Chẩn đoán đau đầu thứ phát dựa trên sự khai thác cẩn thận bệnh sử, khám thực thể, và thăm khám thần kinh. Các cận lâm sàng thích hợp bao gồm khảo sát máu và dịch não tủy và hình ảnh học (CT hay MRI) IV. ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU NGUYÊN PHÁT 1.Điều trị migraine Theo nhiều kinh nghiệm của các trung tâm migraine và các chuyên gia đau đầu việc xác định chẩn đoán cũng như thực hành điều trị đau đầu cấp tính nguyên phát cần theo hướng dẫn, việc lấy chuẩn mực hướng dẫn đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm. a.Điều trị cấp cơn migraine Điều trị các cơn Migraine bằng thuốc: Nhiều thử nghiệm lớn ngẫu nhiên, đối chứng với giả dược đã được công bố về xử trí cấp cơn Migraine. Trong phần lớn thử nghiệm này, điều trị thành công các cơn Migraine đã được định nghĩa bởi tiêu chuẩn sau đây: −Hết đau sau 2 giờ. −Cải thiện đau đầu từ trung bình hoặc nặng về mức độ nhẹ hoặc hết đau sau 2 giờ. −Hiệu quả hằng định ở 2 trên 3 cơn. −Không tái phát đau đầu và không dùng thêm thuốc trong vòng 24 giờ sau khi điều trị thành công (được gọi là giảm đau hoặc không đau kéo dài) Bảng 6: giới thiệu tổng quan các thuốc giảm đau có hiệu quả trong điều trị migraine cấp. Nhằm ngăn ngừa đau đầu do lạm dụng thuốc, việc sử dụng các thuốc giảm đau đơn giản nên được giới hạn tối đa 15 ngày mỗi tháng và việc dùng các thuốc giảm đau kết hợp giới hạn là 10 ngày mỗi tháng Bảng.6: Các thuốc điều trị migraine cấp (cắt cơn) Thuốc Liều, mg Mức độ Chú giải khuyến Acetylsalicylic 1000 (uống) cáo Tác dụng phụ dạ dày ruột (ASA) A Ibuprofen 200 – 800 Tác dụng phụ như ASA Naproxen 500 – 1000 A Tác dụng phụ như ASA Paracetamol 1000 (uống) A Thận trọng trong 1000 (tọa A suy gan, suy thận dược) Các thuốc chống nôn: Việc sử dụng các thuốc chống nôn trong các cơn migraine được khuyến cáo để điều trị buồn nôn và nôn: Bảng 7 : Các thuốc chống nôn được khuyến cáo để điều trị cấp cơn migraine. Thuốc Liều, mg K. cáo Chú giải Metoclopramide 10 – 20 (uống) B 20 (tọa dược) Tác dụng phụ : loạn vận Domperidon B động, chống chỉ định ở 10 (TM, TB, DD) trẻ em và thai kỳ 20 – 30 (uống) Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng,có thể dùng cho trẻ em. 349
Triptan (chất đồng vận 5 – HT): các chất đồng vận thụ thể 5 – HT sumatriptan, zolmitriptan, naratriptan, rizatriptan, alotriptan, eletrip, và frovatriptan là các thuốc trị Migraine và không nên sử dụng trong các rối loạn đau đầu khác ngoại trừ đau đầu cụm. Các triptan khác nhau để điều trị Migraine được trình bày trongBảng 3. Hiệu quả các triptan đã được chứng minh trong các thử nghiệm lớn đối chứng với các giả dược trong đó các phân tích gộp đã được công bố. Các triptan có thể hiệu quả ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt hơn 1 cơn migraine. Tuy nhiên các bằng chứng cho thấy rằng các triptan được sử dụng càng sớm thì hiệu quả của chúng càng tốt. Việc sử dụng triptan phải được giới hạn tối đa 9 ngày mỗi tháng theo tiêu chuẩn IHS, trong các nghiên cứu dịch tễ học, nguy cơ của mạn tính hóa có thể đáng kể khi dùng triptan 12 ngày mỗi tháng. Tất cả các triptan đều có thể gây ra đau đầu do lạm dụng thuốc. Khoảng 15 – 40% (phụ thuộc trên hiệu quả ban đầu và hiệu quả kéo dài của thuốc,bệnh nhân dùng triptan đường uống bị tái phát, khi đó một liều triptan thứ hai thườnghiệu quả trong phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên nếu liều đầu tiên của triptan không hiệu quả thỉ liều thứ hai cũng không có tác dụng. Bảng 8: Các triptan khác nhau để điều trị cơn migraine cấp (theo thứ tự thời điểm xuất hiện trên thị trường), không phải mọi dạng sử dụng và mọi hàm lượng đều hiện diệnở tất cả các nước Thuốc Liều, mg Khuyến Ghi chú Sumatriptan cáo 25,50,100 (uống) A 100mg sumatriptan Zolmitriptan 25 (tọa dược), được tham khảo đối 10,20 (xịt mũi) A với tất cả các triptan 2.5,5 (uống) A 2.5, 5 (xịt mũi) Các tác dụng phụ thường gặp của triptan: các triệu chứng khó chịu ngực, buồn nôn, nôn, dị cảm ngón chi, mệt mỏi. Các chống chỉ định chung: tăng huyết áp không kiểm soát, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh Raynaud, thai kỳ và cho con bú, dưới 18 tuổi (ngoài trừ zumatriptan xịt mũi) hoặc trên 65, suy gan hoặc suy thận nặng. Các thuốc khác : Có các bằng chứng nhất định cho thấy rằng sử dụng acid valproic tĩnh mạch ở liều 300 – 800mg cũng có hiệu quả trong điều trị cấp các cơn migraine và tương tự như vậy đối với một nghiên cứu trước đó dùng flunarizine tĩnh mạch. Tuy nhiên, mức chứng cớ của các thuốc này yếu. Tramadol phối hợp với paracetamol cũng cho thấy hiệuquả trong các cơn migraine cấp. Tuy nhiên, á phiệnchỉ có hiệu quả ít, và không có các thử nghiệm đối chứng của các thuốc này;Do đó á phiện và cácthuốc an thần không nên sử dụng trong điều trị cấp migraine b.Điều trị phòng ngừa migraine b.1 Chỉ định điều trị ngừa cơn khi có 1 trong các yếu tố sau: •Điều trị ngừa cơn phải phối hợp với điều trị cấp tính •Bệnh migraine ảnh hưởng tới đời sống bệnh nhân dầu đã được điều trị cắt cơn •Các thuốc cắt cơn có chống chỉ định, không hiệu quả, không dung nạp hay có tình trạng lạm dụng thuốc •Có ≥ 2 cơn migraine mỗi tuần •Một số thể migraine đặc biệt 350
•Ý muốn của bệnh nhân Các thuốc phòng ngừa migraine dung nạp tốt và có bằng chứng hiệu quả là ức chế kênh calcium, ức chế beta, thuốc chống động kinh, NSAID, các thuốc chống trầm cảm và các thuốc khác. Theo quan điểm của nhóm chuyên gia, điều trị dự phòng migraine bằng thuốc nên được xem xét và bàn luận với bệnh nhân khi: Dự phòng migraine được cho là thành công nếu tần số của các cơn migraine mỗi tháng giảm đi ít nhất 50% trong vòng 3 tháng. Để đánh giá điều trị, nhật ký migraine là phương tiện rất hữu ích. Các thuốc chọn lựa đầu tiên được khuyến cáo theo sự đồng thuận của nhóm chuyên gia và theo các bằng chứng nghiên cứu đã được đưa vào các khuyến cáo mới nhất, được trình bày trong các bảng sau. Bảng.9: Các thuốc chọn lựa đầu tiên để điều trị dự phòng migraine. Thuốc Liều, mg Mức chứng cứ khuyến cáo Chống động kinh 25 -100 A Topiramate 500 -1800 A Valproic acid Ức chế kênh Calcium 5 -10 A Flunarizine Chẹn beta 50 -200 A Metoprolol 40 -240 A Propranlol A Timolol Dùng phòng ngừa ngắn A Triptans migraine kinh nguyệt Frovatriptan Bảng 10: Các thuốc được chọn lựa thứ 2 trong dự phòng migraine Thuốc Liều, mg Khuyến cáo Amitriptylime 50-150 B Venlafaxine 75-150 B Atenolol, Nadolol Các triptans: Dùng phòng ngừa B Naratriptan, ngắn migraine kinh Nomitriptan nguyệt Naproxen 250 – 500 B b.2 Phòng ngừa không dùng thuốc •Dinh dưỡng ▪ Một số thức ăn có Tyramine có thể là yếu tố khởi phát cơn migraine trên một số bệnh nhân ▪ Fromage, rượu chát đỏ ... ▪ Tránh các chất phụ gia thực phẩm ▪ Monosodium Glutamate, đường hóa học ... ▪ Không phải loại nào cũng có chứng cớ làm nặng thêm bệnh nhưng bệnh nhân có thể kiêng ăn nếu muốn ▪ Ăn chay có thể làm thiếu Vitamin B12 và các chất khác và làm migraine nặng hơn 351
•Châm cứu: Chưa có bằng chứng về hiệu quả nhưng hay được sử dụng •Vật lý trị liệu: Chưa có bằng chứng có hiệu quả •Tâm lý trị liệu: có thể hiệu quả trên bệnh nhân có vấn đề tâm lý ▪ Thư giãn, Yoga ▪ Giảm căng thẳng ▪ Biofeedback •Tập vận động: thể dục, Aerobic ▪ Không có nghiên cứu chứng minh hiệu quả nhưng có thể làm giảm số cơn ▪ trong một số trường hợp ▪ Có thể việc vận động làm bệnh nhân bớt lo lắng, giảm căng cơ, tăng tiết Endorphine. Điều trị migraine kinh nguyệt. Naproxen sodium (550mg x 2 lần mỗi ngày ) đã cho thấy làm giảm đau bao gồm đau đầu trong hội chứng tiền kinh nguyệt. Naproxen sodium dùng trong vòng 1 tuần trước và 1 tuần sau bắt đầu kinh nguyệt, gây ra ít đau đầu trước kinh nguyệt hơn. Triptan đã được sử dụng như là dự phòng ngắn hạn cho migraine kinh nguyệt. Đối với naratriptan (1mg x 2/ngày trong vòng 5 ngày, bắt đầu 2 ngày trước khi khởi phát dự đoán của kinh nguyệt) và frovatriptan (2,5 mgx 2) dùng trong 6 ngày trước kinh nguyệt). Liệu pháp thay thế oestrogen có thể được áp dụng. Chọn lựa đầu tiên đã đạt được đối với estradiol dùng qua da (không dưới 100ug dùng 6 ngày trước kinh nguyệt dưới dạng gel hoặc miếng dán). Migraine thai kỳ: Nếu migraine xảy ra trongthai kỳ, chỉ có paracetamolđược phép sử dụng trong suốt thai kỳ. Triptan và Ergot alkloids bị chống chỉ định. Đối với dự phòng migraine, chỉ có magnesium và metoprolol được khuyến cáo trong suốt thai kỳ (khuyến cáo mức độ B). 2.Điều trị đau đầu dạng căng thẳng: ❖ Điều trị cấp Thuốc giảm đau đơn thuầnvà NSAIDs hữu dụng cho việc điều trị cấp tính đau đầu căng thẳng. Aspirin là loại thuốc giảm đau thông dụng nhất có tác dụng hơn giả dược và acetaminophen. NSAIDs có tác dụng chống viêm,giảm đau và giảm sốt và hấp thunhanh khi uống với thời gian tập trung huyết thanh tối đa trong vòng ít hơn 2 giờ: Ibuprofen 200 - 400mg/ ngày, Naproxen 550mg/ngày, Celecoxib 100-200 mg/ngày. Các NSAIDs khác như ketoralac, diclofenac và indomethacin có hiệu quả giảm đau đầu, nhưng chưa được nghiên cứu nhiều. ❖ Điều trị phòng ngừa Điều trị phòng ngừa là điều trị căn bản. Tương tự migranie mạn tính, trị liệu có hiệu quả sẽ phải được duy trì trong 3-6 tháng rồi mới thử ngưng. Dưới đây là tóm tắt các thuốc phòng ngừa trong đau đầu dạng căng thẳng mạn tính. Phòng ngừa bằng thuốc Amitriptyline: Amitriptyline là thuốc thường dùng, liều thay đổi từ 25 đến 100mg/ngày. Đây là thuốc chống trầm cảm duy nhất đã được chứng minh hiệu quả có ý nghĩa thống kê trong đau đầu dạng căng thẳng mạn tínhqua nhiều thử nghiệm. Amitriptyline được ước tính giảm 30% dựa trên một số nghiên cứu. Nortriptyline: Nortriptyline có nhiều dữ liệu ủng hộ hơn amitriptyline. Bệnh nhân đau đầu dạng căng thẳng mạn tính không đáp ứng với amitriptyline được chỉ định dùng nortriptyline liều lên đến 75mg/ngày. Protriptyline: Protriptyline 20mg mỗi sáng. Ít gây tăng cân hơn so các thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác. 352
Mirtazapine: Mirtazapine 15 - 30mg/ngày tác dụng trên đau đầu làm giảm diện tích dưới đường cong 34% so với giả dược. Nó cũng làm giảm tần suất, thời gian và mức độ đau có ý nghĩa thống kê so với giả dược. Hiệu quả của mirtazapine tương tự như amitriptyline. Thuốc có thể dùng trước khi ngủ. Topiramate: Trong một nghiên cứu mở, 73% người sử dụng topiramate (liều 25- 100mg/ngày) đạt hiệu quả giảm 50% đau đầu trong đau đầu dạng căng thẳng mạn tínhtừ tuần 13-24. Mức độ đau đầu trung bình giảm từ 6.13 xuống 2.07 theo thang điểm Visual Analog Scale. Tuy nhiên cần những nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng để xác định vai trò của topiramate trong điều trị đau đầu dạng căng thẳng mạn tính. Sodium valproate: Sodium valproate (500mg hai lần/ngày) giảm tần suất đau đầu nhiều hơn giả dược trên bệnh nhân đau đầu dạng căng thẳng mạn tínhtrong nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng giả dược. Thang điểm Visual Analog Scale không giảm trong nhóm sodium valproate. Gabapentin: là thuốc chống động kinh tác dụng giảm đau đầu căng thẳng thường xuyên, liều khởi đẩu 300mg, tối đa 1200mg. Các thuốc dãn cơ: có nhiều nghiên cứu điều trị đau đầu dạng căng thẳng kết hợp các thuốc dãn cơ làm giảm tần xuất đau đầu cơn và đau đầu liên tục. Triệu chứng căng cơ và đau đầu giảm rõ rệt nhất là khi đi ngủ. Các thuốc giãn cơ hiện dùng gồm Tolperison (mydocalm) Epireson (myonal), baclofen. Botulinum toxin(BTX) tiêm vào cơ quanh sọ có tác dụng đối với bệnh nhân đau đầu căng cơtrong một nghiên cứu mở và trong 2 nghiên cứu mù đôi kiểm chứng giả dược. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đơn, Porta và cộng sự nghiên cứu mức an toàn và tác dụng của việc tiêm BTX-A vào cơ quanh sọ khi điều trịđau đầu căng thẳng . Lưu ý:thời gian điều trị chung cho đau đầu dạng căng thẳng mạn tính là 3 tháng, khi đó có thể thử ngưng thuốc;thời gian 3 tháng là tối thiểu, có thể kéo dài hơn khi các trịệu chứng rối loạn như lo âu, mất ngủ chưa được kiểm soát. 3. Điều trị đau đầu cụm cấp (cắt cơn) Vì cơn đau đầu cụm có khởi phát đột ngột và nhanh chóng đạt đến cường độ đỉnh, nên điều trị cắt cơn phải là những trị liệu tác dụng nhanh. Thở oxy, sumatriptan, dihydroergotamine, zolmitriptan và gây tê tại chỗ giúp giảm nhanh cơn đau đầu cụm (xem điều trị migraine). Nguồn than khảo: Đau đầu (Ban hành kèm theo Quyết định số 182/ QĐ- BV ngày 13/3/2014 Bệnh viện Nhân Dân 115) 353
