Dĩ nhiên những non nớt, non tơ, dại khờ đã nhường chỗ cho chín chắn và từng trải. Cuộc sống với bao nhiêu phức tạp và không ít muộn phiền tưởng như có lúc đã làm cho con người trở lên xa lạ, ngỡ ngàng với chính mình. Con người đang toan tính, đang ngổn ngang xuôi ngược này hình như không phải là Phan Thị Thanh Nhàn: Hay là yêu một chút Cho đỡ buồn rồi thôi Hay cưới xin nghiêm túc Đỡ đần nhau cuối đời Ngày tháng không yên Không, đấy cũng chính là chị, là người đàn bà bình thường trong chị, cũng như là người đàn bà của Hồ Xuân Hương trong những khúc tự tình xưa. Nhìn chung Phan Thị Thanh Nhàn là người đa cảm. Chị hay xúc động, dễ rưng rưng: Lòng rưng rưng muốn khóc. Chưa gặp người lòng đã rưng rưng. Em xinh xắn đến làm tôi muốn khóc. Chị hay ước ao, mơ mộng: Tôi chợt ước có một ngày nào đó... Bước chân thơm trên cỏ mãi còn xanh. Chị dễ hờn dỗi, mủi lòng: Bỗng dưng lạnh nhạt với đời. Soi gương mình ngán mình ghê. Và đêm nước mắt chan hoà. Mặn như nước biển thấm qua môi người. Nhưng có lẽ chưa bao giờ chị đánh mất niềm hi vọng: Lòng phập phồng hi vọng. Tôi vẫn đợi một ngày anh trở lại. Rồi sẽ có một ngày. Như trái táo. Người dịu dàng rụng xuống giữa tay tôi... Những biểu hiện tình cảm nhiều khi phức tạp, mâu thuẫn, trái ngược đều có chung một mạch nguồn sâu xa: Thì ra lòng vẫn còn duyên Với trời đất với thiên nhiên tuyệt vời Với mùa thu Chính niềm khao khát “Yêu như lửa dữ. Yêu dịu hiền như gió mùa xuân” đã làm nên sự đa thanh, đa sắc của thơ Phan Thị Thanh Nhàn.” 151
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Năm sinh: 6 tháng 12 năm 1942 Dân tộc: Kinh Quê quán: La Khê, Hoài Đức, Hà Nội. Từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương. Biên tập viên báo Văn nghệ, Biên tập viên Nxb Tác phẩm mới. Mất năm 1988 vì tai nạn giao thông. Tác phẩm Tơ tằm, chồi biếc (in chung 1963) Hoa dọc chiến hào (1970 ) Gió Lào cát trắng (1974) Lời ru trên mặt đất (1978) Bầu trời trong quả trứng (1982) Sân ga chiều em đi (1984) Tự hát (1984) Truyện Lưu - Nguyễn (truyện thơ, 1985) Hoa cỏ may (1989) Thơ Xuân Quỳnh (1992 - 1994) Giải thưởng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam về thơ, 1990 Giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam 1982 - 1983 Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 1, 2001. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 2018 XUÂN QUỲNH CÂY BÚT NỮ GIÀU THÀNH TỰU Cùng với Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh là cây bút xuất hiện trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khi đó, những người phụ nữ làm thơ còn đang khá hiếm hoi. Rất nhanh chóng, nhà thơ trở thành một tác giả nữ nổi tiếng. Và cùng với năm tháng Xuân Quỳnh trở thành cây bút nữ tiêu biểu có nhiều thành tựu. Xuân Quỳnh là nhà thơ có phong cách riêng độc đáo, giàu nữ tính được đông đảo độc giả mến mộ, đặc biệt là những bài thơ tình yêu và những bài thơ viết cho trẻ em. Xuân Quỳnh viết thơ cho người lớn, làm thơ cho trẻ em và viết cả văn xuôi cho các em nữa. Những tập thơ chính của nhà thơ: 152
Tơ tằm, chồi biếc (in chung, 1963); Hoa dọc chiến hào (in chung, 1970); Gió Lào cát trắng (1974); Lời ru trên mặt đất (1978); Sân ga chiều em đi (1984); Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989); Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982). Văn xuôi cho trẻ em: Mùa xuân trên cánh đồng; Bến tàu trong thành phố; Vẫn có ông trăng khác. Có thể kể những bài thơ tình yêu nổi tiếng như: Thuyền và biển, Sóng, Tự hát, Mùa hoa doi, Hoa cỏ may,... Những bài thơ viết cho thiếu nhi: Chuyện cổ tích về loài người, Con yêu mẹ bằng con Dế, Mí ngoan hơn cái Nấm,... Trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông, Tác phẩm của Xuân Quỳnh được chọn dạy gồm: Chuyện cổ tích về loài người, Tiếng gà trưa, Sóng... Không phải nhà thơ hiện đại nào cũng có được vị trí trong văn học nhà trường như Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng ngòi bút của mình. Chị không vào bộ đội, không đi thanh niên xung phong, nhưng từng đi thực tế chiến trường ác liệt khu IV. Tập thơ in chung Hoa dọc chiến hào và tập thơ riêng Gió Lào, cát trắng là kết quả của chuyến đi gian khổ đó. Thơ Xuân Quỳnh đã nói tiếng nói của những thanh niên ra mặt trận, cái không khí đánh Mĩ của cả nước khi đó. “Tiếng gà trưa” thể hiện một tình yêu Tổ quốc một cách giản dị, chân thật mà sâu sắc của bao nhiêu người lính trẻ: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ Xuân Quỳnh là một nhà thơ yêu thương mãnh liệt và có cách thể hiện tình yêu giàu nữ tính và độc đáo. Lần đầu tiên trong thơ hiện đại, chị tự hát một cách đầy kiêu hãnh về tình yêu của mình, của cả giới mình qua khúc hát về trái tim, biểu tượng của tình yêu: Em trở về đúng nghĩa trái tim Biết làm sống những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất Biết rút gần khoảng cách của yêu tin [... ] Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chả có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi Tự hát Không phải là bằng vàng quý hay rực rỡ như mặt trời trong những biểu tượng ở thơ ca truyền thống. Trái tim chỉ là trái tim bình thường như của bao người. Trái tim ấy cũng 153
ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa. Nhưng trái tim ấy có điều kì diệu. Đó là “biết yêu... cả khi chết đi rồi”. Khát vọng bất tử trong tình yêu là khát vọng của những người đang yêu. Xuân Quỳnh hơn một lần nói đến điều này. Chúng ta có thể thấy trong bài thơ Sóng nổi tiếng: Làm sao tan được ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ Sóng Khao khát yêu thương như thế, nhưng nhà thơ không chỉ viết thơ tình cho riêng mình, cho giới mình. Nhà thơ còn viết thơ tình cho những người trẻ tuổi, cho các chiến sĩ ở nơi đảo xa, nơi biên giới. Những người hi sinh thầm lặng giữ cho những mái nhà bình yên. Một ý thức công dân thật đáng trân trọng, ngợi ca: Thơ tình tôi viết cho ai Giữa muôn sóng nước nơi ngoài đảo xa Lán che, công sự là nhà Nhớ thương cất đáy ba lô theo cùng Một mảnh vườn, một dòng sông Mặt người con gái như vầng trăng thu Thơ tình tôi viết Một trong những bài thơ có thể coi là đóng góp độc đáo của nhà thơ là bài Mẹ của anh. Xưa nay, quan hệ mẹ chồng nàng dâu chẳng mấy khi được êm thấm. Bởi vì người mẹ thường hay bênh con trai, thương con trai, do đó dễ không bằng lòng, dễ trách móc con dâu. Và người con dâu vì thế cũng không thương quý mẹ chồng. Bằng một tấm lòng phụ nữ đôn hậu và vị tha, Xuân Quỳnh đã nhìn thấy bao nhiêu hi sinh, dành dụm, chăm sóc của người mẹ chồng. Người mẹ ấy là mẹ chung: “Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi”. Chị biết ơn mẹ trong những vần thơ chân thành, cảm động: Chắt chiu từ những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho em Mẹ của anh Chính tác giả trong bài “Thơ vui về phái yếu” đã ca ngợi thiên chức của những người mẹ và cho phái mạnh biết kính trọng những người mẹ: Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng Là bác học... hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ 154
Một người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên Xuân Quỳnh trong cuộc đời là người phụ nữ thông minh, xinh đẹp. Chị từng là diễn viên múa của đoàn văn công nhân dân Trung ương. Trong tâm trí của người bạn thơ Phan Thị Thanh Nhàn: “Quả thật, lúc ấy đã hơn 20, Xuân Quỳnh vẫn rất xinh. Quỳnh có đôi mắt đen láy trong sáng và cái miệng tươi tắn. Mỗi lần gặp Quỳnh, nếu không phải là chuyện tâm tình thì bao giờ chúng tôi cũng tha hồ mà cười vì Quỳnh rất hóm hỉnh và sắc sảo” (Thương tiếc bạn gái Xuân Quỳnh. Trong sách Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội Nhà văn, 1990, trang 98). Nhưng khi tự hoạ chân dung mình, chị viết thật là khiêm nhường và có chút hài hước: Tôi giống các cô và lại khác các cô Trán tôi dô ra bướng bỉnh hơn, bàn tay thô lại còn vụng nữa Vụng đến nỗi không chỉ mó đến đâu là đổ vỡ Mà khi nói chuyện với ai, tôi thấy tay thừa không biết giấu vào đâu Thơ viết cho mình và những người con gái khác Đó là một cách nói khiêm nhường. Riêng về bàn tay “thô lại còn vụng nữa”, Xuân Quỳnh có một bài thơ cũng rất xúc động. Đó là bài “Bàn tay em”. Không phải là bàn tay ngọc ngà với những ngón tay búp măng tuyệt đẹp, mà đó là bàn tay lao động với những đường gân và vệt chai: Bàn tay em ngón chẳng thon dài Vệt chai cũ, đường gân xanh vất vả Nhưng bàn tay ấy quý giá biết bao: Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ Trời mưa lạnh tay em khép cửa Em phơi mền và vá áo cho anh Tay cắm hoa tay để treo tranh Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc Tay em dừng trên vầng trán lo âu Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả Có không ít những thầy cô giáo dạy văn khi dạy bài ca dao “Mười tay” trong sách Ngữ văn 10 đã liên hệ với bàn tay của người mẹ xưa với bàn tay của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhà thơ nữ còn là một người nhạy cảm. Chị khao khát một tình yêu mãnh liệt nhưng luôn hồi hộp lo âu trước hạnh phúc mong manh. Có những băn khoăn, trăn trở thốt thành câu hỏi: Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay? 155
Hoa cỏ may Đốt lòng em câu hỏi Yêu em nhiều không anh? Mùa hoa doi Và con người ấy đã sống tất cả vì tình yêu, đã vượt qua mọi trở ngại “Qua nắng sớm mưa chiều/ Qua chặng đường tàn phá/ Qua rất nhiều nỗi khổ... ” (Mùa hoa doi) để đến với hạnh phúc. Chị tâm sự với bạn trẻ: Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở Đến tận cùng đau đớn đến tình yêu Thơ tình cho bạn trẻ Và vì vậy Xuân Quỳnh trân trọng, nâng niu mối tình của mình. Đó cũng là một bài học ứng xử cho những người cùng giới, cho tất cả mọi người: Em cộng anh vào với cuộc đời em Em biết quên những chuyện đáng quên Em biết nhớ những điều em phải nhớ Có một thời như thế Trong các cây bút nữ, Xuân Quỳnh là một cây bút nổi trội cùng với nhiều thành công đáng ghi nhận. Thơ của chị trong sáng, giàu nữ tính, được bạn đọc mến mộ, được bạn viết khẳng định. Sau khi tác giả qua đời, sự mến mộ của người đọc vẫn không hề giảm sút mà còn có phần tăng thêm. Vì càng ngày giá trị của thơ Xuân Quỳnh về nội dung, về nghệ thuật càng được khẳng định. Tôi muốn mượn lời của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân làm lời kết cho bài viết nhỏ này: “Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào phong phú như vậy” (Nghĩ về Xuân Quỳnh – con người và nhà thơ. Trong sách Thơ Xuân Quỳnh, đã dẫn, tr. 141). 156
Khang Sao Sáng Họ và tên khai sinh: Khang Văn Sáng. Năm sinh: 1946 Dân tộc: Kinh Quê quán: Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội. Tác phẩm Cánh diều không dây (tập thơ), 1998 Đêm mưa đá (tập truyện ngắn), 1998 Lục bát Khang Sao Sáng (tập thơ), 2016 Giải thưởng Giải Khuyến khích bút kí của Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, 1993. Giải Khuyến khích truyện ngắn, báo Người cao tuổi, 1996. LỤC BÁT KHANG SAO SÁNG - DUYÊN NỢ GIÓ MƯA CÕI NGƯỜI (Cảm nhận tập Lục bát của Khang Sao Sáng, Nxb Văn học, 2016) Tập Lục bát gồm 76 bài của Khang Sao Sáng là tập thơ thứ 6 của anh. Có thể coi như đây là tuyển riêng thể tài thơ dân tộc vốn dễ làm nhưng khó hay này. Trong lúc mà đa số người viết tìm cách viết thơ hiện đại thì người tự tin lắm mới dám trình ra món đặc sản thơ tuyền là lục bát. Xem những ngày tháng dưới mỗi bài thơ, có thể thấy bài sớm nhất là “Nhận” viết năm 1970, và bài muộn nhất “Mắt xuân” mới viết năm 2016. Như vậy Khang Sao Sáng đã có gần nửa thế kỉ gắn bó với thơ, đặc biệt là thơ lục bát. Với “Nhận”, người viết đã chứng tỏ khả năng kiệm lời của mình: Vườn nhà/ Thoang thoảng gió qua Nụ chanh thức dậy/ Nở ra trắng cành Lá non/ Thắm sắc trời xanh Yêu cây... / Cây biết dụm dành hương cho Vườn chanh/ Mọng quả sang mùa Ngọt cho ai, để nhận chua về mình Không rõ bài thơ này khi in lần đầu tác giả có cắt dòng như trên hay không. Nhưng phải nói là lục bát, nhưng cắt dòng linh hoạt: 2/ 4// 4/ 4 rồi 2/ 4// 2/ 6 tiếp theo 2/ 4// 8 tạo ra cảm giác mới và lạ. Không chỉ bài này, các bài khác hầu như không thuần ngắt 6// 8. Chúng tôi đã thống kê có 54 bài ngắt dòng 6// 8 theo lục bát cổ điển. Còn lại 22 bài ngắt dòng rất linh hoạt, có bài một nửa đầu hoặc cuối là lục bát cổ điển, nửa kia ngắt dòng linh hoạt, có bài hoàn toàn linh hoạt. Điều này tạo nên hiệu ứng nghệ thuật về sự đa dạng. Xin dẫn ra đây bài “Nhớ về Đa Tốn” để thấy dụng công ngắt dòng và một lát cắt nỗi nhớ của tác giả: 157
