dùng được. Tài sản của anh ta đi đời nhà ma. Khi đó anh ta mới biết cả tin người là dại. - Bài học: Bài học về việc phải có chính kiến. Câu 4: Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân”? Gợi ý Có thể rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân”: Trong một tập thể, cần phải có sự yêu thương, đoàn kết, thấu hiểu với những người trong một tập thể. Câu 5: Tìm đọc truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em. Gợi ý a. Giống nhau: - Các nhân vật đều là bộ phận cơ thể người. - Cùng mang thông điệp về sự đoàn kết. b. Khác nhau: b.1. Chân, Tay, Tai, mắt, Miệng: - Là truyện ngụ ngôn của Việt Nam. - Các nhân vật gồm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - Được kể bằng hình thức văn xuôi. b2. Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: - Là truyện ngụ ngôn của Ê-dốp. - Các nhân vật gồm: Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân. - Được kể bằng văn vần 201
VI. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI (Tiếp theo) 1. Tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. 2. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động: 2.1. Câu 1: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ - Giải thích: Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão. - Trường hợp vận dụng: Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ. - Ý nghĩa: Kinh nghiệm dự báo dông bão căn cứ vào màu sắc của mây. 2.2. Câu 2: Nhất thì, nhì thục - Giải thích: Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt. - Trường hợp vận dụng: Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác. - Ý nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời vụ và đất đai. Chân lí của nghề nông, không chỉ đúng với hôm qua mà còn đúng với cả ngày nay. 2.3. Câu 3: 202
Mống bên đông, vồng bên tây, chẳng mưa dây thì bão giật’ - Giải thích: Khi thấy có đoạn cầu vồng bắc từ đông sang tây thì khả năng sẽ có mưa to bão lớn. - Trường hợp vận dụng: Vận dụng trong quá quan sát cầu vồng để biết mưa bão để đề phòng - Ý nghĩa: Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết trước thời tiết để phòng tránh mưa bão 2.4. Câu 4: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông - Giải thích: Muốn bắt tôm thì phải đi buổi gần chập tối còn muốn bắt được cá thì phải đi lúc bình minh mới ló rạng (Dựa vào quy luật của các loài) - Trường hợp vận dụng: Kinh nghiệm trong đánh bắt thủy hải sản - Ý nghĩa: Khuyên nhủ, giúp ích cho ngư dân trong việc đánh bắt cá, đánh bắt hải sản để nâng cao kinh tế gia đình 3. Tục ngữ về con người, xã hội: 3.1. Câu 1: Đói cho sạch, rách cho thơm - Nghĩa đen: Dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. - Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch , không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa - Ý nghĩa: Giáo dục con người phải có lòng tự trọng. Răn con người không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn. 3.2. Câu 2: 203
Chết trong hơn sống đục - Giải nghĩa: Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại. Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ. - Ý nghĩa: Khuyên nhủ mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả - Giá trị: Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người. Mỗi người cần đề cao lối sống cao đẹp này trong quá khứ và hiện tại. 3.3. Câu 3: Có công mài sắt có ngày nên kim - Giải nghĩa: Nghĩa đen: Muốn có được cây kim nhỏ bé, hữu ích phải kiên trì mài từ một thanh sắt to. Nghĩa bóng: Muốn đạt được thành công thì phải có lòng kiên trì, quyết tâm - Ý nghĩa: Đức tính kiên trì là một trong những đức tính không thể thiếu nếu muốn đạt tới ước mơ. Chặng đường tới thành công sẽ trải qua vất vả, thử thách mà đức tính kiên trì là không thể thiếu - Giá trị: Câu tục ngữ là một chân lý đúng đắn 3.4. Câu 4: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Giải nghĩa: Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành. Biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ. - Ý nghĩa: Khi được hưởng thụ thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình. - Giá trị: Khuyên nhủ con người sống phải biết ơn những người đã giúp đỡ có công với mình 204
4. Đặc sắc nghệ thuật: Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: - Ngắn gọn. - Thường có vần, nhất là vần lưng. - Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. VIII. VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT 1. Định hướng: 1.1. Khái niệm: Khái niệm: Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, miêu tả và nêu lên nhận xét về những nét tiêu biểu của một nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm... của nhân vật 1.2. Lưu ý viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật: - Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là sự vật hoặc các con vật được nhân hóa, có đặc điểm như con người. Cũng có khi nhân vật là con người. - Tìm thông tin về hoạt động hay trò chơi đó ở các nguồn khác nhau; chọn lọc những thông tin quan trọng, tập trung vào các thông tin liên quan đến quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã xác định 205
- Nêu nhận xét về đặc điểm nhân vật và phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu chứ không phải chỉ kể lại câu chuyện về nhân vật. - Lập dàn ý cho bài viết. - Viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật theo dàn ý. 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. 2.2. Chuẩn bị: - Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. - Xác định đặc điểm nhân vật mà em định viết bài văn phân tích. 2.3. Tìm ý: Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính? - Nhân vật chính là người như thế nào? (Nêu các đặc điểm của nhân vật và các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm). - Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật? (Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm của nhân vật, …) 2.4. Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. b. Thân bài: 206
- Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người thợ mộc thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ, …) - Nêu nhận xét của em về nhân vật người thợ mộc. Ví dụ: Người thợ mộc muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại c. Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc: - Truyện đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, … - Trong cuộc sống, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, … 2.5. Viết: - Dựa vào dàn ý đã lập, viết thành bài văn theo yêu cầu của đề bài. - Chú ý phân biệt yêu cầu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật với việc chỉ kể lại câu chuyện về nhân vật. 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: - Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung 207
bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết); … + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả, … IX. NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN 1. Định hướng: 1.1. Khái niệm: Kế lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài. 1.2. Lưu ý khi kể lại một truyện ngụ ngôn cần chú ý: - Lựa chọn truyện ngụ ngôn yêu thích - Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn. - Lập dàn ý cho bài nói của mình - Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc, biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước - Bảo đảm thời gian trình bày, biết nhường lời và lắng nghe ý kiến của người khác… 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. 2.2. Chuẩn bị: 208
- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. - Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video, … và máy chiếu, màn hình (nếu có). - Xem lại nội dung phần Viết đã thực hành - Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có) 2.3. Tìm ý: - Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì? - Truyện có nhân vật chính nào? - Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển kết thúc) ra sao? - Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? 2.4. Lập dàn ý: a. Mở đầu: Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Ví dụ: Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người. b. Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” theo một trình tự hợp lí. Ví dụ: - Khi ếch ở trong giếng (hoàn cảnh sống; suy nghĩ và thái độ của ếch). - Khi ếch ra ngoài giếng (môi trường sống đã thay đổi; hành động và thái độ của ếch; hậu quả). c. Kết thúc: 209
- Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện. - Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. 2.5. Nói và nghe: a. Người nói: - Dựa vào dàn ý để kể lại truyện ngụ ngôn trước nhóm hoặc trước lớp. - Bảo đảm nội dung kể, tránh viết thành văn để đọc; thực hiện đúng thời gian dự kiến. - Điều chỉnh giọng điệu, cách kể, điệu bộ, cử chỉ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. - Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể b. Người nghe: - Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người nói trình bày - Nhận xét được điểm mạnh, điểm yếu trrong cách thức trình bày của người ngói. - Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt - Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn. 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: a. Người nói: Xem xét lại việc thể hiện nội dung và cách kể: - Nội dung truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” được kết đã đúng và đủ chưa? Còn thiếu những gì? - Cách kể còn có những hạn chế nào? 210
- Rút kinh nghiệm về việc trình bày: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ … b. Người nghe: Rút kinh nghiệm về việc nắm bắt nội dung và cách nghe: - Đã nắm được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và cách kể của người nói chưa? - Việc trao đổi với người nói có hợp lí, đúng mực không? 211
BÀI 7: THƠ I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Từ ngữ và hình trảnh trong thơ: - Thơ trữ tình thường ngắn gọn nên từ ngữ trong thơ rất cô đọng, hàm súc. Cũng như ngôn ngữ văn học nói chung, từ ngữ trong thơ có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa, … Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ. - Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về con người, cảnh vật, … xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động. Để khắc họa hình ảnh, tác giả thường sử dụng từ ngữ (nhất là những từ gợi tả âm thanh hoặc gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật), cách gieo vần, ngắt nhịp và đặc biệt là sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, … 2. Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh: - Ngữ cảnh của một yếu tố ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là: + Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với từ văn cảnh. + Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục đích giao tiếp, thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ “tình huống, bối cảnh”. - Vai trò quan trọng của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ thể hiện ở chỗ: 212
+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định nghĩa cụ thể của các từ đa nghĩa (ví dụ: các nghĩa của từ “chạy” trong “bé chạy”, “tàu”; trong “tàu chạy”, “đồng hồ chạy”, …) hoặc từ đồng âm (ví dụ: nghĩa của các từ “bác”, “tôi”, trong “Bác bác trứng/ Tôi tôi vôi”. + Ngữ cảnh giúp người độc, người nghe xác định nghĩa hàm ẩn của những từ ngữ được sử dụng trong các biện pháp tư từ. Ví dụ: Nghĩa hảm ẩn của từ in đậm trong câu thơ: “Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm). + Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý (thái độ, tình cảm) mà người nói thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng các từ xưng hô. Chẳng hạn, người chiến sĩ trong bài thơ “Mẹ” của Bằng Việt xưng con và ngọi người đã ân cần chăm sóc anh trong những ngày anh bị thương là “mẹ”, thể hiện lòng biết ơn và tình cảm sâu nặng của anh đối với bà: “Con bị thương, nằm lại một mùa mưa / Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ”. 3. Dâu chấm lửng: Dấu chấm lửng (dấu lửng) là dấu câu gồm ba dấu chấm liền nhau (…) được dùng để: - Phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết. Ví dụ: “Chiến công của Gióng còn để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật, …” (Bùi Mạnh Nhị). - Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó; Ví dụ: “À…à, lúc nãy tao sửa xe, rồi bỏ quên trong túi.” (Nguyễn Nhật Ánh). 213