CHÂN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19 I. ĐẠI CƯƠNG Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút ARN lớn, có thể gây bệnh cho cả động vật và con người. II. CHẨN ĐOÁN 2.1. Trường hợp bệnh nghi ngờ Bao gồm các trường hợp: A. Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác. B. Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào VÀ có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ* có bệnh COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng HOẶC tiếp xúc gần (**) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng. * Vùng dịch tễ: được xác định là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc COVID-19 lây truyền nội địa, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam theo “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19” của Bộ Y tế và được cập nhật bởi Cục Y tế dự phòng. ** Tiếp xúc gần: bao gồm - Tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế mắc COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc COVID-19. - Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh. - Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh. - Cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh. - Cùng nhóm: du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp ... với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh. - Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghê) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh. 2.2. Trường hợp bệnh xác định Là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real - time RT-PCR. III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 3.1. Giai đoạn khởi phát - Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, thể delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. 354
- Khởi phát: + Chủng alpha: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng... + Chủng mới (delta): đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, ỉa chảy, khó thở, đau cơ. - Diễn biến: + Đối với thể alpha: 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng và ^diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do COVID-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong. + Đối với thể delta: tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4.2% alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra chủng delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu oxy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra chủng delta có tải lượng vi rút cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác. 3.2. Giai đoạn toàn phát Sau 4-5 ngày. 3.2.1. Hô hấp Ho nhiều hơn, đau ngực, cảm giác ngạt thở, sợ hãi, tuỳ mức độ bệnh nhân, thở sâu, phổi thường không ral, mạch thường không nhanh. Khoảng 5-10% bệnh nhân có thể giảm oxy máu thầm lặng. Những trường hợp này bệnh nhân không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua. Thể nặng của bệnh có biểu hiện giống ARDS. + Mức độ trung bình: khó thở tần số thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 94-96% + Mức độ nặng nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94%, cần cung cấp oxy hoặc thở máy dòng cao hoặc thở không xâm nhập. + Mức độ nguy kịch nhịp thở > 30 lần/phút có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc chậm < 10 lần/phút hoặc bệnh nhân tím tái, cần hỗ trợ hô hấp ngay với đặt ống nội khí quản thở máy xâm lấn. + Một số ít khác có thể có: ho ra máu, tràn khí, dịch màng phổi (do hoại tử nhu mô). 3.2.2. Tuần hoàn - Các triệu chứng thường không đặc hiệu: đau ngực, mệt mỏi, khó thở, ho. - Sốc tim: huyết áp tụt, mạch nhanh, rối loạn nhịp, da, đầu chi lạnh, gan to, tĩnh mạch cổ nổi. - Rối loạn nhịp chậm hoặc nhanh, suy tim cấp và sốc tim do suy tim trái (như Hội chứng trái tim vỡ, viêm cơ tim) hoặc suy tim phải cấp, thuyên tắc động mạch phổi, tràn dịch màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim cấp, sốc nhiễm khuẩn thứ phát do COVID-19, tâm phế cấp (Acute cor pulmonary). 3.2.3. Thận 355
- Tổn thương thận cấp (AKI) xuất hiện ở 5-7% bệnh nhân COVID-19 chung và trong số bệnh nhân COVID-19 nhập ICU có tới 29-35% biểu hiện tổn thương thận cấp. Bệnh nhân COVID-19 có bệnh thận từ trước như đái tháo đường, tăng huyết áp có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong gấp 3 lần so với không có bệnh nền. - Cơ chế bệnh sinh: 4 nhóm nguyên nhân đã được đưa ra: + Do tổn thương trực tiếp tế bào, cầu thận, ông thận do vi rút. + Do cơn bão cytokin, rối loạn huyết động trong thận. + Do huyết khối - tắc mạch thận. + Do các nguyên nhân thường gặp trong ICU: thiếu dịch trong lòng mạch, quá liều thuốc do không điều chỉnh theo mức lọc cầu thận, thở máy với PEEP cao, tương tác giữa các cơ quan (tim-thận, phổi-thận, gan-thận) - Lâm sàng: Bệnh nhân có thể thiểu niệu hoặc đái nhiều, nước tiểu có protein, đái máu vi thể hoặc đại thể, các biểu hiện của hội chứng ure máu cao ít gặp, nhưng thường nặng trên người bệnh đã có suy thận từ trước. - Chẩn đoán AKI và mức độ dựa vào creatinin huyết tương và thể tích nước tiểu. 3.2.4. Thần kinh - Nhồi máu não: liên quan đông máu do “bão cytokin”, hoặc do cục máu đông nguồn gốc từ tim, hoặc tĩnh mạch phổi, đặc biệt trên những người có yếu tố nguy cơ: tuổi cao, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thuốc lá, béo phì, kháng thể kháng phospholipid. - Lâm sàng xuất hiện đột ngột: + Rối loạn ý thức theo các mức độ: nhẹ thì còn tỉnh, nặng nhất là hôn mê. + Hội chứng liệt nửa người: liệt vận động có hoặc không tế bì, dị cảm. + Thất ngôn. + Mất thị lực, bán manh, góc manh. + Liệt dây thần kinh sọ. + Rối loạn cơ tròn. + Giảm hoặc mất khứu giác + Viêm não màng não, thoái hoá não, viêm đa rễ và dây thần kinh như hội chứng Guillain Barre, bệnh não do COVID-19. 3.2.5. Dạ dày-ruột Vi rút xâm nhập vào tế bào dẫn tới viêm tế bào biểu mô làm giảm hấp thu, mất cân bằng bài tiết ở ruột và hoạt hóa hệ thống thần kinh của ruột, dẫn tới ỉa chảy. Ngoài ra có thể do dùng kháng sinh hay do thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột, ít gặp hơn có thể liên quan đến huyết khối tắc mạch mạc treo. Tỷ lệ xuất hiện tiêu chảy từ 250% trong những bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tiêu chảy phân lỏng cũng có khi phân toàn nước 7-8 lần/ngày và thường xuất hiện vào ngày thứ tư của khởi phát bệnh. 3.2.6. Gan mật Có thể có vàng da, suy gan, tăng men gan, suy gan cấp, hôn mê gan. 3.2.7. Nội tiết 356
Tăng đường máu ở bệnh nhân có đái tháo đường từ trước, hoặc tăng đường máu liên quan sử dụng corticoid có thể biến chứng: đái tháo đường mất bù, toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu... 3.2.8. Huyết học - Huyết học: Tăng đông, rối loạn đông máu do nhiễm trùng (SIC) và đông máu nội mạch (DIC), hội chứng thực bào máu/hội chứng hoạt hoá đại thực bào, bệnh vi mạch huyết khối (TMA) với ban giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) và hội chứng tăng ure huyết tán huyết (HUS), giảm tiểu cầu do heparin (HIT) do điều trị thuốc chống đông (LMWH: heparin trọng lượng phân tử thấp ). C- Mạch máu: có thể gặp huyết khối gây tắc động mạch hoặc tĩnh mạch chi 2 bên. 3.2.9. Da Biểu hiện với ngứa, đau/bỏng rát ở da với hình thái bao gồm các ban dạng mề đay, các ban dạng hồng ban, phát ban dạng mụn nước mụn mủ, phát ban giống dạng cước ở đầu ngón tay chân, ít gặp hơn phát ban dạng lưới (chỉ điểm bệnh diễn tiến nặng), giống tổn thương xuất huyết chủ yếu ở chi, ban đỏ đa hình thái ở tay chân niêm mạc, kết mạc miệng, viêm kết mạc ở trẻ em. 3.3. Giai đoạn hồi phục - Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài. - Những trường hợp nặng: Biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng. - Những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài. - Một số trường hợp sau nhiễm SARS-CoV-2, gặp các rối loạn kéo dài: bệnh lý tự miễn, hội chứng thực bào... IV. CẬN LÂM SÀNG 4.1. Huyết học - Tế bào máu ngoại vi: số lượng Hồng cầu bình thường hoặc tăng (do mất nước) bạch cầu bình thường hoặc giảm, Bạch cầu Lympho giảm nhiều, số lượng tiểu cầu bình thường sau đó giảm. - Tăng đông và tắc mạch: Tăng đông D-dimer tăng cao gấp 4-5 lần, Tiểu cầu < 150.000, DIC hoặc SIC (sepsis induced coagulopathy). 4.2. Các xét nghiệm bilan viêm (Bảng điểm Cytokin storm score, xem Phụ lục 1) - Bạch cầu giảm, đặc biệt Bạch cầu Lympho (< 800). Giảm CD4, CD8, Th17, Tiểu cầu. - Cytokin tăng cao: TNF α tăng, IL-1β, IL6, IFNs, GCSF, IP-10. 357
- Ferritin, CRP, LDH tăng. 4.3. Khí máu Ban đầu PaO2 giảm, CO2 bình thường, nặng hơn PaO2 giảm nặng, PaCO2 tăng, pH giảm, giảm HCO3. Shunt phổi D(A-a)O2 tăng. 4.4. Các rối loạn thường gặp khác - Điện giải: rối loạn natri máu và kali máu. - Thận: Tiểu đạm, tiểu máu, tổn thương thận cấp (đa niệu, thiểu niệu, tăng Ure, creatinin), gặp một số trường hợp đái tháo nhạt. - Gan: Tăng SGPT, Bilirubin tăng. - Tổn thương tim: Tăng troponin T và Pro-BNP tăng. - Suy đa tạng (MOF). - Bội nhiễm thứ phát: Tăng Procalcitonin, Bạch cầu và CRP. 4.5. X-quang phổi - Ở giai đoạn sớm hoặc chỉ viêm đường hô hấp trên, hình ảnh X-quang bình thường. - Giai đoạn sau các tổn thương thường gặp: Tổn thương dạng kính mờ, nhiều đốm mờ. Dày các tổ chức kẽ. Tổn thương đông đặc. - Gặp chủ yếu ở hai bên phổi, ngoại vi và vùng thấp của phổi ở giai đoạn đầu của COVID-19. - Tổn thương có thể tiến triển nhanh trong ARDS. Ít khi gặp dấu hiệu tạo hang hay tràn dịch, tràn khí màng phổi. 4.6. Chụp CT-Scan - Tổn thương kính mờ đa ổ ở vùng đáy và ngoại vi hai bên phổi. Tổn thương lát đá. - Tổn thương kính mờ và đông đặc ở vùng đáy và ngoại vi hai bên phổi. - Phát hiện các trường hợp tắc mạch phổi. 4.7. Siêu âm 4.7.1. Siêu âm phổi - Các dấu hiệu hình ảnh: + Nhiễu ảnh B-line: do dày vách liên tiểu thuỳ và trên bệnh nhân có hội chứng kẽ-phế nang có tụ dịch khoảng kẽ, hướng thẳng đứng, tăng âm, xuất phát từ màng phổi hoặc từ vùng đông đặc. Đường B-line có thể đơn độc hay rải rác hoặc giao nhau. + ít dịch khoang màng phổi, màng phổi dày không đều, đông đặc dưới màng phổi. + Có thể có tràn khí màng phổi. 358