Nhà em Đa Tốn/ Tôi về Cá kho/ Cơm tám/ Chân quê em mời Thập niên tửu nếp tháng mười Lá men thuốc Bắc,/ Ai người ủ hương? Một ngày nắng/ Mấy đêm sương Mười năm hạ thổ âm dương tụ về Mềm môi chén chạm... đê mê Tỉnh say/ Say tỉnh/ Đi về chiêm bao Chia tay/ Trăng khuyết/ Dầu hao... Nhớ về Đa Tốn/ Hồn nao nao buồn Mỗi cặp lục bát là một cách ngắt nhịp, ngắt dòng riêng, không cặp nào giống cặp nào. Tuy nhiên, vấn đề là có một nỗi nhớ day dưa những thức ăn quê kiểng, rượu quý, những phút giây “đê mê”, “tỉnh say”, “say tỉnh” và tâm hồn “nao nao buồn” với người em Đa Tốn. Nếu không có điều đó thì mọi kĩ thuật ngắt dòng có tân kì đến đâu cũng chỉ thuần tuý là kĩ thuật, chẳng có bao nhiêu ý nghĩa. Rất may là Khang Sao Sáng luôn giữ được cảm xúc tươi mới, những phát hiện tinh tế, những tình cảm chân mộc của người trai làng Dục Nội, Việt Hùng, Đông Anh, thành phố Hà Nội. Mặc dù có một chùm thơ phố (Phố cổ, Tản mạn phố, Phố mưa), mặc dù không ngần ngại bày tỏ “Phố nào cũng phố tôi mê” (Tản mạn phố) và nhiều năm thường trú ở quận Ba Đình, nội thành Hà Nội, nhưng tôi vẫn thấy Khang Sao Sáng nhạy cảm với “con đường rợp bóng tre xanh”, với “ao thu”, với “bóng đình”, với vườn nhà, với những ngôi chùa và “hội làng”. Nghĩa là anh vẫn là một người quê chân chất, mộc mạc, đa tình nhưng không thiếu hóm hỉnh, tinh tế. Trong “Một Thoáng Nghi Tàm” anh bộc lộ: Cho tôi một chút ngày xưa Bâng khuâng đường nhựa, ngẩn ngơ nhà tầng Thèm vin cành ổi thơm lừng Thèm sen xanh lá... hoa bừng hè sang Không phải là người gắn bó với nông thôn, với đất đai, không thể nhìn mưa bằng con mắt và cảm xúc như thế này: Hạt mưa rắc bạc, rắc vàng Mênh mang đất nở Ngút ngàn Cây xanh Mưa rửa lá Và cũng khó mà nhìn thấy hình ảnh lá rụng: 158
Lá rơi như mảnh hồn người Nhựa đau chảy xuống cây đời còn thương Lá Cái cảnh sắc “Bến mưa” cũng thật là khác thường với hình ảnh “mưa rơi nát chiều”: Sông xa khuất bóng chim trời Mây giăng trắng nước, mưa rơi nát chiều Tâm hồn đa cảm, chân quê ấy dễ say mê, dễ thấy vạn vật mắc nợ (Nợ), gắn bó tương hỗ tương sinh và quan trọng nhất là nặng “tình quê nợ người”. Bởi thế nên tác giả dễ “rối tơ lòng” với “Bờ tre, sóng lúa, con đường ven đê”. Dễ “phải lòng con mắt” vì “Người đâu/ gặp ở Hội làng/ Dao cau ấy liếc cắt ngang khoảng trời”. Dễ bối rối xúc động khi hẹn hò “Đường vào lạc ngõ/ Lối ra quên đường”. Người thơ ấy có khát vọng “Lâng lâng muốn uống cạn chiều với quê” (Sử quê), có phát hiện người “chết đuối” “Bên này có kẻ chết chìm mắt ai” (Mắt xuân), có nụ cười thầm cảm thông trong tình huống bất ngờ ghen “Anh ngồi như đá trong nhà/ Chồng em cũng lặng như là đất nung” (Ghen). Tuy vậy, bạn đọc có thể thấy không ít điều tâm sự cộm lên trong những câu thơ lục bát tưởng chừng chỉ có hiền lành của người từ trận mạc trở về: Giặc tan tôi trở về làng Lê đôi nạng gỗ cà tàng rong chơi Gặp tôi, em bảo “vàng mười” Còn em đã đến nhà người bồng con Vàng mười Hoặc suy ngẫm đâu có nhẹ nhàng về chuyện “đa mang sự đời”: Chiến tranh lỡ dở học hành Làm anh lính chiến mà thành... ra “quan” [... ] Làm quan... trên dưới bao người Công danh, bổng lộc, ghế ngồi thấp cao Cong vênh lại được làm sào Thẳng ngay chuốc vạ, lao đao... nổi chìm Tâm sự Tác giả còn có một chùm bài nổi bật là những bài thơ viết về “chùa”. Đi chùa vừa là vãng cảnh, vừa là để tâm hồn thanh tĩnh, cũng vừa là cách để an nhiên chấp nhận gió mưa cõi người. Những bài thơ đó là Hội thiêng (về chùa Nành), Lên chùa, Chùa Mía, Chùa Tó, Thăm chùa Tiêu, Chùa Ba Vàng và thiền sư Trúc Lâm Thái Minh, Trăng rơi cửa thiền. Đặc biệt bài thơ “Trăng rơi cửa thiền” được tác giả Lưu Hồng bình và đánh giá cao (in ở cuối tập). 159
Lục bát Khang Sao Sáng giống như một thôn nữ. Nàng không đẹp rực rỡ, kiêu sa, không ăn mặc hàng hiệu, không phấn son nhập ngoại đắt tiền, nhưng có duyên thầm. Mà người như vậy dễ thân, dễ gần và bao giờ cũng để lại ấn tượng đẹp với bạn đọc. 160
Lê Sơn Họ và tên khai sinh : Lê Xuân Vĩnh Sinh ngày 13 tháng 5 năm 1938 Quê quán : phố Tiền Quan Thành ( nay là Phó Đức Chính), Hà Nội. Từng học tập tại Nam Ninh và Quế Lâm, Trung Quốc, có bằng cứ nhân Đại học Sư phạm quốc gia Matxcơva, Liên Xô. Công tác tại Ban Văn học Thế giới, Viện Văn học. Phó Giáo Sư văn học. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm Nghiên cứu Về hình tượng nhân vật anh hùng trong văn học Xô viết ( viết chung), 1967. Còn lại với thời gian, 2002. Dịch Những mơ ước của tôi ( N.Ostrovski), 1975 Truyện cổ dân gian Ấn Độ, 1977 Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (B. Khravchenko), 1978. Không chốn nương thân (I.Anzhus), 2 tập, 1979 Thành phố thiên thần( Patrik Smit), 1984 161
Kết cục ( B.Polevoi), 1985 Ở một xứ nọ ( Azit Nesin), 1987 Nỗi đau và niềm tin, 2000 Lương tâm nổi giận, 2005 Văn học Việt Nam sơ thảo (của N. Niculin). 2007 Một nền văn hóa biết xấu hổ, 2013 Các mạng tháng Mười kí ức và sự thật, 2017 Giải thưởng Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam cho dịch phẩm Nỗi đau và niềm tin. Bốn lần tặng thưởng của báo Văn Nghệ, ba lần tặng thưởng của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, một lần tặng thưởng của Tạp chí Sân Khấu. Những bài học đắt giá cần suy ngẫm Đọc “MỘT NỀN VĂN HÓA BIẾT XẤU HỔ”, Lê Sơn tuyển dịch, nhà xuất bản Văn Học, 2013 Tập sách gồm 25 bài trên các báo Nga (trong đó có 10 bài phỏng vấn) do các nhà văn, nhà nghiên cứu, đạo diễn điện ảnh và sân khấu viết và nói về văn hóa của nước Nga thời kì hậu xô viết. Người Việt chúng ta đã từng qúa quen thuộc với những cái tên như Chingiz Aimatov, Valentin Raxputin, Raxun Gamzatov, Juri Bondarev, Sergei Bondatruc… và bây giờ đây tiếp xúc với không ít các giáo sư, tiến sĩ, nhà viết kịch, nhà đạo diễn lừng danh ở Nga nhưng còn ít được biết tới ở Việt Nam. Cần lưu ý một điều là trong số 25 bài được tuyển dịch, 1 bài không rõ năm, có 6 bài trước năm 2000, có 11 bài từ năm 2001 đến năm 2010 và 7 bài từ năm 2011 đến tháng 7 năm 2012. Như vậy sau sự kiện Liên xô tan rã năm 1990, các bài viết cho chúng ta biết suy nghĩ và đánh giá của những người làm văn hóa có tên tuổi về hiện trạng hậu xô viết kéo dài hơn 20 năm. Trước hết, có thể thấy được một nhận định, đánh giá khá thống nhất của nhiều người trên nhiều cương vị khác nhau về hiện trạng “hậu xô viết”. Đó là sự 162
khủng hoảng toàn diện của văn hóa Nga, trong đó có văn học, sân khấu, điện ảnh, truyền hình. Nhà văn Valentin Raxputin nhận định rằng hậu xô viết là “thời đại của những bi kịch”: “Hai mươi năm đã trôi qua từ cái thời điểm “định mệnh” khi tất cả mọi thứ đều bị đảo ngược : phong tục, tập quán, và truyền thống lâu đời, những phương thức sống và quản lí, những chiến thắng trong chiến tranh và trong lao động, lịch sử ngàn đời…Hết thảy đều bị sàm báng và bị phủ nhận sạch trơn” ( tr.57). Nhà văn cũng cho rằng “những kẻ xâm phạm” nắm vững tình hình “nước Nga hiện nay càng ngày càng đánh mất đi niềm vinh quang của một xứ sở có nền nghệ thuật vĩ đại và nền đạo đức cao cả” (tr. 64). Nhà văn Juri Bonđarev đánh giá “Tôi có cảm giác là thời kì tổng suy nhược trí tuệ đã tới” (tr. 54). Cùng với quan điểm của V. Raxputin, đạo diễn Sergei Bondatruc cũng đánh giá về sự “đảo ngược” và “lẫn lộn” trong văn hóa, nhất là điện ảnh : “Giờ đây những khái niệm đó bị lẫn lộn, bị xáo trộn lung tung. Cái gì trước đây là xấu bây giờ được coi là “tốt”, là “cần thiết”, cái gì trước đây là quái dị được giới thiệu như là cái đẹp, những giá trị giả dối đang cố chiếm chỗ những giá trị chân chính. Nghệ thuật đang mở rộng cửa cho sự giải trí tầm thường, cho sự thô bỉ. Thậm chí người ta bắt đầu giễu cợt, báng bổ những gì đã và đang là niềm thiêng liêng đối với con người và đối với cả dân tộc: Tổ quốc, đất nước, lịch sử, kỉ niệm…” (tr. 44). Sau khi nhà nước xô viết sụp đổ, không ít những người làm chính trị, văn hóa có thái độ sổ toẹt, phủ định sạch trơn những thành tựu quá khứ. Điều đó gây phẫn nộ cho những con người chân chính. Victor Rozov, nhà viết kịch đã thẳng thắn khẳng định rằng “Tôi không phủ nhận : thời kì xô viết trong lịch sử của chúng ta quả thật rất nặng nề và phức tạp” (tr. 13) Nhưng ông cũng không tán thành thái độ phủ định, thậm chí coi đó là “vô liêm sỉ” : “Nhất tề chửi bới tất cả, sổ toẹt tất cả những gì trước đây là tốt đẹp chỉ là một việc làm vô liêm sỉ” (tr.21). Các nhà hoạt động văn hóa không hoàn toàn bênh vực văn hóa thời xô viết. Họ có thái độ bình tĩnh để nhìn nhận cái được và cái chưa được. Giáo sư tiến sĩ Sergei Kara-Muza trong bài viết khẳng định “Có một nền văn minh xô viết” đã so sánh : Chế độ xô viết tập trung xây dựng “tổ chức cuộc sống theo nguyên tắc “giảm bớt những đau khổ”. Các thế hệ mới có lí khi cho rằng cần phải xây dựng cuộc sống theo nguyên tắc “gia tăng những khoái lạc”. ( tr. 93) Chính vì thế mà có sự mâu thuẫn của thế hệ. Nhưng giải quyết mâu thuẫn như thế nào thì không hề đơn giản. Rõ ràng vứt bỏ những nguyên tắc cũ, chạy theo những khoái lạc vật chất 163
và tinh thần rẻ tiền đã và đang đe dọa phá hủy nền tảng của văn hóa Nga. Viện sĩ Nikolai Skatov rất tỉnh táo so sánh trong bài viết “Hãy bảo vệ những giá trị cơ bản”: “Tinh thần trách nhiệm trước đây trong điều kiện thiếu tự do được thay thế bằng sự tự do thiếu trách nhiệm. Nếu như trước đây chữ sự thật thường bị chặn đứng một cách kiên quyết thì bây giờ chữ dối trá ác liệt dường như chưa bao giờ bị kiên quyết chặn lại” (tr. 116). Nỗi lo lắng nhất của những người làm văn hóa chính là mặt trái của cơ chế thị trường. Tiền và tiền đã làm cho những người làm văn hóa phải bó tay vì “không có tiền” và vì để tồn tại, buộc phải viết những điều rẻ tiền, nhảm nhí, chiều theo ý thích của những tỉ phú mới nổi. Nhà văn Danin Granin đã cảnh báo : “Sự thất thoát chất xám sang phương Tây không đáng lo ngại bằng sự thất thoát tâm hồn và giá trị tinh thần sang thị trường man rợ hiện nay” ( tr. 72). Đáng lưu ý là chúng ta có một bài học về cách đối xử với Văn học trong chương trình của nhà trường hiện nay của Nga. (Các bài : Văn học Nga trước sự phán xét của lịch sử - tr.221; Tolstoi và Chekhov - tại sao không? –tr. 224; Chúng ta đã phản bội văn học như thế nào? – tr. 230). Từ một môn học quan trọng, Văn học Nga bị cắt giảm số giờ, bị tách ra khỏi Tiếng Nga và trở thành một môn phụ không bắt buộc trong các kì thi. Và cũng ở đây, các nhà văn đã cảnh báo về việc dùng kiểu thi trắc nghiệm là một nguyên nhân làm cho học sinh không muốn đọc văn một cách nghiêm túc. Mikhail Njankovxki, nhà giáo công huân liên bang Nga đã cho biết chỉ có 3% thí sinh lựa chọn môn Văn trong kì thi quốc gia ( tr.231). Và ông đặt vấn đề một cách gay gắt : “Hà cớ chi bản thân chúng ta, những người được giáo dục bằng các tác phẩm của Pushkin, Gogol, Tolstoi, Chekhov, hà cớ chi chúng ta lại tước đoạt niềm vui đó ( học Văn – VN chú) của con em chúng ta?” ( tr.237). Có một số bài viết về sân khấu và điện ảnh hậu xô viết. Các tác giả từng là những nhà biên kịch, đạo diễn lừng danh. Và có người hiện đang nắm chức vụ cao trong Bộ văn hóa và cả Đu ma quốc gia Nga. Thể hiện những cách nhìn nhận khác nhau, nhưng các tác giả không đồng ý với việc phủ định chiến thắng, đồng thời phê phán bộ phim bôi nhọ Xtalin là bôi nhọ lịch sử. Các bài : Người vĩ đại nhất thế kỉ XX; Một bộ phim xuyên tạc sự thật lịch sử; Đừng lặp lại những sai lầm đã mắc; Tại sao họ lại căm ghét chiến thắng?; Lãnh tụ và thời đại; Sự thật về năm 1937 ở Liên Xô - bàn trực tiếp về vấn đề này. Ở đây có lẽ là lần đầu tiên tiết lộ những thông tin kinh khủng về cuộc thanh trừng nội bộ dưới thời Xtalin năm 1937 164