- Làm giãn nhịp điệu câu thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm; Ví dụ: “Cuốn tiểu thuyết được viết trên …bưu thiếp.” (Báo Hà Nội mới). II. NHỮNG CÁNH BUỒM: - Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh năm 1925 mất năm 1993 quê gốc tỉnh Nghệ An, sống tại Hà Nội. - Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc. - Ông từng là Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn TƯ, Viện trưởng Viện Văn học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, và II. - Tác phẩm: Quê hương chiến đấu (thơ – 1055), Đường chúng ta đi (thơ – 1960), Những cánh buồm (thơ – 1964), Như đi trong mơ (thơ – 1977), Chiến công tuổi thơ (thơ – 1983), Những ngày thu ở Liên Xô (bút ký – 1983), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (phê bình tiểu luận – 1979). 1.2. Xuất xứ: Bài thơ “Những cánh buồm” sáng tác năm 1963 của nhà thơ Hoàng Trung Thông và được in trong tập “Thơ Việt Nam 1945 – 1975”, NXB Tác phẩm mới, 1976 214
1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt: - Thể loại: Thơ tự do - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 1.4. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến “vui phơi phới”: Cảnh hai cha con đi dạo trên biển. - Phần 2: Tiếp theo đến “để con đi”: cuộc trò chuyện giữa hai cha con. - Phần 3: Phần còn lại: Ước của của con gợi ước mơ của cha khi còn nhỏ 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. Cảnh hai cha con đi dạo trên biển: - Không gian: khoáng đạt, rực rỡ, sắc màu của biển xanh và mặt trời chiếu rọi. - Nghệ thuật: đối lập trong hai câu thơ: “Bóng cha dài lênh khênh/Bóng con tròn chắc nịch” + Bóng cha >< bóng con + Dài >< tròn + Lênh khênh >< chắc nịch => Cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau. 2.2. Cuộc trò chuyện giữa hai cha con: * Câu hỏi của người con: - “Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời 215
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” - “Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi…” => Câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi. * Câu trả lời của người cha: - Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa có nhà, Vẫn là đất nước của ta, Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.” => Người cha trầm ngâm, mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con. * Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Ánh nắng chảy đầy vai” - Làm tăng sức hấp dẫn cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển. * Hình ảnh cánh buồm: - Hình ảnh cánh buồm cùng với dấu chấm lửng: “Để con đi...” sự tiếp nối của thế hệ sau => Tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khát khao được khám phá những điều chưa biết của người con. 2.3. Cảm nhận của người cha: 216
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. - Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình. - Người cha tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. => Sự tiếp nối của thế hệ trẻ thực hiện ước mơ của thế hệ đi trước. 2.4. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật: a. Nội dung: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống. b. Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ độc đáo, từ ngữ chắt lọc, tái hiện, lời thơ giản dị, tác giả đã khéo léo xây dựng ngôn ngữ đối thoại mang tính thẩm mĩ cao. - Nhịp thơ trầm lắng, bay bổng, thể hiện được tình cảm ca con thiết tha, sâu lắng. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết “Những cánh buồm” là một bài thơ? Gợi ý 217
Những dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là: - Một câu thường có 5 đến 7 chữ - Được viết theo thể thơ tự do, - Được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (cứ 4 câu chia thành một đoạn). Câu 2: Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua nhữn từ ngữ, hình ảnh, biện pháp thu từ nào? Gợi ý - Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc. - Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo, hình ảnh cánh buồm gợi cho người đọc những xúc cảm về ước mơ thuở nhỏ. - Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ hình ảnh \"ánh trăng\" tạo nên sự hàm xúc cho câu thơ, thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người. Câu 3: Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó. Gợi ý - Tự sự: kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha. 218
- Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm. - Tác dụng: + Làm nổi bật tình cha con thiêng liêng nói riêng và tình cảm gia đình nói chung. + Các yếu tố này giúp tác giả thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn. Câu 4: Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình? Gợi ý - Tình cảm của hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách đầy chân thực qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu trả lời với tiết tấu chậm của người cha. - Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con. Điều đó gợi cho em về tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó chất chứa sự yêu thương vô bờ biến, chia sẻ và sự nhẫn lại nâng cánh ước mơ của cha dành cho con. Câu 5: Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua bài thơ. Gợi ý 219
- Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ em cảm nhận được tình cảm, cảm xúc đầy chân thật của tác giả qua từng ngôn từ. - Tác giả như đang sống trong hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con và đã gieo vào lòng các bạn trẻ những thế hệ sau này một khát vọng tốt đẹp cho cuộc đời. III. MÂY VÀ SÓNG 1. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm 1.1. Tác giả R. Ta-go - R. Ta-go (1861-1941) nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ thế kỉ XX - Gia tài văn học đồ sộ, tinh thần dân chủ dân tộc sâu sắc - Năm 1913 ông nhận giải thưởng Nobel Văn học - Phong cách nghệ thuật: Thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc; tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm. Có nhiều hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình thức liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp. 1.2. Xuất xứ - Tác phẩm được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập “Si- su” (Trẻ thơ – 1909). - Được tác giả dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trăng non” (1915). 1.3. Thể loại, nhân vật 220
- Thể loại: Thơ tự do gần với văn xuôi - Nhân vật: + Mẹ, con (con người) + Mây, sóng, trăng, bến bờ (thiên nhiên vũ trụ) 1.4. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Từ đầu...“trời xanh thẳm”: Lời mời gọi của người trên mây - Phần 2: Đoạn còn lại: Lời mời gọi của người trong sóng. 1.5. Mạch cảm xúc: Thông qua cuộc trò chuyện tưởng tượng của người con với mây và sóng thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 2. Những nội dung kiến thức cơ bản: 2.1. Thế giới trên mây và trong sóng * Nghệ thuật: - Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. - Hệ thống động từ chỉ hoạt động vui chơi: chơi, ca hát, ngao du. - Hình ảnh thơ tươi đẹp, mang tính chất ẩn dụ: bình minh vàng, vầng trăng bạc. - Dạng thức câu cầu khiến: Hãy… * Thế giới của mây và sóng: - Thế giới của thiên nhiên thơ mộng, kì ảo, rực rỡ sắc màu, tràn ngập âm thanh. - Thế giới của những niềm vui bất tận, những trò chơi hấp dẫn, kì thú. - Thế giới của tự do: vô tận về thời gian, vô hạn về không gian. 221
=> Cách đến với thế giới ấy thật kì diệu và dễ dàng. Có sức vẫy gọi mãnh liệt với tâm hồn trẻ thơ. 2.2. Thái độ của em bé trước những lời mời gọi: - Tò mò, thích thú, hỏi cách đến chơi: - Từ chối lời mời gọi của mây và sóng vì: + Mẹ đang đợi ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đến được? + Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được? => Lời từ chối dễ thương, thể hiện tình cảm mẹ - con hai chiều. * Nghệ thuật: - Câu hỏi tu từ - Tự đối thoại => Tình yêu mẹ thắm thiết, sâu nặng đã giúp em vượt qua những ham muốn nhất thời. 2.3. Trò chơi của em bé: - Trò chơi thứ nhất: em bé là “mây”, mẹ là “trăng” - Trò chơi thứ hai: em bé là “sóng”, mẹ là “bến bờ kì lạ” * Nghệ thuật: - Hình ảnh so sánh độc đáo, thú vị. - Điệp ngữ. - Hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu tượng. => Trò chơi của em bé hấp dẫn, sinh động, đều xoay quanh việc muốn được gần bên mẹ, được mẹ chở che, yêu thương. => Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất tận 2.4. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật: 222
a. Nội dung: Qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng ra giữa em với mây và sóng, người đọc cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liêng, bất diệt. b. Nghệ thuật - Hình thức đối thoại lồng trong lời kể. - Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, giàu ý nghĩa biểu tượng. - Chất triết lí, trữ tình nồng đượm. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1. Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống \"trên mây\" và những người sống \"trong sóng\". Gợi ý - Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê của người sống \"trên mây\" và sống \"trong sóng\" thì sẽ thiếu tính chân thực vì trẻ em nào chẳng ham chơi! - Em phần nào đã bị lôi cuốn, song vấn đề là không thể đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ. Khi nghe những lời mời gọi em bé vẫn luôn băn khoăn: \"Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?\" và \"Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?\". Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của những người \"trên mây\" và \"trong sóng\". Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ chính là thể hiện ở sự khắc phục ham muốn ấy. 223
Câu 2. Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người \"trên mây\", \"trong sóng\" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của \"mây và sóng\" do em bé tạo ra. Gợi ý - Em bé không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, như thế không có nghĩa là ghét bỏ mây và sóng. Em đã nghĩ ra hình thức tuyệt diệu để hoà hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành \"mây\" rồi thành \"sóng\", còn mẹ thành \"mặt trăng\" và \"bến bờ kì lạ\". - Những trò chơi em bé sáng tạo ra có thể không phải là trò chơi đúng nghĩa, nhưng điều quan trọng là em luôn được bên cạnh mẹ mình. Câu 3. Thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển). Gợi ý - Nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên. - Những hình ảnh về mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... lung linh kì ảo trong bài thơ do trí tưởng tượng của em bé vốn là những hình ảnh thơ mộng của thiên nhiên ban tặng cho con người. - Những tiếng em bé nghe được: \"Trên mây có người gọi con\", \"Trong sóng có người gọi con\" cũng do em bé tưởng tượng nhưng đó cũng chính là âm thanh của cuộc sống rộn rã xung quanh có sức lôi cuốn đối với em bé. 224
- Âm thanh, hình ảnh trong bài thơ lung linh kì ảo song vẫn rất sinh động và chân thực. Đó là những hình ảnh ẩn dụ mang tính chất biểu tượng trong bài thơ. Câu 4. Ý nghĩa của câu thơ \"Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào\". Gợi ý - Những trò chơi \"trên mây\", \"trong sóng\" là tượng trưng cho bao trò chơi hấp dẫn trong cuộc sống. \"Bến bờ kì lạ\" tượng trưng cho tấm lòng bao la, bao dung của mẹ. So sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây - trăng, biển - bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên kích cỡ vũ trụ. - Câu thơ \"Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào\" diễn đạt ý nghĩa: \"mẹ con ta\" ở khắp mọi nơi, tình mẫu tử gắn kết mẹ và con, và con được thoả thích sống trong tình yêu thương mênh mông của mẹ. Câu 5. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa? Gợi ý - Ta thường gặp những cám dỗ trong cuộc đời, muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc; tình mẫu tử là một trong những điểm tựa. - Sự hồn nhiên trong tưởng tượng của tuổi thơ nhắc nhở chúng ta rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng. 225