4.7.2. Siêu âm tim - Đánh giá bệnh nền tim mạch,.. 4.7.3. Siêu âm mạch máu Đánh giá biến chứng đông máu của bệnh nhân COVID-19. 4.8. Xét nghiệm Vi sinh 4.8.1. Chỉ định xét nghiệm - Các trường hợp nghi ngờ, cần làm xét nghiệm khẳng định nhiễm SARS- CoV-2. 4.8.2. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên a) Xét nghiệm Realtime RT-PCR b) Xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên 4.8.3. Chẩn đoán nhiễm vi rút SARS-CoV-2 a) Chẩn đoán xác định Bệnh nhân có xét nghiệm Realtime RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2. b) Chẩn đoán phân biệt - Cần chẩn đoán phân biệt với viêm đường hô hấp cấp do các tác nhân hay gặp khác: + Vi rút cúm mùa (A/H3N2, A/H1N1, B), vi rút á cúm, vi rút hợp bào hô hấp (RSV), rhinovirus, myxovirrus, adenovirus. + Hội chứng cảm cúm do các chủng coronavirus thông thường. + Các căn nguyên gây nhiễm khuẩn hay gặp, bao gồm các các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumonia. + Các căn nguyên khác có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng như cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9, A/H5N6, SARS-CoV và MERS-CoV. - Cần chẩn đoán phân biệt các tình trạng nặng của người bệnh (suy hô hấp, suy chức năng các cơ quan...) do các căn nguyên khác hoặc do tình trạng nặng của các bệnh lý mạn tính kèm theo. V. PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ 5.1. Mức độ nhẹ - Người bệnh COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy... - Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời. - Tỉnh táo, người bệnh tự phục vụ được. - X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít. 359
5.2. Mức độ trung bình 5.2.1. Lâm sàng - Toàn trạng: Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ. - Hô hấp: Có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, SpO2 94-96% khi thở khí phòng. Người bệnh có thể khó thở khi gắng sức (đi lại trong nhà, lên cầu thang). - Tuần hoàn: mạch nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường. - Ý thức: tỉnh táo. 5.2.2. Cận lâm sàng - X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương dưới 50%. - Siêu âm: hình ảnh sóng B. - Khí máu động mạch: PaO2 /FiO2 > 300. 5.3. Mức độ nặng 5.3.1. Lâm sàng - Hô hấp: Có dấu hiệu viêm phổi kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; SpO2 < 94% khi thở khí phòng. - Tuần hoàn: nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, HA bình thường hay tăng. - Thần kinh: bệnh nhân có thể bứt rứt hoặc đừ, mệt. 5.3.2. Cận lâm sàng - X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương trên 50%. - Khí máu động mạch: PaO2/FiO2 200 - 300 - Siêu âm: hình ảnh sóng B nhiều. 5.4. Mức độ nguy kịch 5.4.1. Lâm sàng - Hô hấp: thở nhanh > 30 lần/phút hoặc < 10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường. - Thần kinh: ý thức giảm hoặc hôn mê. - Tuần hoàn: nhịp tim nhanh, có thể nhịp tim chậm, huyết áp tụt. - Thận: tiểu ít hoặc vô niệu. 5.4.2. Cận lâm sàng 360
- X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương trên 50%. - Khí máu động mạch: PaO2/FiO2 < 200, toan hô hấp, lactat máu > 2 mmol/L. - Siêu âm: hình ảnh sóng B nhiều. VI. ĐIỀU TRỊ - Điều trị nguyên nhân: (xem Mục 6.2). - Điều trị suy hô hấp: thở oxy, CPAP, BiPAP, HFNC, nằm sấp, thở máy xâm nhập, ECMO (xem Phụ lục 4). - Điều trị suy tuần hoàn, điều trị bội nhiễm (xem Mục 6.4 và Mục 6.8). - Điều trị chống cơn bão cytokin: corticoid, lọc máu, ức chế sản xuất hoặc đối kháng IL receptor (xem Mục 6.6, Mục 6.9). - Điều trị chống đông: chi tiết xem Phụ lục 2 và Mục 6.7. - Điều trị hỗ trợ khác: dinh dưỡng, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần (xem Phụ lục 7 và Phụ lục 8). - Điều trị triệu chứng: giảm ho, giảm đau. - Điều trị bệnh nền (nếu có). - Tâm lý liệu pháp. 6.1. Tổng hợp nguyên tắc điều trị Bảng 4. Tổng hợp nguyên tắc điều trị bệnh nhân COVID-19 Người Chẩn đoán nhiễm Phân loại mức không Nhẹ Trung bình Nặng Nguy kịch độ triệu chứng - SpO2 94- 96% - Nhịp thở 20- - Bệnh nhân suy 25 lần/phút hô cần đặt nội khí >< n-t-rhêHTânổonnXặcQC<tOh5Vưb0ơệI%Dnnhg- --l-ầSnTNp/ổphOnhịp2út<tht9ởh4ư>%ơn2g5sq-xốâuBcmảệnhnnohhặtậchpônhnhogânặc kchóí - SpO2 19 mức độ nhẹtrên XQ > 50% - Bệnh nhân có 96% - Nhịp thở 20 lần/phút có bệnh lý nền, suy đa tạng coi như mức độ trung bình. 361
Favipiravir Có1 Có1 Có1 Không Không Không Có2 Có Không Remdesivir Không Có3 Có3 Không Không Casirivimab 600 mg +Co3 Có Có Không Không Imdevimab 600 Có Có Không Không mg Bamlanivimab Không + Etesevimab Sotrovimab Không -------------- 1 Có sự theo dõi của nhân viên y tế 2 Xem chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và chú ý tại Bảng 5 mục remdesivir 3 Xem chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và chú ý tại Bảng 6 mục casirivimab 600 mg + imdevimab 600 mg Chẩn đoán Người Nhẹ Trung bình Nặng Nguy kịch Phân loại mức nhiễm Có3 độ không triệu chứng Corticoid Không Không Có1 Có2 Tocillizumab Không Không Xem xét4 Có4 Không Dự phòng - Dự phòng nếu kèm theo giảm Thuốc chống nếu có nguyLiều cdưựờngphòngĐiều đông cơ: tăng - Điều trị nếu đông Không trị không có giảm đông - Béo phì - Bệnh lý nền Xét thở oxy mặtHHFoặNcCth/NởImVặt Xử trí hô hấp Không kính nếu cóOxy kính, nạnThhậởp máy xâm Kháng sinh ' Không bệnh lý nền:nạ giản đơn có túi suy tim... Không Cân nhắc Có Có Lọc máu $ Không Không Không Loại bỏ cytokinLiên quan AKI, 362
ECMO Không Không Không x 3 -5 ngày ECMO, hoặc suy Chưa đa tạng Khi có chỉ định Chống sốc - - - - Có Nếu có Nếu có Nếu có Nếu có Điều trị bệnhNếu có Có Có Có Có nền Dinh dưỡng Có Vật lý trị liệu Có Có Có Có Có Tâm lý liệu Có Có Có Có Có pháp Ghi chú: Bệnh nhân nhiễm COVID-19 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà hoặc các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 tuỳ theo tình hình dịch tại từng địa phương 1 Dexamethason 6-12mg hoặc methylpresnisolon 32mg/ngày x 7-10 ngày 2 Dexamethason (6-12mg) hoặc methylprednisolon 1-2mg/kg x 5 ngày sau giảm 1/2 liều x 5 ngày 3 Dexamethason (12-20mg) hoặc methylprednisolon 2-3mg/kg x 5 ngày sau giảm 1/2 liều x 5 ngày 4 Xem Chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và chú ý tại Bảng 7 mục tocillizumab 6.2. Điều trị nguyên nhân 6.2.1. Thuốc kháng vi rút * Nguyên tắc: - Thuốc đã được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới thì có thể được chỉ định điều trị theo diễn biến bệnh lý của người bệnh (ví dụ: thuốc remdesivir, favipiravir,...). Bảng 5. Các thuốc kháng vi rút trong điều trị COVID-19 Hoạt chất Chỉ định Chống chỉ định Liều dùng Chú ý - Bệnh nhân nội trú- Tiền sử quá mẫn+ Người ≥ 12 tuổi- Không dùng khởi phát bệnh chưavới bất kỳ thànhvà cân nặng >remdesivir đơn quá 10 ngày có suy hôphần nào trong40kg: độc, cần phối hợp hấp phải thở oxy, thởcông thức thuốc. Ngày đầu 200mg,thêm với corticoid. Remdesivir oxy lưu lượng dòng- Suy giảm chứcnhững ngày sau- PNCT và nuôi cao (HFNC), hoặc thởnăng thận (mức lọc100mg/ngày, con bằng sữa mẹ: máy không xâm nhập cầu thận ước tínhtruyền tĩnh mạchChưa có dữ liệu - Nên phối hợp vớieGFR <1 lần trong 30 -đầy đủ. Không corticoid (ưu tiên30mL/phút). 120 phút. khuyến cáo trừ 363
dexamethason). - Tăng enzym ALT+ Người < 12 tuổitrường hợp lợi ích - Ưu tiên sử dụng> 5 lần giá trị giớihoặc cân nặng 3,5vượt trội so với thuốc cho nhóm nguyhạn trên củakg - 40 kg (EUA):nguy cơ. cơ cao: người khoảng giá trị bìnhNgày đầu 5- Không nên sử /bệnh trên 65 tuổi,thường. mg/kg, các ngàydụng remdesivir người có bệnh nền, sau 2,5 mg/kg,cho phụ nữ có thai người bệnh béo phì truyền tĩnh mạchtrong trường hợp (BMI > 25). 1 lần trong 30 -cho chỉ định khác. - Không nên bắt đầu 120 phút. sử dụng cho người + Thời gian điều bệnh COVID-19 cần trị: 5 ngày. thở máy xâm nhập, chạy ECMO. Với các trường hợp đã được điều trị bằng remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng remdesivir cho đủ liệu trình. - PNCT, kpếhụhoạncữh1đ- ầ6Lu0iề0umgd/ùlnầgn: ngày- Chú ý ít nhất 2 đang có uốngngày đầu dùng x 2thuốc do có thể mBệứnchđnộhnâhnẹCOVID-19-s-<cuóP1ySht8huụthaytuiận.ổnữignaặncnhgonặcnogn,nl-6lầầ0gTnn0àh//ynnờggimààyygsga,/iluaầnn Favipiravir cácgây rối loạn tâm 200mg uốngthần x 2- Tiền sử gout vì có thể làm tăng điềuacid uric và làm bú trị: 714 ngày nặng thêm bệnh Liều dùng theo M40o0lmnugpiravirBmệứnchđnộhnâhnẹCOVID-19-cđóầuP,NkpếChTụhon3ạữchtđháanncóggtclhâưmuơynếsgtànthgmửđinnãghđhưiệợđmềc thai. phê duyệt 6.2.2. Kháng thể kháng vi rút - Đối với thuốc chưa được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới. 6.3. Điều trị suy hô hấp 364
6.3.1. Bệnh nhân mức độ nhẹ - Xử trí: + Theo dõi, điều trị triệu chứng: giảm ho, giảm đau (nếu đau ngực, đau đầu nhiều). + Hoặc SpO2 > 96%, nhịp thở < 20 lần/phút nhưng bệnh nhân có bệnh lý nền: suy tim, bệnh lý mạch vành có khó thở thì xem xét thở oxy kính 1 -2 l/phút. Kết hợp điều trị triệu chứng. 6.3.2. Bệnh nhân mức độ trung bình - Xử trí: oxy kính: 2-5 lít/phút, nằm sấp nếu có thể. - Mục tiêu: + Duy trì nhịp thở < 25 lần/phút và SpO2 trong khoảng 92- 96%. + Nếu bệnh nhân không đáp ứng chuyển oxy mặt nạ không túi 5-10 lít/phút và nằm sấp nếu có thể. → nếu không đạt mục tiêu chuyển thở mặt nạ có túi oxy 10-15 lít/phút hoặc HFNC/CPAP/BiPAP. 6.3.3. Bệnh nhân mức độ nặng/nguy kịch a) Mức độ nặng - Xử trí: HFNC (ưu tiên bệnh nhân 200 < P/F < 300) hoặc CPAP/BiPAP (ưu tiên bệnh nhân P/F < 200) hoặc oxy mặt nạ có túi (nếu không có HFNC hoặc CPAP/BiPAP và nằm sấp nếu có thể. - Mục tiêu + Nhịp thở < 30 lần/phút và SpO2 từ 92-96%. + Hoặc theo chỉ số ROX (thở HFNC hoặc CPAP/BiPAP, xem Phụ lục 4). * Chú ý: - Nếu SpO2 > 92%, ROX < 4,88 tăng hỗ trợ máy lên. - SpO2 không đạt đặt nội khí quản. - Không thở HFNC với FiO2 > 60% hoặc flow > 60 lít/phút cân nhắc chuyển sang BiPAP. b) Bệnh nhân nguy kịch - Xử trí: Thở máy xâm nhập + Cài đặt ban đầu: Vt 6 ml/kg lý tưởng, FiO2 100 %, PEEP 8-10 cmH2O, tần số 14- 16, I/E=1/1,5. + Sau đó Nếu compliance ≥ 40 mL/cmH2O → giảm oxy máu type L: Vt 6-8 lít/phút. Tần số duy 365
trì pH > 7,25. PEEP tối đa 10. Nếu compliance < 40 mL/cmH2O → giảm oxy máu type H (ARDS thực sự). Cài đặt máy theo chiến lược thông khí bảo vệ phổi (xem Phụ lục 4). • Huy động phế nang CPAP 40/40. • Nằm sấp (nếu có thể). Hình 4. Sơ đồ xử trí hô hấp với bệnh nhân COVID-19 6.4. Điều trị suy tuần hoàn 6.4.1. Các nguyên nhân suy tuần hoàn ở bệnh nhân COVID-19 6.4.2. Bồi phụ thể tích dịch - Mục tiêu: duy trì huyết áp trung bình (HATB) ≥ 65 mmHg, nước tiểu > 1ml/kg/giờ. 6.4.4. Điều trị loạn nhịp - Điều chỉnh rối loạn điện giải K+ , Mg2+. - Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp. - Sốc điện khi cơn nhịp nhanh gây nên tụt huyết áp. - Nhịp chậm kéo dài, không đáp ứng với thuốc: đặt máy tạo nhịp. 6.4.5. Tim phổi nhân tạo (ECMO) VA-ECMO khi có rối loạn nhịp nguy hiểm, sốc tim nặng không đáp ứng với các biện pháp điều trị trên. (xem Phụ lục 3). 6.5. ECMO 6.6. Điều trị corticoid 366
