Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. (Véc-nơ) d) … Căn Háp (Hab) có hệ thống liên lạc phụ thứ hai và thứ ba. (En-đi Uya) Gợi ý a) Số từ: bảy chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “bạch tuộc”. b) Số từ: hai mươi chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “người”. c) Số từ: mười lăm bổ sung ý nghĩa thời gian cho danh từ trung tâm “cuộc chiến đấu”. 97
d) Số từ: hai, ba chỉ thứ tự cho danh từ trung tâm “hệ thống liên lạc phụ”. Câu 3: Các tổ hợp “số từ + danh từ” in đậm trong những câu dưới đây giúp em hình dung về loài bạch tuộc như thế nào? a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. (Véc-nơ) b) Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. (Véc-nơ) c) Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt. (Véc-nơ) Gợi ý a) Tổ hợp “số từ + danh từ” cho biết chiều dài thân hình của con bạch tuộc là rất lớn. b) Tổ hợp “số từ + danh từ” cho biết khối lượng bạch tuộc, giúp em hình dung ra một loài vật khổng lồ và nguy hiểm. c) Tổ hợp “số từ + danh từ” cho biết số vòi bị chặt đứt của con bạch tuộc, qua đó hình dung về thương tật của con vật cũng như sự chiến đấu dũng cảm của con người Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc, trong đó có sử dụng phó từ và số từ. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm trong đoạn văn đó. Gợi ý “Bạch tuộc” là một trích đoạn rất hay mô tả sinh động cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên. Cách thuyền trưởng Nemo và những người trên tàu chiến đấu với con bạch 98
tuộc đã dạy cho em ba bài học lớn. Bài học thứ nhất là hãy dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn thử thách. Bài học thứ hai là bài học về sự đoàn kết, kề vai sát cánh cùng chiến đấu vượt qua gian nan. Bài học thứ ba, cũng là bài học lớn nhất, đó là phải sống hòa hợp và biết ơn môi trường sống, mẹ thiên nhiên, không ngừng khám phá tìm tòi những điều kỳ bí xung quanh. Chú thích: Số từ: in đậm - một: bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ trung tâm “trích đoạn”. - nhất: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”. - hai: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”. - ba: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”. V. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: NHẬT TRÌNH SOL 6 1. Những điều cần lưu ý về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả An-đi Uya (Andy Weir): - An-đi Uya, sinh năm 1972, ông vốn là một lập trình viên máy tính người Mỹ làm việc tại một phòng thí nghiệm quốc gia. Nhưng với niềm đam mê khoa học vũ trụ, ông đã quyết định viết tác phẩm “Người về từ sao Hỏa” (tựa gốc: The Martian). 99
- “Người về từ sao Hỏa” đã được xuất bản thành sách và mua bản quyền chuyển thể thành phim ngay sau đó. Với diễn xuất tuyệt vời của Matt Damon trong vai một phi hành gia bị bỏ rơi trên sao Hỏa, bộ phim cùng tên đã nhận được 7 đề cử Oscar cho các hạng mục quan trọng nhất. - Ông còn được biết đến với tư cách là tác giả của những bộ truyện tranh trên mạng. Năm 2016, An-đi Uya nhận được giải thưởng John W. Campbell cho tác giả mới xuất sắc nhất. 1.2. Xuất xứ: Văn bản “Nhật trình Sol 6” được trích từ chương Mở đầu của tác phẩm “Người về từ Sao Hỏa”, xuất bản năm 2015. Bản dịch của Nguyễn Thị Lan Hương, nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành năm 2016. 1.3. Thể loại, ngôi kể, lời kể: - Thể loại: Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. Lời của nhân vật “tôi”. 1.4. Tóm tắt: “Người về từ Sao Hỏa” kể về Mác Oát-ni, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, đồng đội để lạc mất anh. Vì tưởng anh đã chết, họ rời đi mà không có anh. Bất ngờ thay, Oát-ni vẫn xoay xở sống sót được sau trận bão đó. Vấn đề là bây giờ anh không còn tàu mà về nữa. Phải rất lâu sau mới có chuyến tàu khác lên đây, trong khi anh thì không có cách nào liên hệ với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi, không có nhu yếu phẩm, và nguồn oxi thì đang cạn dần. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Oát-ni và những nỗ lực của NASA trong việc đưa anh về lại Trái Đất. 100
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250
- 251
- 252
- 253
- 254
- 255
- 256
- 257
- 258
- 259
- 260
- 261
- 262
- 263
- 264
- 265
- 266
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- 272
- 273
- 274
- 275
- 276