IV. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh: 1.1. Ví dụ: Đọc hai dòng thơ sau, chú ý nghĩa của từ “thơm”. Nếu đặt từ “thơm” một mình thì ta hiểu nghĩa của nó như thế nào? Còn đặt trong hai dòng thơ thì từ “thơm” có nghĩa là gì? “Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà” (Lâm Thị Mỹ Dạ, Chuyện cổ nước mình) 1.2. Nhận xét: * Từ “thơm” đứng một mình: - Khi đọc, nghe chỉ một từ “thơm” ta sẽ không thể biết được người viết (nói) muốn dùng nghĩa nào của từ này. - Phải đặt từ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh) cụ thể thì mới hiểu được nghĩa của nó vì có thể xem xét nó khi kết hợp với các từ bên cạnh. * Nghĩa của từ “thơm” trong ngữ cảnh: - Từ “thơm” trong “thị thơm” có nghĩa là có mùi hương dễ chịu. - Còn từ “thơm” trong “người thơm” lại mang nghĩa là phẩm chất tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi + Ta: Chủ ngữ. + Không có, sẵn có: Vị ngữ. 1.3. Ghi nhớ: a. Ngữ cảnh: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn 226
ngữ được sử dụng. Đó có thể là bối cảnh trong văn bản, gồm những đơn vị ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh); hoặc là bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian… mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. b. Nghĩa của từ: Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. Muốn hiểu nghĩa của từ cần đặt trong ngữ cảnh cụ thể 2. Luyện tập: Bài 1: Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Nguyễn Khoa Điềm) Gợi ý - quả: kết tinh, sản phẩm của xã hội. - quả non xanh: đã trưởng thành, nhưng chưa có sự chín chắn, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, vẫn còn nhiều vụng dại. Bài 2: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật. Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai (Hoàng Trung Thông) 227
Gợi ý - Biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ đã cho: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Cụ thể: Ánh nắng được miêu tả bằng từ \"chảy\" - từ vốn được dùng cho các chất lỏng khiên cho ánh nắng không chỉ đơn thuần là nguồn ánh sáng không định hình, mà giờ đây có thể cầm nắng được. Bài 3: Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây: a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, .... (Hồ Chí Minh) b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi... (Hoàng Trung Thông) c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. (Văn Công Hùng) d) Nhưng... xin lỗi... - Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối - Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry) Gợi ý Tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây: a) Phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết. b) Thể hiện lời nói ngập ngừng. 228
c) Làm giãn nhịp điệu câu thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. d) Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó. Bài 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) Gợi ý Hai dòng thơ của Viễn Phương đều xuất hiện từ \"Mặt Trời\". Thế nhưng mỗi từ \"Mặt Trời\" lại có ý nghĩa khác nhau. Ở dòng thứ nhất, với các từ \"ngày ngày\", \"đi qua trên lăng\", người đọc có thể hiểu \"Mặt Trời\" ở đây được dùng với nghĩa gốc - chỉ một thiên thể. Ở dòng thơ thứ hai, \"Mặt Trời\" không còn là từ với nghĩa gốc mà đã trở thành một từ mang nghĩa tạm thời của ngữ cảnh. Không có một Mặt Trời thiên thể nào thực sự ở trong lăng cả! Đó chỉ là cách nói ẩn dụ về Bác Hồ cũng đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam và mãi mãi bất tử. Cách nói ấy cho thấy Mặt Trời vĩnh hằng, và Bác Hồ cũng vĩnh hằng như vậy. V. MẸ VÀ QUẢ 1. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm: 1.1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm: 229
- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế, tham gia quân đội, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ,... đến năm 1975. - Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam (khóa V), Bộ trưởng bộ Văn hóa Thông tin. Từ năm 2001, ông là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. - Thơ Nguyễn Khoa Điềm là thơ của một trí thức trẻ, giàu vốn sống thực tế và vốn văn hóa, triết lí và trữ tình, suy tư và cảm xúc. 1.2. Xuất xứ: Bài thơ “Mẹ và quả” do Nguyễn Khoa Điềm sáng tác và được đưa vào “Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40” năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012 1.3. Thể loại, gieo vần, nhịp điệu: - Thể loại: Thơ tự do - Số tiếng ở mỗi dòng: 7 - 8 tiếng xen kẽ nhau. Vần chân cách - Nhịp thơ: 3/4, 3/5, 3/2/3, 2/5. 230
1.4. Bố cục, nội dung từng phần: - Phần 1: - Phần 2: - Phần 3: 1.5. Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ. 2. Kiến thức cơ bản: 2.1. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai và về điều gì? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào? Gợi ý Bài thơ là lời của người con - nhân vật xưng \"tôi\", nói với độc giả về hình ảnh người mẹ tảo tần, làm lụng để nuôi những đứa con và nỗi lòng của người con. 231