6.6.1. Mức độ nhẹ Chưa dùng. 6.6.2. Mức độ trung bình - Dexamethason 6mg/24giờ x 7-10 ngày (đường tiêm hoặc đường uống); - Hoặc methylprednisolon 16mg: uống 1 viên x 2 lần/ngày x 7-10 ngày. 6.6.3. Mức độ nặng - Dexamethason 6-12 mg/ngày tiêm tĩnh mạch x 5 ngày, sau đó giảm 1/2 liều trong 5 ngày). - Hoặc methylprednisolon 1- 2 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch x 5 ngày, sau đó giảm 1/2 liều trong 5 ngày. 6.6.4. Mức độ nguy kịch - Dexamethason 12-20 mg/ngày tiêm tĩnh mạch x 5 ngày, sau đó giảm 1/2 liều trong 5 ngày). - Hoặc methylprednisolon 2-3 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch x 5 ngày, sau đó giảm 1/2 liều trong 5 ngày. * Chú ý trong điều trị chống cơn bão cytokin - Khởi đầu tăng liều ngay khi có dấu hiệu chuyển độ nặng của bệnh. - Sử dụng corticoid liều cao nên duy trì < 7 ngày và giảm liều ngay khi có cải thiện lâm sàng để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc. - Theo dõi đáp ứng điều trị: triệu chứng lâm sàng cải thiện, kết quả xét nghiệm các chỉ số viêm (CRP, IL-6, LDH, Ferritin...). Nếu không cải thiện, phối hợp sử dụng kháng thể đơn dòng ức chế IL-6, lọc máu. - Chú ý tầm soát nhiễm khuẩn, nấm thứ phát. - Chú ý điều chỉnh đường huyết và điện giải. - Có thể dùng cùng lúc với các thuốc kháng thể đơn dòng, kháng IL-6 hoặc remdesivir. 6.7. Điều trị chống đông 6.7.1. Dựa vào phân loại mức độ nặng bệnh nhân COVID-19 a) Mức độ nhẹ - Chưa điều trị. - Nếu bệnh nhân đang duy trì thuốc chống đông theo bệnh lý nền: tiếp tục duy trì. - Dùng liều dự phòng nếu bệnh nhân có nguy cơ cao: bệnh lý nền: tăng HA, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính, bệnh lý mạch vành, tiền sử huyết khối, béo phì. 367
- Phụ nữ có thai xem xét phối hợp thêm aspirin (nếu làm được xét nghiệm D- dimer, xem Bảng) - Dùng liều dự phòng khi điểm Modified IMPROVE-VTE 2 hoặc 3. b) Mức độ trung bình Dùng liều dự phòng tăng cường/hoặc liều điều trị nếu có xét nghiệm theo dõi điều trị. c) Mức độ nặng Dùng liều điều trị/hoặc điều chỉnh theo quy trình của máy lọc máu (nếu bệnh nhân đang lọc máu). d) Mức độ nguy kịch (phụ thuộc tình trạng bệnh nhân) - Dùng liều dự phòng nếu bệnh nhân có giảm đông. - Hoặc liều điều trị. 6.7.2. Dựa vào kết quả xét nghiệm Bảng 8. Sử dụng thuốc chống đông máu dựa trên xét nghiệm Liều dự phòng Liều điều trị Căn cứ xét nghiệm (chỉnh liều theo BMI và chức năng (chỉnh liều theo BMI và chức năng thận - xem Bảng) thận -xem Bảng) CRP Tăng ≤ 15 mg/L > 15 mg/L Ferritin Tăng ≤ 1.000 ng/ml > 1.000ng/ml D-dimer • ≥ 5 lần ngưỡng bình thường; D-dimer tăng từ > 2 đến < 5 lần• Tăng nhanh gấp 2 lần trong vòng 2448h; ngưỡng bình thường • Gấp 2 bình thường + điểm Modified Improve = 2-3. IL-6 15 - 40 pg/ml > 40 pg/ml Bạch cầu Lympho Chưa giảm → tham khảo các tiêu≤ 0,8 G/l chuẩn khác Bạch cầu trung Tăng ≤ 10 G/l > 10 G/l tính Huyết khối được xác định bằng Không có huyết khối tham khảo Có chẩn đoán hình các tiêu chuẩn khác ảnh Tổn thương phổi Chưa tổn thương tham khảo các Có trên XQ tiêu chuẩn khác 368
6.7.3. Chống chỉ định thuốc chống đông - Không sử dụng chống đông nếu bệnh nhân có một trong những yếu tố sau: đang có chảy máu, mới xuất huyết não, Fibrinogen < 0,5 g/l, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp. - Thận trọng dùng chống đông nếu bệnh nhân có một trong những yếu tố sau: điểm HAS-BLED ≥ 3, tiểu cầu < 25G/1. Với bệnh nhân có tiểu cầu < 50G/l: không dùng UFH. 6.7.4. Liều dùng các thuốc chống đông - Lựa chọn một trong các thuốc chống đông và liều như sau (ưu tiên dùng enoxaparin liều tăng cường) Bảng 9. Các thuốc chống đông sử dụng dự phòng và điều trị COVID-19 BMI và chức Heparin LMWH Các thuốc chống đông năng thận standard (Enoxaparin) khác (nếu không có (UFH) Heparin) BMI Ty ≤ *Liều chuẩn: 40mg- Có thể lựa chọn 1 trong 30kg/m2 và5000U, haix 1 lần/ngày (TDD) các loại chống đông khác Liều dựCrCl ≥lần/ngày TDD *Liều tăng cường:sau đây để thay thế heparin: phòng 30ml/phút 0,5mg/kg, 2 lần/ngày+ Rivaroxaban 10-20mg, Dùng từ 7-10BMI *Liều chuẩn: 40mg uống 1 lần/ngày > TDD, có thể tăng lên+ Apixaban 2,5mg, uống 2 ngày 30kg/m2 và7500U, TDhDai*2Llầiềnu/ngtàăyng ≥lần/ngày lần/ngày CrCl cường:+Dabigatran 220mg, uống 1 30ml/phút 0,5mg/kg, 2 lần/ngàylần/ngày CrCl 5000-7500U 8x**LL1iiềềlầuun/cnthăgunàẩgyn(:TcDư3ờ0Dmn)g.g:+l1+ầnlDRầ/nniav/gbnaàiggryoàaxytraabnan751m5mg,gu,ốunốgng2 30ml/phút <TDD mỗi 12h 0,5mg/kg x 1 lần/ngày (TDD) Không dùng DOACs khi CrCl < 15ml/phút Có thể xem + Nhóm acecumarol, BMI ≤5x0ét00tiUêmI bolus đầu warfarin: Đạt INR 2-3; (hoặc*Khởi bằng+ Rivaroxaban 15mg, uống DbLtuằiùầnềnnug,gcđhnitứềếừnuug2trch-ịó6uB3C3y00ếMrtmkCkgIllh//mpốhi2údtùngv>≥àtđ8hTừo0óD3Uặ-Dc6I1/2mkt8h5gUỗá0)inI,U/g1k/2sgkah/guh.,(0*1TK,m8DhmgDở/gki)/gkđgxầ,u2bTlằầDnng/Dnlgiàềyu22+2ỞnmhlláDấầầbutnnệa,//n1bnnhiggydgàànếùayyuhtnr;;âgatnnố 150mg, uống cao tuổi, có ít nguy cơ chảy liều 110mg, 30kg/m2 và lần/ngày uống, 2 lần/ngày. CrCl ≥ Liều 1 lần/ngày+ Apixaban 5-10mg, uống 2 30ml/phút không áp dụng vớilần/ngày; bệnh nhân BMI >+ Endoxaban 30mg -60mg, 369
30kg/m2 và CrCl ≥uống ngày 1 lần; 30ml/phút + Warfarin: Đạt INR 2-3. Không dùng DOACs khi CrCl Liều điều trị, CrCl < 15ml/phút 30ml/phút <có thể bolus + Warfarin: Đạt INR 2-3; + Dabigatran 75mg, uống 2 sau đó truyền1mg/kg/ngày lần/ngày; tĩnh mạch + Rivaroxaban 15mg, uống 1 lần/ngày; +Endoxaban 30mg, uống ngày 1 lần. Không dùng DOACs khi CrCl < 15ml/phút * Ghi chú: - Bệnh nhân đang dùng aspirin thì khi vẫn tiếp tục dùng aspirin nếu dùng chống đông liều dự phòng, ngừng aspirin nếu dùng liều điều trị. - Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông đường uống, ngừng lại chuyển sang dùng heparin. 6.7.5. Thời gian điều trị thuốc chống đông - Sử dụng thuốc chống đông đến khi lâm sàng và xét nghiệm ổn định hoặc D- dimer giảm < 2 lần, và có thể duy trì chống đông sau khi xuất viện căn cứ vào nguy cơ huyết khối của bệnh nhân dựa vào 1 trong các điều kiện như sau: 6.7.6. Theo dõi điều trị thuốc chống đông - Thực hiện các xét nghiệm theo dõi như sau (tần suất xét nghiệm tùy tình trạng người bệnh và điều kiện cơ sở điều trị): Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, PT, APTT, Fibrinogen, D-dimer, anti-Xa, FM, ROTEM. 6.8. Điều trị bội nhiễm 6.8.1. Điều trị bội nhiễm theo phân tầng bệnh nhân COVID-19 a) Mức độ nhẹ Không sử dụng kháng sinh (KS), kháng nấm nếu không có bằng chứng nhiễm trùng. b) Mức độ trung bình Chỉ điều trị KS khi nghi ngờ có bằng chứng nhiễm trùng. c) Mức độ nặng - Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm phụ thuộc yếu tố nguy cơ của bệnh nhân hoặc theo kháng sinh đồ nếu có. d) Mức độ nguy kịch có nhiều kỹ thuật-thủ thuật xâm lấn - Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm phụ thuộc yếu tố nguy cơ của bệnh nhân hoặc theo kháng sinh đồ nếu có. 6.8.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh 370
- Khi có biểu hiện nghi ngờ nhiễm khuẩn, cần làm xét nghiệm công thức máu, bilan viêm (CRP hoặc tốt hơn là procalcitonin, PCT), chẩn đoán hình ảnh (X-quang) trước khi sử dụng kháng sinh. - Khuyến khích lấy mẫu bệnh phẩm (máu, đờm, dịch tiết phế quản, và/hoặc các bệnh phẩm khác tùy theo vị trí nhiễm trùng nghi ngờ theo hướng dẫn của Khoa Xét nghiệm) để tìm tác nhân gây bệnh trước hoặc trong vòng 24 h sau khi sử dụng kháng sinh nhưng tránh làm trì hoãn việc sử dụng kháng sinh, nuôi cấy, định danh và làm kháng sinh đồ. - Kết quả CRP > 10 mg/dl hoặc PCT > 0,5 ng/ml kết hợp với tình trạng lâm sàng để sử dụng kháng sinh. 6.8.4. Một số phác đồ kháng sinh kinh nghiệm điều trị các nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh COVID-19 - Kết quả CRP (< 10 mg/dl) hoặc PCT (< 0,5 ng/ml) thấp gợi ý ít có nguy cơ đồng nhiễm vi khuẩn. Kết quả xét nghiệm cao (> 20 mg/dl với CRP hoặc > 10 ng/ml với PCT) hoặc tăng bất thường trong quá trình điều trị là dấu hiệu gợi ý tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát. - Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19: + Nhiễm khuẩn huyết, xem Phụ lục 5, Bảng 28. + Viêm phổi, xem Phụ lục 5, Bảng 29. + Nhiễm khuẩn tiết niệu, xem Phụ lục 5, Bảng 30. + Nhiễm khuẩn da - mô mềm, xem Phụ lục 5, Bảng 31. 6.10. Kiểm soát glucose máu 6.10.1. Quản lý tăng glucose máu liên quan đến corticoid a) Đánh giá chung Trước hết cần loại trừ đái tháo đường có nhiễm toan ceton và tình trạng tăng đường huyết có tăng áp lực thẩm thấu bằng xét nghiệm glucose máu, khí máu động mạch, creatinin và điện giải đồ. Nếu có nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu thì sẽ điều trị theo phác đồ của toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu. b) Mục tiêu và tần suất theo dõi glucose máu mao mạch - Mục tiêu glucose máu = 6 đến 10 mmol/L (có thể chấp nhận < 12 mmol/L) - Đo glucose máu mao mạch 4 lần/ngày vào trước các mũi tiêm insulin (trước ăn sáng - trưa - tối và lúc đi ngủ) và khi nghi ngờ hạ glucose máu. VII. XUẤT VIỆN VÀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM 7.1. Tiêu chuẩn xuất viện - Đối với các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị được ra viện khi: Đã được cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tối thiểu 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS- CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) vào ngày thứ 9. - Đối với các trường hợp có triệu chứng lâm sàng được ra viện khi đủ các điều kiện sau: 371
+ Được cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày; + Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; + Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS- CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) vào trước ngày ra viện. - Đối với các trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR nhiều lần có nồng độ vi rút Ct < 30 được ra viện đủ các điều kiện sau: + Đã được cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 đủ 21 ngày tính từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2; + Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên. 7.2. Theo dõi sau khi ra viện - Thông báo cho Y tế cơ sở và CDC địa phương biết và phối hợp. - Người bệnh sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38oC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. - Tuân thủ thông điệp 5K * Đối với người bệnh ra viện thuộc trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR nhiều lần có nồng độ vi rút Ct < 30 + Sau khi ra viện yêu cầu người bệnh thực hiện cách ly y tế tại nhà trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. + Nếu thân nhiệt cao hơn 38oC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời . - Việc bàn giao, vận chuyển người bệnh sau khi xuất viện: Thực hiện theo Công văn số 425/CV-BCĐ ngày 19/01/2021 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và các văn bản thay thế khác (nếu có). 7.3. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm - Dự phòng lây nhiễm là một bước quan trọng trong chẩn đoán và điều trị người bệnh mắc COVID-19, do vậy cần được thực hiện ngay khi người bệnh tới nơi tiếp đón ở các cơ sở y tế. - Các biện pháp dự phòng chuẩn phải được áp dụng ở tất cả các khu vực trong cơ sở y tế 7.3.1. Tại khu vực sàng lọc và phân loại bệnh nhân - Cho người bệnh nghi ngờ đeo khẩu trang và hướng dẫn tới khu vực cách ly. - Bảo đảm khoảng cách giữa các người bệnh ≥ 2 mét. - Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp. 7.3.2. Áp dụng các biện pháp dự phòng lây qua giọt bắn - Đeo khẩu trang y tế nếu làm việc trong khoảng cách 2m với người bệnh. - Ưu tiên cách ly người bệnh nghi ngờ ở phòng riêng hoặc sắp xếp nhóm người bệnh 372