qua con số của tài liệu lưu trữ ( tr.277), chứ không phải qua những phỏng đoán và thổi phồng. Đáng lưu ý là chính Khrutshev, người hạ bệ uy tín của Xtalin lại là người hăng hái nhất trong việc “thanh trừng”. Khi làm bí thư thành ủy Moskva, Khruhsev “chỉ xin phép bắn “vẻn vẹn” 8.500 người”, còn sau nửa năm, khi làm bí thư thứ nhất Ukraina “ trong một công văn khẩn gửi đến Moskva, ông ta xin phép bắn 20.000 người! Mà đó chỉ là lần đầu!” (tr. 279). Theo dõi ngày tháng công bố các bài báo và phỏng vấn, có thể thấy rằng càng về sau, thái độ gay gắt và bực dọc giảm đi và nhường cho một thái độ tỉnh táo, thận trọng hơn. Không nhiều lắm những người nói trực tiếp, nhưng cũng đã có ý kiến đánh giá về thời Eltsin : “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Nga những thành tựu văn học lại nhỏ bé như trong thập kỉ “những cải cách của Eltsin”. Và “Mười năm cải cách của Eltsin đã lặng lẽ đi vào quên lãng. Những kết quả của nó trong lĩnh vực tinh thần và đạo đức không kém phần tàn phá, thậm chí còn hơn thế, so với những tàn phá trong lĩnh vực xã hội và kinh tế” (tr. 107). Nhìn thẳng vào những vấn đề bức xúc của đời sống nhân dân, của các vấn đề xã hội, thậm chí bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về sự suy thoái của văn hóa, về sự học đòi “cái mà thế giới từ lâu đã lĩnh hội, đã tiêu hóa xong đâu đấy thì chúng ta chỉ còn gặm những cục xương trơ trụi, chẳng có tí thịt nào” (tr.17), các nhà văn hóa Nga một mặt phê phán, chỉ ra căn bệnh của thời đại, đồng thời vững tin vào tương lai về sứ mệnh của văn hóa. “Tất cả chúng ta đều nhận thức rõ rằng văn hóa hôm nay là cái phao cấp cứu chủ yếu, nếu không phải là duy nhất, là nhân tố hồi sinh của nước Nga, kể cả sự hung mạnh về kinh tế và sự vĩ đại của một cường quốc” ( tr. 137) “Một nền văn hóa biết xấu hổ” tuy chưa bao quát hết các khuynh hướng, các suy tư và đánh giá của những nhà văn hóa Nga, nhưng cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn đa chiều hơn hai thập kỉ của xã hội Nga hậu xô viết. Việt Nam có một thời kì dài gắn bó và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Nga. Chúng ta cũng tiến hành đổi mới từ năm 1986 và từng bước làm quen, chấp nhận cơ chế thị trường. Nhiều bài học đắt giá của Nga rất đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Đây là một cuốn sách bổ ích và cần thiết cho chúng ta. Hà Nội, tháng 3/2014 165
Nguyễn Hoàng Sơn Họ và tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Sơn. Sinh ngày 5 tháng 2 năm 1949. Quê quán: Ngô Đạo, Tân Hưng, Sóc Sơn, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, từng công tác ở Sở xây dựng tỉnh Hoà Bình, Trưởng ban Tiền phong Chủ nhật, báo Tiền Phong. Tác phẩm Sự tích rước đèn Trung thu (truyện thơ), 1989. Dắt mùa thu vào phố (tập thơ), 1992. Tranh luận Văn học (phê bình), 2000 Bức tranh của bé Hằng (truyện thơ thiếu nhi), 2001. Ông khách giao thừa (tuyển truyện thơ), 2002 Văn đàn - thời sự và bình luận (phê bình), 2003 Giải thưởng Giải B, Hội Nhà văn Việt Nam, 1990. Giải A, Hội Nhà văn Việt Nam, 1993. Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2001. Tặng thưởng loại B của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, 2003. NGUYỄN HOÀNG SƠN VÀ NHỮNG CÁI CHAI... THƠ (Đọc Đợi mắt nhìn mới nở, tập thơ của Nguyễn Hoàng Sơn, Nxb Hội Nhà văn, 2010) Tập thơ người lớn đầu tiên của Nguyễn Hoàng Sơn, một tác giả viết cho thiếu nhi nhiều thành tựu, là một tập thơ dày dặn với tổng số 118 bài. Tác giả chia thành ba phần với tên gọi Mùa xuân khó khăn, Ba tiếng và Tele Café. Mùa xuân khó khăn có nội dung thơ thế sự, đời thường; Ba tiếng gồm những bài thơ tình và phần còn lại đúng như cái tên “tây” của nó, là những bài thơ viết nhân các chuyến đi nước ngoài. Nhìn chung thì sự phân chia nào cũng có tính tương đối mà thôi. Ví như thơ ở phần thứ ba, vẫn có thể chia hai để đưa gọn vào hai phần trước. Ấn tượng trước hết là sự nhận thức đúng đắn về thơ ca và về vai trò của người viết. Tôi thích sự điềm tĩnh và tỉnh táo khi anh viết về thơ mình, về công việc của mình và của những người bạn viết: 166
Nhưng dù thế nào thì mỗi bài thơ Cũng là một cái chai ta thả vào năm tháng Cái biển lớn cuộc đời dẫu chẳng bao giờ cạn Và không phải cái chai nào con cháu cũng vớt lên! Nhưng tôi tin: dù nổi, dù chìm Những cái chai thơ Cũng nói được một điều đáng nói Những cái chai Theo dõi thời gian ghi dưới các bài thơ thì thấy sớm nhất là bài Đi trong đêm thị xã viết năm 1973, muộn nhất là chùm bài trong chuyến đi Hàn Quốc với thời gian là 4/ 10/ 2005. Như vậy có thể nói từ 1973 đến 2005, hơn ba mươi năm nối nhau, có năm viết nhiều, năm viết ít, có năm không viết bài nào, nhưng Nguyễn Hoàng Sơn đã cần mẫn, kiên trì thả vào biển văn chương, biển lớn cuộc đời hơn một trăm cái chai thơ... Có thể thấy dấu vết thời gian lịch sử rất rõ qua những vần thơ của anh. Chẳng hạn thị xã Hoà Bình năm 1973 có diện mạo: Núi và núi nhiều hơn nhà gác Thị xã chạy dài như không có bề ngang Quán chợ Phương Lâm dăm bảy cửa hàng Sang phố Đúng con đò đang đợi khách Còn ít ỏi màu tươi vui của gạch Vách nứa mái tranh- tặng vật của rừng Đi trong đêm thị xã Và đây, Bưu điện ngã ba thị xã cũng rất chi là cụ thể, ấn tượng trong khu phố nhà tranh: Khu phố nhỏ, dãy nhà tranh thân mật Hoa gạo hoa xoan nở báo chuyển mùa Ta làm lụng đợi chờ và trang thư chợt đến! Bưu điện ngã ba Cài thời khó khăn đó khi mà đài báo hiếm hoi, trang thư được mong đợi đến bất ngờ là cả một niềm vui lớn. Thơ Nguyễn Hoàng Sơn những ngày này nhập trong không khí thơ thời ấy: kể nhiều, tả nhiều, bám sát các sự kiện đời sống, giàu tính thời sự: Em về từ Trường Sơn, Bác Hồ về làng, Thợ cầu biên giới, Phiên toà, Tặng một ông “vua mực”,... Rất may là trong một loạt những chuyện kể, tả và bình luận ấy, Nguyễn Hoàng Sơn viết bằng sự chân 167
thành, trân trọng “yêu mến những gì ta đã có” và anh đã tạo được một số câu thơ ấn tượng. Chẳng hạn với những người dân làng Vạn Phúc, anh khâm phục rồi tự bạch: Những người quanh năm rách áo đói cơm Dám nghĩ đến những gì xa hơn bát cơm tấm áo Cha mẹ sinh tôi nuôi tôi bằng hạt gạo Mà suốt đời chưa hiểu hết mẹ cha Vạn Phúc Với phiên toà người kĩ sư thiết kế rạp Nguyễn Trãi (Hà Đông), anh nhìn thấy sự sụp đổ đằng sau ngôi nhà đổ, thấy mất tất cả ước mơ, danh dự, tiền của đổ theo. Những câu thơ trần thuật mà nghe đanh thép hơn lời buộc tội của quan toà: Đồng tiền sẻ từ bát cơm mẹ anh Đồng tiền bớt từ viên thuốc người bệnh Đồng tiền cắt từ màu áo các em Đồng tiền rút từ khẩu phần người lính Phiên toà Với chuyện ông vua mực mà báo chí ca ngợi rầm rộ một thời, Nguyễn Hoàng Sơn cũng có được một cách nhìn vượt ra ngoài sự kiện mang tính khái quát: Thế kỉ này quá nhiều điều kì quặc Tin nhau đã khó rồi nói gì đến phục nhau Và nhân nghĩ về mực, anh nghĩ về chữ nghĩa: “Chữ nghĩa là quan tài trong mộ địa thời gian” (Tặng một ông “vua mực”). Trong thời kì đất nước khó khăn ấy mà biết bình tâm “Ta làm lụng đợi chờ” là một thái độ công dân nghiêm túc. Cũng như thế, Nguyễn Hoàng Sơn không hướng về quá khứ, không ước ao quá khứ mà tỉnh táo khẳng định: Ngày xưa Không đối lập với bây giờ Quá khứ ấy khởi nguồn cho hiện tại Cái quả đắng chúng mình đương hái Hạt giống nào cũng gieo tự ngày xưa Ngày xưa Không thấy kiểu làm dáng với nỗi buồn, coi nỗi buồn như đặc sản tâm hồn của những cây bút khác. Nguyễn Hoàng Sơn tự phân tích nỗi buồn của mình: “Tôi không có gì để buồn... Sao tôi vẫn buồn?”. Thì ra đấy là nỗi buồn của người cả nghĩ: Những vạt trứng tình yêu đêm nay Nở làm sao giữa bốn bề sỏi đá? Chúng ta yêu nhau trong những cái tổ bê tông 168
Có thông minh hơn lũ ếch kia không? Đêm vùng Bưởi Cũng là nỗi buồn của người hay lo, lên Tam Đảo, Nguyễn Hoàng Sơn viết câu thơ về ý tưởng thì không có gì mới so với câu tục ngữ, nhưng nó vẫn làm chúng ta giật mình vì cái hiện thực trớ trêu: Trạm kiểm lâm chung sân với nhà hàng thịt chó Trong bát rựa mận bốc thơm liệu có lẫn thịt rừng? Điều chắc chắn là chúng được hầm bằng củi nỏ Tam Đảo thấp dần sau mỗi bữa ta ăn! Lo xa Thăm nghĩa trang Dân chủ ở Kwang Ju (Hàn Quốc), tác giả đã có những cảm nhận thật sâu sắc về Dân chủ và cái giá của nó ở trên đời: Cổng Dân chủ không rộng thế này ... Đường Dân chủ không êm thế này ... Hạt Dân chủ không treo cao thế này Hạt Dân chủ vùi trong đất Âm thầm mục nát Nước mắt tưới đã nhiều chưa dễ mọc thành cây Thăm nghĩa trang Dân chủ ở Kwang Ju Có thể thấy sự sắc sảo của nhà báo, nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn trong những câu thơ thế sự. Về mảng thơ tình yêu, tác giả cũng có những đóng góp riêng. Cũng như bất cứ người si tình nào, nhà thơ sẵn sàng đóng vai hiệp sĩ: Mọi tội lỗi thế gian anh sẵn sàng đón nhận Nếu biết mình không có lỗi với em Anh có lỗi gì không? Và đây là lời nói chân thành: Niềm vui vốn dĩ không nhiều Đến như nỗi nhớ cũng nghèo lắm em Thở dài Cứ tin vào cái đẹp/ Giữa cuộc đời bán mua (Tự trách) nên tác giả trân trọng, nâng niu những gì mình có, mình yêu. Những bài thơ hay về tình yêu của Nguyễn Hoàng Sơn là 169
bài viết về tình yêu gia đình. Nhưng quả thực, Tiễn em, Tiễn con gái lớn về nhà chồng là những bài thơ cảm động được nhiều người yêu thích. Nguyễn Hoàng Sơn từng khâm phục và ca ngợi những nghệ sĩ đàn anh khi “tuổi dù xế” vẫn loay hoay mong muốn góp thêm nét đẹp cho đời. Giờ thì đến lượt anh “nhọc lòng đeo đuổi mấy vần thơ”. Vẫn biết những cái chai thơ anh thả không phải cái nào cũng được vớt lên. Nhưng anh có lí khi tin và khẳng định: Những cái chai thơ Cũng nói được một điều đáng nói Còn tôi thì tin rằng trong số những cái chai thơ của các nhà thơ được con cháu sau này vớt lên, sẽ có những cái chai thơ của Nguyễn Hoàng Sơn ở cả mảng thơ thiếu nhi và thơ cho người lớn. 170
Cao Ngọc Thắng Họ và tên khai sinh: Cao Ngọc Thắng Năm sinh: 1953 Quê quán: Hà Nội Dân tộc: Kinh. Tốt nghiệp: Khoa Địa lí Đại học Sư phạm Hà Nội I; Khoa Báo chí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Từng làm cán bộ giảng dạy Khoa Địa lí, ĐHSP Hà Nội, tham gia bộ đội, giải ngũ về làm ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm Thơ Bẻ gió - Nxb Thanh niên, 2009 Giao mùa - Nxb Hội Nhà văn, 2010 Thức hạ - Nxb Hội Nhà văn, 2011 Trở nồm - Nxb Văn học, 2012 Mùa không nhà - Nxb Văn học, 2013 Bên sông Mẹ - Nxb Văn học, 2015 Truyện kí Tháng ngày cách biệt, 1996; Đường tới mùa xuân, 2004; Ngược Lô giang, 2010; Một ngày bên bác Văn, 2014; Đò quen, 2014. Chuyên luận Hồ Chí Minh, nhà báo Cách mạng, 2001; Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh, 2007. VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI TỪ NHỮNG GÓC NHÌN CỦA ĐỜI THƯỜNG (Đọc Một ngày bên bác Văn, tập kí của Cao Ngọc Thắng, Nxb Dân trí, 2014) Tập kí của tác giả Cao Ngọc Thắng, một cựu chiến binh từng làm báo hình của Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, gồm có 8 bài viết khác nhau. Các bài viết dù nhiều hay ít đều liên quan đến vị tướng huyền thoại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thông qua kí ức của những người từng gần gũi Đại tướng như bác sĩ Kiều Xuân Cư, hoạ sĩ Đức Dụ, nhà văn Sơn Tùng, Tấn Lộc, cháu ruột của Đại tướng, Trung tá NSƯT Nguyễn Mạnh Hà, nhạc sĩ Văn Cao cùng những người tham gia nhóm Chiếu Văn và đặc biệt là cảm nhận của chính bản thân tác giả trong “Một ngày bên bác Văn”, Cao Ngọc Thắng đã cho bạn đọc hình dung thêm những nét đời thường và những điều vĩ đại của vị tướng huyền thoại. Từ kí ức của người cháu ruột, chúng ta biết được vị Đại tướng là người học giỏi nổi tiếng của trường Quốc học Huế, từng tham gia hoạt động yêu nước và cách mạng rất sớm, 171