Câu 2: Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào? Gợi ý Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ ở khổ 1, khổ 2 và hai câu thơ đầu khổ 3. Câu 3: Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... Gợi ý - Ở hai dòng thơ cuối, nhà thơ \"hoảng sợ\" khi nghĩ mình vẫn còn là \"một thứ quả non xanh\" vì nhà thơ sợ người mẹ đã phải làm lụng vất vả một đời, đến khi già yếu, trông mong, chờ đợi vào con cái thì con cái vẫn chưa lớn, chưa trưởng thành. - Bài thơ thể hiện tình yêu thương mẹ của nhà thơ. Câu 4: Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại \"hoảng sợ\" khi nghĩ mình vẫn còn là \"một thứ quả non xanh\"? (Gợi ý: \"Quả non xanh\" chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả \"hoảng sợ\"?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ? Gợi ý - Ở hai dòng thơ cuối, nhà thơ \"hoảng sợ\" khi nghĩ mình vẫn còn là \"một thứ quả non xanh\" vì nhà thơ sợ người mẹ đã phải làm lụng vất vả một đời, đến khi già yếu, trông mong, chờ đợi vào con cái thì con cái vẫn chưa lớn, chưa trưởng thành. - Bài thơ thể hiện tình yêu thương mẹ của nhà thơ. 232
Câu 5: Em thích dòng thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói giúp em điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình? Gợi ý - Có thể thích khổ thơ thứ ba nhất. - Lý do: Khi nghĩ về cha mẹ mình, bài thơ đã nói giúp em về tình yêu thương cha mẹ dành cho em, và cho em biết mình cần phải yêu thương, quý trọng cha mẹ. VI. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ 1. Định hướng: 1.1. Khái niệm: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ là nêu lên những cảm nghĩ của bản thân về bài thơ đó. Đoạn văn có thể nêu những cảm xúc về nội dung một khổ thơ, đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích. 1.2. Lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ: - Đọc kỹ để hiểu nội dung và nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Từ đó, dẫn ra một khổ thơ, đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng, gợi cảm xúc cho em. - Khi viết đoạn văn, cầu nêu rõ: Yếu tố nào (nội dung, nghệ thuật) của bài thơ đã tạo cho em cảm xúc? Đó là cảm xúc như thế nào? Vì sao em có cảm xúc đó?... 2. Thực hành: 233
Đề bài: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm). 2.1. Chuẩn bị: Với bài “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm - Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ “Mẹ và quả” - Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 2.2. Tìm ý: Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời câu hỏi sau: - Bài thơ viết về điều gì? Em thấy ấn tượng nhất với yếu tố nào trong bài thơ? - Yếu tố ấy đặc sắc như thế nào (về nội dung hoặc nghệ thuật)? - Yếu tố ấy đã mang lại cho em những cảm xúc gì? Vì sao? 2.3. Lập dàn ý: Lựa chọn sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: a. Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc. b. Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích: - Nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”. 234
- Hai dòng thơ cuối gợi người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa. Tiếp đến là biện pháp tu từ ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh” chỉ sự chưa trưởng thành, còn non dại, vụng về của chính mình. - Hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ: mẹ già rồi mà mình vẫn còn non nớt, vụng dại… c. Kết bài: - Khái quát suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy. - Ví dụ: Hai dòng thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói giúp được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng. 2.4. Viết: - Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. - Khi viết cần sử dụng các từ ngữ ghi lại cảm xúc của em một cách trung thực, tránh các câu chữ sáo rỗng. 2.5. Kiểm tra và chỉnh sửa: - Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung 235
bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết); … + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả, … VII. NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI MỘT VẤN ĐỀ 1. Định hướng: 1.1. Vì sao cần trao đổi một vấn đề? - Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. - Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học. 1.2. Lưu ý khi trao đổi một vấn đề: - Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ, năm chữ). - Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi. - Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó. - Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác. 2. Thực hành: 2.1. Đề bài: Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông, có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? 2.2. Chuẩn bị: 236
- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông - Chuẩn bị các phương tiện như ảnh, video và máy chiếu, màn hình (nếu có) 2.3. Tìm ý: Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Các ý kiến nêu trong đề bài có gì giống nhau và khác nhau? - Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí? - Ý kiến của em như thế nào? - Vì sao em hiểu như thế? 2.4. Lập dàn ý: Lập dàn ý bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: a. Mở đầu: Nêu vấn đề cần trao đổi (có hai ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông b. Nội dung chính: Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của em. Có thể phát biểu theo gợi ý sau: - Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến. - Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến. - Ý kiến của em: Có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành ccar hai và đưa ra ý kiến khác. c. Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu. 237
2.5. Nói và nghe: Người chủ trì nêu nội dung và cách thức trao đổi, mời người nói trình bày ý kiến. a. Người nói: - Nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp - Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp. - Chú ý điều chỉnh giọng điệu, cách trình bày; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. - Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có). b. Người nghe: - Tập trung theo dõi và nắm được thông tin từ người nói; ghi chép các ý chính và các điểm chưa rõ cần hỏi lại. - Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Nêu câu hỏi về những vấn đề chưa rõ trao đổi lại về ý kiến mà mình chưa thuyết phục. 2.6. Kiểm tra và chỉnh sửa: a. Người nói: - Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung, ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng. - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu và hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ. - Xem xét lại nội dung, cách thức trả lời câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn. b. Người nghe: - Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói bằng văn bản. 238