cùng căn nguyên trong một phòng. Nếu không xác định được căn nguyên, xếp người bệnh có chung các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ. Phòng bệnh cần được bảo đảm thông thoáng. - Khi chăm sóc gần người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, hắt hơi) cần sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt. - Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế và người bệnh phải đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng. 7.3.3. Áp dụng các biện pháp dự phòng tiếp xúc - Nhân viên y tế phải sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân (khẩu trang y tế, kính bảo vệ mắt, găng tay, áo choàng) khi vào phòng bệnh và cởi bỏ khi ra khỏi phòng và tránh đưa tay bẩn lên mắt, mũi, miệng. - Vệ sinh và sát trùng các dụng cụ (ống nghe, nhiệt kế) trước khi sử dụng cho mỗi người bệnh. - Tránh làm nhiễm bẩn các bề mặt môi trường xung quanh như cửa phòng, công tắc đèn, quạt... - Đảm bảo phòng bệnh thoáng khí, mở các cửa sổ phòng bệnh (nếu có). - Hạn chế di chuyển người bệnh. - Vệ sinh tay. 7.3.4. Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền qua đường không khí - Các nhân viên y tế khi khám, chăm sóc người bệnh đã xác định chẩn đoán, hoặc/và làm các thủ thuật như đặt ống nội khí quản, hút đường hô hấp, soi phế quản, cấp cứu tim phổi... phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân bao gồm đeo găng tay, áo choàng, bảo vệ mắt, khẩu trang N95 hoặc tương đương. - Nếu có thể, thực hiện thủ thuật ở phòng riêng, hoặc phòng áp lực âm. - Hạn chế người không liên quan ở trong phòng khi làm thủ thuật. 373
PHỤ LỤC 4.1. QUY TRÌNH THỞ OXY CHO BỆNH NHÂN COVID-19 1. Thở oxy gọng kính (1-5l/phút) 1.1. Chỉ định - Bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ, có bệnh lý nền như suy tim (thở oxy 12 lít/phút). - Bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình. 1.2. Mục tiêu Khởi đầu 3 lít/phút, điều chỉnh để đạt mục tiêu - Duy trì nhịp thở < 20 lần/phút; - SpO2 92-96%; - Nếu bệnh nhân không đáp ứng chuyển sang oxy mặt nạ không túi. 2. Thở oxy mặt nạ không túi (6-10 l/phút) 2.1. Chỉ định - Bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình không đáp ứng với oxy gọng kính 2.2. Mục tiêu Khởi đầu 8 lít/phút, điều chỉnh để đạt mục tiêu - Duy trì nhịp thở < 25 lần/phút - SpO2 92-96% - Nếu bệnh nhân không đáp ứng chuyển sang thở máy không xâm nhập hoặc thở HFNC hoặc thở oxy mặt nạ có túi 3. Thở oxy mặt nạ có túi (10-15 lít/phút) 3.1. Chỉ định - Bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng (trong trường hợp không có HFNC, CPAP/BiPAP) - Bệnh nhân COVID-19 không đáp ứng với oxy mặt nạ không túi 3.2. Mục tiêu Khởi đầu oxy mặt nạ có túi 12 lít/phút, điều chỉnh để đạt được mục tiêu - Nhịp thở < 30 lần/phút - SpO2 từ 92-96% - Hoặc theo chỉ số ROX (thở HFNC hoặc CPAP/BiPAP), phiên giải chỉ số ROX xem Phụ lục 4, Công thức 3. 374
PHỤ LỤC 4.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VỚI HỆ THỐNG OXY LƯU LƯỢNG CAO ĐƯỢC LAM ẤM VÀ ẨM QUA CANUYN MŨI (HFNC) I. ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG - Hệ thống oxy lưu lượng cao được làm ấm và ẩm qua canuyn mũi (HFNC -Heated and humidified highflow oxygen cannula) là hệ thống cung cấp khí thở lưu lượng cao đã được làm ấm, làm ẩm và trộn oxy qua dụng cụ canuyn mũi chuyên dụng. - Ưu điểm: điều chỉnh được FiO2 và flow ổn định, hỗ trợ một mức áp lực dương nhất định (4 -8 cmH2O), khí thở được làm ấm và làm ẩm phù hợp, bệnh nhân giao tiếp thuận lợi và dung nạp tốt hơn. - Nhược điểm: Tăng nguy cơ phát tán nguồn bệnh từ bệnh nhân. II. CHỈ ĐỊNH - Bệnh nhân viêm phổi do COVID-19 mức độ nặng + Tần số thở: > 25 l/p và + SpO2 < 93% - Hoặc viêm phổi do COVID-19 mức độ nhẹ không đáp ứng với oxy mặt nạ không túi - Phù phổi cấp - Sau rút nội khí quản - COPD và hen phế quản mức độ nhẹ III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - PaCO2 > 48mmHg, đối với bệnh nhân COPD thì theo pH - Chấn thương hàm mặt - Nghi ngờ hoặc có tràn khí màng phổi - Phẫu thuật vùng ngực bụng - Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn - Huyết động không ổn định dùng từ 2 thuốc vận mạch và trợ tim trở lên IV. CHUẨN BỊ 1. Nhân viên y tế: Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa hoặc đã được đào tạo về HFNC. 2. Phương tiện - Hệ thống oxy lưu lượng cao được làm ấm và ẩm qua canuyn mũi (HFNC) (gồm hệ thống trộn lưu lượng khí nén và oxy có van an toàn với mức lưu lượng khí (Flow) tối đa 140 lít/phút và phân áp oxy (FiO2) từ 21 - 100%, hệ thống làm ấm và là ẩm lưu lượng khí trộn). - Dụng cụ tiêu hao: bộ canuyn mũi chuyên dụng và bộ đường dẫn khí bằng chất dẻo vô khuẩn. - Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp). - Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí) - Hệ thống hút (hoặc máy hút). - Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2. - Máy xét nghiệm khí máu 375
- Máy chụp X-quang tại giường - Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy) - Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn. - Chuẩn bị hệ thống HFNC: + Lắp đường dẫn khí vào hệ thống HFNC + Lắp chai nước cất truyền nhỏ giọt vào bình làm ẩm, cắm điện hệ thống làm ấm và làm ẩm. + Kết nối các đường oxy, khí nén. + Điều chỉnh lưu lượng lưu lượng khí (Flow) phù hợp, thường bắt đầu 40lít/phút, có thể tăng tới 60 lít/phút, tùy thuộc mức độ thoải mái của bệnh nhân. + Điều chỉnh thông số FiO2 3. Người bệnh - Giải thích cho người bệnh và gia đình/người đại diện hợp pháp của người bệnh về sự cần thiết và các nguy cơ của HFNC. Người bệnh/đại diện của người bệnh ký cam kết thực hiện kỹ thuật. - Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2. Đặt máy theo dõi liên tục. 4. Hồ sơ bệnh án - Ghi chép đầy đủ các thông số cần theo dõi. Kiểm tra lại kết quả các xét nghiệm V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Đặt các thông số ban đầu - FiO2 100% - Lưu lượng khí (Flow) 40 lít/phút 2. Tiến hành hỗ trợ hô hấp bằng HFNC - Nối canuyn với bệnh nhân và cố định canuyn - Theo dõi SpO2, mạch, huyết áp, nhịp thở. Làm xét nghiệm khí trong máu sau 30 phút đến 60 phút thở HFNC - Mục tiêu cần đạt được: + SpO2 > 96% (bệnh nhân COPD chỉ cần đạt > 92%), PaO2 > 60 mmHg. + PaCO2, pH bình thường hoặc ở mức chấp nhận được (khi thông khí chấp nhận tăng CO2 ở bệnh nhân ARDS, hen phế quản, COPD). + Nhịp thở ≤ 30 lần/phút. 3. Điều chỉnh thông số HFNC - Điều chỉnh FiO2 mỗi 5- 10% để đạt được mục tiêu oxy trên lâm sàng. - Điều chỉnh mức Flow mỗi lần 5 -10 lít/phút có thể lên tới 60 lít/phút tuỳ theo nhu cầu và đáp ứng của bệnh nhân. + Nhịp thở tăng lên. + SpO2 < 92%. 376
4. Đánh giá cai HFNC - Điều chỉnh FiO2 từ 5- 10% để đạt được mục tiêu oxy trên lâm sàng mỗi 2-4 giờ. - Khi FiO2 < 40%, giảm dòng mỗi lần 5-10 lít/phút mỗi 2-4 giờ. - Khí FiO2 < 35% và flow < 20 lít/phút thì ngừng HFNC. 5. Dấu hiệu thất bại HFNC Khi có môt trong các dấu hiệu: - Nhịp thở tăng > 30 lần/phút mặc dù đã điều chỉnh tối ưu HFNC; - Có dấu hiệu thở bụng ngực nghịch thường sau khi thở HFNC; - pH ≤ 7,2; - Dựa theo chỉ số ROX: thời điểm 2, 6, 12 giờ + Chỉ số ROX < 3,85 xét đặt NKQ + Chỉ số ROX từ 3,85 - 4,88, tiếp tục theo dõi VI. THEO DÕI - Đảm bảo luôn đủ nước cất làm ấm và hệ thống làm ẩm ổn định. - Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2; ý thức. + Bệnh nhân dung nạp tốt: tri giác cải thiện hoặc không xấu thêm, SpO2 ổn định hoặc tăng, thông khí phổi tốt, mạch và huyết áp ổn định, nhịp thở không tăng quá 20% so với thông số ban đầu. + Bệnh nhân không dung nạp: không đảm bảo các yếu tố trên. Điều chỉnh Flow mỗi lần10 lít/phút và FiO2 mỗi 10%, đánh giá lại sau mỗi 15 phút. Khi đã điều chỉnh Flow tối đa (60 lít/phút) và FiO2 100% hoặc khi bệnh nhân không dung nạp được. Và cần làm xét nghiệm khí máu. - Xét nghiệm khí máu động mạch: làm định kỳ tùy theo tình trạng bệnh nhân, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường. - Không đạt mục tiêu điều trị, tiến hành đặt NKQ, thở máy xâm nhập. - X quang phổi: chụp 1 - 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi cần thiết VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Ý thức: cần theo dõi ý thức xem bệnh nhân có tỉnh không (hôn mê: nguyên nhân toan hô hấp, suy hô hấp tiến triển nặng lên...), nếu bệnh nhân hôn mê, xử trí đặt nội khí quản thở máy xâm nhập. - Tụt huyết áp + Theo dõi huyết áp. + Xử trí khi có tụt huyết áp: truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần. - Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi): + Biểu hiện: bệnh nhân chống máy, SpO2 tụt, tràn khí dưới da, khám phổi có dấu hiệu tràn khí màng phổi + Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu. 377
Hình 13. Sơ đồ: quy trình thở HFNC 378
PHỤ LỤC 4.3: QUY TRÌNH NẰM SẤP Ở BỆNH NHÂN COVID-19 CHƯA THỞ MÁY XÂM NHẬP định. 1. Chỉ định Bệnh nhân COVID-19 có độ bão hoà SpO2 < 94% 2. Chống chỉ định và thận trọng - Tránh nằm sấp trong vòng 1 giờ sau ăn - Theo dõi các tổn thương do tỳ đè, đặc biệt xung quanh vùng xương - Không nằm sấp ở phụ nữ có thai - Không nằm sấp ở bệnh nhân có bất kỳ tình trạng tim mạch nguy hiểm - Không nằm sấp ở bệnh nhân có xương đùi, xương chậu cột sống gãy hoặc không ổn 3. Cách thức tiến hành - Bước 1: cho bệnh nhân nằm sấp từ 30 phút đến 120 phút - Bước 2: cho bệnh nhân nằm nghiêng phải từ 30 phút đến 120 phút - Bước 3: cho bệnh nhân nằm ngửa đầu cao từ 30 phút đến 120 phút - Bước 4: cho bệnh nhân nằm nghiêng trái từ 30 phút đến 120 phút - Bước 5: cho bệnh nhân nằm sấp trở lại từ 30 phút đến 120 phút Hình 14. Quy trình nằm sấp ở bệnh nhân COVID-19 chưa thở máy xâm nhập 379
PHỤ LỤC 4.4: QUY TRÌNH KỸ THUẬT HUY ĐỘNG PHẾ NANG BẰNG PHƯƠNG THỨC CPAP 40 CMH2O TRONG 40 GIÂY I. ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG - Huy động phế nang (HĐPN) là phương pháp sử dụng mức áp lực đủ cao để mở các phế nang không có thông khí hoặc thông khí kém tham gia vào quá trình trao đổi khí - HĐPN bằng CPAP 40/40 người bệnh được thở trên nền một áp lực dương liên tục 40cmH2O trong một khoảng thời gian 40 giây. - Phương pháp này đã được chứng minh có hiệu quả cải thiện oxy hóa máu, dễ thực hành trên lâm sàng và an toàn. II. CHỈ ĐỊNH Bệnh nhân viêm phổi biến chứng ARDS với P/F ≤ 150 có độ đàn hôi phổi ≤ 40 ml/cmH2O III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế. - Có tràn khí màng phổi. - Huyết áp trung bình < 60 mmHg và không đáp ứng với các biện pháp hồi sức (truyền dịch, thuốc vận mạch) - Có chống chỉ định dùng thuốc an thần giãn cơ. - Có tăng áp lực nội sọ. IV. CHUẨN BỊ 1. Nhân viên y tế: Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy. 2. Phương tiện: - Máy thở có phương thức thở VCV, PCV, CPAP cài đặt được PEEP 40cmH2O, đã được khử khuẩn. - Dụng cụ tiêu hao: bộ đường dẫn khí máy thở bằng chất dẻo (dây máy thở) vô khuẩn, ống thông hút đờm thông thường (dùng 1 lần), ống thông hút đờm kín (thay hàng ngày). - Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp). - Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí, dùng cho các máy thở vận hành bằng khí nén) - Hệ thống hút (hoặc máy hút). - Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2. - Máy xét nghiệm khí máu - Máy chụp X-quang tại giường - Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy). - Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn. 3. Bệnh nhân: - Bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo xâm nhập - Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2. Đặt máy 380