bị chính quyền thực dân đuổi học. Năm 1937 đã được bầu làm Chủ tịch Hội báo giới Bắc Kì. Với người em gái là Võ Thị Lài, Đại tướng quan tâm sâu sắc, đánh giá cao công lao của em gái với gia đình. Bác sĩ Kiều Xuân Cư lại cung cấp những ấn tượng khác về vị Đại tướng. Từ kỉ niệm về chiến thắng Điện Biên Phủ, bác sĩ Kiều Xuân Cư kể về kỉ niệm gặp Đại tướng khi Đại tướng lên thăm lại Điện Biên. Thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến anh em bộ đội miền Nam tập kết, Đại tướng đã yêu cầu đưa mọi người về đồng bằng công tác để đảm bảo sức khoẻ. Vị bác sĩ còn vô cùng khâm phục Đại tướng, khi mới 34 tuổi, đến Khánh Hoà với tư cách là Thứ trưởng Bộ quốc phòng, ông đã nhận định: “Phải hết sức quan tâm đến mặt trận Tây Nguyên. Tây Nguyên không chỉ là địa bàn chiến lược của Việt Nam, mà còn là địa bàn chiến lược của cả bán đảo Đông Dương”. Một chi tiết trong cuộc thăm Đại tướng ngày 22 - 12 - 1997 của bác sĩ Kiều Xuân Cư về việc nhà máy đường Ninh Hoà khánh thành, cho thấy Đại tướng rất quan tâm đến sự nghiệp đổi mới và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người chiến sĩ tình báo tâm sự: “Tôi thấy rất vinh dự và hãnh diện được làm người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ huy thiên tài của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp!”. Hoạ sĩ Đức Dụ vô cùng cảm động vì được Đại tướng đến tận nhà để xem các bức tranh về đường Trường Sơn, khích lệ động viên anh. Và khi anh mở triển lãm, đích thân Đại tướng đến xem tranh và ghi cảm tưởng. Với nhà văn Sơn Tùng thì Đại tướng dành “tình cảm đặc biệt” vì Sơn Tùng đã chiến thắng bệnh tật để viết văn. Sơn Tùng cũng tập thiền như Đại tướng. Hơn nữa, Sơn Tùng lại chuyên viết về Bác Hồ, người rất gần gũi với Đại tướng. Sơn Tùng đã có công phát hiện Bác Hồ đến nước Úc và đã công bố những vần thơ Bác “xuất khẩu” khi nhỏ. Câu chuyện “Một ngày bên bác Văn” là câu chuyện ấn tượng của tác giả Cao Ngọc Thắng trong ngày làm việc của Đại tướng với Sơn Tùng. Tình cảm đặc biết ấy, Đại tướng đã bộc bạch với các nhân vật tham gia nhóm Chiếu Văn: “Tôi vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động sáng tác của anh em. Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của anh em Chiếu Văn. Riêng tác phẩm của Sơn Tùng, tôi đọc hết, đọc kĩ”. Một vị tướng nhưng đọc nhiều sáng tác của anh em nhóm Chiếu Văn và quan tâm đến từng người, quả là độc đáo. Nhạc sĩ Văn Cao cũng được Đại tướng dành cho tình cảm và mối quan tâm đặc biệt. Đáng chú ý là Đại tướng cảm nhận ca từ của Văn Cao: “Tôi rất tâm đắc về bài Bắc Sơn, nhất là những câu: Dân quân du kích cách mạng bừng mùa thu/ Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu”. Đại tướng ngồi vào đàn dương cầm dạo bản nhạc này, trong khi Văn Cao vẽ phác chân dung Đại tướng với cây đàn. Khi đọc “Lẵng hoa... ”, người đọc thấy được sự quan tâm của Đại tướng với những anh em Cựu chiến binh. Bởi vì họ chính là những người lính dưới quyền chỉ huy của Đại tướng, giờ trở về trên mặt trận mới. Chỉ một việc viết chữ trên lẵng hoa tặng cho ta thấy tinh thần tỉ mỉ và khiêm nhường của vị tướng Võ gốc Văn. “Xem lời đề tặng, Đại tướng 172
yêu cầu không đặt tên mình ở bên trên mà chuyển xuống dưới. Đại tướng nói: “Mình chúc mừng thì tên mình nên để sau”. Hoạ sĩ Đức Dụ cảm nhận về việc này: “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Anh Văn – Bác Văn thật cao cả mà khiêm nhường!”. Với “Miên man Trường Sa” và “Miền Tây một rẻo”, những chi tiết về cuộc sống đời thường của vị tướng huyền thoại không nhiều, nhưng thay vào đó là những cảm nhận về sự anh minh, sáng suốt của Đại tướng khi ra lệnh giải phóng Trường Sa trước khi hoàn thành chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, sự nhạy bén khi Đại tướng nói chuyện và viết về thời kì đổi mới trong tác phẩm “Những bài viết và nói chọn lọc – Thời kì đổi mới”. Tác giả với tư cách là nhà báo, nhà địa lí kinh tế đã phân tích những đặc điểm của ba miền Tây: Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ và cho thấy tầm nhìn sáng suốt, khoa học của vị tướng huyền thoại. Tôi đặc biệt ấn tượng với những chi tiết trong bài “Một ngày với bác Văn”, về sự quan tâm của hai vợ chồng Đại tướng với hai vị khách văn. Từ chuyện mời ăn cơm, mời nằm nghỉ, đến chuyện đích thân Đại tướng múc gáo nước cho tác giả Cao Ngọc Thắng dội sau khi vệ sinh, hướng dẫn rửa tay ở vòi nước và đưa chiếc khăn mặt để lau tay. Tác giả ghi lại: “Cảm giác trong tôi lúc đó lộn xộn, vì sự bất ngờ liên tiếp đến với mình trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng nó ngấm sâu vào kí ức. Tôi lặng người, không thể thốt lên một lời nào cho dù là lời cảm ơn giản dị trước sự ân cần của bác Văn”. Đã nhiều nhà văn, nhà báo viết về Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Cuốn sách của Cao Ngọc Thắng góp thêm những chiết tiết từ nhiều góc nhìn đời thường về vị tướng – người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một tư liệu quý về Đại tướng ra mắt bạn đọc nhân dịp chúng ta kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên nên càng thêm ý nghĩa. 173
Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đình Thi. Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 tại Luang Prabang (Lào). Quê quán, làng Vũ Thạch, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 1941, từng làm Tổng thư kí Hội Văn hoá cứu quốc, Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Mất tại Hà Nội năm 2003. Tác phẩm Thơ Người chiến sĩ, 1956; Bài thơ Hắc Hải, 1959; Dòng sông trong xanh, 1974; Tia nắng, 1983; Trong cát bụi, 1998; Sóng reo, 2001. Kịch Con nai đen, 1961; Hoa và Ngần, 1975; Giấc mơ, 1983; Tiếng sóng, 1985. Tiểu thuyết Xung kích, 1951; Vỡ bờ (2 tập), 1962, 1970; Vào lửa, 1966; Mặt trận trên cao, 1967. Truyện ngắn Thu đông năm nay, 1954; Bên bờ sông Lô, 1957; Tuyết, 2003. Cái tết của mèo con, truyện thiếu nhi, 1961. Tiểu luận Mấy vấn đề văn học, 1956; Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong Văn nghệ hiện nay, 1957; Công việc của người viết tiểu thuyết, 1964. Giải thưởng Giải Nhì truyện và kí sự Hội Văn nghệ Việt Nam, 1951 -1 952. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 1996. Về bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi MC dẫn: Vâng thưa quý vị và các bạn, chúng ta vừa đến với bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi qua giọng ngâm của nghệ sĩ, và qua sự cảm nhận của riêng mình chắc hẳn quý vị đã phần nào hiểu được vẻ đẹp và giá trị của bài thơ. Tuy nhiên để giúp quý vị có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn, chúng tôi muốn cùng quý vị trao đổi với nhà phê bình Vũ Nho về bài thơ “Đất nước” và tác giả của bài thơ này. Xin chào nhà phê bình Vũ Nho Vũ Nho (VN.) - Xin chào bạn và chào các vị khán giả màn ảnh nhỏ. 174
PV:- Thưa nhà phê bình Vũ Nho, rất nhiều người cho rằng nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một ngôi sao sáng trên nhiều lĩnh vực, thế còn ý kiến của riêng ông thì thế nào? V.N. - Tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà người ta nói như vậy. Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. Ông là nhà thơ với những bài thơ nổi tiếng. Ông là nhà soạn kịch với nhiều vở có tiếng vang. Ông là nhạc sĩ, tuy viết không nhiều nhưng có những nhạc phẩm có thể xếp vào hàng kiệt tác. Ông còn là cây văn xuôi với các tác phẩm như Xung kích, Vào lửa, Mặt trận trên cao, Vỡ bờ,... Ngoài ra ông còn viết phê bình, tiểu luận với nhiều ý kiến sắc sảo và xác đáng. Cũng có ý kiến cho rằng Nguyễn Đình Thi dàn trải, không nổi trội. Nhưng theo tôi, ở lĩnh vực nào, Nguyễn Đình Thi cũng có những tác phẩm nổi bật, xuất sắc mà lĩnh vực nổi bật nhất là thơ. Về thơ, ông có cả một chủ trương đổi mới thơ từ những năm kháng chiến chống Pháp và những thành tựu về thơ của ông với các tập thơ: Người chiến sĩ, Bài thơ Hắc Hải, Dòng sông trong xanh, Tia nắng, Trong cát bụi, Sóng reo là không thể phủ nhận. PV: - Ông có cho rằng chính bài thơ “Đất nước” đã góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực thơ ca không? V.N. - Tất nhiên bài thơ Đất nước góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực thơ ca. Nhưng cũng phải kể đến nhiều bài thơ khác nữa. Đặc biệt là bài Nhớ. Đây là một bài thơ cách tân đầu tiên trong lĩnh vực thơ tình của Việt Nam (cũng là một trong vài bài thơ tình hiếm hoi trong tuyển tập thơ Việt Nam 1945 - 1956). Rồi bài thơ dài Bài thơ Hắc Hải có những câu bình dị mà vô cùng cảm động: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng chỉ áo nâu nhuộm bùn... Cảm hứng về đất nước là cảm hứng dào dạt và mãnh liệt ở Nguyễn Đình Thi, nó hội tụ sâu sắc và tập trung trong bài Đất nước. PV:- Thực ra để hiểu được bài thơ không thể không nhắc tới hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Trong bài thơ tác giả nhắc đến thu xưa và thu nay, như thế nếu không biết hoàn cảnh lịch sử của đất nước khi đó chắc sẽ không thể cảm được một cách trọn vẹn tinh thần của bài thơ cũng như cảm xúc của người viết? Ông có thể nói qua về hoàn cảnh ra đời của bài thơ này? 175
V.N.- Như mọi người đã biết, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi không phải là một bài thơ viết liền mạch. Ban đầu nhà thơ viết bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa vào năm 1948. Nghĩa là ba năm sau ngày cách mạng mùa Thu tháng Tám thắng lợi, hai năm sau ngày lực lượng vũ trang non trẻ của chúng ta rời Hà Nội lên Việt Bắc kháng chiến. Một năm sau, năm 1949, nhà thơ viết bài Đêm mít tinh cũng ở chiến khu Việt Bắc. Rồi nhà thơ tiếp tục suy nghĩ về đất nước và trên chất liệu hai bài thơ đó, bổ sung những chiêm nghiệm về cuộc kháng chiến của dân tộc, năm 1955 nhà thơ mới hoàn thành bài thơ Đất nước. Như vậy, bài thơ được viết và suy ngẫm trong thời gian gần 7, 8 năm. Chắc chắn những câu thơ như: Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà có âm vang của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Hình ảnh người lên như nước vỡ bờ phản ánh một khí thế mạnh mẽ, ào ạt của một đất nước, một dân tộc mà không một thế lực thù địch nào có thể ngăn cản. Sau này, chắc không phải ngẫu nhiên, Vỡ bờ được nhà thơ đặt tên cho tiểu thuyết viết về giai đoạn trước, sau cách mạng tháng Tám của đất nước. PV:- Theo ông thì bài thơ ra đời như một thôi thúc tự nhiên của cảm xúc người viết, hay nó là những chiêm nghiệm và những gửi gắm được dồn nén? V.N. - Theo tôi là cả hai. Như thế có thể nói bài thơ ra đời vừa như là kết quả của một thôi thúc mãnh liệt của cảm xúc người viết, vừa như kết quả của một chiêm nghiệm, suy tư về đất nước. Có thể nói đó là sự tổng hợp của cảm xúc và lí trí, của tình cảm và trí tuệ. Vì thế nó vừa dào dạt, vừa lắng sâu. Có những câu thơ tràn đầy tình cảm lãng mạn: Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh Trán cháy rực nghĩ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh Có những câu thơ như là chân lí khái quát sự trường tồn của đất nước: Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Có những câu thơ như tượng đài về sự quật khởi của đất nước: Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà PV:- Bài thơ đầy chất hào khí nhưng vẫn đậm chất trữ tình. Vậy xin hỏi ông sự kết hợp hai yếu tố này được thể hiện trong bài thơ như thế nào và hiệu quả của chúng ra sao? 176
V.N.- Đúng như bạn vừa nhận xét. Mấy câu thơ tôi vừa dẫn trên tràn đầy hào khí của đất nước đã làm nên Điện Biên chấn động địa cầu. Bài thơ cũng đậm chất trữ tình. 2 câu mở đầu tràn đầy ánh sáng và hương thơm: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Giả như bớt đi từ “mới” thì cái chất tươi nguyên và hương cốm thơm sẽ giảm đi khá nhiều. Hương cốm là của cốm mới. Cả thiên nhiên như cũng tươi mới: Trời thu thay áo mới. Trong biếc nói cười thiết tha. Có thể hiểu là trời thu trong biếc, nhưng cũng hoàn toàn có thể hiểu rằng tiếng nói cười thiết tha trong biếc. Những câu thơ đọc lên vừa mềm mại, vừa tràn đầy niềm tự hào, kiêu hãnh về tư thế của con người, của dân tộc có chủ quyền: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. Những câu thơ thể hiện sự đối lập và sức sống mãnh liệt của dân tộc trước kẻ thù: Xiềng xích chúng bay không khoá được Trời đầy chim và đất đầy hoa Súng đạn chúng bay không bắn được Lòng dân ta yêu nước thương nhà Hào hùng nhưng trữ tình đằm thắm đó là đặc điểm của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Bài thơ đã phản ánh được nét cơ bản đó. PV:- Rất nhiều người nói rằng bài thơ “Đất nước” có nhạc và có cả hoạ? Ông có cảm thấy điều này không? V.N. - Điều đó là hoàn toàn đúng. Người xưa nói thi trung hữu hoạ và thi trung hữu nhạc. Và một khi thơ có hoạ, kết hợp với thơ có nhạc thì sức gợi của thơ sẽ gồm cả sức gợi của hội hoạ và âm nhạc, sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Chỉ lấy khổ thơ tôi đã dẫn để minh hoạ cũng thấy rất rõ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. 177