- Tập trung chú ý theo dõi người nói; thể hiện sự mạnh dạn, cầu thị và thái độ hòa nhã, lịch sự khi trao đổi với người nói. BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: - Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề có ý nghĩa xã hội đặt ra trong đời sống. Văn bản nghị luận xã hội phải có những lí lẽ, bằng chứng cụ thể, chính xác để thuyết phục người đọc, người nghe. Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của thực tế, ví dụ: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) xuất phát từ yêu cầu đề cao lòng yêu nước phục vụ cho kháng chiến; văn bản “Đức tính giản dị của bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) xuất phát từ yêu cầu đạo đức cách mạng, … Để khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống lâu đời và quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triển khai nội dung bằng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước đây đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với những biểu hiện yêu nước ở mọi lứa tuổi, mọi tần lớp nhân dân, miền núi cũng như miền xuôi, nông thôn cũng như thành thị. Những lí lẽ và dẫn 239
chứng xác đáng ấy đã thuyết phục được người đọc, người nghe một cách thấm thía, sâu sắc 2. Liên kết và mạch lạc trong văn bản: - Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp. Ví dụ, trong đoạn văn sau, nhờ biện pháp lặp từ “đàn” và thay thế bằng từ đồng nghĩa “công chúa – nàng” mà các câu có sự gắn bó chặt chẽ với nhau về nội dung: “Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gảy. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cho gọi người đánh đàn vào cung.” (Thạch Sanh). - Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính lô gics của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Chẳng hạn, tính mạch lạc của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) được thể hiện ở chỗ: + Các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều bàn luận xoay quanh chủ đề “đức tính giản dị của Bác Hồ”. + Các phần, các đoạn, các câu của văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: ++ Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: Đời sống vô cùng giảng dị, khiêm tốn của Bác Hồ ++ Các phần, đoạn tiếp theo nêu các chủ đề nhỏ với các nội dung cụ thể làm rõ chủ đề chung của văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong sinh hoạt, ăn ở, làm 240
việc); Đời sống vật chất giản dị của Bác Hồ được kết hợp hài hòa với đời sống tâm hồn vô cùng phong phú, cao thương thượng. Không chỉ giản dị trong sinh hoạt, Bác Hồ còn rất giản dị trong nói, viết. II. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA 1. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm: 1.1. Tác giả Hồ Chí Minh: - Hồ Chí Minh (1890 - 1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội. - Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới. - Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí Minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn. + Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… + Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. + Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh… 1.2. Xuất xứ: Văn bản trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng 241
Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay). 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt: - Thể loại: Nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phương thức biểu đạt: Nghị luận chứng minh 1.4. Bố cục: 3 phần: - Phần 1: Từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”: Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước. - Phần 2: Tiếp theo đến “lòng nồng nàn yêu nước”: Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta. - Phần 3: Đoạn còn lại: Nhiệm vụ của mọi người. 2. Những kiến thức cơ bản 2.1. Nhận định chung về lòng yêu nước: - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi. - Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. - Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước. 2.2. Những biểu hiện của lòng yêu nước: - Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… - Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta: + Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc 242
+ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc. + Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. + Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải. + Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. + Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. + Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ… => Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước. 2.3. Nhiệm vụ của mọi người: - Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể. 2.4. Những hình ảnh so sánh và tác dụng của biện pháp so sánh ấy: - Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước. => Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc. 243
- Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo. => Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh chống kẻ thù. 2.5. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật: * Giá trị nội dung: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” * Giá trị nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. - Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục. - Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản? Gợi ý - Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” viết về tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. - Câu văn ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản: \"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.\" 244