theo dõi liên tục 4. Hồ sơ bệnh án: - Ghi chép đầy đủ các thông số cần theo dõi. Kiểm tra lại kết quả các xét nghiệm. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - BN được thông khí nhân tạo theo quy trình thở máy ARDS. - Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. - Đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp liên tục. - Khi HATB ≥ 65mmHg, thủ thuật HĐPN được tiến hành. - BN được dùng an thần (midazolam, propofol) và giãn cơ ngắn (Tracrium) - Khi BN không còn khả năng khởi động nhịp máy thở, tiến hành HĐPN bằng CPAP với PEEP là 40 cmH2O trong 40 giây. - Chuyển chế độ thở hiện tại của BN sang chế độ CPAP, đưa áp lực đường thở lên 40cmH20 trong 40 giây - Sau HĐPN chuyển lại phương thức thở trước HĐPN. VI. THEO DÕI - Trước trong và sau quá trình làm thủ thuật theo dõi liên tục mạch, SpO2 và điện tim trên máy theo dõi. - Chụp lại XQ phổi sau tiến hành thủ thuật để kiểm tra biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Phim được chụp tối thiểu sau 15 phút kể từ khi làm biện pháp HĐPN. - Xét nghiệm khí máu trước, sau 15 phút, sau 3 giờ HĐPN - Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, thể tích, báo động. VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Nhịp chậm < 40 lần/phút hoặc nhịp giảm hơn 20% so với nhịp trước khi làm thủ thuật HĐPN. Xử trí ngừng thủ thuật. - Xuất hiện loạn nhịp tim đe dọa tính mạng BN. Xử trí ngừng thủ thuật. - SpO2 < 85%. Xử trí ngừng thủ thuật. - Chấn thương áp lực: mở màng phổi dẫn lưu khí cấp cứu hút dưới áp lực âm (xem quy trình mở màng phổi dẫn lưu khí) - Tụt HA: thường xảy ra thoáng qua trong quá trình HĐPN, sau HĐPN 2-3 phút HA trở lại giá trị trước HĐPN. 381
PHỤ LỤC 4.5: QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP PHƯƠNG THỨC CPAP I. ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG - CPAP (continuous positive airway pressure) là phương thức thở tự nhiên duy trì 1 áp lực đường thở dương liên tục ở cả thì hít vào và thở ra. - Trong thở CPAP tần số thở, thời gian thở vào, thở ra do bệnh nhân quyết định. II. CHỈ ĐỊNH - Bệnh phổ tắc nghẽn mạn tĩnh + Khó thở trung bình đến nặng, có sử dụng cơ hô hấp phụ và có di động bụng nghịch thường. + Toan hô hấp vừa đến nặng (pH < 7,3-7,35) và tăng PaCO2 45-60 mmHg. + Thở > 25 lần/phút. - Hội chứng ngừng thở khi ngủ. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Rối loạn ý thức không hợp tác - Ngừng thở, liệt cơ hô hấp - Hôn mê < 10 điểm, chảy máu tiêu hóa trên nặng, huyết áp không ổn định và rối loạn nhịp tim không ổn định. - Biến dạng, phẫu thuật hoặc chấn thương đầu, hàm mặt. - Tắc nghẽn đường thở: dị vật, đờm - Không hợp tác với thở không xâm nhập, không có khả năng bảo vệ đường thở; ho khạc kém. - Nhịp thở > 40 lần/phút IV. CHUẨN BỊ 1. Nhân viên y tế: Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy. 2. Phương tiện: - Máy thở có phương thức thở CPAP và có bộ phận trigger, đã được khử khuẩn. - Dụng cụ tiêu hao: bộ đường dẫn khí máy thở bằng chất dẻo (dây máy thở) vô khuẩn, ống thông hút đờm thông thường (dùng 1 lần), ống thông hút đờm kín (thay hàng ngày). - Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp). - Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí, dùng cho các máy thở vận hành bằng khí nén). - Hệ thống hút (hoặc máy hút). - Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2. - Máy xét nghiệm khí máu - Máy chụp X-quang tại giường - Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy) - Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần 382
hoàn. - Chuẩn bị máy thở: + Lắp đường dẫn khí vào máy. + Cho nước cất vào bình làm ẩm đến đúng mức nước quy định. + Cắm điện, nối các đường oxy, khí nén (nếu máy dùng khí nén) vào máy thở. + Bật máy, tiến hành test máy theo hướng dẫn sử dụng máy thở. 3. Bệnh nhân: - Giải thích cho bệnh nhân và gia đình/người đại diện hợp pháp của bệnh nhân về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Bệnh nhân/đại diện của bệnh nhân ký cam kết thực hiện kỹ thuật. - Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2. Đặt máy theo dõi liên tục. - Cân bệnh nhân, đo chiều cao, tính cân nặng lý tưởng. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Đặt các thông số máy thở ban đầu - FiO2 100% sau đó giảm dần để duy trì FiO2 ≥ 92% - CPAP 5cmH2O 2. Đặt các mức giới hạn báo động Đặt các giới hạn báo động, mức đặt tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi bệnh nhân. 3. Tiến hành cho bệnh nhân thở máy - Nối máy thở với bệnh nhân. - Giữ và cố định mặt nạ cho bệnh nhân quen dần trong vòng 5-10 phút sau đó cố định mặt nạ sao cho đủ khít đảm bảo không rò khí nhưng không được quá chặt. - Theo dõi SpO2, mạch, huyết áp, nhịp thở, vte. Làm xét nghiệm khí trong máu sau 30 phút đến 60 phút thở máy. - Mục tiêu cần đạt được: + SpO2 > 92%, PaO2 > 60 mmHg; + PaCO2, pH bình thường hoặc ở mức chấp nhận được (khi thông khí chấp nhận tăng CO2 ở bệnh nhân ARDS, hen phế quản, COPD); + Nhịp thở ≤ 30 lần/phút; + Vt không quá 8 ml/kg 4. Điều chỉnh thông số máy thở - Tăng dần mức CPAP ban đầu mỗi 1cmH2O sao cho BN dễ chịu nhất - Có thể tăng mức CPAP tối đa 10cmH2O - Tìm CPAP tối ưu với FiO2 < 50% mà SpO2 > 92%, huyết áp ổn định VI. THEO DÕI - Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động. - Tình trạng chống máy: xem bệnh nhân có hợp tác với máy thở không. Nếu bệnh nhân không hợp tác giải thích động viên hướng dẫn cho bệnh nhân hợp tác với máy thở. 383
Trong trường hợp thất bại, oxy hóa máu bệnh nhân không cải thiện xét đặt nội khí quản thở máy xâm nhập. - Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2, ý thức thường xuyên. - Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 - 24 giờ/lần) tùy theo tình trạng bệnh nhân, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường. - X quang phổi: chụp 1 - 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường. VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Ý thức: cần theo dõi ý thức xem bệnh nhân có tỉnh không (hôn mê: nguyên nhân toan hô hấp, suy hô hấp tiến triển nặng lên...), nếu bệnh nhân hôn mê, xử trí đặt nội khí quản thở máy xâm nhập. - Tụt huyết áp + Theo dõi huyết áp. + Xử trí khi có tụt huyết áp: truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần. - Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi): + Biểu hiện: bệnh nhân chống máy, SpO2 tụt, tràn khí dưới da, khám phổi có dấu hiệu tràn khí màng phổi + Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu. - Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện để dự phòng. Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất hiện nhiễm khuẩn. - Loét/xuất huyết tiêu hóa do stress: dự phòng bằng thuốc ức chế bơm proton. 384
PHỤ LỤC 4.6: QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP PHƯƠNG THỨC BIPAP I. ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG BiPAP (Bi-level Positive Airway Ventilaton) là phương thức thông khí hỗ trợ 2 mức áp lực dương. Có thể thông khí xâm nhập hoặc không xâm nhập. II. CHỈ ĐỊNH - Sau phẫu thuật tim phổi. - Sau gây mê phẫu thuật. - Mức độ nhẹ của đợt cấp COPD, suy hô hấp cấp tiến triển, tổn thương phổi cấp, phù phổi cấp. - Suy tim. - Hội chứng ngừng thở khi ngủ. - Sau rút nội khí quản. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Bệnh nhân ngừng thở, ngừng tim. - Hôn mê < 10 điểm, chảy máu tiêu hóa trên nặng, huyết áp không ổn định và rối loạn nhịp tim không ổn định. - Biến dạng, phẫu thuật hoặc chấn thương đầu, hàm mặt. - Tắc nghẽn đường thở: dị vật, đờm. - Không hợp tác với thở không xâm nhập, không có khả năng bảo vệ đường thở; ho khạc kém. IV. CHUẨN BỊ 1. Nhân viên y tế: Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy. 2. Phương tiện: - Máy thở có phương thức thở BiPAP và có bộ phận trigger, đã được khử khuẩn. - Dụng cụ tiêu hao: bộ đường dẫn khí máy thở bằng chất dẻo (dây máy thở) vô khuẩn, ống thông hút đờm thông thường (dùng 1 lần), ống thông hút đờm kín (thay hàng ngày). - Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp). - Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí, dùng cho các máy thở vận hành bằng khí nén). - Hệ thống hút (hoặc máy hút). - Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2. - Máy xét nghiệm khí máu. - Máy chụp X-quang tại giường. - Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy). - Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn. - Chuẩn bị máy thở: + Lắp đường dẫn khí vào máy. 385
+ Cho nước cất vào bình làm ẩm đến đúng mức nước quy định. + Cắm điện, nối các đường oxy, khí nén (nếu máy dùng khí nén) vào máy thở. + Bật máy, tiến hành test máy theo hướng dẫn sử dụng máy thở. 3. Bệnh nhân: - Giải thích cho bệnh nhân và gia đình/người đại diện hợp pháp của bệnh nhân về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Bệnh nhân/đại diện của bệnh nhân ký cam kết thực hiện kỹ thuật. - Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2. Đặt máy theo dõi liên tục. - Cân bệnh nhân, đo chiều cao, tính cân nặng lý tưởng. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Đặt các thông số máy thở ban đầu: - FiO2 100% sau đó giảm dần để duy trì FiO2 ≥ 92% - IPAP 8-12 cmH2O - EPAP 0-5 cmH2O - Áp lực hỗ trợ (PS) = IPAP-EPAP - Áp lực chênh lệch giữa IPAP và EPAP nên duy trì khoảng 5cmH2O, BiPAP thường bắt đầu IPAP/EPAP là 8/3 hoặc 10/5 cmH2O. 2. Đặt các mức giới hạn báo động Đặt các giới hạn báo động, mức đặt tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi bệnh nhân. 3. Tiến hành cho bệnh nhân thở máy - Nối máy thở với bệnh nhân. - Giữ và cố định mặt nạ cho bệnh nhân quen dần trong vòng 5-10 phút sau đó cố định mặt nạ sao cho đủ khít đảm bảo không rò khí nhưng không được quá chặt. - Theo dõi SpO2, mạch, huyết áp, nhịp thở, vte. Làm xét nghiệm khí trong máu sau 30 phút đến 60 phút thở máy. - Mục tiêu cần đạt được: + SpO2 > 92%, PaO2 > 60 mmHg. + PaCO2, pH bình thường hoặc ở mức chấp nhận được (khi thông khí chấp nhận tăng CO2 ở bệnh nhân ARDS, hen phế quản, COPD). + Nhịp thở ≤ 30 lần/phút. + Vt không quá 8 ml/kg. 4. Điều chỉnh thông số máy thở - PaO2 giảm. + Tăng FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%. + Tăng IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O, có thể tăng IPAP đến 20cmH2O và EPAP tăng đến 10-12cmH2O. - PaO2 tăng + Giảm FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92% 386