Màu xanh trời, màu xanh rừng, xanh núi, màu xanh mơn mởn của cánh đồng thơm mát, màu đất nâu những ngả đường bát ngát, màu đỏ phù sa... đã làm nên bức tranh đa sắc màu tuyệt vời về đất nước. Những từ điệp “đây là”, “đây là”, “của chúng ta”, “của chúng ta”, những, những, những như những nốt nhấn của bản nhạc quê hương ngân nga mãi trong lòng ta. Hoặc trong 2 câu thơ khác: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Viết như thế là tràn đầy màu sắc của hội hoạ, người đọc như nhìn thấy quê hương với cánh đồng chảy máu, với dây thép gai đồn giặc đâm nát trời chiều. Bầu trời thường có ráng đỏ bầm như máu ứa từ những vết dây thép gai đâm nát... PV:- Liệu có thể coi “Đất nước” như một trường ca thu nhỏ không thưa ông? V.N. - Theo tôi, bài thơ hay là bài thơ hay, không cần phải gắn cho nó cái mác “trường ca thu nhỏ” làm gì. Bởi lẽ, nếu là trường ca dở thì để to (dài) cũng dở mà thu nhỏ cũng không tránh được dở. Bài thơ nhỏ mà hay thì tốt hơn là bản trường ca dài mà dở. Riêng tôi không muốn có một đánh giá như thế về bài Đất nước. PV:- Vậy có hay không sự ảnh hưởng của “Đất nước” với chính những bài thơ sau đó của các tác giả khác? (với thể loại trường ca hoặc thể loại thơ tự do) V.N. - Chắc chắn là các nhà thơ có chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng sự ảnh hưởng đó thật khó chứng minh. Cần lưu ý rằng không chỉ một mình Nguyễn Đình Thi viết về đất nước. Cùng thời với bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi có thể kể đến Ta đi tới, Việt Bắc của Tố Hữu, Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Muộn hơn một chút có Cửu Long giang ta ơi của Nguyên Hồng. Thời chống Mĩ có Quê hương của Giang Nam, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm... Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng cảm hứng đất nước là cảm hứng chung của những nhà thơ Việt Nam. Cảm hứng đó ảnh hưởng đến chính tác giả Nguyễn Đình Thi trong những bài thơ sau của ông. Tiêu biểu nhất là trong Bài thơ Hắc Hải mà bên trên tôi có nhắc đến mấy câu. Xin dẫn ra những câu khác mà tôi nghĩ là rất hay về đất nước: Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. 178
Và các bài thơ Chia tay trong đêm Hà Nội, Lá đỏ... của Nguyễn Đình Thi cũng là những bài thơ trong mạch cảm xúc thiêng liêng về đất nước. Riêng về thơ không vần thì Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận đúng và tiên lượng đúng. Hàng loạt các tác giả viết câu thơ dài, câu thơ không vần (nhưng vẫn có nhịp điệu nội tại) mang âm hưởng của lời nói thường sau này chắc chắn là có ảnh hưởng quan niệm thơ và thực tế sáng tác thơ của Nguyễn Đình Thi. MC dẫn:Vâng xin cám ơn nhà phê bình Vũ Nho, thưa quý vị và các bạn bây giờ chúng tôi muốn cùng quý vị thưởng thức lại bài thơ qua chính sự thể hiện của tác giả - nhà thơ Nguyễn Đình Thi, bài thơ đã được thu âm tại Đài Tiếng nói Việt Nam. 179
Nguyễn Ngọc Thiện Họ và tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Thiện. Năm sinh: ngày 6 tháng 3 năm 1947. Quê quán: Phù Ninh, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) Dân tộc: Kinh. Tốt nghiệp Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, công tác ở Viện Văn học, sĩ quan chính trị trường Sĩ quan Hậu cần, giải ngũ về lại Viện Văn học. Có bằng Tiến sĩ tại Cộng hoà Dân chủ Đức, trưởng phòng Lí luận Văn học của Viện Văn học, Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Tác phẩm nghiên cứu, tiểu luận phê bình Văn chương và tác giả, 1995; Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, 2000; Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?, 2004; Phong cách và đời văn, 2005; Lí luận phê bình và đời sống văn chương, 2010; Văn chương, thẩm mĩ và tiếp nhận, 2015; Thăng hoa sáng tạo và thẩm mĩ tiếp nhận văn chương (tuyển tập), 2018. Ngoài ra còn chủ biên nhiều công trình lí luận phê bình văn chương. Giải thưởng Giải thưởng và tặng thưởng của Hội đồng Lí luận phê bình VHNT Trung ương, Hội xuất bản sách Việt Nam cho các công trình Lí luận phê bình và đời sống văn chương, Văn chương nghệ thuật và thẩm mĩ tiếp nhận 2013, 2016. CUỐN SÁCH ĐỂ ĐỜI CỦA MỘT ĐỜI VĂN (Đọc Thăng hoa sáng tạo và thẩm mĩ tiếp nhận văn chương của Nguyễn Ngọc Thiện, NXB Hội Nhà văn, 2018) Hơn 800 trang sách khổ rộng (16 x 24) bìa cứng trình bày trang nhã, với nội dung phong phú gồm hơn 100 bài viết của tác giả gần nửa thế kỉ chuyên làm nghiên cứu, phê bình, kèm với lời bạt của nhà văn Ma Văn Kháng, với phụ lục chi tiết 7 cuốn sách in riêng, chủ biên 21 cuốn sách, in chung trong 49 cuốn khác; những tấm ảnh đánh dấu cuộc đời học tập và nghiên cứu; tiểu sử tự thuật; thư mục nghiên cứu về tác giả đã làm cho cuốn sách xứng đáng là tác phẩm để đời của một đời văn. Bảy mươi tuổi, làm tuyển tập, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà giáo, nhà báo Nguyễn Ngọc Thiện gộp vào cuốn sách ba mảng lớn theo các thể tài mình dụng bút là Tiểu luận và nghiên cứu, Phê bình và Chân dung một số nhà lí luận phê bình. Không giống các đồng nghiệp khác vừa viết nghiên cứu, phê bình vừa làm thơ, viết kí (GS. Hà Minh Đức, GS. TS. Lê Văn Lân); vừa viết nghiên cứu, phê bình vừa viết truyện ngắn (GS. TS. Nguyễn Thanh Hùng); hoặc vừa viết nghiên cứu, phê bình vừa dịch thuật (GS. TS. Trần Đình Sử), PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện chỉ nhất tâm, chuyên chú độc canh trên cánh đồng lí luận phê bình. Nguyên việc dựng chân dung gần 40 nhà lí luận phê 180
bình văn học cũng cho thấy sự ý thức cao về nghề nghiệp; lòng kính trọng những bậc trưởng thượng, bậc thầy, bậc đàn anh và đồng trang lứa trong cái lĩnh vực “khó nhằn” mà anh đã dấn thân. Riêng một việc đọc cho hết những công trình, bài báo của mỗi người (mà số lượng thì phần lớn có thể khái quát một câu là “thiên kinh vạn quyển”); rồi suy ngẫm đánh giá những đóng góp riêng của họ đã là một việc hết sức công phu mà nếu không có sự chịu khó, cẩn trọng và tôn trọng, say mê thì cũng khó mà làm nổi. Có thể nói đây là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Ngọc Thiện mà trước đó chưa có ai làm, và sau này cũng chưa thấy có ai. Viết chân dung các nhà nghiên cứu lí luận phê bình, Nguyễn Ngọc Thiện có dịp bày tỏ tấm lòng Thiện sáng trong, nhân hậu và ấm áp; đồng thời anh cũng có cơ hội bay bổng trong những cảm xúc thăng hoa, nhất là đối với những người thầy, người anh gần gũi ở Đại học Tổng hợp, ở Viện Văn học. Cũng chính ở đây, người đọc thấy tác giả là người khiêm tốn học hỏi, nặng tình nặng nghĩa với những người đã trực tiếp làm việc, trực tiếp dìu dắt anh trên con đường dài theo đuổi việc viết nghiên cứu lí luận, phê bình văn chương. Và một cách vừa trực tiếp vừa gián tiếp, nhà nghiên cứu đã học tập, tích lũy kinh nghiệm, bồi đắp kiến văn để tiếp nối công việc một cách hiệu quả. Những năm tháng may mắn của cuộc đời học tập, công tác giúp cho Nguyễn Ngọc Thiện tiếp xúc và học hỏi những điều “căn cốt” của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp tâm huyết, chí thú với công việc, tạo lập một tư duy khách quan, độc lập, thực chứng. Điều đó đã được thể hiện nổi bật và nhất quán trong hai phần “Tiểu luận và nghiên cứu” và “Phê bình” của tập sách. Tôi thích các bài viết phóng khoáng xen nhiều kỉ niệm riêng và thấm đẫm những tình cảm cá nhân trong các bài viết “Bài học về tư duy thực chứng và đối thoại trong nghiên cứu văn học từ một người Thầy” (về GS. Đinh Gia Khánh) “Thầy chủ nhiệm Hà Minh Đức”, “Nam hữu kiều mộc” (về nhà nghiên cứu Nam Mộc), “Chữ “Nhẫn” với Nguyễn Phúc”, “Người đồng nghiệp đi trước, người láng giềng thân thiết” (về GS. Phong Lê). Được học tập ở trường Đại học Tổng hợp, một trường danh tiếng của nước ta; tốt nghiệp được về công tác ở Viện Văn học, một cơ quan nghiên cứu hàng đầu; qua Cộng hoà Dân chủ Đức tu nghiệp ở trường Đại học Tổng hợp Karl Marx, lại về công tác ở Viện Văn học, rồi tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Nguyễn Ngọc Thiện có cơ hội và điều kiện lí tưởng để thực hiện công tác nghiên cứu, phê bình của mình. Và anh đã biến những cơ hội và điều kiện ấy thành những sản phẩm chất lượng cao. 45 bài nghiên cứu và tiểu luận ở phần thứ nhất là kết quả những năm bền bỉ theo đuổi sự nghiệp của Nguyễn Ngọc Thiện. Một phần quan trọng trong số các tiểu luận trên, tác giả dành cho việc tìm hiểu đường lối Văn nghệ của Đảng, đặc biệt là việc nghiên cứu Đề cương văn hoá Việt Nam, ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hoá Văn nghệ của đất nước. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu đã dày công phác hoạ bức tranh toàn cảnh về Lí luận phê bình văn học Việt Nam 1930-1945, Lí luận phê bình văn học Việt Nam 1945 - 1954, Diện mạo mới của sự phát triển lí luận phê bình văn học Việt Nam 1945 - 1975. Trong nhiều bài viết có dung lượng ngắn dài khác nhau, với các mục đích khác nhau (tham luận hội thảo, chủ biên 181
sách, viết cho tạp chí, nghiên cứu độc lập đưa vào sách in riêng,... ) chúng tôi đặc biệt ấn tượng với các bài viết công phu có tính học thuật và khái quát cao, phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu và đóng góp tích cực vào đời sống lí luận phê bình. Đó là các bài viết “Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939”, “Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết hiện đại và lí luận tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”, “Vấn đề người đọc - tiếp nhận trong lí luận tiểu thuyết ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho đến nay”, “Tiểu thuyết hướng nội trong văn xuôi Việt Nam hiện đại”, “Nghiên cứu sáng tác của Vũ Trọng Phụng trong tiến trình văn học dân tộc - hiện đại thế kỉ XX”. Những bài viết này thể hiện độ chín của ngòi bút, sự nhuần nhuyễn những phương pháp nghiên cứu khoa học và kĩ thuật trình bày, những thăng hoa sáng tạo của tác giả. Phần thứ hai của cuốn sách với nhan đề là “Phê bình” gồm 21 đề mục tập hợp những bài phê bình văn học, trong đó có 13 lời bình ngắn cho truyện ngắn và 9 bài viết về nhà văn Ma Văn Kháng. Chuyển sang địa hạt phê bình, ngòi bút của tác giả tung tẩy hơn, tính chất hàn lâm không đậm như ở phần “Tiểu luận và nghiên cứu”. Nhưng ở đây vẫn nhất quán một tinh thần Nguyễn Ngọc Thiện là tỉ mỉ, thực chứng, và luôn luôn trân trọng những tác giả mà mình dụng bút. Văn phê bình của Nguyễn Ngọc Thiện là văn của người nghiên cứu khoa học. Anh không viện dẫn ông nọ, nhà kia, trường phái này khác của thế giới mà nói như nhà văn Ma Văn Kháng đánh giá “Cái tài của anh là cái tài ẩn mình trong sự giản dị” (PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện – con người như tên gọi). Ở đây, phẩm chất của người viết phê bình có nghiên cứu cũng thể hiện khá rõ. Mặc dù bài viết đầu tiên, tác giả viết về thơ của nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật, rồi cũng có viết về thơ Hoàng Kim Dung, thơ Mai Văn Phấn, nhưng anh nhận ra có lẽ viết về thơ không phải là sở trường, cho nên anh tập trung bút lực vào mảng văn xuôi. Và trong nhiều tác giả văn xuôi của văn chương Việt Nam đương đại, anh chọn một nhà văn để nghiên cứu, viết phê bình chuyên sâu là nhà văn Ma Văn Kháng. Quả là không sai khi đồng nghiệp, học trò gọi anh là “Nhà Ma Văn Kháng học”. Những bài phê bình của người viết được chính nhà văn tri ân không phải người viết phê bình nào cũng có thể có được. Nhà văn Ma Văn Kháng coi anh là người “dấn thân hết lòng vì bạn bè” và đánh giá anh rất cao không chỉ các bài viết về ông, mà cả một đời nghiên cứu: “Nguyễn Ngọc Thiện là một nhà nghiên cứu văn học trong tinh thần khoa học nghiêm túc, cẩn trọng, rất đáng khâm phục và tin tưởng” (Lời bạt, đã dẫn). Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoa, người cùng tu nghiệp ở Đức, người dịch thơ Đức và cùng với Nguyễn Ngọc Thiện biên soạn “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và nước ngoài” đã viết về bốn nhà trong một Nguyễn Ngọc Thiện. Đó là nhà nghiên cứu lí luận viết lí luận phê bình, nhà giáo đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ, nhà báo công bố bài đều đặn trên các báo, tạp chí và nhà quản lí. Tôi thấy rằng bốn nhà ấy đoàn kết hỗ trợ nhau, nâng đỡ nhau, toả sáng trong nhau làm nên tên tuổi nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện chuyên viết nghiên cứu phê bình. Trong bài viết nhan đề “Phê bình văn học - Bạn đồng hành cùng người đọc và nhà văn”, Nguyễn Ngọc Thiện có viết: 182
“Phê bình văn học đích thực là một nghề chuyên môn loại biệt, không phải ai làm cũng được, mà người cầm bút phê bình phải tự xét mình, một khi hội đủ các điều kiện (kiến thức, năng khiếu và tài năng, sự thành thật và dũng cảm... ) mới nên dấn thân, chung thuỷ với sự nghiệp phê bình” (Tuyển tập, tr. 139). Tôi nghĩ đó là điều Nguyễn Ngọc Thiện rút ra từ chiêm nghiệm cuộc đời cầm bút của mình, và đó cũng là điều anh muốn gửi gắm các bạn trẻ có ý định bước vào nghề viết bằng con đường lí luận phê bình, một con đường không hề bằng phẳng, mà cứ khoảng năm chục người cầm bút viết văn thì mới chỉ có một, hai người làm lí luận phê bình. Là nhà giáo cũng có đeo đuổi nghiệp lí luận phê bình cùng chuyên ngành với tác giả, tôi thật sự vui mừng trước thành tựu của người đồng nghiệp trong cuốn sách để đời Thăng hoa sáng tạo và thẩm mĩ tiếp nhận văn chương! 183
Nguyễn Quang Thiều Họ và tên khai sinh: Nguyễn Quang Thiều. Sinh ngày 13 tháng 3 năm 1957 Quê quán: Sơn Công, Ứng Hoà, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tốt nghiệp Đại học ở Cu Ba về nước công tác ở ngành Công an, báo Vietnamnet, Nxb Hội Nhà văn. Tác phẩm Thơ Ngôi nhà tuổi 17, 1990. Sự mất ngủ của lửa, 1992. Những người lính của làng,1994. Những người đàn bà gánh nước sông, 1995. Nhịp điệu châu thổ, 1997. Bài ca những con chim đêm, 1999. Văn Chó hoang (tiểu thuyết), 1990 Vòng nguyệt quế cô đơn (tiểu thuyết), 1991. Tiếng gọi tình yêu (tiểu thuyết), 1992. Người đàn bà tóc trắng (tập truyện ngắn), 1993. Kẻ ám sát cánh đồng (tiểu thuyết), 1995. Đứa con của hai dòng họ (tập truyện ngắn), 1996. Bí mật hồ cá thần (truyện thiếu nhi), 2000. Con quỷ gỗ (truyện thiếu nhi), 2002. Người nhìn thấy trăng thật (tập truyện ngắn), 2003. Người (chân dung văn học), 2008. Ba người (chân dung văn học). Dịch thuật Chó Dingo (dịch chung), 1992. Khoảng thời gian không ngủ (dịch chung), 1995. Năm nhà thơ Hàn Quốc, 2003. Ngoài ra ông còn viết kịch bản phim, phê bình, tiểu luận. Giải thưởng Giải thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1983 - 1984. Giải truyện ngắn Văn nghệ Quân đội, 1989 - 1990. Giải truyện ngắn hay của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, 1991. 184
Giải thơ hay của báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1993. Giải bút kí của báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, 1991. Giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1993 - 1994. Giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, 1993. Giải thưởng của Nxb Kim Đồng, 2000 -2 002. ĐÔI ĐIỀU VỀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU Chắc là những người viết nghiên cứu và phê bình sẽ còn tốn không ít giấy mực về trường hợp Nguyễn Quang Thiều và thơ của anh. Nhân dịp nhà thơ in cuốn thơ tuyển lần thứ nhất CHÂU THỔ (2010), đã có 25 bài viết xung quanh thơ và cách tân thơ của tác giả. Sau khi đọc hết tập thơ tuyển, đọc hết 25 bài viết, tôi muốn ghi lại mấy cảm nhận của mình. 1. Tiềm năng của một nhà thơ lớn Nguyễn Quang Thiều có bằng Đại học nước ngoài, điều đó không quan trọng lắm. Nhưng một nhà thơ bắt đầu viết khi có bằng Đại học nước ngoài, khi có thể đọc thành thạo thơ thế giới bằng tiếng Anh như Nguyễn Quang Thiều thì nước ta không có nhiều. Tiếp xúc với các nền văn hoá khác nhau là một lợi thế lớn để Nguyễn Quang Thiều mở rộng, làm giàu có vốn văn hoá của người cầm bút. Và chính điều đó làm tăng nội lực của nhà thơ, làm cho người viết có thể tự tin viết những bài thơ tầm cỡ không giới hạn ở biên giới nước mình. Đấy chỉ là điều kiện cần cho một nhà thơ lớn chứ không phải là điều kiện quyết định. Cái quyết định nhất chính là tài năng bẩm sinh của thi sĩ được phát triển một cách mạnh mẽ nhờ hoàn cảnh đất nước đổi mới, hội nhập. Có thể thấy rằng Nguyễn Quang Thiều đạt đến độ chín của tài năng không quá sớm nhưng cũng không quá muộn mằn. Chỉ sau tập thơ đầu tay trình làng, anh đã có tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” gây được tiếng vang, được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Điều quan trọng là phẩm chất thi sĩ được phát lộ, được khẳng định. Phải nói rằng bài thơ “Dâng trà” của anh là một bài thơ hay, một trong các bài thơ khá toàn bích theo bút pháp thông thường. Thưa cha con đã dâng trà Chiều quê một nửa mái nhà nắng đi Có nắng hắt, có nắng reo, có nắng lên, có nắng xuống, nhưng hiếm nắng đi, mà nắng đi đã nửa mái nhà là dấu hiệu của chiều (nhìn bóng râm mà biết nắng đi, chứ làm gì nhìn thấy nắng đi). Những câu thơ tiếp theo là nỗi niềm ăn năn hối lỗi của người con “ba dại bảy điên”. 2 câu kết của bài thật đặc sắc: Để hồn trà khuất đâu đây Xác trà lạnh ngắt đổ đầy lòng con. 185
Dâng trà cho cha, không biết cha có nhận cho, có tha thứ cho những lỗi lầm thuở ấu thơ. Vì cha chỉ như bóng mây im lặng nên người con xót xa. Hồn trà dâng cha, mông lung không thấu được, còn xác trà con giữ lại, trần trụi, cầm nắm được, lạnh và đầy lòng con. Tôi dám đoan chắc rằng bài thơ “Bây giờ đang cuối mùa đông” cũng là một bài thơ đặc sắc không phải người làm thơ nào cũng viết được. Nó thể hiện thật tài tình tâm trạng của một chàng trai muộn vợ ở cái làng mà lớp lớp cô gái theo nhau lớn lên, đi lấy chồng. Có một vài câu làm duyên độn vào, nhưng chí ít đó cũng là những câu thơ bình thường làm nền tôn vẻ đẹp những câu thơ hay: Chút chiều hoe nắng ngõ nhà Tôi đi tôi đứng để mà vu vơ Ra đường gặp tiếng xưng em Đêm về tôi với ngọn đèn nhìn nhau Có một sự khác biệt rất lớn giữa sự tìm tòi và cách tân của Nguyễn Quang Thiều với các nhà thơ khác “nhân danh cách tân”. Đó là Nguyễn Quang Thiều đã chín với cách viết truyền thống, thường gặp, anh tìm cách diễn đạt mới. Còn những cây viết khác thì làm một nhà thơ bình thường cũng chưa xong, đã bập vào cách tân để mong đi tắt trên đường sáng tạo. Nguyễn Quang Thiều do tiếp xúc văn hoá rộng nên chắc chắn anh có chịu ảnh hưởng của các nhà thơ phương Tây, viết có vẻ Tây. Nhưng người Việt chúng ta vốn khá mau quen với những gì lạ nhập từ Tây vào. Như Hoài Thanh đã từng viết trong Thi nhân Việt Nam: “Chúng ta ở nhà tây, đội mũ tây, đi giày tây, mặc áo tây... [... ] Nào dầu tây, diêm tây, nào vải tây, chỉ tây, kim tây, đinh tây” (Một thời đại trong thi ca). Cả cách xã giao bắt tay cũng là theo kiểu Tây chứ các cụ nhà ta ngày xưa chào nhau và dạy con cái cách chào không như thế.(Bây giờ là thời hội nhập và toàn cầu hoá nên những cái Tây lại càng được quen rất nhanh). Xuân Diệu khi mới xuất hiện cũng bị coi là Tây, nhưng chỉ ít lâu sau, thơ Xuân Diệu là thơ Việt hoàn toàn, mà Việt rất hiện đại. Những câu thơ: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi viết từ thời thơ mới, nhưng thật không khác gì câu thơ của nhà thơ Mĩ viết bây giờ. (Xem Sam Hamill: Cơn gió này để trôi đi/ mọi thứ nó chạm tới/ Tôi muốn được giữ nó lại. Sự giằng xé của một người đang yêu, trong tập Tiếng vọng từ bờ kia thế giới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012). 186
Nguyễn Quang Thiều không bị coi là Tây, nhưng bị coi là thơ Tây dịch. Bởi vì những bản dịch của chúng ta thường là trúc trắc, không mượt mà. Đấy là một nhược điểm làm hạn chế sức thuyết phục của thơ anh. Nhưng những bài thành công khi đổi mới của Nguyễn Quang Thiều là những bài thơ vẫn gắn bó và phát triển trên nền thơ truyền thống. Lấy ví dụ bài thơ “LỄ TẠ” chẳng hạn. Kết cấu đầu cuối tương ứng. Có thủ pháp đối lập trong “Tĩnh dạ tứ “của Lý Bạch, có câu hỏi tu từ, có cách nói ngoa dụ... Đáng tiếc là những bài thơ như vậy không nhiều. Có thể thấy ham muốn đổi mới, viết khác đã làm cho Nguyễn Quang Thiều từ bỏ phần lớn (chứ không phải từ bỏ tất cả) cách diễn đạt hàm súc, nhịp điệu với ngôn từ chắt lọc, cô đúc. Nhưng như đã nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ có tài năng, vì thế mà vẫn có nhiều những câu thơ hay, vẫn có nhiều những đoạn thơ có thể găm vào trí nhớ bạn đọc. Hoàn toàn không phải như một nhận định thiên lệch rằng “Không có câu thơ hay. Không tứ thơ. Không có chữ thơ. Không có hình ảnh chính. Đọc xong một vài bài thơ hoặc một tập thơ mỏng nào đó của nguyễn Quang Thiều, người đọc thực dụng sẽ trắng mắt khi không thu về được gì” (Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn, 2012, tr. 145). Nhưng có cảm giác ít hay vắng thiếu là do những câu này bị khuất lấp trong những triền miên liên tưởng, triền miên ẩn dụ, và những câu thơ văn xuôi, thơ - tản văn, những câu thơ “Từ ngữ [... ] kềnh càng, thậm chí không hiếm chỗ là “vô lối”, là “ông chẳng bà chuộc” “(Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, đã dẫn, tr. 173). Đây, một số ví dụ ngẫu nhiên về những câu thơ ám ảnh của Nguyễn Quang Thiều: Mẹ con đứng vùi chân trong cát Nước mắt buồn bay ướt một triền sông Tiếng cười Ta khóc vụng một ngày thưa bóng mẹ Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn Mười một khúc cảm, I Bầy kiến đen đi qua bàn tiệc Như lang thang qua bãi chiến trường Đầy mảnh thịt của gia súc Đầy xác chết của rau thơm Quả ớt đỏ như lá cờ rách nát Bầy kiến ôm lên đắng cay nhoà mắt Bò qua da Bò qua xương Trong rền rĩ cơn lốc quạt Bầy kiến qua bàn tiệc 187
Xa hơn nữa... một mùa thu thắm đỏ Con rắn nâu bò qua vườn trên lớp lá vàng cong Xa hơn nữa... tôi khóc cùng mùa hạ Khi thấy có một tôi đâu đó quanh vườn Xa hơn nữa... và, xa hơn nữa Là nơi tôi ngồi trước lửa Một cơn sốt ngồi ôm một cơn sốt Thời gian Những người đàn bà xuống gánh nước sông Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé nhỏ chơi vơi Bàn tay kia bấu vào mây trắng Những người đàn bà gánh nước sông ... Nếu không theo đuổi ý tưởng đổi mới, tôi nghĩ Nguyễn Quang Thiều vẫn đủ sức ghi tên mình vào tốp những nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền thơ của dân tộc. Bởi vì tài năng của anh là một điều không thể phủ nhận. 2. Bước quá đà của sự cách tân Nếu xem xét đơn lẻ từng yếu tố cách tân trong bút pháp thơ Nguyễn Quang Thiều thì có thể thấy rằng cũng không có gì gọi là đột phá, mới mẻ, chưa từng có trong thơ Việt như một vài cây bút viết về anh đã ngộ nhận. Tưởng tượng và liên tưởng ư? Đâu phải đến Nguyễn Quang Thiều mới có tưởng tượng và liên tưởng phong phú. Dù cố chứng minh rằng sự liên tưởng và tưởng tượng ấy “lạ lẫm” với tâm thức chung của cộng đồng thì điều đó chỉ nói lên rằng sự quá đà của Nguyễn Quang Thiều đã làm hạn chế sức lan toả của thơ anh. Thơ văn xuôi ư? Đâu phải một mình Nguyễn Quang Thiều viết thơ văn xuôi. Nhiều nhà thơ Việt đã thử thách rồi. Đã có cả một tuyển tập thơ văn xuôi Việt. Nhưng hình như các bài thơ thành công thật hiếm hoi. Từ chối vần nhịp thông thường ư? Cũng chẳng phải Nguyễn Quang Thiều là người đầu tiên. Mà từ chối vần, nhịp cũng chỉ là một cách làm khác đi mà nguy cơ thất bại nhiều hơn là thành công. (Không kể có ý kiến cho rằng “Nhịp - điệu - Nguyễn – Quang - Thiều, nếu có thể nói như vậy, là thứ nhịp điệu thơ tìm thấy tương đồng ở rất nhiều người viết trước, cùng thời và sau” (Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, sách đã dẫn, tr.151). 188
Sử dụng ngôn ngữ không đặc tuyển cho thơ và không sử dụng những quy phạm vần luật thơ truyền thống ư? Điều đó không riêng Nguyễn Quang Thiều. Mà làm như thế dễ dẫn đến thất bại nhiều hơn là thành công nếu không có các yếu tố khác hỗ trợ. Trùng điệp các thi ảnh ư? Cũng không phải. Vấn đề không nằm ở chỗ trùng điệp hay không trùng điệp. Thi ảnh đẹp, gợi cảm, gây ấn tượng là thi ảnh mới mẻ, được đặt đúng nơi, đúng chỗ trong bài thơ. Mà hệ thống thi ảnh thì mỗi nhà thơ có những đặc điểm khác biệt khi xử lí. Ca ngợi làng quê, người phụ nữ, đất đai (cánh đồng), ngọn lửa... cũng chẳng phải là độc quyền của ngòi bút Nguyễn Quang Thiều. Khác chăng chỉ là ở chỗ cái làng ấy có tên cụ thể: làng Chùa. Nhưng cánh đồng rau khúc, dòng sông, đầm sen, bầy chó, đàn bò đâu phải là sở hữu riêng của làng Chùa? Những giấc mơ như là mê sảng ư? Cũng chẳng có gì đặc biệt khi nhà thơ nói về những giấc mơ đẹp đẽ, dữ dội, kinh hoàng. Vấn đề là điều đó đem lại cảm xúc gì cho người đọc chứ không phải mơ để mà mơ, mê sảng để mà mê sảng. Vậy Nguyễn Quang Thiều làm mới ở chỗ nào? Chính là ở chỗ vận dụng tất cả các yếu tố đó một cách tổng hợp. Khi vận dụng một cách chừng mực và tỉnh táo, Nguyễn Quang Thiều thành công. Khi vận dụng quá đà, Nguyễn Quang Thiều thất bại. Tôi không cho rằng càng viết, càng đổi mới thì thơ Nguyễn Quang Thiều càng hay. Mà chỉ thấy khi không chừng mực, không tiết chế, say sưa với sự khác lạ, Nguyễn Quang Thiều tự làm hỏng thơ mình. Tôi đọc nửa đầu của tuyển tập “Châu thổ” với sự thích thú, ngưỡng mộ, còn phần sau của tuyển tập, quả thật là mệt mỏi. Vì thế mà nảy sinh ý nghĩ: “Tôi buồn khi Nguyễn Quang Thiều đã đem một thi sĩ đích thực tài năng để đổi lấy một nhà cách tân tầm tầm. Mà với thơ thì bạn đọc cần một nhà thơ đích thực chứ đâu có cần danh hiệu nhà đổi mới thơ?”. Để chứng minh rằng không phải riêng tôi phát hiện ra sự thất bại trong việc đổi mới của Nguyễn Quang Thiều, xin dẫn ra đây một số ý kiến của những người viết cổ xuý cho nhà thơ. Tất nhiên, những dòng này thường chiếm vị trí khiêm tốn, và thường rất ngắn ngủi, được nói ở mức độ giảm nhẹ nhất có thể. Nhưng đó là những điều “nói thật”, thật hơn nhiều so với những ngôn từ ca ngợi trong đó không ít những bốc đồng, thái quá và nói lấy được. Các ý kiến này cũng có thể chia làm ba loại: một loại dẫn lại ý của người khác để rồi phản bác (ít thôi); loại thứ hai dẫn lại ý của người khác và một cách khách quan trực tiếp hay gián tiếp, thể hiện sự đồng tình hay tỏ ý tán thành (phần lớn); và loại sau cùng, thừa nhận và chỉ ra trực tiếp những hạn chế. “thơ Nguyễn Quang Thiều có cả những mặt hạn chế như sự rườm lời bởi quá nhiều định ngữ nghệ thuật, cảm xúc nhiều khi chưa được tiết chế làm tổn hại đến những bí mật cần giấu kín để kích thích sự khêu gợi sâu xa...” (Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, sách đã dẫn, trang 33). “ngay cả một vài cây bút bình luận với đầy thiện cảm vẫn phải nói rằng thơ Nguyễn Quang Thiều “khó hiểu” “(Sách đã dẫn, trang 60). 189
“Để tìm được chất thơ trong mênh mông “Châu thổ” quả thật không dễ” (trang 82). “Tôi có dịp đọc trích đoạn (trường ca Lò mổ - Vũ Nho chú) trên mạng. Thú thật là thấy nặng nề. Không chỉ trong thơ dài, cả trong thơ ngắn của Nguyễn Quang Thiều cũng ngày càng vơi đi chất lãng mạn, hoang dại”. (tr. 132). “hai lí do làm thơ Nguyễn Quang Thiều bị hiểu như “thơ dịch”, bị đọc là “đơn điệu”. Một, thơ này gần như mất nhịp thở của thơ Việt: nhịp thơ lục bát. Hai, tận dụng việc văn xuôi hoá khi tạo ra một thể thơ tự do khác và lạ” (tr. 150). “Các biến đổi tốt đẹp của giọng điệu thì chìm ẩn; những cái dở hoặc chưa đạt lại nổi lên. Một số độc giả đã ngưng đọc thơ Nguyễn Quang Thiều ngay khi gặp vài bài, thậm chí vài câu, đoạn vô tình lọt mắt. Tiếc! “(tr. 153) “Chưa kể, thơ Nguyễn Quang Thiều hầu hết là một giọng, lại kéo dài lê thê. Bởi vậy, đọc Nguyễn Quang Thiều, trừ những bài đặc sắc về ý tưởng, còn thì đa phần là rất mệt” (tr. 173). “Vì vậy, nhiều người cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều ảnh hưởng thơ Tây và khó hiểu. Tất cả lại được anh viết bằng lối dồn dập hình ảnh, ngôn ngữ, bằng liên hoàn các đoản khúc, nhưng bài thơ dài nên người đọc có mệt trí và khó bắt kịp cấu trúc chỉnh thể văn bản” (trang 224). “Lại không ít người cho rằng thơ ông là “Tây dịch”, là mịt mù, hũ nút, là làm hỏng thơ ta” (trang 236). “Những câu thơ (của Nguyễn Quang Thiều - Vũ Nho chú) còn dư thừa, chen chúc hình ảnh, chưa hiển lộ được cảm xúc và ý tưởng một cách nhuần nhị” (trang 256). “Chất liệu mang tính cá nhân này khiến cho thơ Nguyễn Quang Thiều trở nên khó hiểu, khó cảm hơn; lại cũng là một cơ hội đẩy thơ Nguyễn Quang Thiều về phía tượng trưng, siêu thực” (trang 301). Tôi chỉ nêu ra những dẫn chứng có tính chất tiêu biểu, được viết bởi những người có thiện cảm với Nguyễn Quang Thiều, cổ xuý cho sự đổi mới của anh. Những người ấy còn nói vậy, hỏi làm sao bạn đọc không có nhiều sự kiên trì, không có nhiều sự cố gắng có thể đọc và thích thơ Nguyễn Quang Thiều? Đành rằng, nhà thơ có thể không cần nhiều sự tán đồng của người đọc, có thể kén người đọc; tuy nhiên, ngay cả những người đọc “chuyên nghiệp” cũng còn phải thừa nhận như thế, vậy thì sự cách tân của Nguyễn Quang Thiều sao có thể gọi là thành công trọn vẹn? Bênh vực anh, có người đã kêu gọi: “Ngày nay có vẻ người đọc cần phải thông cảm với nhà thơ nhiều hơn, kiên nhẫn hơn, chịu khó hơn, “miễn thứ” cho tác giả nhiều hơn, thì mới mở được cánh cửa của thơ mới” (trang 308). Nhưng người đọc không thể cố gắng quá nhiều, bởi vì họ có quá nhiều thứ cần đọc, cần xem. Sự cố gắng của họ là có chừng mực. Khi sức hấp dẫn không đủ, họ bỏ sách xuống và sẽ không bao giờ trở lại. Dù sao, tôi vẫn nghĩ rằng Nguyễn Quang Thiều có thành công, nhưng sự thất bại cũng không ít. Mà nguyên nhân chính là anh đã quá đà, đã không tiết chế được mức độ làm 190
mới và sai lầm khi nóng vội định tước bỏ hoàn toàn những yếu tố truyền thống làm nên nền thơ dân tộc. 3. Thật khó khăn cho Nguyễn Quang Thiều Tôi tiếp xúc với Nguyễn Quang Thiều trong đời rất ít, nhưng trong thơ, trong tản văn của anh thì sự tiếp xúc có thể đủ để gây một ấn tượng mạnh. Nguyễn Quang Thiều là người có tài, thông minh. Anh đã thử nghiệm một cách đổi mới thơ gây nhiều tranh cãi trên văn đàn. Hẳn nhiên sau khi làm tuyển tập, sau khi lắng nghe những ý kiến nhiều chiều về thơ mình, nếu viết tiếp, chắc chắn Nguyễn Quang Thiều sẽ có những điều chỉnh cần thiết. Tôi không nghĩ như có người đã khích lệ anh: “Nếu tiếp tục sáng tạo, thơ anh sẽ phải khó hiểu hơn nữa, dĩ nhiên không phải để đánh đố người đọc” (trang 307). Tôi nghĩ rằng nếu muốn thành công, Nguyễn Quang Thiều cần phải tỉnh táo hơn nữa, tiết chế hơn nữa, đồng thời quay trở lại với những yếu tố cơ bản ăn sâu trong tiềm thức của người Việt khi tiếp nhận thơ ca. Những điều này chắc là không cần thiết với một người thông minh, sắc sảo như Nguyễn Quang Thiều. Tôi vẫn nhớ câu chuyện đùa đùa khi Nguyễn Quang Thiều với tư cách Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tiếp đoàn nhà thơ Mĩ đến từ Đại học bang IOWA. Đại khái anh kể khi chưa làm thơ đổi mới, anh đi gội đầu, nhân viên nhà hàng nhận ra anh là Nguyễn Quang Thiều, dù anh không xưng tên. Còn khi anh làm thơ cách tân, cũng đi gội đầu, anh xưng Nguyễn Quang Thiều nhưng cô tiếp viên không biết ông Thiều ấy là ai, làm gì. Dù nói thế nào, một nhà thơ thành công là nhà thơ phải có công chúng. Câu chuyện đùa ấy cho thấy Nguyễn Quang Thiều không phải là không biết cái giá “đổi mới” mà anh phải trả và tiếp theo anh cần phải làm gì. 191
Nguyễn Vũ Tiềm Họ và tên khai sinh: Nguyễn Khắc Tiềm. Sinh ngày 16 tháng 2 năm 1940. Quê quán: Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội. Dân tộc: Kinh Từng dạy học, viết báo ở Hà Nội, sau 1975 công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, Trưởng ban đại diện báo Giáo viên nhân dân, Giáo dục và Thời đại tại TP. Hồ Chí Minh, Trưởng ban biên tập Tài hoa trẻ. Tác phẩm Thơ Thức đợi hoa quỳnh, 1991. Thương nhớ tài hoa, 1992. Người thám hiểm thời gian, 1993. Hương giao thừa, 1995. Hoài nghi và tin cậy, 2004. Văn đàn bi tráng (trường ca), 2008 Thơ thiếu nhi Nữ hoàng trái cây, 1987. Chia tay võ sĩ Dế, 1988. May quá, lòng tốt vẫn còn đây (bút kí), 1993 Tiểu thuyết Bắc cung hoàng hậu. Người tâm linh. Đi tìm mật mã của thơ (tiểu luận), 2006. Nghìn câu thơ tài hoa (biên khảo, tái bản), 2000. CÓ MỘT THỜI BI TRÁNG CHƯA XA (Đọc Văn đàn bi tráng, Trường ca của Nguyễn Vũ Tiềm, Nxb Văn học, 2008) Lịch sử đất nước và lịch sử văn học trong mấy chục năm qua tuy không phải là dài so với trường kì lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc nhưng lại là lịch sử đầy biến động với những dấu mốc cực kì quan trọng. Cuộc cách mạng tháng Tám long trời lở đất khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; cuộc kháng chiến oanh liệt chống thực dân Pháp; cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và cuộc kháng chiến cả dân tộc chống đế quốc Mĩ; cuộc đổi mới của đất nước hồi sinh thoát khỏi khủng hoảng và nghèo đói... 192
Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm không lấy lịch sử rộng lớn đó làm đối tượng phản ánh cho trường ca của mình. Anh chỉ chọn Văn đàn, chọn một phương diện của lịch sử để làm văn học sử bằng thơ, để suy ngẫm về đêm trước đổi mới, và để “vuốt mắt quá khứ”, một quá khứ vừa có nét cường tráng, hào hùng, vừa có những bi kịch mà anh cho đó là bi tráng. Tác giả của Văn đàn bi tráng đã tập trung thể hiện giai đoạn đêm trước đổi mới của Văn đàn. Tuy nhiên, để có một cái nhìn có bề dày văn hoá và chiều sâu lịch sử, tác giả trường ca đã không ngần ngại tìm về quá khứ, liên hệ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... Và gần chúng ta hơn là những Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Bằng, Nhất Linh, Khái Hưng... Tất nhiên, trung tâm của bản trường ca là các nhà văn, nhà thơ từng sống và sáng tác trong thời kì của đêm trước đổi mới, rất nhiều người trong số họ còn đang tiếp tục sống và viết. Họ là người cùng thời với tác giả Nguyễn Vũ Tiềm, cùng chung những vui buồn và trăn trở. Trong một “bối cảnh khá rộng, thời gian khá dài” như tác giả trường ca đã nhận thức, để kết dính các sự kiện văn học, các nhà văn và tác phẩm tiêu biểu, Nguyễn Vũ Tiềm đã sử dụng khá nhiều thủ pháp kĩ thuật. Đó là nhân vật tôi khi thì xưng tôi “Vì thơ tôi phải đi vay” (chương hai mươi lăm), khi thì xưng chúng tôi “Ra khỏi chiến tranh/ Nhiều người trong chúng tôi còn lành lặn/ Sao giờ đây thương tích đầy mình” (chương một). Đó là nhân vật “một người đẹp” có cái lí riêng khi khất chứng chỉ “đức hạnh với đoan trang” và nói thẳng băng không thể yêu nhà văn “vì anh quá tốt” (chương sáu). Đó là nhân vật “em” như là một đối tượng để tâm tình, giãi bày, lại như là một chứng nhân, một đối tượng cần nhận thức, tìm hiểu “Em mảnh mai vai gầy/ Sao đỡ nổi những bão bùng thời đại?” (chương mười), “Sự khinh bạc quết sơn, đặt lên bàn tôn kính/ Miết rồi cũng quen đi/ Em cắn răng có hồi môi bật máu” (chương hai mươi sáu). Đó là nhân vật con đường (chương mười hai), người thơ (chương mười ba), ô sin (chương mười sáu), gã (chương hai mươi tám), và một số các nhà văn được phỏng vấn riêng lẻ (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Ngô Thì Nhậm, Vũ Trọng Phụng...) và phỏng vấn tập trung trong chương hai mươi hai. Những nhân vật đó đã làm cho trường ca đa chiều kích, đa góc nhìn, đa giọng điệu... Nó giúp tránh được lối nhìn một chiều và trần thuật theo một kiểu trong một trường ca dài tới ba mươi mốt chương. Về mặt cấu trúc, nó góp phần làm cho trường ca không phải là một bài thơ dài, cũng không phải là một liên khúc hay liên đa khúc những bài thơ cùng chủ đề. Vấn đề bi tráng nổi bật của Văn đàn (tất nhiên, phản ánh những nét cơ bản của lịch sử) đó là một thời nhức nhối. Nó nhức nhối bởi vì sự bất bình thường: Lấy khen thưởng báo công làm thước đo giá trị Lấy bình quân làm cán cân công bằng Giá trị ảo được tôn lên làm thật Nó nhức nhối vì nhiều nhà văn, nhà thơ bị “đốn ngã” một cách oan uổng. Nhức nhối vì đồng chí làm văn chương một thời đánh giặc, giờ đánh nhau bằng “những miếng hiểm 193
khôn lường”. Tác giả đã tập trung nhắc đến 23 nhà văn nhà thơ với các sự kiện văn chương chủ yếu liên quan đến thời nhân văn - giai phẩm. Tất nhiên, giờ đây trong tinh thần đổi mới của Đảng, những non nớt và ấu trĩ một thời ấy đã được nhìn nhận và xem xét lại. Để minh hoạ cho sự nhức nhối điển hình ấy, tác giả đã dành một chương riêng về một nhà văn nổi tiếng trung thành với Đảng, trung thành với Cách mạng. Đó là Phùng Quán. Đấy là nhà văn đã từng có nhiều đóng góp, là con người khảng khái, dù “dính đạn” nhưng quyết không “tiệt sản cả đời văn”. Những câu thơ về Phùng Quán có cốt cách ngang tàng, táo bạo: Không gác bút Không bẻ bút Thôi đành chọn cách... viết chui! Ta viết chui Để đẻ ra những con chữ không biết luồn cúi Những con chữ không thể nào chặt cánh Biết tìm bầu trời trong sạch bay lên! Tr. 13-14 Khai thác yếu tố bi hài chứ không bi tráng của văn đàn, tác giả đã chỉ ra sự ấu trĩ, lạc quan tếu của một thời “nhấc bổng đồng quê lên chín tầng trời lãng mạn”. Cái mơ ước ấm no ngàn đời được ca ngợi quá mức ấy đã đụng vào thực tế khắc nghiệt và bày ra cảnh đau lòng trong một thiên phóng sự đầy ắp sự thật: “Cái đêm hôm ấy đêm gì”: Rạng đông thở hắt ra trong tiếng loa truyền thanh nhắc nợ Nợ tiền kiếp, nợ luân hồi, duyên phận Không sợ bằng nợ hợp tác một cân Những đầy tớ của dân nanh vuốt như hùm Ông chủ run như cầy sấy Trang 19 Ấn tượng càng được tô đậm thêm bởi nhân vật chị tôi, một người phụ nữ giỏi giang, đảm đang nhưng bi kịch trong cơn bão lòng (Chị chưa quen hơi chồng/ Chỉ quen hơi đồng ruộng) không có thóc để xay. Phải thấu hiểu người phụ nữ lắm mới có thể cảm hết những câu thơ buốt nhói: Nhưng cơn bão tự trong lòng Lồng lên như con ngựa chiến Bằng cách nào giữ được dây cương? Làm gì còn thóc mà đổ ra xay? Làm gì có lúa mà đập? 194
Có gạo đâu mà sẩy với sàng? Chị lội qua ao giữa đêm giá buốt! Trang 20 - 21 Cái bi của văn đàn không chỉ có thế. Nó còn thể hiện trong sự biến chất của một số Văn nghệ sĩ cơ hội. Những người ấy từng vả vào mặt mình để thành người “tin cậy”, từng “bóc lưỡi hót cho hay” và: Biến bè bạn anh em thành đối thủ lợi quyền Nửa văn nhân, nửa xênh xang mũ áo Nửa sĩ phu, nửa sấp ngửa kim tiền Trang 27 Họ thành những kẻ “hèn sĩ”. Và họ làm ảnh hưởng trầm trọng đến văn đàn, nhất là khi đời sống xã hội hoang mang trong kinh tế thị trường mới mẻ và nhốn nháo: Văn rót ra từ can bia đầu nậu Thơ vọt trào trên nệm mút mĩ nhân Mì ăn liền lên ngôi Xuất bản tiền trao cháo múc Tiểu thuyết xì căng đan Truyện lăng xê quảng cáo Thơ giả cầy bên lẩu tạp văn Trang 28 Cái không khí văn đàn ấy làm “yểu mệnh lộc chồi”, làm “làn hương bị đánh bả quay cuồng [... ] trong suốt bị hoà tan thuốc chuột [... ] nõn nà bị nhiễm thuốc sâu” (trang 35). Tuy nhiên, Nguyễn Vũ Tiềm thấy không chỉ những bi kịch của văn đàn. Anh thấy những tác giả không chịu cúi đầu, không thoả hiệp, tìm lối đi riêng để vượt qua “tù ngục của tư duy”. Anh cũng thấy bên cạnh đó vẫn có khúc tráng ca của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước: Thơ cảm tử đục tường xây chiến lũy Thơ ôm bom ba càng Tiếng nổ phá xe tăng thành nhịp vần bất tử Trang 57 Và: Gươm mở cõi khắc câu thơ hào khí Bút máu soi lên thắp sáng lửa rừng Trang 58 195
Đối với những nhà thơ của thời chống Mĩ, không thể nào không ngợi ca cái khí thế tự nguyện hi sinh vì độc lập tự do của cả một thế hệ: Xe không kính vẫn lao vào chiến dịch Vầng trăng quầng lửa sáng trời thơ Người mang cả mặt trời vào lòng đất Mang cả hình tia chớp xẹt trời văn Người lưu bước quân hành tìm hơi ấm Gặp ánh trăng trong kén bọc rơm vàng Người in dấu chân thơ qua Đường Chín In cơn sốt rung người qua trảng cỏ, tìm quê Trang 62 Nhưng nếu cần nhìn nhận một cách tổng quát, không rõ đây có phải là lời tổng kết quá bi quan, một cái nhìn nghiêng về khắt khe, phủ định? Buồn trông cõi thực cõi mơ Thơ bay thì ít, thơ bò ngổn ngang! Trang 76 Và đây: Được chăn dắt quá kĩ càng Văn bò sát, thơ bầy đàn phổng phao “Ra ngõ là gặp đỉnh cao” Bằng khen giải thưởng ồn ào hàng năm... Trang 71 - 72 Hay đây nữa: Những ẩn dụ đã thành dưa khú Những chân trời sau khoá phéc-mơ-tuya Những ý tưởng chỉ bằng con kiến Mà coi trời bằng vung Bầu khí quyển ghế bàn nghẹt thở Cần ô xi chất lượng cao để thay mới hoàn toàn Vài hột mụn tự tôn hình tượng lớn Có chịu được một ngày nước mặn nắng phơi? Những biểu tượng sùi lên thành ghẻ lở Gãi cành cạch đêm ngày làm tác phẩm văn chương Trang 146 - 147 196
Từ cái thực tế ấy mà vấn đề đổi mới trở thành một vấn đề sống còn. Tác giả đề nghị một cách ứng xử cần thiết: Xin được chia tay Những con chữ áo the khăn xếp Chữ nhiễm chứng hô hào mãn tính Nhưng bất lực uột èo Chữ đô pinh cuộn phồng cơ bắp Ngôn từ trang điểm véo von Những con chữ quen kí sinh bao cấp Chữ nhiễm khuẩn thị trường Trang 147 Tác giả trường ca đã làm nhiệm vụ phóng viên. Anh từng hỏi chuyện Trạng Trình, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Ngô Thì Nhậm... Anh ghi chép và phỏng vấn nhà phê bình đao búa, nhà thơ trẻ. Anh phỏng vấn suốt hai kì đại hội các nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận phê bình. Anh phỏng vấn cây thiên tuế, tượng đá và sứ giả thiên hà. Những câu trả lời làm cho người đọc thấy hiện trạng ngổn ngang của văn đàn, thi đàn, những di hại của một thời ấu trĩ, những khao khát, nôn nóng tìm tòi, những thử nghiệm thành công và thất bại. Theo tôi, chính các cuộc phỏng vấn này làm cho hiện trạng văn chương thêm sinh động, nhưng nó lại góp phần làm loãng chủ đề của bản trường ca. Một điều có thể coi là ưu điểm chính là những câu thơ, những đoạn thơ tài hoa trong bản trường ca này. Chúng được viết với một kĩ thuật khá chắc tay và một cảm xúc tương đối chín. Ví dụ như khổ thơ Chị tôi trong chương ba đã nhắc ở trên. Hoặc mấy ví dụ này: Văn của mình, con đứt ruột đẻ ra còn xé bỏ Lấy quyền chi trách bạn đọc hững hờ Đã khép cửa khi ngày trùng trình nắng Sông cũng chừng mực lại bớt mênh mang Nắng thoáng lướt, những vô tình nhoà nhạt Trang 85 Ta lặng lẽ đếm mùa trên mái tóc Sóng biển cồn lên trong mỗi sợi bạc đầu Hàng ngày ta vẫn cắm hoa trong chiếc bình kỉ niệm Bình vỡ lâu rồi Hoa, tất nhiên đã thành gió bụi Mà mỗi ngày bình kỉ niệm vẫn hương 197
Trang 159 Tôi rất vui được làm người thua cuộc Trong những cuộc giao tranh thân ái Khi tình yêu lấn sân, tôi bỏ ngỏ khung thành Trang 183 Cuối cùng, tôi muốn nhắc đến một ưu điểm nho nhỏ nhưng lại là một nhược điểm to to của bản trường ca. Phải nói là Nguyễn Vũ Tiềm đã kì khu khi dẫn ra 269 lần tên tác giả với các tác phẩm trên văn đàn (có tác giả được nhắc hai, ba lần). Cái tài khéo của tác giả trường ca là lấy tên của các tác phẩm để diễn đạt những nội dung anh mong muốn. Nhưng chúng ta đều biết rằng tên tác phẩm, về cơ bản, các nhà văn đặt ra chỉ có tính chất tương đối. Có tác phẩm sau khi in lần đầu, còn đổi đi đổi lại đến mấy lần. Và tên tác phẩm với nội dung chính và cảm hứng chính của nó không phải khi nào cũng là trùng khớp (nhất là với tác phẩm thơ). Bởi thế mà có tình trạng nhà văn cổ điển cạnh nhà văn trước cách mạng, cạnh nhà văn thời chống Pháp, cạnh nhà văn thời chống Mĩ, cạnh nhà văn sau đổi mới... chẳng theo một quy luật nào. Chỉ là vì cái tên tác phẩm của họ có những từ thích hợp để tác giả trường ca này dẫn dắt và trình bày cảm xúc. Vì thế mà có những trường hợp khiên cưỡng. Bản thân tôi là người cùng thời với Nguyễn Vũ Tiềm, cũng đọc khá kĩ văn học Việt Nam (vì theo nghiệp nghiên cứu, phê bình) thế mà có một số tên tác phẩm in nghiêng, tôi chịu, không biết là của ai. Cái chính là vì những tác phẩm đó chẳng có gì nổi tiếng, chỉ là những tác phẩm làng nhàng không gây được tiếng vang trên văn đàn mấy chục năm qua. Chưa kể việc đặt một đoạn thơ vào cuối một chương, khi những câu thơ đó không có ý nghĩa khái quát nào cho một phần hay cả chương đó, nó chỉ như là một bài thơ vịnh tác giả, theo cách dùng những tác phẩm của tác giả đó mà các vị trong Tự lực văn đoàn đã làm (không ít bài hay) từ trước Cách mạng. Rồi Xuân Sách đã làm trong “Chân dung nhà văn” (1992), và chính Nguyễn Vũ Tiềm cũng đã làm khá thành công trong “Thương nhớ tài hoa” (1992). Nhưng rõ ràng cái cách làm ở trường ca phải hoàn toàn khác cách làm trong ba trường hợp đã nêu. Dù sao, cái ý định viết trường ca về văn đàn của Nguyễn Vũ Tiềm đã được thực hiện. Có khá nhiều trường ca trong nền văn học của chúng ta. Nhưng Văn đàn bi tráng là trường ca riêng về văn học trong đêm trước đổi mới. Có thể nó sẽ gây tranh cãi về việc đánh giá tác phẩm, đánh giá nhân vật, đánh giá cái bi hài, bi tráng, bi thảm... và cả những khúc tráng ca. Nhưng ít nhất nó cũng cho độc giả một cách nhìn, một cách đánh giá, một cách tổng kết của một nhà thơ, một người tâm huyết trong cuộc để cùng trao đổi và suy ngẫm. 198
Vũ Ngọc Tiến Họ và tên khai sinh: Vũ Ngọc Tiến. Năm sinh: 1946. Dân tộc: Kinh. Quê quán: Làng Yên Thái, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Từng đi kinh tế mới, làm cán bộ địa chất, viết văn. Tác phẩm Cố nhân (tập truyện ngắn), 1997. Mười hai con giáp (tập truyện ngắn), 2006. Tội ác và sám hối (tập truyện ngắn), 1999. Những truyện ngắn về tình yêu, (tập truyện ngắn), 2001. Câu lạc bộ các tỉ phú (Kí và phê bình tiểu luận), 2002. Khói mây Yên Tử hay Thái sư Trần Thủ Độ (tiểu thuyết lịch sử), 2001. Quân sư Đào Duy Từ (tiểu thuyết lịch sử), 2002. Cúc Bồ tụ nghĩa hay Truyện Khúc Hạo (tiểu thuyết lịch sử), 2002. Sóng hận sông Lô (tiểu thuyết lịch sử), 2013. Quỷ vương (tiểu thuyết lịch sử), 2016. TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ “HAI TRONG MỘT” CỦA VŨ NGỌC TIẾN Tiếp theo “Sóng hận sông Lô” viết về kí vãng thời Lê sơ, Vũ Ngọc Tiến cho ra đời tiểu thuyết mới cũng về triều Lê, nhưng là thời Lê mạt, sau cái chết của vị vua anh minh của triều Lê và của lịch sử nước ta. Có thể nói không quá lời rằng có hai nhà tiểu thuyết lịch sử của hai triều đại. Đó là nhà văn Hoàng Quốc Hải với triều Trần và nhà văn Vũ Ngọc Tiến với triều Lê. Được biết, anh còn đang dụng công trăn trở viết tiếp cuốn thứ ba về triều Lê trung hưng có tựa “Kẻ sĩ thời mạt”... Khác với tiểu thuyết trước của mình, và cũng khác với tất cả các tiểu thuyết lịch sử của Việt Nam, Vũ Ngọc Tiến viết “Quỷ vương” về hai ông vua quỷ, vua lợn của triều Lê và những quỷ quan của thời đại đó, đồng thời với một tiểu thuyết khác về sự tranh giành quyền lực ở tỉnh K của thời nay. Cuốn tiểu thuyết 12 chương của tác giả thì có 6 chương thuộc về lịch sử, còn sáu chương thuộc về thời hiện tại. Không chỉ là phân chia theo chương, mà ngay trong chương về lịch sử, tác giả lại cũng nói về hiện tại, bởi vì có nhân vật Hiếu Dân, nhà sử học với công trình “100 năm lịch sử triều Lê sơ”. Anh ta xuất hiện trong cả các chương lịch sử với hiện tại. Với vai trò của người nghiên cứu lịch sử, làm cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, những trang nghiên cứu của Hiếu Dân làm sống lại lịch sử thời Lê mạt. Chưa hết, nhà văn dùng thủ pháp “huyền hoặc” về kiếp trước của mấy 199
nhân vật trong lịch sử Bùi Trụ, Lệ Thanh, thầy đồ Vọng và kiếp này của họ là Hiếu Dân, Thuỳ Dung, thầy giáo Hạnh. Họ sống trong thời nay nhưng ảo giác lại đưa họ chìm vào “kiếp trước”. Thành ra lịch sử và hiện tại cứ đan xen, trộn lẫn trong mỗi chương. Hai tiểu thuyết trong một được triển khai song song. Một bên là triều đình nhà Lê với những rối ren từ Quỷ vương và Trư vương cùng các quỷ quan. Bên kia là tỉnh K, với Quyền và Uy trong vương quốc của tập đoàn Bil-Kel và nhân sự cho nhiệm kì mới của tỉnh. Cũng có thể coi như đó là một “vương quốc” thời nay. Đối với nhà Lê, tác giả vẫn kiên trì một quan điểm xuyên suốt từ “Sóng hận sông Lô” đến “Quỷ vương” khi đánh giá. Trong những sự bất ổn về triều chính, luôn luôn có bàn tay của nhà Minh can thiệp; hoặc một cách lộ liễu, trực tiếp thông qua các nhân vật nhà buôn, chủ chứa, đạo sĩ, lọt vào tận gia đình các nhân vật trọng thần (Sóng hận sông Lô); hoặc một cách lặng lẽ, gián tiếp qua các khách buôn phương Bắc, các thầy lang, thầy bói, thầy địa lí và sứ thần nhà Minh là Nhược Thuỷ và Hi Tăng (Quỷ vương). Nhân vật Mạc Đăng Dung đã nhận xét về bọn sứ thần này: “chúng đã từng xoay từ lũ nhãi nhép Khương Chủng, Đình Khoa đến tận cung đình nơi bà Thái hậu Nguyễn Thị Cận đang ngồi” (trang 69). Chính Hi Tăng đã mua chuộc Khương Chủng và bày kế cho y bằng mọi cách đưa Lê Oanh (vua Tương Dực) chìm đắm trong sắc dục. Điều này nằm trong âm mưu của bọn phong kiến phương Bắc “dùng mạng lưới gian tế chia rẽ triều đình nhà Lê, khuynh đảo chính trường, làm mọi cách để nước chúng suy yếu chờ thời cơ đánh chiếm, biến Nam Man thành quận huyện của Đại Minh” (tr. 123). Bài học lịch sử cảnh giác với kẻ thù phương Bắc là một bài học lớn mà tác giả tiểu thuyết muốn nhắc nhở. Không chỉ dựng lại lịch sử, nhà văn muốn lí giải tại sao nhà Lê, sau cái chết của ông vua văn võ song toàn và nổi tiếng hiền minh trong lịch sử là Lê Thánh Tông thì chỉ toàn xuất hiện những ông vua hèn kém và triều đình ngày càng mục nát? Qua nhân vật Hiếu Dân và luận văn “100 năm lịch sử thời Lê sơ”, nhà văn muốn cắt nghĩa điều này. Nhân vật Hiếu Dân đã say sưa nghiên cứu và khẳng định nguyên nhân sâu xa là sự chệch hướng của giáo dục. Nói gọn lại trong mấy chữ là “Mất đạo trước, mất nước sau, ngai vàng quyền lực còn đâu”. Vì quyền lợi của triều đại mình, nhà Lê đã bãi bỏ tư tưởng giáo dục “tam giáo đồng nguyên” vốn tiến bộ của thời Trần, để chỉ độc tôn Nho giáo. Hơn nữa là Nho giáo phản động của Tống nho chứ không phải nguyên thuỷ của nó thời Tiên Tần. Lí lẽ xem chừng có vẻ... thuyết phục: “Độc tôn một hệ tư tưởng tất sẽ dẫn đến độc quyền chân lí, con người dễ bị mê lạc, cái ác lấn cái thiện, thói kiêu căng và tự mãn, ích kỉ và gian dối sẽ lộng hành trong xã hội” (trang 213). Nhưng có lẽ Hiếu Dân và cả chính tác giả nữa không thể nào giải thích được nhà Trần với tư tưởng giáo dục tiến bộ như thế, với võ công hiển hách như thế, vì sao cũng cứ diệt vong và bị thay thế bởi nhà Hồ? Vấn đề không hề đơn giản như vị triết gia ở chùa Sùng Miên giảng giải. Hoặc giả người viết muốn nhấn mạnh nguy cơ của sai lầm và sự xuống cấp về giáo dục thôi, chứ sự hưng vong của các triều đại phong kiến đâu có thể chỉ đơn giản quy về nền giáo dục? Tuy nhiên bạn đọc ghi nhận sự dụng công của tác giả trong chương này. 200
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250
- 251
- 252
- 253
- 254
- 255
- 256
- 257
- 258
- 259
- 260
- 261
- 262
- 263
- 264
- 265
- 266
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- 272
- 273
- 274
- 275
- 276
- 277
- 278
- 279
- 280
- 281
- 282
- 283
- 284
- 285
- 286
- 287
- 288
- 289
- 290
- 291
- 292
- 293
- 294
- 295
- 296
- 297
- 298
- 299
- 300
- 301
- 302
- 303
- 304
- 305
- 306
- 307
- 308
- 309
- 310
- 311
- 312
- 313
- 314
- 315
- 316
- 317
- 318
- 319
- 320
- 321
- 322
- 323
- 324
- 325
- 326
- 327
- 328
- 329
- 330
- 331
- 332
- 333