Câu 2: Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản. Gợi ý - Ý kiến: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước - Lí lẽ: \"Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.\" - Dẫn chứng: \"Từ các cụ già... quyên đất ruộng cho Chính phủ ...\" Câu 3: Đọc phần (2) và cho biết: a) Các bằng chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào? b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: \"Từ... đến...\" đã giúp tác giả thể hiện được điều gì? Gợi ý a) Các bằng chứng trong phần (2) được sắp xếp theo trình tự thời gian. b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: \"Từ... đến...\" đã giúp tác giả thể hiện được các bằng chứng một cách hệ thống. Câu 4: Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào? Gợi ý - Mục đích của văn bản này là để khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, từ đó nhằm thúc đẩy tinh thần yêu nước ấy trong kháng chiến. 245
- Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy: + Lí lẽ và bằng chứng đầu tiên làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử (ở thời điểm bài viết ra đời). + Lí lẽ và bằng chứng thứ hai làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam \"ngày nay\" (ở thời điểm bài viết ra đời). Câu 5: Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt...)? Gợi ý Qua văn bản này, em đã học được cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội. Đầu tiên đó là phải chọn được vấn đề nghị luận. Sau đó, lên dàn ý cho bài nghị luận. Cần phải có ý kiến, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, cụ thể và phải có một lập luận vững chắc, sắc sảo để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận đó. III. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ 1. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm: 1.1. Tác giả Phạm Văn Đồng: - Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 mất năm 2000, là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Ông tham gia cách mạng từ 246
năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. - Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn. 1.2. Xuất xứ: Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970). 1.3. Thể loại, phương thức biểu đạt: - Thể loại: Nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phương thức biểu đạt: Nghị luận chứng minh (kết hợp giải thích) 1.4. Bố cục: 2 phần: - Phần 1: Từ đầu đến “… vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”: Giới thiệu về Hồ Chí Minh và sự trong sáng, thanh bạch của Người. - Phần 2: Tiếp theo đến “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”: Sự giản dị của Hồ Chí Minh trong nếp sống. 247
- Phần 3: Tiếp theo đến “thế hệ ngày nay”: Đời sống vật chất giản dị của Hồ Chí Minh hòa với đời sống tâm hồn phong phú. - Phần 4: Đoạn còn lại: Sự giản dị trong tác phong của Hồ Chí Minh hòa quyện với những chân lí lớn của nhân dân cũng như thời đại. 1.5. Vấn đề nghị luận, trình tự lập luận: - Vấn đề nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Trình tự lập luận: Đi từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể đức tính giản dị của Bác Hồ. 2. Những kiến thức cơ bản 2.1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ: - Nêu luận điểm một cách trực tiếp: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. - Trong 60 năm cuộc đời hoạt động, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một con người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng thanh bạch, tuyệt đẹp. => Cách nêu vấn đề trực tiếp, nhấn mạng đức tính giản dị ở Bác Hồ. 2.2. Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác: a. Trong lối sống: - Bữa ăn: Chỉ vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được xếp tươm tất. 248
=> Đạm bạc, qua đó cho thấy Bác rất quý trọng kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ. - Nơi ở: cái nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn => Đời sống thanh bạch và tao nhã. - Việc làm: làm từ việc rất lớn (cứu nước, cứu dân) đến việc rất nhỏ, Bác làm việc suốt ngày => Tỉ mỉ, tận tâm, tận lực b. Trong quan hệ với mọi người: - Cái gì tự làm được thì tự làm nên người giúp việc bên cạnh Bác rất ít. - Gần gũi, thân thiện với mọi người: Bác đã đặt tên cho một số đồng chí. - Quan tâm tới mọi người xung quanh: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn… c. Giản dị trong lời nói và bài viết: - Câu nói, từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ… => Đức tính giản dị của Bác thể hiện nhất quán trong lối sống, trong quan hệ với mọi người và trong cách nói, bài viết 2.3. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật: * Giá trị nội dung: - Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. - Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp. * Giá trị nghệ thuật: - Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng. 249
- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ. - Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục. - Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết. 3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính? Gợi ý - Phần 1 nêu vấn đề gián tiếp. - Câu chứa đựng thông tin chính là: \"Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sống gió... Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sỹ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.\". Câu 2: Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào? Gợi ý - Lí lẽ: Bác Hồ là người sống giản dị. - Dẫn chứng: Bữa cơm chỉ có vài 3 món giản đơn, lúc ăn Bác không hề để rơi vãi một hột cơm; Cái nhà sàn của Bác chỉ vẻn vẹn vài ba phòng; Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay... Câu 3: Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng? 250
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250
- 251
- 252
- 253
- 254
- 255
- 256
- 257
- 258
- 259
- 260
- 261
- 262
- 263
- 264
- 265
- 266
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- 272
- 273
- 274
- 275
- 276