- PaCO2 tăng (pH <7,3) + Tăng IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O, có thể tăng IPAP đến 20cmH2O và EPAP tăng đến 10-12cmH2O. - PaCO2 giảm (pH > 7,45). + Giảm IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O. VI. THEO DÕI - Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động. - Tình trạng chống máy: xem bệnh nhân có hợp tác với máy thở không. Nếu bệnh nhân không hợp tác giải thích động viên hướng dẫn cho bệnh nhân hợp tác với máy thở. Trong trường hợp thất bại, oxy hóa máu bệnh nhân không cải thiện xét đặt nội khí quản thở máy xâm nhập. - Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2; ý thức thường xuyên. - Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 - 24 giờ/lần) tùy theo tình trạng bệnh nhân, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường. - X quang phổi: chụp 1 - 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường. VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Ý thức: cần theo dõi ý thức xem bệnh nhân có tỉnh không (hôn mê: nguyên nhân toan hô hấp, suy hô hấp tiến triển nặng lên...), nếu bệnh nhân hôn mê, xử trí đặt nội khí quản thở máy xâm nhập. - Tụt huyết áp + Theo dõi huyết áp. + Xử trí khi có tụt huyết áp: truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần. - Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi): + Biểu hiện: bệnh nhân chống máy, SpO2 tụt, tràn khí dưới da, khám phổi có dấu hiệu tràn khí màng phổi + Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu. - Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện để dự phòng. Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất hiện nhiễm khuẩn. - Loét/xuất huyết tiêu hóa do stress: dự phòng bằng thuốc ức chế bơm proton. 387
PHỤ LỤC 5. KHÁNG SINH Bảng 28. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19 - Nhiễm khuẩn huyết NHIỄM KHUẨN HUYẾT 1-Nguy cơ thấp 2-Nguy cơ trung bình 3-Nguy cơ cao Yếu tố nguy cơ liên quan chăm sóc y tế/Sử dụng kháng sinh • Chuyển từ bệnh viện • Vào thẳng bệnh tuyến dưới • Nằm viện > 4 ngày, hoặc có thủ thuật xâm viện • Không có thủ thuật xâm lấn (catheter TMTT, sonde tiểu, sonde dạ • Chưa dùng kháng lấn hoặc chỉ xâm lấn tối dày/tá tràng, dinh dưỡng tĩnh mạch toàn sinh trước đó thiểu (tiêm truyền tĩnh phần, CRRT, PEX, ECMO...) mạch, suy thận mạn lọc • Điều trị phối hợp kháng sinh phổ rộng máu chu kỳ) • Đã dùng kháng sinh Bệnh mắc kèm/Độ nặng lâm sàng (thang điểm, giá trị) • > 65 tuổi • < 65 tuổi, không có • Có bệnh nền mắc kèm • Giảm bạch cầu trung tính, suy giảm miễn bệnh mắc kèm. (ĐTĐ, suy tim, bệnh dịch nặng, dùng corticoid dài ngày • qSOFA = 0. mạch vành, đột quỵ, • ĐTĐ không kiểm soát tốt đường huyết COPD, suy thận mạn, ung • qSOFA > 2 hoặc có sốc nhiễm trùng thư) • qSOFA = 1 Định hướng tác nhân gây bệnh • Nguy cơ nhiễm vi khuẩn • Nguy cơ cao nhiễm VK đa kháng như vi đường ruột sinh ESBL khuẩn đường ruột sinh ESBL (kháng C3G), Thường gặp VK cộng (kháng C3G) và MRSA Pseudomonas/Acinetobacter, MRSA và vi đồng. ít nguy cơ • ít nguy cơ nhiễm khuẩn kháng carbapenem. nhiễm VK kháng Pseudomonas, • Có nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn; bệnh thuốc Acinetobacter nhân ghép tủy, ghép tạng, giảm bạch cầu • ít nguy cơ nhiễm nấm trung tính, điều trị kháng sinh phổ rộng trên xâm lấn. 7 ngày Kháng sinh kinh nghiệm gợi ý • • Piperacillin/tazobactam • Meropenem 1 g mỗi 8 h truyền dài 3 h Ampicillin/sulbacta 4,5 g mỗi 8 h (nặng: (nặng: 2 g mỗi 8 h) m 4,5 g mỗi 6 h) truyền dài • hoặc imipenem 0,5 g mỗi 6 h truyền dài 2 1,5 g - 3 g tiêm tĩnh 4 h h (nặng 1 g mỗi 6 h hay truyền liên tục 0,5 g mạch chậm mỗi 6 h • Trường hợp nặng, sốc mỗi 3 h) phối hợp với amikacin 20 mg/kg 388
• hoặc ceftriaxon 2 g nhiễm trùng mỗi 24 h, truyền tĩnh mạch trong 30 phút mỗi 24 h, truyền tĩnh + amikacin 20 mg/kg mỗi • Nghi ngờ tụ cầu, cầu khuẩn ruột (đầu mạch trong 30-60 24 h truyền tĩnh mạch catheter, ổ bụng, sùi van tim, sonde tiểu dài phút (tối đa 2 g mỗi trong 30 phút ngày) 12 h) • Nghi ngờ tụ cầu, cầu + vancomycin, liều nạp 25 mg/kg, liều duy khuẩn ruột trì theo MLCT + vancomycin, liều nạp 25• Hiệu quả kém/không đáp ứng hoặc có bằng mg/kg, liều duy trì theo chứng vi sinh kháng carbapenem MLCT + Bổ sung colistin (liều nạp, duy trì xem phụ • Bổ sung doxycyclin lục), cân nhắc cắt amikacin để tránh độc tính uống liều nạp 200 mg, thận liều duy trì 100 mg mỗi + hoặc fosfomycin 4 g mỗi 8 h (nặng mỗi 6 12 h hoặc levofloxacin h) truyền tĩnh mạch trong vòng ít nhất 30 (truyền tĩnh mạch hoặc phút uống) 500 mg mỗi 12 h ở • Cân nhắc ceftazidim/avibactam 2,5 g mỗi phụ nữ sau thai kỳ có 8 (truyền trong vòng 2 h) trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết thất bại điều trị với colistin hoặc có bằng chứng vi sinh Klebsiella pneumoniae kháng colistin. • Cân nhắc kháng nấm nếu không đáp ứng sau 7 - 10 ngày kháng sinh phổ rộng, sốc nhiễm trùng phụ thuộc vận mạch hoặc có bằng chứng vi sinh nhiễm nấm Fluconazol ngày 1: 800 mg, 400 mg/ngày trong các ngày tiếp theo hoặc caspofungin ngày 1: 70 mg, 50 mg trong các ngày tiếp theo hoặc micafungin 100 mg mỗi 24 h Bảng 29. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19 - Viêm phổi VIÊM PHỔI 1-Nguy cơ thấp 2-Nguy cơ trung bình 3-Nguy cơ cao Yếu tố nguy cơ liên quan chăm sóc y tế/Sử dụng kháng sinh • Vào thẳng bệnh • Chuyển từ bệnh viện • Nằm viện > 4 ngày, hoặc có thủ thuật xâm viện • Chưa dùng kháng tuyến dưới lấn (catheter TMTT, sonde tiểu, sonde dạ sinh trước đó • Đã có dấu hiệu • Không có thủ thuật dày/tá tràng, dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần, xâm lấn hoặc chỉ xâm CRRT, PEX, ECMO...) lấn tối thiểu (tiêm truyền • Điều trị kháng sinh phổ rộng, phối hợp 389
nhiễm khuẩn hoặc tĩnh mạch, suy thận mạn kháng sinh phát hiện trong vòng lọc máu chu kỳ) 48 h sau khi nhập • Đã dùng kháng sinh viện • Xuất hiện dấu hiệu viêm phổi sau 48 h nhập viện Bệnh mắc kèm/Độ nặng lâm sàng (thang điểm, giá trị) • > 65 tuổi • Giảm bạch cầu trung tính, suy giảm miễn dịch nặng, dùng corticoid dài ngày • Có bệnh nền mắc kèm • Bệnh lý cấu trúc phổi (giãn phế quản, khí phế thũng) • < 65 tuổi, không có (ĐTĐ, suy tim, bệnh • ĐTĐ không kiểm soát tốt đường huyết • qSOFA > 2 hoặc sepsis bệnh mắc kèm. mạch vành, đột quỵ, • qSOFA = 0. COPD, suy thận mạn, ung thư) • qSOFA = 1. Định hướng tác nhân gây bệnh • Nguy cơ nhiễm vi • Nguy cơ cao nhiễm VK đa kháng: vi khuẩn đường ruột sinh ESBL (kháng C3G), khuẩn đường ruột sinh Pseudomonas/Acinetobacter, MRSA và vi Thường gặp các VK ESBL (kháng C3G), khuẩn kháng carbapenem. • Có nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn; bệnh nhân cộng đồng. ít nguy Pseudomonas, MRSA ghép tủy, ghép tạng, giảm bạch cầu trung tính, điều trị kháng sinh phổ rộng trên 7 ngày cơ nhiễm vi khuẩn • ít nguy cơ nhiễm A. kháng thuốc baumannii • ít nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn. Kháng sinh kinh nghiệm gợi ý Ampicillin/sulbactamCeftazidim 1 g mỗi 8 h, Meropenem 1 g mỗi 8 h truyền dài 3 h (nặng: 1,5 g - 3 g tiêm tĩnh tiêm tĩnh mạch chậm, 2 g mỗi 8 h) mạch chậm mỗi 6h nặng: 2 g mỗi 8 h, truyền hoặc imipenem 0,5 g mỗi 6 h truyền dài 2 h hoặc ceftriaxon 2 g dài 3-4 h hoặc (nặng 1 g mỗi 6 h hay truyền liên tục 0,5 g mỗi 24 h, truyền tĩnh Piperacillin/tazobactam mỗi 3 h) phối hợp với mạch trong 30-60 4,5 g mỗi 8 h (nặng: 4,5 + levofloxacin 500 mg mỗi 12 h, truyền tĩnh phút (tối đa 2 g mỗi g mỗi 6 h), truyền dài 4 h mạch hoặc ciprofloxacin 400 mg mỗi 8 h, 12 h) Phối hợp với truyền tĩnh mạch hoặc với phối hợp với + quinolon: levofloxacin + amikacin 20 mg/kg mỗi 24 h, truyền tĩnh azithromycin 500 500 mg mỗi 12 h, truyền mạch trong 30 phút mg/ngày x 3-5 ngày tĩnh mạch hoặc Nghi ngờ tụ cầu MRSA hoặc quinolon hô hấpciprofloxacin 400 mg + linezolid: 600 mg mỗi 12 h truyền tĩnh levofloxacin 500 mg mỗi 8 h, truyền tĩnh mạch trong 30-120 phút. 390
mỗi 12 h, truyền tĩnh mạch + hoặc vancomycin: liều nạp 25 mg/kg, liều mạch sau đó chuyển hoặc duy trì theo MLCT Kém/không đáp ứng hoặc uống với liều tương + amikacin 20 mg/kg có bằng chứng vi sinh kháng carbapenem đương sau 3-5 ngày mỗi 24 h truyền tĩnh + Bổ sung colistin (liều nạp, liều duy trìxem nếu cải thiện lâm mạch trong 30 phút phụ lục), cân nhắc cắt amikacin để tránh độc sàng hoặc Nghi ngờ tụ cầu, cầu tính thận moxifloxacin 400 mg khuẩn ruột + hoặc fosfomycin 4 g mỗi 8 h (nặng mỗi 6 h) mỗi 24 h, sau đó + linezolid: 600 mg mỗi truyền tĩnh mạch trong vòng ít nhất 30 phút chuyển levofloxacin 12 h truyền tĩnh mạch Cân nhắc ceftazidim/avibactam 2,5 g mỗi 8 uống 500 mg x 2 trong 30-120 phút. (truyền trong vòng 2 h) trong trường hợp thất lần/ngày sau 3-5 + hoặc vancomycin, liều bại điều trị với colistin hoặc có bằng chứng vi ngày nếu cải thiện nạp 25 mg/kg, liều duy sinh nhiễm Klebsiella pneumoniae kháng lâm sàng trì theo MLCT (tránh colistin. dùng phối hợp với Cân nhắc kháng nấm Aspergillus hoặc Mucormycosis nếu không đáp ứng sau 7 - 10 amikacin hay pip/tazo, nguy cơ độc thận) ngày kháng sinh phổ rộng (chú ý BN có ARDS ngay từ lúc nhập Khoa, suy giảm miễn dịch nặng) hoặc có bằng chứng CĐHA hay vi sinh nhiễm nấm Amphotericin B 1-1,5 mg/kg pha trong G5% truyền tĩnh mạch 4-6 h (truyền 500 ml muối 0,9% trước và sau, chú ý độc tính thận, hạ kali) Viêm phổi nghi ngờ có vi khuẩn kỵ khí (viêm phổi hít) nếu phác đồ không có ampi/sulbactam, piperacillin/tazobactam hoặc carbapenem: bổ sung metronidazol 500 mg mỗi 8h hoặc mỗi 6 h (truyền tĩnh mạch) Bảng 30. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19- Nhiễm khuẩn tiết niệu NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU 1-Nguy cơ thấp 2-Nguy cơ trung bình 3-Nguy cơ cao Yếu tố nguy cơ liên quan chăm sóc y tế/Sử dụng kháng sinh • Vào thẳng bệnh • Chuyển từ bệnh viện tuyến viện dưới • Nằm viện > 4 ngày, hoặc có thủ thuật • Chưa dùng kháng • Không có thủ thuật xâm xâm lấn (lưu sonde tiểu, sau nội soi tán sỏi sinh lấn hoặc chỉ xâm lấn tối qua da, đặt sonde JJ) • Đã có dấu hiệu thiểu (sonde bàng quang, • Điều trị kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiễm khuẩn hoặc sau tán sỏi ngoài cơ thể) kháng sinh phát hiện trong vòng • Đã dùng kháng sinh 391
48 h sau khi nhập viện Bệnh mắc kèm/Độ nặng lâm sàng (thang điểm, giá trị) • > 65 tuổi • Có bệnh nền mắc kèm • giảm bạch cầu trung tính, suy giảm miễn • < 65 tuổi, không có (ĐTĐ, suy tim, bệnh mạch dịch nặng, dùng corticoid dài ngày bệnh mắc kèm vành, đột quỵ, COPD, suy • Tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát do • Không có tiền sử thận mạn, ung thư) bất thường về cấu trúc/chức năng đường NK tiết niệu • Nhiễm khuẩn tiết niệu niệu • qSOFA = 0. phức tạp hoặc tiền sử nhiễm • ĐTĐ không kiểm soát tốt đường huyết khuẩn tiết niệu • qSOFA > 2 hoặc sepsis • qSOFA = 1. Định hướng tác nhân gây bệnh • Nguy cơ nhiễm vi khuẩn đường ruột sinh ESBL • Nguy cơ cao nhiễm VK đa kháng như vi (kháng C3G), Enterococcus khuẩn đường ruột sinh ESBL (kháng còn nhạy cảm Thường gặp VK C3G), Pseudomonas/Acinetobacter kháng cộng đồng. ít nguy • ít nguy cơ nhiễm cơ nhiễm vi khuẩn carbapenem. kháng thuốc. Enterococcus kháng • Có nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn; đặc biệt vancomycin trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, •Pístenugduoymcoơnansh/iAễcminneấtombaxcâtmerđiều trị kháng sinh phổ rộng trên 7 ngày lấn. Kháng sinh kinh nghiệm gợi ý Piperacillin/tazobactam 4,5 Meropenem 1 g mỗi 8 h truyền dài 3 h A1mho,m5ạặccgphi-cci3hllậigmnt/ismêumlỗbiat6ĩcnthhamhhgho,)mtặtrrcỗuuiyey8rềềtnnahptd(ĩenànnihặen4mmgh:ạ1c4hg,5tmrgoỗmnig2ỗ43i 06 + levofloxacin 500 (nặng: 2 g mỗi 8 h) mg mỗi 12 h, hoặc imipenem 0,5 g mỗi 6 h truyền dài 2 h (nặng 1 g mỗi 6 h hay truyền liên tục 0,5 g mỗi 3 h) + hay ciprofloxacin phút Phối hợp với 400 mg mỗi 12 h, Nghi ngờ tụ cầu, cầu khuẩn + levofloxacin 500 mg mỗi 12 h, truyền truyền tĩnh mạch sau đó chuyển uống với ruột tĩnh mạch hoặc ciprofloxacin 400 mg mỗi + linezolid: 600 mg mỗi 12 8 h, truyền tĩnh mạch hoặc h truyền tĩnh mạch trong + amikacin 20 mg/kg mỗi 24 h, truyền tĩnh mạch trong 30 phút liều tương đương sau 30-120 phút. Nghi ngờ tụ cầu, cầu khuẩn ruột (đặt sonde 3-5 ngày nếu cải + hoặc vancomycin, liều tiểu dài ngày) thiện lâm sàng nạp 25 mg/kg, liều duy trì + linezolid: 600 mg mỗi 12 h truyền tĩnh theo MLCT (tránh dùng 392
phối hợp với amikacin hay mạch trong 30-120 phút hoặc pip/tazo, nguy cơ độc thận) + hoặc vancomycin, liều nạp 25 mg/kg, liều duy trì theo MLCT Kém/không đáp ứng hoặc có bằng chứng vi sinh kháng carbapenem + Bổ sung colistin (liều xem phụ lục), cân nhắc cắt amikacin để tránh độc tính thận + hoặc fosfomycin 4 g mỗi 8 h (nặng mỗi 6 h) truyền tĩnh mạch trong vòng ít nhất 30 phút Cân nhắc ceftazidim/avibactam 2,5 g mỗi 8 (truyền trong vòng 2 h) trong trường hợp thất bại điều trị với colistin hoặc có bằng chứng vi sinh nhiễm Klebsiella pneumoniae kháng colistin Cân nhắc kháng nấm Candida nếu không đáp ứng sau 7 - 10 ngày kháng sinh phổ rộng hoặc có bằng chứng vi sinh nhiễm nấm Fluconazol ngày 1: 400 mg, các ngày sau 200 mg, truyền tĩnh mạch hoặc Amphotericin B 1-1,5 mg/kg pha trong G5% truyền tĩnh mạch 4-6 h Bảng 31. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19-Nhiễm khuẩn da mô mềm NHIỄM KHUẨN DA MÔ MỀM 1-Nguy cơ thấp 2-Nguy cơ trung bình 3-Nguy cơ cao Yếu tố nguy cơ liên quan chăm sóc y tế/Sử dụng kháng sinh • Vào thẳng bệnh • Chuyển từ bệnh viện tuyến dưới • Nằm viện > 4 ngày, hoặc có thủ viện • Không có thủ thuật xâm lấn hoặc thuật xâm lấn (hậu phẫu chấn • Chưa dùng kháng chỉ xâm lấn tối thiểu (tiểu phẫu, vết thương, nhiễm khuẩn phức tạp, sinh trước đó thương phần mềm mới, không phức kéo dài, bệnh lý bàn chân ĐTĐ) • Đã có dấu hiệu tạp) • Điều trị kháng sinh phổ rộng, nhiễm khuẩn hoặc • Đã dùng kháng sinh phối hợp kháng sinh phát hiện trong vòng • Xuất hiện dấu hiệu viêm phổi sau 48 h sau khi nhập 48 h nhập viện viện Bệnh mắc kèm/Độ nặng lâm sàng (thang điểm, giá trị) 393
• < 65 tuổi, không có • > 65 tuổi • giảm bạch cầu trung tính, suy giảm miễn dịch nặng, dùng bệnh mắc kèm • Có bệnh nền mắc kèm (ĐTĐ, suy corticoid dài ngày • Không có tiền sử tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, • Tiền sử nhiễm khuẩn da mô mềm tái phát NK tiết niệu COPD, suy thận mạn, ung thư) • ĐTĐ không kiểm soát tốt đường huyết • qSOFA = 0. • qSOFA = 1. • qSOFA > 2 hoặc sepsis Định hướng tác nhân gây bệnh Thường gặp VK • Liên cầu, MRSA, VK đường ruột • Nguy cơ cao nhiễm VK đa kháng như vi khuẩn đường ruột cộng đồng: liên cầu, sinh ESBL, VK kỵ khí như sinh ESBL (kháng C3G), MSSA. ít nguy cơ Clostridium, Fussobacterium Pseudomonas/Acinetobacter nhiễm vi khuẩn • ít nguy cơ nhiễm kháng carbapenem. kháng thuốc Pseudomonas/Acinetobacter • Có nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn; đặc biệt trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, điều trị kháng sinh phổ rộng trên 7 ngày Kháng sinh kinh nghiệm gợi ý Meropenem 1 g mỗi 8 h truyền dài 3 h (nặng: 2 g mỗi 8 h) hoặc imipenem 0,5 g mỗi 6 h truyền c1Ahho,m5ậặmcgp,icmtiilêỗlmiin6/tsĩhunlhbamcạtacmh th(Pĩnoinặpặhnecgrmae:crạ4tical,h5lpinetgrn/otmeanmzỗgoi1b36a0gchptm)ahmtỗúruit4y2,ề45nhgd,màtriuỗ4yi hề8nh dài 2 h (nặng 1 g mỗi 6 h hay moxifloxacin 400 mg truyền liên tục 0,5 g mỗi 3 h) mỗi 24 h, sau đó Nếu nghi ngờ P. aeruginosa (hay chuyển levofloxacin găp ở bệnh lý bàn chân ĐTĐ), uống 500 mg x 2 phối hợp thêm với levofloxacin lần/ngày sau 3-5 ngày nếu cải Phối hợp với (nếu nghi ngờ MRSA) 500 mg mỗi 12 h, truyền tĩnh thiện lâm sàng + linezolid: 600 mg mỗi 12 h truyền mạch hoặc ciprofloxacin 400 mg tĩnh mạch trong 30-120 phút. + hoặc mỗi 8 h, truyền tĩnh mạch vancomycin, liều nạp 25 mg/kg, liều Phối hợp với (nếu nghi ngờ duy trì theo MLCT (tránh dùng phối hợp với pip/tazo, nguy cơ độc thận) MRSA) + linezolid: 600 mg mỗi 12 h truyền tĩnh mạch trong 30-120 phút hoặc + hoặc vancomycin, liều nạp 25 mg/kg, liều duy trì theo MLCT Bảng 32. Điểm nguy cơ nhiễm nấm Candida 394
SOFA ≥ 2 điểm hoặc Phẫu thuật Dinh dưỡng tĩnh Candida index ≥ 2 CLIF - SOFA ≥ 12 mạch toàn phần điểm 2111 Candida index: số mẫu bệnh phẩm có soi/cấy nấm (+), ví dụ: máu, nước tiểu, đàm, dịch hút khí phế quản, phân, phết họng. Bảng 33. Liều dùng kháng sinh - kháng nấm cho bệnh nhân người lớn, không có suy gan, suy thận Kháng sinh Liều dùng Lưu ý Amikacin 15 - 20mg/kg mỗi 24 giờ Chỉnh liều theo suy thận và nồng độ amikacin đáy. Amoxicillin/Acid 500/125mg mỗi 8 giờ clavulanic 875/125mg mỗi 12 giờ Chỉnh liều theo suy thận. Amphotericin B 0,25 - 1mg/kg mỗi ngày Chỉnh liều theo suy thận. Chú ý tác dụng phụ: suy thận, rối loạn điện giải (hạ kali), ức chế tủy. Ampicillin/ Sulbactam 1,5 - 3g/6 giờ Max 12g/ngày Chỉnh liều theo suy thận. Azithromycin 500mg/24 giờ Lưu ý tác dụng phụ viêm gan. Caspofungin Ngày đầu: liều tải 70mg/24 giờ Chỉnh liều theo chức năng gan. Duy trì: 50mg/24 giờ Cefepim 1g/8h Chỉnh liều theo suy thận. 2g/12 giờ Cefoperazon/ Sulbactam (500/500 Liều dùng theo cefoperazone. mg) Cefoperazone: 1 - 2g/12 giờ (max Chỉnh liều theo suy thận. Cefoperazone 12g/ngày, Sulbactam Cefotaxim 4g/ngày) Ceftazidim 1 - 2g/6 - 8 giờ Chỉnh liều theo suy thận. Nhiễm trùng nặng: 2g/6-8 giờ Liều thông thường: 1g/8 giờ Viêm Chỉnh liều theo suy thận. phổi do Pseudomonas spp. hoặc Lưu ý liều cao ở Pseudomonas nhiễm trùng nặng: 2g/8 giờ spp. Ceftazidim/ 2,5g/8 giờ Chỉnh liều theo suy thận. Avibactam (4:1) Chỉnh liều theo suy thận. Ceftolozan/ Thông thường: 1,5g/8h Viêm phổi Tazobactam (1g/0,5g) bệnh viện: 3g/8h 395
Ceftriaxon 2g/24 giờ Chỉnh liều theo suy thận. Thông thường: 400mg (IV) mỗi 12 giờ; 500mg (uống) mỗi 12 giờ. Chỉnh liều theo suy thận. Ciprofloxacin Pseudomonas spp., nhiễm trùng Lưu ý liều cao ở Pseudomonas nặng: 400mg (IV) mỗi 8 giờ; 750mg spp. (uống) mỗi 12 giờ. Clarithromycin 500mg/12 giờ Chỉnh liều theo suy thận. Chỉnh liều theo suy thận và cân Liều tải: Dose (mg CBA) = 4 x IBM nặng lý tưởng. CBA: Colistin base activity Colistin (300mg CBA tương đương 9 MUI) IBM: cân nặng lý tưởng. Liều duy trì: 5 MUI/12 giờ Fluconazol 1 mg CBA = 2,4 mg Fosfomycin Liều điều trị nhiễm nấm Candida Colistimethate sodium Imipenem/Cilastatin máu: 800mg. Chỉnh liều theo suy thận. Theo Levofloxacin dõi chức năng gan. Dừng dùng Linezolid khi bệnh gan tiến triển. Meropenem Fosfomycin tromethamol: 3g liều Chỉnh liều theo suy thận. duy nhất Fosfomycin calci (uống) 0,5 - 1g/8 giờ Fosfomycin dinatri (IV) 4g/6-8 giờ 500mg/6 giờ Chỉnh liều theo suy thận. Nhiễm khuẩn nặng: 1g mỗi 8 giờ. Pseudomonas spp., viêm phổi bệnh Chỉnh liều theo suy thận. viện: 750mg/24 giờ Thận trọng ở bệnh nhân suy gan. 600mg/12 giờ Lưu ý tác dụng phụ lên gan và giảm tiểu cầu. Thông thường: 1g/8 giờ Nhiễm trùng Chỉnh liều theo suy thận. nặng: 2g/8 giờ Moxifloxacin 400mg/24 giờ Liều Stenotrophomonas: 5mg/kg Viên uống cố định: 960 mg (800mg sulfamethaxazole, Trimethoprim/ TMP mỗi 6 - 8 giờ Sulfamethoxazol 160mg trimethoprim). Hoặc 2 viên (loại 960mg) uống mỗi Lưu ý tác dụng phụ tăng kali Teicoplanin 8 giờ máu, suy thận, suy tủy. Liều tải: 6mg/kg (400mg) mỗi 12 giờ Chỉnh liều theo suy thận. x3- 4 liều 396
Vancomycin Liều duy trì: 6mg/kg (400mg) mỗi Chỉnh liều theo suy thận, cân 24 giờ nặng thật, vancomycin đáy. Khuyến cáo chỉnh liều theo phần Liều tải: 25 - 30mg/kg (max 3g) mềm Clincalc. Liều duy trì: 15 - 20 mg/kg mỗi 8 - 12 giờ (https://clincalc.com/Vancomy cin/) Tiêm mạch: liều tải 6 mg/kg mỗi 12 Voriconazol giờ trong 1 ngày, liều duy trì: Chỉnh liều theo suy thận. 4mg/kg mỗi 12 giờ Lưu ý liều dùng thấp ở người Uống: liều tải 400mg mỗi 12 giờ nhẹ cân. trong 1 ngày, liều duy trì 200mg mỗi 12 giờ CO-RADS 4 Cao Tổn thương nghi ngờ - Kính mờ một bên, giãn tĩnh mạch phổi - COVID-19 Đông đặc đa ổ CO-RADS 5 Rất cao Điển hình - Kính mờ đa ổ và đông đặc COVID-19 cho - Giãn tĩnh mạch phổi và nhánh PQ - Lát đá CO-RADS 6 PCR + - Lát đá phối hợp hai bên - Halo sign 397
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TỰ CHĂM SÓC ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN SAU MẮC COVID-19 “Dấu hiệu cảnh báo” cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế Những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc COVID- 19 và cần sự thăm khám y tế khẩn cấp. Bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào sau đây: - Bạn thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở nào trong các tư thế được mô tả ở trang 2-3. - Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi bạn nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục được nêu ở trang 4. - Bạn thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực. - Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói. - Bạn thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay bạn có ý nghĩ muốn làm hại bản thân. Kiểm soát khó thở - Nguyên nhân của khó thở: do tổn thương tại phổi, tim mạch hay yếu cơ - Khó thở thường xuất hiện khi hoạt động gắng sức - Khi xuất hiện khó thở: Hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức, lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở hoành và thở theo nhịp: Hít vào trước khi thực hiện hoạt động gắng sức, thở ra trong khi thực hiện hoạt động gắng sức. Tư thế làm giảm khó thở 398
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250
- 251
- 252
- 253
- 254
- 255
- 256
- 257
- 258
- 259
- 260
- 261
- 262
- 263
- 264
- 265
- 266
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- 272
- 273
- 274
- 275
- 276
- 277
- 278
- 279
- 280
- 281
- 282
- 283
- 284
- 285
- 286
- 287
- 288
- 289
- 290
- 291
- 292
- 293
- 294
- 295
- 296
- 297
- 298
- 299
- 300
- 301
- 302
- 303
- 304
- 305
- 306
- 307
- 308
- 309
- 310
- 311
- 312
- 313
- 314
- 315
- 316
- 317
- 318
- 319
- 320
- 321
- 322
- 323
- 324
- 325
- 326
- 327
- 328
- 329
- 330
- 331
- 332
- 333
- 334
- 335
- 336
- 337
- 338
- 339
- 340
- 341
- 342
- 343
- 344
- 345
- 346
- 347
- 348
- 349
- 350
- 351
- 352
- 353
- 354
- 355
- 356
- 357
- 358
- 359
- 360
- 361
- 362
- 363
- 364
- 365
- 366
- 367
- 368
- 369
- 370
- 371
- 372
- 373
- 374
- 375
- 376
- 377
- 378
- 379
- 380
- 381
- 382
- 383
- 384
- 385
- 386
- 387
- 388
- 389
- 390
- 391
- 392
- 393
- 394
- 395
- 396
- 397
- 398
- 399
- 400
- 401
- 402
- 403
- 404
- 405
- 406
- 407
- 408
- 409
- 410
- 411
- 412
- 413
- 414
- 415
- 416
- 417
- 418
- 419
- 420
- 421
- 422
- 423
- 424
- 425
- 426
- 427
- 428
- 429
- 430
- 431
- 432
- 433
- 434
- 435
- 436
- 437
- 438
- 439
- 440
- 441
- 442
- 443
- 444
- 445
- 446
- 447
- 448
- 449
- 450
- 451
- 452
- 453
- 454
- 455
- 456
- 457
- 458
- 459
- 460
- 461
- 462
- 463
- 464
- 465
- 1 - 50
- 51 - 100
- 101 - 150
- 151 - 200
- 201 - 250
- 251 - 300
- 301 - 350
- 351 - 400
- 401 - 450
- 451 - 465
Pages: