Với “Quỷ vương” nói về Quỷ vương, Trư vương và quỷ quan, tác giả đã dựng lại thời nhiễu nhương và đau khổ của dân tộc. Khi mà vua không ra vua, quan không ra quan, chỉ còn lại những kẻ ích kỉ, độc ác, xấu xa thì việc loạn lạc là tất yếu và dân chúng chịu lầm than. Dù sao, người viết cũng có ý thức chiêu tuyết cho một triều đại mới, triều đại nhà Mạc thay thế triều Lê đã mục nát. Tuy nói về nhà Mạc không nhiều, nhưng hai vị vua Mạc là Mạc Đăng Dung (trạng võ) và Mạc Đăng Doanh tuổi trẻ, tài cao được tác giả dành cho không ít cảm tình. Nhất là với Mạc Đăng Dung khi suy nghĩ về toàn vẹn lãnh thổ cương vực của đất nước, Hiếu Dân đã viết cả một bài báo “Chiêu tuyết cho Mạc Đăng Dung” để bác lại những sự bôi bác của các sử gia thời Lê trung hưng. Tiểu thuyết thứ hai lồng trong “Quỷ vương” nói về tỉnh K chủ yếu là vương quốc Bil- Kel và tình hình chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kì mới. Tác giả cắt nghĩa vì sao Lê Thế Quyền khi lập nghiệp ở tỉnh này đã thăng tiến một cách nhanh chóng. Tập đoàn kinh tế Bil - Kel của anh em ông ta vì sao có thể phát triển mạnh mẽ. Vốn là người có máu buôn và trúng quả khi làm ở Đôm 5 bên Nga, Quyền đã lựa chọn tỉnh K và đã vô cùng hào phóng để lấy lòng “Ông Cụ” - người quyết định mọi việc của tỉnh được cán bộ và dân coi như vị thánh. Trong khi người ta quà cáp chai rượu ngoại với vài tút ba số, khoảng 100 đô thì Quyền đã biếu cả một cân sâm Cao li và 5000 đô. Lấy lòng Ông Cụ, lại kèm theo việc đưa Xuân Tây Thi nhận con nuôi, sẵn sàng “lên giường” với cha nuôi, bởi vậy mà tập đoàn kinh tế Bil - Kel phát triển vượt bậc. Cùng với nó là vai trò của Quyền cũng được nâng cao đến mức Quyền “xếp đầu bảng” danh sách nhân sự. Thế nhưng các đợt sóng ngầm tranh giành quyền lực chưa bao giờ yên ở đây. Để đảm bảo cho công ty và vị trí của mình, phe Quyền đã thủ tiêu tất cả tang chứng tố cáo mình đang ở chỗ vị Chủ tịch mặt trận để rồi đã và vô tình gây ra cái chết của bà Cao Thị Thơ. Để che giấu, tiếp theo, bộ sậu lại ám hại nhà báo Quang Huy. Cuộc chiến tranh giành ghế lại càng gay gắt khi có “người mới về tỉnh K”. Thế là cuộc đấu trí gữa Quyền ở “nhà xanh” và Huy Hùng trong “nhà đỏ” diễn ra gay gắt. Quyền định ám hại Huy Hùng bằng chất độc phóng xạ. Nhưng Huy Hùng cao tay hơn lại dùng chính chất độc đó bẫy lại Quyền. Có thể nói là trong phần viết về tỉnh K, tiểu thuyết có hơi hướng trinh thám, điều tra vụ án và phản ánh những nhóm quyền lợi thao túng bộ máy. Có hai chuyện nổi bật là việc “mua bán” chức quyền và việc “bảo vệ” tuyệt đối an toàn, bí mật của nhóm quyền lợi. Việc thứ nhất thì chính Quyền cũng phải thốt lên: “Ở xứ mình đến cái chức cán bộ đáy như trưởng thôn cũng có khối kẻ tranh giành đấu đá, đi đêm quà cáp với các bề trên nữa là những chức cao hơn” (tr. 92). Việc thứ hai thì được minh chứng bằng đội quân bảo vệ trung thành đối với tập đoàn Bil - Kel. Đến nỗi trụ sở của tập đoàn là nơi bất khả xâm phạm, là “vương quốc” trong một tỉnh vùng biên. Điều gây tò mò là tác giả ca ngợi Mạc Đăng Doanh tài cao, chí lớn. Có vẻ như Huy Hùng xuất hiện là ứng với nhân vật đó. Nhưng rốt cuộc, Huy Hùng cũng chỉ là một tay chính khách khôn ngoan và đầy tham vọng. Anh ta dám làm những việc tồi tệ nhất, cốt “hạ” đối thủ chính trị của mình. Thành ra với Quyền, người ta nghĩ rằng: “Người 201
này còn ngồi lâu trên ghế quyền lực, tỉnh K. sẽ còn loạn” (trang 239). Nhưng Huy Hùng, người mà ông Bình và Hiếu Dân có hi vọng le lói, song họ sẽ phải thất vọng nặng nề. Việc viết hai tiểu thuyết trong một tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi một vốn hiểu biết về lịch sử sâu rộng, chắc chắn. Đồng thời cũng đòi hỏi vốn sống, vốn hiểu biết về hiện thực trong cuộc sống thời hiện tại cũng không được non lép. Có như vậy mới cuốn hút được người đọc và không tạo cảm giác vênh lệch. Về tiểu thuyết lịch sử, Vũ Ngọc Tiến đã có bốn cuốn sách trước đó. Đây là cuốn thứ năm. Những hiểu biết về nhà Lê, về đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão, về thuỷ lợi, giáo dục của quá khứ đảm bảo cho sự thành công của tác giả. Về tiểu thuyết hiện đại, tuy đây là cuốn đầu tiên, nhưng vốn sống trong 4 tập truyện ngắn trước đó cộng với một bút lực mạnh, một phong cách dựng truyện đa dạng, biến hoá, một lối hành văn sáng, khúc chiết cũng làm cơ sở chắc chắn cho sự thành công. Điều quan trọng nhất có lẽ đây là lần đầu tiên, Vũ Ngọc Tiến thử nghiệm lối viết hai trong một mà không tạo ra cảm giác rời rạc hay lắp ghép. Chính hai tiểu thuyết về nhà Lê và tỉnh K soi chiếu vào nhau làm cho chiều sâu tư tưởng và bề dày nhân vật như được nhân lên. 202
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) Họ và tên khai sinh: Nguyễn Tuân Năm sinh: 1919 Quê quán: thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Viết văn khá sớm trước Cách mạng. Sau 1945 tham gia kháng chiến. Từng phụ trách đoàn kịch lưu động, Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội. Tác phẩm chính Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1949); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tàn đèn dầu lạc (phóng sự, 1941); Một chuyến đi (du kí, 1941); Tùy bút I (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tùy bút, 1943); Tùy bút II (tùy bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tùy bút, 1949); Tình chiến dịch (tùy bút, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Đi thăm Trung Hoa (Tùy bút, 1955); Tùy bút kháng chiến (1955); Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956); Sông Đà (tùy bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tùy bút, 1972); Kí (1976); Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1 (1981), tập 2 (1982). Giải thưởng văn học Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 1996. Về NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ của Nguyễn Tuân Tác phẩm Người lái đò sông Đà là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Đây là một trong số 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo của Nguyễn Tuân in trong tập Sông Đà xuất bản năm 1960. 203
Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, năm 1982 khi cho in lại trong tập 2 bộ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tên bài thành Người lái đò sông Đà. Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện. Ông thấy mọi con sông đều chảy về phía đông, riêng một mình con sông Đà chảy lên phía Bắc. Ông phát hiện ra hình ảnh con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, người lái đò trên sông là một người nghệ sĩ, một dũng sĩ…và hai nét nổi bật nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình. Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật kết hợp. Trước hết phải kể đến biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Đá trên thác sông Đà mai phục, nhảy vồ lấy thuyền. Chúng hung dữ bày thạch trận để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước cũng vậy, chúng thở, kêu rống lên. Nước cũng vào hùa với đá để đánh những miếng đòn “hiểm độc nhất”. Nguyễn Tuân còn sử dụng thủ pháp so sánh, tưởng tượng, huy động vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, địa lí, quân sự, điện ảnh,… để miêu tả sông Đà. Nguyễn Tuân đã tưởng tượng và sáng tạo nhiều trong tùy bút Người lái đò sông Đà. Đặc biệt là đoạn tả cuộc vượt thác sông Đà, được ví như cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Đầu tiên là hình dung về thác nước với cái tiếng réo đặc biệt: “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Sau nước là đá. Đá sẵn sàng nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mỗi hòn đá một dáng vẻ. Chúng bày thạch trận trên sông chia làm nhiều tuyến, chủ động tiêu diệt tất cả những ai trên thuyền ngay ở chân thác. Nước và đá phối hợp với nhau để đánh tan con thuyền của ông lái đò. Chúng hung hăng hò la, liều mạng đá trái, thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Trùng vi thạch trận lắt léo. Vòng đầu bốn cửa tử, một cửa sinh. Vòng sau lại tăng thêm nhiều cửa tử và cửa sinh thì lại lệch qua bờ hữu ngạn. Vòng ba, bên phải, bên trái đều là luồng chết. Luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Đúng là một trận chiến ác liệt, sinh tử giữa con đò và đá, nước sông Đà! Người lái đò là một người lao động, nhưng là nghệ sĩ trong lao động, hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thủy chiến thường xuyên với sông Đà. Đó là một con 204
người bình thường, hiền lành với những nét phác họa: “cái đầu bạc… cái đầu quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất song mun”; “tay ông lêu nghêu như một cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại…”. Đó là một con người dũng cảm, say mê sông nước, say mê những cảm giác mạnh. Ông vừa bình tĩnh, vừa ung dung đối đầu với những khó khăn nguy hiểm. Ông khôn ngoan, vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn. Khi chở đò, ông là nhà nghệ sĩ, là dũng tướng tài ba. Kết thúc công việc, ông lại là một người bình thường. Vẻ đẹp và chủ nghĩa anh hùng thể hiện trong con người bình thường, làm công việc bình thường là chở đò trên sông. Đặc điểm nổi bật của tùy bút Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa. Để nói về con sông Đà, Nguyễn Tuân dẫn thơ cổ, dẫn thơ Lý Bạch, thơ của Bronievski (Ba Lan). Ông vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, hội họa, điện ảnh, quân sự để viết về con sông hung dữ và thơ mộng. Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trước những hiện tượng phi thường, gây cảm giác mạnh. Bao giờ ông cũng say mê, khám phá và thưởng thức cái đẹp. Vẻ đẹp hung dữ và thơ mộng của sông Đà làm cho nhà văn say mê. Vẻ đẹp của ông lái đò bình dị nhưng khi vượt thác thì như một viên tướng tài ba, điêu luyện. Đúng là nhà văn nhìn cảnh vật và con người thiên về phương diện mĩ thuật và tài hoa. Nhà văn đã dùng các biện pháp nhân hóa, so sánh, biến hóa trong cách đặt câu, dùng từ, nên làm cho ngôn ngữ trong tác phẩm có giá trị tạo hình và gợi cảm phong phú. Qua hình ảnh con sông hung bạo và thơ mộng, người lái đò bình dị mà dũng cảm, tài hoa, Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc của Tổ quốc. Cho đến bây giờ, mới chỉ có hai bài tùy bút nổi tiếng về hai dòng sông. Một là sông Đà của Nguyễn Tuân. Hai là sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trong khi nước ta có hàng ngàn con sông lớn nhỏ./. Nhµ v¨n NguyÔn Tu©n Víi Líp sinh viªn ®Çu tiªn khoa Ng÷ V¨n ®¹i häc s- ph¹m viÖt b¾c §ã lµ vµo mét sím mïa hÌ m¸t mÎ n¨m 1969, líp sinh viªn ®Çu tiªn Khoa Ng÷ v¨n Tr-êng §¹i häc S- ph¹m ViÖt B¾c chóng t«i gåm h¬n mét tr¨m anh chÞ em ®· ®-îc nång nhiÖt ®ãn NguyÔn Tu©n. ¤ng b-íc vµo héi tr-êng trong tiÕng vç tay t-ëng nh- kh«ng døt cña nh÷ng ng-êi mÕn mé. H«m ®ã nhµ v¨n ®· dµnh trän mét 205
buæi ®Ó nãi chuyÖn v¨n ch-¬ng. ThÇy Vò Ch©u Qu¸n chñ tr-¬ng chóng t«i ph¶i \"tèc kÝ\" toµn bé nh÷ng buæi nãi chuyÖn cña c¸c nhµ v¨n, nhµ th¬ ®Ó lµm t- liÖu cho m×nh vµ cho c¸c kho¸ sau. D-íi ®©y lµ bµi nãi cña nhµ v¨n NguyÔn Tu©n. Chóng t«i muèn c«ng bè nh©n dÞp 35 n¨m thµnh lËp tr-êng ®Ó thÓ hiÖn lßng biÕt ¬n cña c¸c thÕ hÖ sinh viªn con em c¸c d©n téc miÒn nói víi nhµ v¨n - ng-êi cã nhiÒu duyªn nî víi S«ng §µ - T©y B¾c. T«i thÝch gÆp c¸c ®ång chÝ, nh÷ng ng-êi truyÒn b¸ c¸i tèt ®Ñp cña v¨n hãa, c¸i trong s¸ng cña tiÕng nãi d©n téc. Ng-êi viÕt v¨n quý c¸c thÇy gi¸o nãi chung, nh-ng ®Æc biÖt quý ng-êi gi¸o viªn d¹y v¨n. T«i tin sang n¨m t«i cßn søc ®i ®Õn c¸c tr-êng ®Þa ph-¬ng. C¸i vui cña ng-êi viÕt kÝ lµ gÆp ®-îc nh÷ng con ng-êi ®Çu tiªn cña tr-êng S- ph¹m ViÖt B¾c. T«i muèn nãi mét vµi ®iÒu cô thÓ. T«i ngµy x-a lµ ng-êi viÕt v¨n xu«i. ViÖc viÕt v¨n kh¸c viÖc lµm th¬. T«i cã nhËn xÐt: ë v¨n häc d©n téc Ýt ng-êi chóng ta kh«ng thiÕu t¸c phÈm, nh-ng phÇn lín lµ th¬. Nã lµ c¸i thùc tÕ cho ta l-u ý. V¨n xu«i lµ ®iÒu ta cßn ph¶i bËn t©m. Mét nÒn v¨n häc ph¸t triÓn ph¶i cã th¬ ca, cã v¨n xu«i. §ã lµ quy luËt ph¸t triÓn cña v¨n häc thÕ giíi. Ta cã th¬, ta kh«ng coi th-êng th¬. Cuéc ®êi lín nªn ®ßi hái nh÷ng nhµ th¬ lín xøng ®¸ng víi nã. V¨n hay ®¸ng quý, th¬ hay cµng quý. Nã cã kh¸c nh-ng lµ anh em cïng cha mÑ cña tiÕng nãi ViÖt Nam. Ngµy x-a t«i ®i häc, giê häc quèc v¨n tuÇn lÔ cã mét giê. §ã lµ giê ch¬i, nghØ nhiÒu. Nh-ng t«i thÝch giê ®ã. Lóc Êy t«i nhí nÒn v¨n xu«i lµm g× ®-îc nh- b©y giê. Bèn m-¬i n¨m nay v¨n th¬ ta tiÕn rÊt nhiÒu, sè l-îng nhiÒu, h×nh thøc ng«n ng÷ trong s¸ng thËt lµ v-ît bùc. T«i nhí lµ t«i thÝch viÕt v¨n. Bµi ®Çu tiªn kho¶ng n¨m 1933, sau t«i trë thµnh ng-êi viÕt chuyªn nghiÖp n¨m 1937. TÝnh tuæi nghÒ th× t«i lµm 32 n¨m. Mét ng-êi yªu n-íc, yªu tiÕng nãi nhÊt ®Þnh ph¶i cã ý nghÜ cô thÓ vÒ tiÕng nãi d©n téc. Quan hÖ cña tiÕng nãi vµ ng-êi viÕt rÊt kh¨ng khÝt. ViÕt mét t¸c phÈm, v¨n nghÖ sÜ nghÜ r»ng gãp g× cho kho b¸u cña d©n téc. §ã lµ h-¬ng ho¶ cña «ng cha ®Ó l¹i. Ta s¸ng t¹o ra, ta ®ãng gãp vµo. S¸ng t¹o dï mét tiÕng, mét c©u, mét trang còng lµ phÇn ®ãng gãp. H-ëng tiÕng nãi, ph¶i ph¸t triÓn nã. S¸ng t¹o kh«ng chØ thªm tõ, mµ lµ c¸ch nãi nh÷ng ch÷ s½n cã. -\"Anh cã ®i xem phim kh«ng?\". §¸p \"cã\" hoÆc \"kh«ng\". Nh-ng l¹i tr¶ lêi:- T«i khã tr¶ lêi qu¸, thËt khã mµ tõ chèi. Hái 206
l¹i vÉn nh- thÕ. §ã lµ c¸i phøc t¹p phong phó cña cuéc sèng. Chóng ta lµm viÖc cho ng«n ng÷, gi¶ng v¨n, ®õng sî nh÷ng c¸i phøc t¹p ®ã. Thùc ra, nhµ th¬ vµ ng-êi viÕt kh«ng muèn phøc t¹p hãa. V× cuéc sèng phøc t¹p b¾t buéc ph¶i viÕt nh- vËy. Ng-êi ta hay nãi nÕp nghÜ cña ng-êi d©n téc gi¶n ®¬n. Kh«ng ph¶i thÕ ®©u. Ph¶i ph©n biÖt gi¶n ®¬n vµ gi¶n dÞ. NÕu kh«ng, m-êi n¨m sau, d¹y råi vÉn cßn hèi hËn. Cã anh gi¸o viªn ph¶n ®èi t¸c gi¶ v× tõ mµ t¸c gi¶ dïng, anh ta kh«ng hiÓu, nªn chôp cho anh t¸c gi¶ lµ kh«ng ®¹i chóng. C¸c anh chÞ ®· chän con ®-êng phông sù cho ng«n ng÷ v¨n häc, t«i nãi thªm gi¶ng v¨n häc mÖt l¾m. NÕu kh«ng yªu th× khã lßng mµ lµm ®-îc. Ng-êi lao ®éng nghÖ thuËt yªu n-íc. Ng-êi lao ®éng cho nghÖ thuËt còng ph¶i cã con ng-êi yªu n-íc ë trong m×nh míi hiÓu ®-îc. ë To¸n ®¸p sè kh¸c. ë V¨n ®¸p sè kh«ng nh- vËy. Mçi ng-êi cã c¸ch gi¶i kh¸c nhau vµ ®¸p sè kh¸c nhau, m×nh ph¶i theo nhiÒu nªn mÖt. Trong nghÒ v¨n ai l-êi lao ®éng, ng-êi ta thÊy ngay. C©u ch÷ dïng nh- ng-êi kiÕm cñi. Ng-êi bã chÆt th× c©u hay. Ng-êi kh«ng biÕt bã th× rêi r¹c vµ háng. Ng-êi viÕt v¨n cã tµi lµ lµm ®óng, nh-ng ph¶i lµm hay. Ph©n tÝch néi dung lµ rÊt cÇn, nh-ng ph©n tÝch nghÖ thuËt ph¶i ph©n tÝch kÜ, nÕu kh«ng ta bá quªn chøc n¨ng cña ta. Ta nãi V¨n häc, l©u nay quªn mÊt v¨n ch-¬ng. Gi¶ng d¹y v¨n kh«ng ®-îc bá sãt nã. V¨n lµ ®Ñp, ch-¬ng lµ s¸ng. C¸i ®Ñp s¸ng cña v¨n häc lµ mÜ häc. M×nh lµ gi¸o viªn v¨n ph¶i cã kiÕn thøc thÈm mÜ. NÕu m×nh n©ng m×nh lªn, ta sÏ kh«ng sî mét t¸c gi¶ nµo khã. C¸c ®ång chÝ lµm viÖc nghiªm tóc sÏ khuyÕn khÝch ng-êi viÕt, b¾t hä kh«ng ®-îc l-êi. B©y giê xin nãi vÒ nhµ v¨n NguyÔn Tu©n. Trong cuéc ®êi, V¨n vµ NghÖ lµ cña nh©n d©n. §¶ng kh«ng cho anh tµi n¨ng, nh-ng §¶ng cã kinh nghiÖm tæ chøc ®Ó mäi ng-êi cã thÓ ph¸t triÓn tËn ®é tµi n¨ng. ViÕt v¨n lµ ph¶i lao ®éng nghÖ thuËt, dïng tay, ch©n, tim, ãc. T«i lªn Hµ Giang 5 lÇn. T«i cèt lªn Lòng Có. §-êng ®i nói ®Ñp. T©y ngµy x-a gäi Hµ Giang lµ Thuþ SÜ cña B¾c bé. Sau chuyÕn ®i t«i viÕt mét bµi ®¨ng ë b¸o Thèng NhÊt. (§ã lµ cã dông ý). T«i nãi Lòng Có, nh-ng nãi ®Þa lý cña n-íc ta. T«i thÝch ®i nh÷ng ngãc ng¸ch cña biªn giíi. NÕu Tæ quèc lµ con ng-êi th× mòi Cµ Mau lµ ngãn ch©n c¸i cña Tæ quèc ch-a kh« bïn v¹n dÆm. Nãi Lòng Có kh«ng thÓ kh«ng nãi ®Õn Cµ Mau. T«i hay dïng b¶n ®å v× nh- vËy, ý thøc cña m×nh vÒ kh«ng gian cô thÓ h¬n. T«i nghÜ, n-íc ta nhá nh-ng kh«ng lïn. Khi ra n-íc ngoµi cã ng-êi hái Tæ quèc anh ë kinh tuyÕn nµo, vÜ tuyÕn nµo, ph¶i biÕt mµ tr¶ lêi cho s¸t. (Nhµ v¨n vÏ b¶n ®å ®Êt n-íc lªn b¶ng, chó thÝch râ ®Þa danh Lòng Có, Cµ Mau ë vÜ ®é 23,22 vµ 8,30; Apa chñ ë kinh ®é 102 vµ Sa vÜ ë kinh ®é 108). T«i thao thøc vÒ Lòng Có. Lªn ®Õn n¬i, t«i nghÜ: phÝa b¾c lµ mét m¸i nhµ mµ Lòng Có lµ th-îng l-¬ng. T«i ngåi ë Lòng Có lµ ë d-íi m¸i nhµ mµ trªn th-îng 207
l-¬ng. Tæ quèc lµ thî c¶ ®ang truyÒn cho t«i kinh nghiÖm lµm nhµ, x©y dùng. Lªn ®©y t«i thÊy lª, thÊy ®Ëu phô. C©y lª ë tÊc ®Êt cuèi cïng cã h¬n mét ngµn qu¶. Nhí h×nh ¶nh «ng cha trong B¹c Liªu ®èt than, ®¸nh c¸. T«i thÝch h×nh ¶nh anh x· ®éi víi qu¶ lª. T«i cho r»ng nãi chiÒu dµi cña Tæ quèc lµ ph¶i nãi tõ Lòng Có ®Õn Mòi Cµ Mau. §øng tr-íc mòi Lòng Có tét B¾c, cµng nhí tíi Mòi Cµ Mau cùc Nam. Tæ quèc ta cã 2 ch÷ S. Ch÷ S ngoµi biªn mÒm m¹i, ch÷ S bªn trong cøng h¬n. MÒm cña biÓn, cøng cña nói. Kinh tuyÕn 105 lµ kinh tuyÕn x-¬ng sèng cña Tæ quèc. \"S«ng §µ\", ®Æt tªn cã ngô ý cña t¸c gi¶. Tªn s¸ch bao hµm mét chñ ®Ò: x©y dùng T©y B¾c, kiÕn thiÕt T©y B¾c. Bªn x©y dùng c¬ b¶n cã vÊn ®Ò lµm ®-êng, më ®-êng. T©y B¾c lµ ®Ò tµi. Chñ ®Ò lµ giao th«ng vËn t¶i. S«ng §µ, t«i m-în h×nh ¶nh con s«ng cã s½n. Ai ë miÒn nói ®Òu thÝch, ®Òu cã nguyÖn väng më ®-êng. X©y dùng chñ nghÜa x· héi ph¶i ph¸t triÓn ®-êng s¸. Con ®-êng cã ý nghÜa ®Ñp vÒ vËt chÊt, tinh thÇn. Nã lµ dÊu hiÖu cña con ng-êi. Giêi cã, nh-ng kh«ng bao giê cho ®-êng. Con ®-êng gîi tù hµo con ng-êi cã v¨n minh. Tµi s¶n quèc gia lµ nh÷ng con ®-êng. Con ®-êng cßn vËn chuyÓn gi¸ trÞ v¨n ho¸ tõ n¬i nµy ®Õn n¬i kh¸c. N¬i nµo Ýt ®-êng s¸, ë ®Êy hay cã ¸n m¹ng r¾c rèi. H×nh t-îng con ®-êng vµo v¨n th¬ lµ xøng ®¸ng. Më ®-êng lµ mét, b¶o vÖ, gi÷ lÊy con ®-êng l¹i cµng quan träng. Cã ch-¬ng t«i ca ngîi ng-êi më ®-êng; cã ch-¬ng t«i viÕt vÒ n¬i ch-a cã ®-êng. Than Uyªn vÒ lÞch sö ®-îc gi¶i phãng chËm, vÒ ®Þa lÝ n»m gi÷a hai con s«ng: s«ng §µ vµ s«ng Hång. Nã n»m trong sa m¹c xanh, xanh bùc m×nh. Khi ®i ®-êng, t«i kh«ng hÒ gÆp ai ®i ng-îc l¹i. Nã ®Ó l¹i cho t«i mét c¸i g× ®ã nÆng nÒ. T«i muèn ®i vµo n¬i rËm rÞt, t×m n¬i ®iÓn h×nh kh«ng cã ®-êng s¸. Muèn thÊy ®-êng më, t«i ®i vµo n¬i chöa cã ®-êng. Cã con ng-êi mµ kh«ng cã ®-êng. MËu dÞch cã, thÕ mµ kh«ng b¸n mét c¸i xe ®¹p nµo. C¸i xe tr©u b¸nh ®Æc còng kh«ng, thuyÒn còng kh«ng. Than Uyªn thÌm më ®-êng. Toi viÕt vÒ \"Giã Than Uyªn\". Nh-ng lµ giã bÊt m·n, giã cuéc ®êi, nã vËt v·, kªu ca. T«i t¶ hÕt cuéc sèng ®au khæ cña ng-êi kh«ng cã ®-êng. Cã anh kªu t«i kh«ng vui. Nh-ng kh«ng cã ®-êng th× vui lµm sao. B©y giê Than Uyªn ®-êng xe lín hµng ba. C¸n bé Than Uyªn kh«ng sî ®i häp. T«i kªu cho Than Uyªn lµ kªu cho t«i, cho ng-êi c«ng d©n cã tr¸ch nhiÖm qu¶n lÝ tµi s¶n cña nhµ n-íc. T«i kh«ng nghÜ m×nh kªu cã lµm cho §¶ng më ®-êng kh«ng. Nh-ng t«i ngê r»ng tiÕng chu«ng cña t«i giãng cã gãp phÇn trong ®ã. Con ®-êng vµ con ng-êi liªn quan chÆt chÏ nªn kh¸ng chiÕn lÇn nµy, MÜ tËp trung ph¸ ®-êng, ph¸ cÇu. 208
T«i cßn muèn lªn miÒn nói nhiÒu. ë ®ã cã nhiÒu vÊn ®Ò suy nghÜ. Mét phÇn ba ®Êt n-íc lµ rõng, lµ nói. Rõng nói lµ duyªn nî víi t«i. C¸c ®ång chÝ lµ con em c¸c d©n téc miÒn nói. T«i mong r»ng ë ®©y sÏ cã nh÷ng c©y bót trÎ n¶y sinh. Sau bµi nãi chuyÖn nµy, nhµ v¨n ®· chôp ¶nh víi chóng t«i, cho mét sè ng-êi ch÷ kÝ, vµ tr¶ lêi c¸c c©u hái cã liªn quan ®Õn cuéc ®êi vµ s¸ng t¸c cña m×nh. 209
Hoàng Minh Tường Họ và tên khai sinh: Hoàng Minh Tường. Sinh ngày 21 tháng 1 năm 1948. Quê quán: Động Phí, xã Phương Tú, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Cử nhân Địa lí, từng công tác ở Sở Giáo dục khu tự trị Việt Bắc, báo Người giáo viên nhân dân, báo Văn nghệ, báo Tuần Du Lịch, Tạp chí Thuỷ sản và Ban sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm Tiểu thuyết Đồng chiêm, 1979; Đầu sông, 1981; Những ngả đường, 1986; Con hoang, 1989. Người đẹp trong khách sạn, 1990; Những người ở khác cung đường, 1990; Gặp lại dòng sông, 1990; Giá như yêu được một người, 1992; Thuỷ hoả đạo tặc, 1996; Đồng sau bão, 2000; Ngư phủ, 2005; Thời của thánh thần, 2008. Các tập truyện ngắn Cưới lại, 1989; Gã viết thuê, 2002; Những chuyện tình xưa cũ, 2003; Nàng Eva mù, 2005; Truyện ngắn Hoàng Minh Tường, 2010. Các tập bút kí Đa thê, 1995; Nghìn lẻ một nàng dâu, 2000; Bình minh đến sớm, 1986; Nhà quê liệt truyện, 2007. Đen và Béo (truyện thiếu nhi), 1997. Các kịch bản phim Hà Nội mùa chim làm tổ, Giá như yêu được một người, Tình biển. Giải thưởng Giải thưởng Văn học nhà trường 1978; Giải thưởng loại A văn học công nhân, 1990; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1997. THUỶ HOẢ ĐẠO TẶC CUỐN TIỂU THUYẾT HAY VỀ NÔNG THÔN Có thể nói rằng nông thôn và nông dân bao đời nay luôn luôn là vấn đề to lớn, bức xúc đối với một nước nông nghiệp mà dân số phần lớn là nông dân như nước ta. Các nhà văn không thể không quan tâm đến vấn đề này. Và những ai thâm canh tác phẩm của mình ở đây đều có được những mùa vụ rất tốt đẹp. Trước Cách mạng Tháng Tám, chúng ta có thể kể đến “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Lão Hạc”, “Chí Phèo” của Nam Cao. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp có “Con trâu” của Nguyễn Văn Bổng. Hoà bình lập lại đến nay, những tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn càng nhiều. Chỉ có thể kể đến những tác giả và tác phẩm nổi trội: “Cái sân gạch” và “Vụ lúa chiêm” của Đào Vũ; những 210
truyện ngắn, truyện vừa của Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải; tiểu thuyết “Đất làng” của Nguyễn Thị Ngọc Tú; tiểu thuyết “Bão biển” và “Đất mặn” của Chu Văn; “Đất bằng, Vãi Đàng” của Vi Hồng; “Cù lao Tràm” của Nguyễn Mạnh Tuấn; “Đồng chiêm” của Hoàng Minh Tường; “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường; một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,... Năm 1996 người đọc lại chứng kiến nỗi niềm trăn trở đồng quê của Hoàng Minh Tường trong cuốn tiểu thuyết “Thuỷ Hoả Đạo Tặc”. Về đề tài nông thôn, Hoàng Minh Tường đã có tập truyện ngắn “Những mảnh đời khác nhau” và tiểu thuyết “Đồng chiêm”. Nhưng bấy nhiêu dường như chưa nói hết được những băn khoăn, trăn trở của một nhà văn con đẻ của ruộng đồng. Chính vì thế mà năm 1982, chỉ ít năm sau “Đồng chiêm” ra đời, Hoàng Minh Tường lại bắt tay vào khởi thảo tiểu thuyết mới về đồng quê với cái tên lọt lòng “Vùng gió quẩn” và khi khai sinh chính thức là “Thuỷ Hoả Đạo Tặc”. Trở lại đề tài nông thôn lần này, Hoàng Minh Tường với sự nhạy cảm của người am tường sâu sắc thực tế sản xuất nông nghiệp, với sự nung nấu, trăn trở của người gắn bó máu thịt với những người nông dân, với trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút, anh đã phản ánh trung thực, lí giải và dự báo sự thất bại không thể cứu vãn của mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo lối bao cấp. Ngày nay, khi đường lối kinh tế đổi mới của Đảng và thực tế đã chứng minh tính chất đúng đắn của cơ chế khoán sản phẩm, ta càng thấy tính chất dữ dội, gai góc và cấp bách mà nhà văn đã đặt ra hơn một chục năm về trước. Những tác phẩm viết về nông thôn trước đây khai thác nhiều mặt về con người lao động mới, người xã viên mới trong quan hệ sản xuất mới đối với những phong tục, tập quán, những cách tính toán hẹp hòi, tủn mủn, sự trì trệ, lạc hậu, những quan hệ gia tộc phức tạp,... Hoàng Minh Tường đã chọn một cách riêng, một lối mới để tiếp cận đề tài nông thôn ở tiểu thuyết này: Mô tả cơ chế sản xuất và sự luẩn quẩn, bế tắc của nó. “Thuỷ Hoả Đạo Tặc” đặt dấu chấm hết cho kiểu tiểu thuyết ca ngợi hợp tác xã điển hình, một mô hình áp đặt không phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Trong tinh thần của một tiểu thuyết có tính luận đề, tác giả đi sâu vào mô hình sản xuất và những vấn đề bức xúc của nông thôn. Những nhân vật chính mà nhà văn tập trung khắc hoạ là những người có vai trò chủ chốt trong guồng máy lãnh đạo, điều hành hợp tác xã. Cấp huyện thì có bí thư Trần Sinh, Mạch, Toại. Cấp xã và hợp tác xã quy mô toàn xã có chủ nhiệm Cơ, Bí thư Đảng uỷ Điền, Phó Bí thư Thiển, Phó Chủ nhiệm Lõa, kế toán Biền. Các cán bộ cấp thấp hơn thì có Luyến, Cản, Lập, Thanh,... Bấy nhiêu con người, trừ vài ba kẻ xấu, họ đều là những người tận tuỵ, có trách nhiệm, hết lòng hết sức muốn làm giàu, làm đẹp cho quê hương. Họ là những con người thuần phác, những đảng viên trung thành, những cán bộ có năng lực và trình độ. Thế nhưng hợp tác xã Thanh Bình mà tất cả dốc sức xây dựng, lại được sự đầu tư về trí tuệ và vật chất của lãnh đạo huyện với mục đích dựng nên một điển hình xuất sắc thì vẫn là một cơ thể èo uột, thậm chí đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Xã viên 211
vẫn bị đói bữa. Nhiều người buộc phải dấm dúi ăn cắp của tập thể. Đại hội không thành. Một nông dân như ông Trạc suốt đời gắn bó với làng quê của mình mà cũng ngao ngán chán cả những thửa ruộng mà ông đã tưới ướt mồ hôi. Một câu hỏi lớn nung nấu mọi người: Vì sao? Tại thiên tai chăng? Tại cán bộ, xã viên kém nhiệt tình chăng? Tại một vài kẻ xấu với những mẹo vặt xà xẻo tài sản của hợp tác xã chăng? Đâu là nguyên nhân chính? Bằng sự nhạy bén và sắc sảo của mình, Hoàng Minh Tường đã chỉ ra sự bất hợp lí của mô hình kinh tế bao cấp áp đặt vào nông thôn. Với mô hình này, bao nhiêu tính toán, nỗ lực của con người cũng trở nên vô ích. Nó làm xơ cứng cách nghĩ, cách làm của người sản xuất vì qua sự vận hành của nó: “sản phẩm mồ hôi nước mắt của những người lao động thực chất đã trở thành những thứ vô chủ” (trang 424) Trong số các nhân vật được nhà văn dành nhiều công sức, chủ nhiệm Cơ nổi lên như một nhân vật trung tâm. Cơ là điển hình của những chủ nhiệm biết làm ăn, biết nắm lấy thời cơ, có tinh thần phấn đấu vì tập thể. Nhưng Cơ không phải là nhân vật được lí tưởng hoá. Anh cũng có những bốc đồng, có những ý đồ cá nhân, những quan hệ nam nữ không đứng đắn với cô Vy và cả những khát khao địa vị, quyền lực. Chiếc ghế huyện uỷ viên rồi cũng có được nhưng Cơ bị cô lập và bi quan hơn bao giờ hết. Hợp tác xã do anh điều hành ngày càng “có vấn đề nghiêm trọng”. Sự bất lực của Cơ không phải do anh kém tài, cũng không phải do sự ngáng trở của một vài cán bộ dưới quyền anh. Vấn đề là cơ chế hợp tác mà Cơ đứng đầu đã dồn anh (hay bất kì ai ngồi ghế của anh) vào thế bế tắc, nan giải: làm theo nguyện vọng và quyền lợi của xã viên thì trên không ưa hoặc ghét bỏ (Chủ nhiệm Đan của hợp tác xã Văn Xuyên giàu nhất huyện là chuyện Cơ thấy nhãn tiền); vừa lòng cấp trên thì phải liều, phải làm trái (có khi nói trái) điều mình nghĩ, có khi phải né tránh sự thật hoặc làm ngơ cho người khác nói dối, làm sai. Cơ lâm vào tình trạng trên đe, dưới búa. Chủ nhiệm Cơ là sản phẩm, cũng là nạn nhân của guồng máy quan liêu bao cấp ở nông thôn. Con người đầy năng nổ và xông xáo nhưng chỉ sau một nhiệm kì điều hành hợp tác xã: “Anh vừa giống như một người leo cao bị ngã đau, vừa giống như một con chim bị tên bắn hụt. Hầu như tất cả sức lực, ý chí, cùng những tham vọng dự định mà lâu nay anh thấy dư thừa đều bị sụp đổ, tan vỡ như bong bóng xà phòng” (trang 443). Chủ nhiệm Cơ là một mẫu riêng của các chủ nhiệm từng được xây dựng trong văn học Việt Nam hiện đại. Khi tập trung mô tả cơ chế của mô hình sản xuất bao cấp chi phối đời sống nông thôn, trong tiểu thuyết này, Hoàng Minh Tường đã dự báo trước những nguy cơ bùng nổ nếu như mô hình đó vẫn tiếp tục tồn tại. Sự cứng nhắc, máy móc buộc những người nông dân thuần phác phải làm những chuyện gian dối mà chính họ không hề muốn. Quyền lợi vật chất gắn liền với miếng cơm manh áo đã khiến cho đội Ba và đội Mười xung đột bằng đòn xóc và liềm hái, phải huy động lực lượng dân quân mới giải tán nổi. Tuy thế, chủ nhiệm vẫn bị ném đá ngã gục xuống chân bờ ruộng. Đại hội hợp tác xã bị biến thành một cuộc ẩu đả giữa những kẻ gây rối và những người trung thực,... Những vấn đề phức tạp, gai góc trong đời sống sau lũy tre xanh đều được đề cập với một thái độ trăn trở, xây dựng 212
của người trong cuộc. Tất cả đều khẳng định rằng mô hình sản xuất cũ đã không còn thích hợp “Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi phương thức quản lí... chúng ta phải có cách làm ăn mới” (trang 384). Đặt những kết luận này vào thời gian 15 năm về trước, chúng ta mới thấy hết được sự trung thực và dũng cảm của người cầm bút. Xét ở góc độ phản ánh hiện thực các vấn đề của nông thôn và nông dân, “Thuỷ Hoả Đạo Tặc” là một tác phẩm thành công. Đây là tác phẩm có lẽ là duy nhất viết về thời khắc suy vi của mô hình kinh tế bao cấp ở nông thôn. Tiểu thuyết có bố cục chặt chẽ, lớp lang mạch lạc. Nhiều trang viết thấm đẫm tình yêu đất đai, ruộng đồng, yêu thương, trân trọng những con người hai sương một nắng. Điều đó cũng góp phần tăng thêm tính lôi cuốn, hấp dẫn của tác phẩm. Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét: “Mỗi trang viết tiếp của Tường còn dồi dào bút lực, lắm biến tấu, phá cách ra trò; nghĩa là vẫn còn trẻ và gây bất ngờ thú vị”. Bạn đọc có thể đọc trực tiếp tác phẩm và kiểm nghiệm lời khen của nhà văn đàn anh trong văn giới. 213
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) Họ và tên khai sinh: Nguyễn Huy Tưởng. Sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912. Quê quán: Làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội) Dân tộc: Kinh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Tham gia cách mạng từ năm 1938 trong phong trào học sinh. 1943 gia nhập nhóm văn hoá Cứu quốc. Lãnh đạo chủ chốt của Hội Văn hoá Cứu quốc. Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, Giám đốc Nxb Kim Đồng. Tác phẩm Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết), 1942; Vũ Như Tô (kịch), 1943; An Tư (tiểu thuyết), 1944; Bắc Sơn (kịch), 1946; Những người ở lại (kịch), 1948; Anh Sơ đầu quân (tập kịch), 1949; Kí sự Cao Lạng, 1951; Truyện anh Lục (tiểu thuyết), 1955; Bốn năm sau (tiểu thuyết), 1959; Lũy hoa (truyện phim), 1960; Sống mãi với Thủ đô (tiểu thuyết), 1961. Truyện viết cho thiếu nhi Chiến sĩ ca nô, An Dương Vương xây thành ốc, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Giải thưởng Giải Ba truyện và kí của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1951 - 1952. Giải Nhì tiểu thuyết Hội Văn nghệ Việt Nam, 1954 - 1955. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 1996. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và Lịch sử 1. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, người viết sử bằng văn Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có nhiều tác phẩm viết về lịch sử và cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta, nhất là về Hà Nội. Ông sinh trưởng ở Hà Nội và gắn bó với Hà Nội xưa và nay qua các tác phẩm mà mọi người đều biết như: Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, An Tư, An Dương Vương xây thành ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Những người ở lại, Lũy hoa, Sống mãi với Thủ đô... Có thể nói Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn say mê với lịch sử và thành công chủ yếu ở mảng đề tài này. Khi Cách mạng thành công và kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Huy Tưởng đã viết kịch Bắc Sơn, một vở kịch lịch sử dựng lại không khí hào hùng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Sự có mặt của vở kịch này đánh dấu bước trưởng thành của kịch nói kháng chiến. Có một điều thú vị là ngay từ khi bước chân vào nghề viết, nhà văn tương lai đã viết hai tiểu luận về lịch sử khi chưa đầy ba mươi tuổi gây cho độc giả “nhắc nhở và mến phục”, rồi sau đó là ba tác phẩm lấy đề tài lịch sử lần lượt ra đời. 214
Viết tiểu luận về vấn đề lịch sử, hay viết truyện lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng cho thấy ông đọc sử rất rộng: “Trận Bạch Đằng, Đống Đa so với những chiến thắng của Nã Phá Luân hay của Hàn Tín cũng chưa lấy gì làm lạ, và cuộc hưng binh của chân chủ Lam Sơn ví với sự nghiệp của Chu Nguyên Chương cũng không có gì đặc biệt hơn. Những việc khác đại để đều như thế cả. Duy trong sử Việt ta, có một đoạn dị kì, nó không chói lọi như vàng, kích động như sấm, nhưng nó biệt lập như một cô phong độc tu”. Tác giả chứng minh cho lập luận của mình: “Thuở ấy, Âu châu đang chìm đắm trong chế độ phong kiến, các nước văn minh ở Á Đông còn nép dưới chính thể quân chủ độc đoán. Nước ta cũng vậy. Thế mà giữa lúc tinh thần dân chủ chưa hề mọc mầm ở một nước này (nào?) và ở nước Tàu mà ta nhất nhất lấy làm khuôn mẫu, thì vua tướng nhà Trần, đứng trước một vấn đề sinh tử, đã có cái sáng kiến lạ lùng là hỏi ý kiến quốc dân để quyết định, chắc nghĩ rằng trong sự tồn vong của nước, dân là gốc tất phải có trách nhiệm như những kẻ cầm quyền. Tình cờ, ta đã đi trước Mạnh Đức Tư Cưu hơn năm thế kỉ” (Hội nghị Diên Hồng) Qua hai đoạn trích, ta thấy nhà văn đọc kĩ sử ta, sử Tàu và cả lịch sử Thế giới. Tuy nhiên, cần phải thấy một điều là, mặc dù là một cây bút có khuynh hướng sử thi, đam mê lịch sử, nhưng Nguyễn Huy Tưởng cũng sẵn sàng tham gia vào những sự kiện đương thời để rồi bây giờ, các tác phẩm ấy cũng là chứng nhân lịch sử của một thời. Chúng tôi muốn nhắc đến các tác phẩm: Những người ở lại (1948), Anh Sơ đầu quân (1949), Kí sự Cao Lạng (1951) Truyện anh Lục (1955), Bốn năm sau (1959). Các nhà sử học không thể không tìm ở đây những sự kiện lịch sử được ghi lại sinh động bằng văn chương. Viết về lịch sử cũng có ba bốn cách và sáu bảy đường. Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước có biết bao nhiêu điều tỏ, mờ, ẩn khuất. Sử liệu nước ta bị thất thoát, trong cơn binh lửa, trong đời sống thiên nhiên khắc nghiệt, lũ lụt, mối mọt. Trong điều kiện ấy viết về lịch sử thế nào cho đúng? Không phải là ngẫu nhiên hay tình cờ mà nhà thơ Vũ Quần Phương hay day dứt về lịch sử: Nhưng đến lúc cũng cần cân lịch sử Lắm thứ mơ hồ Nhiều điều nông nổi Lịch sử như anh mù, anh điếc, anh câm Con sâu đo - tập Chân trời sau chân trời 215
Lịch sử cái ông già lẩm cẩm Hỏi suốt nghìn năm vẫn ậm à Ậm à - tập Chân trời sau chân trời Thái độ với lịch sử và thái độ với cuộc sống hôm nay và văn tài của người viết quyết định sự thành bại của tác phẩm. Có những người mượn lịch sử để thể hiện những cách đánh giá cá nhân, thành ra không tránh khỏi việc bóp méo hay xuyên tạc. Có người xông vào những vấn đề tồn nghi của lịch sử đưa ra cách lí giải riêng. Nhân vật Hồ Quý Ly mà Nguyễn Trãi đánh giá trong Bình Ngô Đại cáo (theo quan điểm của nhà vua Lê Lợi): “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ Để trong nước lòng dân oán hận”, nhưng các nhà Sử học sau này và cả trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đánh giá khác. Nhân vật thái sư Lê Văn Thịnh, trong chèo của Tào Mạt, không giống với cách đánh giá của một số nhà sử học. Gần đây, một số truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử khi viết về các nhân vật lịch sử, các giai đoạn lịch sử thường gây tranh cãi, thậm chí tranh cãi gay gắt; theo tôi, đó là chưa thành công hay thất bại của các tác giả. Bởi vì đụng vào lịch sử không dễ dàng gì. Đúng như nhân vật Abutalip đã nói trong Đa-ghét-xtan của tôi của Ra-xun Gam-za-tov: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Cái hay của những tác phẩm viết về lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn không gây hoài nghi, không gây tranh cãi, cũng không dựng lịch sử và các nhân vật lịch sử “khác lạ” với những sử liệu chính thức mà mọi người đã biết. Nhà văn đã viết truyện lịch sử và truyền cho bạn đọc cái cảm giác của chính ông: “nhiều khi đọc, ta thấy phấn khởi nức lòng, nhiều khi ta thương tâm thổn thức, nhiều khi ta mắm lợi, nghiến răng” (Hội nghị Diên Hồng). Những nhân vật lịch sử của nhà văn làm cho chúng ta thêm tin yêu vào quá khứ hào hùng của cha ông, tin yêu vào cái đẹp, cảm thông với những trớ trêu của cuộc đời hay số phận của người xưa. Những trang văn về lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng chưa từng gây nghi ngờ hay tranh cãi mà chỉ bồi đắp thêm tình cảm tốt đẹp của con người, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, tình cảm căm ghét cái xấu, cái ác, căm ghét kẻ thù xâm lược. Trường hợp của Nguyễn Huy Tưởng đáng để cho những ai viết về lịch sử của nước ta suy ngẫm. 2. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong nhà trường Chắc chắn không phải là một sự ngẫu nhiên khi những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng được chọn vào chương trình Văn học trong nhà trường đều là những tác phẩm viết về lịch sử. Trước đây là tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và hiện nay là vở kịch Bắc Sơn và vở kịch Vũ Như Tô. Tôi muốn nói một chút về tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng trong chương trình Ngữ văn của trường phổ thông. 216
Trong chương trình và sách giáo khoa cấp Trung học cơ sở 1986 - 2002, tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được đưa vào sách giáo khoa lớp 7 với thời lượng 4 tiết. Một tiết giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Ba tiết còn lại trích học ba đoạn văn rất xuất sắc của tác giả. Đó là Bóp nát quả cam, Luyện tập, Lên đường. Ba đoạn trích đều thể hiện tài năng quan sát, miêu tả và đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật rất sâu của nhà văn. Chính vì đoạn trích hay cho nên các thầy cô giáo cũng có đất để dụng Văn. Khi đó tôi là cán bộ chỉ đạo bộ môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đi dự những giờ dạy bình thường và những giờ thao giảng, tôi đều thấy học sinh vô cùng hào hứng. Các thầy cô thì phấn khởi vì đã truyền được tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của Trần Quốc Toản cho thế hệ trẻ. Có một chi tiết thú vị là khi học đoạn trích Bóp nát quả cam, Nguyễn Huy Tưởng miêu tả hành động mạnh mẽ của Quốc Toản chạy xồng xộc xuống bến, bất chấp việc ngăn cản của quân Thánh Dực (Quân đội chuyên bảo vệ vua). Sau khi bày tỏ ý chí quyết đánh, Quốc Toản được nhà văn miêu tả như sau: “Nói xong, Hoài Văn run bắn, tự đặt thanh gươm lên gáy và xin chịu tội”. Vấn đề đặt ra là vì sao Hoài Văn lại run bắn? Học sinh cho rằng Hoài Văn quá xúc động. Một hai em thì cho rằng Hoài Văn sợ bị chém đầu do vi phạm quân pháp. Thực chất của việc run bắn là vì sao? Đây là một câu hỏi tình huống khá lí thú. Chẳng lẽ Hoài Văn không sợ chết, dám liều xuống bến lại có thể sợ hãi mà run bắn? Vậy thì chỉ có một nguyên nhân là do quá xúc động mà run bắn lên thôi. Nhưng lí giải như thế liệu đã đúng tính cách của Hoài Văn chưa? Kết cục là thầy và trò đều thống nhất Hoài Văn run bắn một phần vì quá xúc động, nhưng phần khác là sợ bị chém đầu do vi phạm quân pháp! Không sợ chết trước quân giặc, nhưng sợ một cái chết vì vi phạm quân pháp. Đó mới là bản chất tính cách của Hoài Văn. Sự sợ hãi này không làm giảm khí phách mà chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp của viên tướng trẻ Hoài Văn. Các đoạn Luyện tập, Lên đường đều là những đoạn rất hay, rất xúc động thể hiện quyết tâm cao của Hoài Văn. Đáng tiếc là trong chương trình Ngữ văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 6 năm 2006, tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, một tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi không còn có mặt trong chương trình. Khi nào làm chương trình mới, nên chọn lại tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Tôi cũng có một kiến nghị là các nhà làm phim nên có phim về Trần Quốc Toản, một nhân vật lịch sử được viết rất hay trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Trong chương trình Ngữ văn mới hiện nay ở cấp Trung học cơ sở, các nhà sư phạm đã chọn kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng để học trong 2 tiết (trích hồi 4). Nói chung 217
kịch là một thể loại khó dạy, khó học đối với học sinh. Nhưng dù sao, trích đoạn cũng cho thấy đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng cho những ngày đầu của kịch kháng chiến. Về vở kịch này, cá nhân tôi có một ấn tượng không mờ phai. Đó là một đêm mưa năm 1967 ở xã Vinh Quang, huyện Đại Từ, nơi trường Đại học Sư phạm Việt Bắc đóng bản doanh. Các diễn viên là sinh viên khoá một khoa Văn gồm Đặng Tương Như (vai cụ Phương) Lê Thanh Lâm (vai Thơm), Tạ Trần Duyên (vai Ngọc), Vi Văn Đoàn (vai Sáng)... đã đưa Bắc Sơn lên sân khấu vô cùng hoành tráng phục vụ cho cán bộ, sinh viên của trường và nhân dân trong xã. Cả hội trường rừng núi lặng đi xúc động trước những con người một lòng một dạ vì kháng chiến. Ca từ bài Bắc Sơn: “Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gio. Đau lòng bao năm sống lầm than đây đó. Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng... ” càng tăng thêm nỗi xúc động rưng rưng... Phải nói thêm rằng sau này tôi có lần xem đoàn kịch chuyên nghiệp diễn, nhưng ấn tượng thì không thể so sánh với các bạn tôi, những diễn viên nghiệp dư hồi ấy! Trong chương trình Ngữ văn mới đã nói trên, vở kịch lịch sử Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng cũng được chọn vào dạy ở chương trình lớp 11 trong cả bộ sách chuẩn và sách nâng cao trong 2 tiết. Trích đoạn Vĩnh biệt Cửu trùng đài là một trích đoạn rất hay, rất giàu tính kịch. Vở kịch này Nguyễn Huy Tưởng viết trước Cách mạng với một lập trường yêu nước và tiến bộ. Tất nhiên, vì viết trước Cách mạng, cho nên Nguyễn Huy Tưởng phải làm sao để vượt qua được sự kiểm duyệt của thực dân Pháp. Vì thế đề từ cho vở kịch, nhà văn viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Có nhà soạn sách đã căn cứ vào đó mà nói rằng “mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát”. Tôi cho rằng Nguyễn Huy Tưởng đã rất dứt khoát khi giải quyết các mâu thuẫn này. Vũ Như Tô thoả hiệp, bắt tay với bọn hôn quân để xây dựng Cửu trùng đài thuần tuý nghệ thuật cao siêu, đi ngược lại lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân nên đã bị sỉ nhục, bị giết chết, Cửu trùng đài bị đốt. Đó là thái độ dứt khoát của Nguyễn Huy Tưởng. Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn lớn, cần có những nghiên cứu sâu và rộng hơn nữa về sự nghiệp sáng tác của nhà văn; cần đưa vào nhà trường những tác phẩm xuất sắc của ông để thế hệ trẻ được thấm nhuần lịch sử, thấm nhuần tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng. 218
Bằng Việt Họ và tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng. Sinh ngày 12 tháng 6 năm 1941. Quê quán: xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Dân tộc: Kinh Học Đại học Luật tại Liên xô, từng công tác tại Viện Luật học, phóng viên chiến trường đoàn 559, biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới, Tổng biên tập báo Người Hà Nội, Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Tác phẩm Hương cây bếp lửa (chung với Lưu Quang Vũ), 1968; Những gương mặt, những khoảng trời (tập thơ), 1984; Cát sáng (tập thơ, 1985); Bếp lửa - khoảng trời (thơ tuyển), 1988; Phía nửa mặt chìm (tập thơ), 1995; Ném câu thơ vào gió (tập thơ), 2001; Thơ trữ tình, 2002; Nheo mắt nhìn thế giới (tập thơ), 2008; Tác phẩm chọn lọc, 2010; Lọ lem (dịch E.Evtusenko), 1982; Hãy nói bằng ngôn ngữ của tình yêu (dịch thơ RiTS.os), 2003; Tuyển thơ trữ tình thế giới thế kỉ 20 (dịch), 2005; dịch tiểu thuyết Muối của đất (G. Markov), tiểu thuyết TASS được quyền tuyên bố (Yu. Semionov). Tham gia dịch một số tuyển thơ của A. Puskin, Lermontov, Neruda... Giải thưởng Giải Nhất Văn học Nghệ thuật Hà Nội, 1967; Giải dịch thuật của Quỹ Hoà bình Liên Xô, 1982; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2002; Giải thưởng ASEAN, 2003; Giải dịch thuật Hội Nhà văn Hà Nội, 2005; Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật, 2001. Bếp lửa Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà, Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế Mẹ cùng cha công tác bận không về 219
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại nếp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm niềm xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa Giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... Kiev, 1963 Lời bình Bếp lửa là hình ảnh thân quen của mỗi gia đình Việt Nam. Đó là nơi mà dù giàu sang hay nghèo đói, người ta vẫn phải ngày ngày nổi lửa để nấu cơm hay luộc khoai, nấu cháo. 220
Bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh được hồi tưởng khi người cháu đã xa nhà, đã ở một hoàn cảnh khác “có ngọn khói trăm tầu/ Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”. Người cháu nhớ năm lên bốn “khói hun nhèm mắt”, là năm “đói mòn đói mỏi”. Lại nhớ kĩ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Những mùa vải chín, tiếng chim tu hú kêu, những câu chuyện kể của bà. Những việc bà bảo ban, dạy cháu làm, chăm cháu học, bà lo lắng cho mọi người... Bà vất vả, lận đận “dựng lại túp lều tranh” sau khi giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi. Người bà bền bỉ, kiên cường, bình dị gợi trong lòng cháu bao niềm mến thương, cảm phục, tự hào. Hình ảnh bếp lửa là một hình ảnh thật gắn bó với bà. Nhưng bếp lửa đã thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỉ niệm ấm ấp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương, đất nước. Bếp lửa mà bà ấp iu cũng chính là tình yêu thương mà bà nâng niu, dành tất cả cho cháu. Bà nhóm lửa là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui chung và đặc biệt là nhóm lên tình yêu và khát vọng trong tâm hồn cháu. Nhóm lửa do đó vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở. Nó được sự đồng cảm và chia sẻ của nhiều thế hệ học sinh vì hầu như ai cũng có một bếp lửa của riêng mình và cũng chung một tình cảm thiêng liêng bà cháu. 221
Lê Tiến Vượng Họ và tên khai sinh: Lê Tiến Vượng. Bút danh: Vương Tiến Lê. Năm sinh: 1961. Quê quán: Thôn Hưng Giáo, xã Tâm Hương, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Hoạ sĩ đồ hoạ, Cử nhân Anh văn, Cử nhân Luật. Công tác tại Báo Thiếu niên Tiền phong. Tác phẩm thơ Cánh buồm (in chung), 1989. Thời gian xanh (in chung), 1991. Trái tim để ngỏ (in chung), 1998. Khách muộn mùa thu, 2002. Lục bát bên đời, 2004. Lục bát khóc cười, 2017. Lục bát phố, 2018 LỤC BÁT BÊN ĐỜI CỦA LÊ TIẾN VƯỢNG Ai cũng biết rằng thể thơ lục bát mang đậm bản sắc và hồn cốt dân tộc ra đời từ rất sớm. Từ những câu ca dao khi người Việt còn chưa có chữ viết mà chỉ sáng tác và lưu truyền bằng cách truyền miệng. Rồi qua năm tháng, lục bát đã lên ngôi trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Hơn ba ngàn câu lục bát đầy tài hoa đã đưa tên tuổi Nguyễn Du vào hàng các văn hào của thế giới. Nhưng lục bát không dừng lại ở đó. Thể thơ dân tộc tiếp tục hành trình cùng với các tên tuổi Tản Đà, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ... Lục bát dễ làm mà rất khó hay, có thể nói là cực kì khó hay. Bởi vì người viết dễ bị vần của câu thơ kéo tuột đi. Giọng riêng của người viết rất dễ bị nhoà lẫn trong cái khuôn sáu tám, vừa có vẻ chật hẹp, nhưng lại cũng quá rộng để không có chỗ cho những gì bình thường neo đậu. Nói như thế để thấy rằng in cả một tập thơ 49 bài mà toàn lục bát như Lê Tiến Vượng đã làm thì đó là một hành động dũng cảm, rất đáng ghi nhận và biểu dương. Không những thế, qua Facebook còn thấy tác giả đã chuẩn bị xong “Lục bát khóc - cười”, chứng tỏ anh quyết tâm gắn bó với thể thơ này. 222
Lê Tiến Vượng gắn bó với lục bát và anh đã có đóng góp. Một ví dụ: Người mẹ đã vào ca dao từ rất lâu. Các nhà thơ hiện đại làm lục bát tiếp tục góp thêm những hình ảnh mới. Nguyễn Duy: Mẹ ta không có yếm đào/ Nón mê thay nón quai thao đội đầu/ Rối ren tay bí tay bầu/ Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa. (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Phạm Công Trứ: Thúng cắp nách, nón đội đầu/ Mẹ tôi đi chợ môi trầu đỏ tươi (Đường làng). Hữu Thỉnh: Mẹ tôi nón lá bước lên/ Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu (Trông ra bờ ruộng) Lê Đình Cánh: Cầu thang chẳng dám bước dài/ Vào khu tập thể gặp ai cũng chào (Mẹ ra Hà Nội) Trần Đăng Khoa: Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan (Mẹ ốm) Lê Tiến Vượng: Mẹ tôi tóc bạc áo nâu/ Nón mê chân đất miếng trầu sớm khuya/ Nửa đời ra phố xa quê/ Quần thâm áo cánh đi về đôi nơi/ Răng đen lấp lánh nụ cười (Mẹ tôi). Bốn mươi chín bài thơ mang tên Lục bát bên đời nhưng thật ra là giữa đời, trong dòng đời. Chỉ có ba bài có nhan đề NGẪM, hai mươi bài tâm sự với các nhân vật văn học, nhưng có thể nói toàn bộ tập thơ là một sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về quê, về phố, về cỏ, về mưa, về người ta, về người thân. Nói tóm lại là về ĐỜI. Là người quê ra phố nên tác giả luôn hướng về quê, hoài niệm về quê. Những câu thơ quê khiến người viết và người đọc cùng nao lòng: - Quê giờ gió cũng lặng thinh Bê tông nhà ống nóng kinh cả hồn - Công nông xe máy vèo vèo Trẻ già đen đủi tong teo mệt nhoài Quê xưa Sự chật chội bức bối, sự vất vả mưu sinh, sự “sấp ngửa” bán mua làm biến dạng làng quê thanh bình, yên ả; làm thay đổi cả đất lề quê thói. Sao không khỏi nghĩ ngợi khi mà: - Quê xưa ăn nói lựa lời Quê nay gọi cả mười đời nhau ra - Quê xưa trên tổ dưới tông Quê nay bát nháo gọi ông bằng thằng Quê xưa - Quê nay Có thể nói chùm lục bát về quê, về phố với sự so sánh xưa và nay, dù có thiên về hoài cổ, nhớ xưa, thiên về phê phán những nhố nhăng, xấu xí của thời nay, đã để lại ấn tượng 223
sâu trong lòng bạn đọc. Những ai là người xa quê sẽ tìm được sự sẻ chia trong tâm trạng của tác giả: Quê mình chẳng phải quê ta Nửa quê nửa tỉnh nửa ta nửa người Về quê nửa khóc nửa cười Quê tôi Trong tập có đến 20 bài Tâm sự của người viết đối với các nhân vật văn học. Nếu xét kĩ ra, không phải bài nào tác giả cũng trò chuyện, cũng bày tỏ nỗi niềm riêng tư, sâu kín của mình với nhân vật, qua đó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ về thế thái nhân tình. Ở đây, các nhân vật chỉ là cái cớ để tác giả nói những suy ngẫm của mình (một số bài giống như vịnh nhân vật). Đó là một thái độ thương cảm “xót đời, xót cảnh, xót ta” (Tâm sự với ông Trương Ba da ông Hàng thịt). Một số điều suy ngẫm ấy không khỏi khiến cho người đọc giật mình: - Thế nhân, nhân thế ngàn thu Bao nhiêu nước mắt chẳng ru nổi tình Tâm sự với Thuỷ Tinh - Nghe như trong cõi tang bồng Tài năng, ngay thẳng chất chồng tai ương Tâm sự với Tôn Ngộ Không Viết về các nhân vật văn học thì nhiều người đã viết, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc thì không nhiều. Một điều cần chú ý là người viết có thể tưởng tượng theo cách của riêng mình. Nhưng dù sao cũng cần phải phù hợp với tác phẩm. Một số bài (Nếu mà, Tâm sự với Tấm - Cám, Tâm sự với Mị Nương... ) do việc đảm bảo gieo vần và nguyên nhân khác nên sai lệch với tác phẩm phổ biến là điều cần tránh. Có thể nói về cơ bản, tác giả đã thành công với thể thơ lục bát. Lục bát của Lê Tiến Vượng vần luật nghiêm chỉnh, nhịp nhàng. Một số câu nổi bật, có thể độc lập neo vào trí nhớ bạn đọc như đã dẫn ở trên. Và đây nữa: Phố giờ đua bán chen chân Người quê ra phố quên dần nhà quê (Người đi ra phố) - Bán mua mua bán hai vai Cả làng sấp ngửa đêm dài hơn xưa (Quê tôi) 224
- Nếu mà không biết ăn chia Các quan rã đám ngồi rìa mốc rang (Nếu mà) Thành công và cả những điều còn hạn chế trong tập này chắc chắn có ích cho tác giả để tập tiếp theo “Lục bát khóc – cười”, sẽ có thêm những bài, những câu ấn tượng, góp vào kho tàng lục bát phong phú của nền thơ dân tộc. 225
Phần 2 Viết ở Hà Nội Theo thống kê có đến hai phần ba số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sống và viết ở Hà Nội. Bởi vậy tác phẩm viết ở Hà Nội là một con số khổng lồ mà chúng tôi không đủ sức bao quát. Ở đây chỉ đề cập đến hai tác phẩm nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai tác phẩm được viết tại Hà Nội trước ngày đọc tuyên ngôn và trước ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội lên Việt Bắc. Hồ Chí Minh (1890 - 1969) Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Tên gọi thời niên thiếu của Người là Nguyễn Sinh Cung, thời kì đầu hoạt động cách mạng tên là Nguyễn Ái Quốc. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), chủ toạ hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), thành lập Mặt trận Việt Minh (1941), trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946). Từ đấy Người giữ các chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước cho đến khi qua đời tháng 9 năm 1969. Tác phẩm Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ. Có thể tìm hiểu tác phẩm của người trên ba lĩnh vực chính: Văn chính luận Bác viết nhiều bài văn chính luận đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Tác phẩm nổi tiếng nhất khi hoạt động ở Pháp là Bản án chế độ thực dân Pháp. Trong tác phẩm này và một số bài báo, Người đã tố cáo chế độ thực dân, nói lên nỗi thống khổ của người dân thuộc địa, gây xúc động cho mọi người. Khi cách mạng thành công, Người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Đây là áng văn chính luận hùng hồn tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Áng văn cấu trúc chặt chẽ, lí lẽ sắc bén và ngôn từ chọn lọc. Sau này Bác còn viết những tác phẩm chính luận nổi tiếng khác như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) và Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966) thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước. Tác phẩm cuối cùng của Bác là Di chúc để lại muôn vàn tình thương yêu cho nhân dân và chiến lược phát triển 226
đất nước. Truyện và kí Thành công nhất của Bác là tập Truyện và kí tập hợp các truyện ngắn và kí do Người viết từ năm 1922 đến năm 1925 bằng tiếng Pháp. Một số truyện ngắn như: Pa-ri, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) đều gây ấn tượng mạnh và sâu sắc cho người đọc bởi nội dung mới, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, lối kể chuyện vừa truyền thống vừa hiện đại. Sau này Bác còn viết một số tác phẩm như Nhật kí chìm tàu (1931), Giấc ngủ mười năm (1949), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1953). Thơ ca Đây là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của Bác. Ba tập thơ là Nhật kí trong tù gồm 133 bài (1942-1943), Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài (1967) và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài (1990). TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - ÁNG THIÊN CỔ HÙNG VĂN Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 28 tháng 8 năm đó, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Thủ đô. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. Hồ Chí Minh viết và đọc bản tuyên ngôn khi đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí Quân đội Nhật, Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào phía Bắc; Quân đội Anh tiến vào phía Nam. Thực dân Pháp theo chân quân đồng minh, tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương phải thuộc quyền của người Pháp. Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là lời tuyên bố với nhân dân Việt Nam, mà còn tuyên bố với nhân dân thế giới, phe Đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc về quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử to lớn, đồng thời là áng văn chính luận bất hủ. Càng ngày, chúng ta càng nhận thức sâu thêm những giá trị lịch sử, nhân văn, văn hoá, nghệ thuật văn chính luận... của bản Tuyên ngôn. Hồ Chí Minh đã mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập: “Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. 227
Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Mở đầu bản tuyên ngôn, mặc dù trong hoàn cảnh phải hoàn thành gấp (5 ngày trước khi công bố), mặc dù điều kiện để tra cứu tư liệu không thuận lợi như hiện nay, nhưng Hồ Chí Minh đã dẫn bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ và tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp để làm cơ sở cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam. Đó là những bản Tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận. Đáng chú ý là Bác đã “suy rộng ra” lời tuyên ngôn của nước Mĩ. Bởi vì tuyên ngôn đó nói về con người. Còn tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, tác giả muốn đề cập đến “dân tộc”. Đây là điểm sáng tạo, là đóng góp mới của Bác cho phong trào giải phóng dân tộc. Mặt khác, Bác trích tuyên ngôn của Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng minh. Bác trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp. Như GS. Nguyễn Đăng Mạnh phân tích: “Bác Hồ đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi trong hai bản Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy. Cách nói, cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo, vì tỏ ra rất tôn trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ. Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam” (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, trong sách Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục, 2003.) Tiếp theo là lời buộc tội thực dân Pháp. Nội dung này vẻn vẹn có hơn một trang in nhưng chứa đựng tất cả tinh thần toàn bộ cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” Người viết trước đây. Người tố cáo thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái gây bao nhiêu tội ác đối với nhân dân ta. Cụ thể là: về chính trị, chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào; chúng thi hành luật pháp dã man; lập ra nhà tù nhiều hơn trường học; thực hiện chính sách ngu dân; về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ; chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, chúng kìm hãm các nhà tư sản dân tộc, bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn. Chúng còn hèn nhát bán nước ta cho Nhật, khủng bố Việt Minh chống Nhật. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định thái độ nhân đạo và khoan hồng của chúng ta đối với thực dân Pháp. Để chống âm mưu thực dân Pháp quay lại nước ta, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh sự thật. Sự thật là từ năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ 228
không phải thuộc địa của Pháp nữa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Sự thật đó là căn cứ vững chắc để Người thay mặt chính phủ lâm thời, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố: - “thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp; xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. - “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”. Người đã kêu gọi Đồng minh công nhận quyền Độc lập của Việt Nam. Để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, Người đã dẫn ra hai hội nghị quan trọng ở Tê-hê-răng (I-ran) năm 1943 và Cựu Kim Sơn (Xan Phran-xi-xcô – Mĩ) năm 1945. Ở đó, các nước đã công nhận “những nguyên tắc dân tộc bình đẳng”, cho nên “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam”. Lời văn đoạn trích sau thật rắn rỏi, tự hào với bốn lần nhắc đến từ “dân tộc”, hai lần nhắc từ “gan góc” trong trường kì thời gian gần một thế kỉ; hơi văn mạnh mẽ, đăng đối như lời văn biền ngẫu trong các bài cáo, bài hịch thời xưa: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập và quyết tâm của cả dân tộc: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Hồ Chí Minh đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng sự chặt chẽ trong lập luận, sự đanh thép của lí lẽ, sự đúng đắn, chính xác của luận cứ. Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng để làm căn cứ cho bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Người đã lấy các dẫn chứng về chính trị, kinh tế, về các sự kiện lịch sử để tố cáo và buộc tội thực dân Pháp đối với nhân dân ta và đối với phe Đồng minh. Người đã 20 lần nhắc đến chữ quyền (Theo Chế Lan Viên – Trời thu xanh ngắt sáng tuyên ngôn) để tuyên ngôn về quyền của dân tộc Việt Nam. Không chỉ dùng điệp từ, Bác còn dùng điệp kiểu câu “mười bốn câu, câu nào cũng có chữ chúng mở đầu nặng như búa tạ” (Chế Lan Viên, bài đã dẫn). Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá: “Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn” (Nguyễn Đăng Mạnh - bài đã dẫn). 229
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận bất hủ: tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, chấm dứt hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp ở nước ta và mở ra kỉ nguyên tự do, độc lập của dân tộc. Bác đã viết tuyên ngôn không phải chỉ cho dân ta, mà còn cho nhân dân thế giới, cho phe Đồng minh và cả với kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp. Vì vậy lời văn rất uyển chuyển, khi trang trọng, khi đanh thép, lúc mềm mỏng xúc động; khi dõng dạc, hùng hồn... Để đánh bại những lí lẽ kẻ cướp của thực dân Pháp hòng nấp sau quân Đồng minh quay trở lại xâm lược nước ta, Bác đã vạch trần tội ác của chúng trong 80 năm thống trị, sự hèn nhát của chúng hai lần bán nước ta cho Nhật. Bác cũng chỉ rõ Đông Dương không còn là thuộc địa của Pháp, nhân dân ta đã giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Không có lí lẽ nào thuyết phục hơn lí lẽ của sự thật. Bởi vậy Bác đã luôn láy đi láy lại hai chữ “sự thật”: sự thật là..., sự thật là...; Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Một nhà nghiên cứu nước ngoài đã đánh giá: “Điều tôi thấy đáng chú ý nhất là tính sắc sảo của bài văn, kết cấu chặt chẽ, không giả tạo. Gần như không từ nào có thể được coi là thừa. Ví dụ điển hình nhất cho tính súc tích là câu: ”Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Nhiều sự kiện chính trị đương thời, chất chứa nhiều ý nghĩa chính trị, được gói gọn trong chín từ. Thực ra ông Hồ có thể giảm câu đó xuống còn tám từ, nhưng lại chọn cách cho Bảo Đại có được danh tước bình dân bằng cách dùng từ vua, mặc dù không phải tước hiệu chính thức là Hoàng đế. Lối nói cô đọng này ngay lập tức gợi lại những tác phẩm kinh điển Trung Hoa” (David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese PasTS., K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221- 231. Biên dịch: Duy Đoàn| Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn) Chính vì những lẽ trên mà Tuyên ngôn Độc lập được coi như một áng “thiên cổ hùng văn” của thời đại mới, tiếp nối khí phách và khát vọng độc lập của dân tộc thể hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà và bài Bình Ngô đại cáo trước đây. 230
VỀ CÁC BÀI THƠ CHÚC TẾT VÀ BÀI THƠ CHÚC TẾT 1947 CỦA BÁC Thơ chúc Tết xuân Đinh Hợi - 1947 Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công! Người Việt ta có mỹ tục chúc Tết. Nối tiếp truyền thống đó, Bác Hồ cũng làm thơ để chúc Tết. Cảm hứng làm thơ chúc Tết là một cảm hứng liên tục trong cuộc đời làm thơ của Bác. Kể từ năm 1942, sau khi người trở về lập căn cứ địa Cách mạng ở Cao Bằng cho đến khi “lên đường theo tổ tiên” năm 1969, Bác đã làm 25 bài thơ chúc Tết (Chỉ có 3 năm gồm các năm 1955, 1957, 1958 là Bác không có thơ chúc Tết). Cố nhiên, các bài thơ chúc Tết khi làm ở Cao Bằng chỉ được lưu truyền trong các tờ báo bí mật và trong tài liệu tuyên truyền. Bài thơ chúc tết năm 1947 có một ý nghĩa đặc biệt. Đó là bởi vì bài thơ được làm sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời. Đó là bài thơ ra đời sau khi cả nước bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp tháng 12 năm 1946. Bài thơ này được làm sau khi Bác viết lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến và lời kêu gọi này được phát trên đài ngày 20 tháng 12 năm 1946. Và đặc biệt nhất, bài thơ này được Bác trực tiếp đọc trên đài truyền đi cả nước. Lịch sử của Đài tiếng nói Việt Nam có ghi: “Ngày 21/ 1/ 1947: Hồ Chủ tịch đến Đài Tiếng nói Việt Nam đọc thơ chúc Tết gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Hồ Chủ tịch viết tặng sư cụ chùa Trầm mấy chữ trên giấy hồng điều: “Kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”. Cũng tại đây, Đài Tiếng nói Việt Nam đã ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ”. Như vậy có thể nói bài thơ chúc Tết của Bác năm 1947 là bài thơ đầu tiên được quảng bá rộng rãi trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Theo các đồng chí được gần gũi với Bác, thì Bác rất quan tâm đến Tết của đồng bào và chiến sĩ. Thường thì trước Tết ba tháng, Bác đã nhắc nhở các cơ quan, ban, ngành chuẩn bị Tết cho nhân dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm ba việc: tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới; nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp “Chúc mừng năm mới” để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo và cán bộ công tác ở nước ngoài, và cuối cùng là một chương trình đi thăm hỏi, chúc Tết nhân dân, các cơ quan, đơn vị, một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết. Thơ chúc Tết của Bác thường có tóm tắt tình hình đất nước, nhiệm vụ của cách mạng và lời chúc thành công. Hầu hết các bài thơ chúc Tết của Bác có nội dung “Vừa là kêu 231
gọi, vừa là mừng Xuân” (thơ chúc Tết, 1952, thơ chúc Tết 1964). Bài thơ chúc Tết 1947 là sự tiếp nối “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Người và có phát triển thêm. Trong lời kêu gọi, Người khẳng định chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng, phải nhất tề đứng lên kháng chiến. Kháng chiến nhất định thắng lợi. Trong thơ, Người mở rộng tinh thần của “Lời kêu gọi” bằng cách tóm lược tình hình kháng chiến “Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông”. Người khẳng định sức mạnh của cuộc kháng chiến: Ý chí và tinh thần đoàn kết của chúng ta rất cao. Thế và lực của chúng ta đã mạnh: Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng Sức ta đã mạnh, người ta đã đông 2 câu thơ này có bốn từ “đã” khẳng định vị thế của kháng chiến không phải là điều mong ước, mà là điều hiện thực. Ý chí, tinh thần đoàn kết, sức mạnh và lực lượng con người đều đã đủ, đã sẵn sàng. Điều đó làm cho mọi người tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong thơ chúc Tết, Bác đưa thêm khẩu hiệu, cũng là đường lối kháng chiến: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến Và “Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi”. Như vậy là đường lối kháng chiến của chúng ta đã được Bác thể hiện trong thơ một cách ngắn gọn, súc tích và dễ nhớ, dễ thuộc: “Toàn dân, toàn diện và trường kì”. Như đã nói, thơ chúc Tết của Bác bao giờ cũng có phần “kêu gọi” như Bác đã nêu trong một bài thơ chúc Tết của Người. Bài thơ chúc Tết năm 1947 cũng không ngoài tinh thần ấy. Bác thay mặt cho Chính phủ kêu gọi: Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Một điều lí thú là, hầu hết các bài thơ chúc Tết của Bác thường có các mục “Mừng” và “Chúc” theo truyền thống của dân tộc (Chúc đồng bào ta đoàn kết mau/ Chúc Việt Minh ta càng tấn tới (1942); Rót cốc rượu xuân mừng Cách mạng/ Viết bài chào Tết, chúc thành công (1944); Chúc xong thế giới đó đây/ Việt Nam độc lập chúc ngay đồng bào (1945); Mừng toàn thể chiến sĩ đồng bào/ Mừng phe dân chủ hoà bình thế giới; (1953) Mừng nhà nước ta mười lăm xuân xanh/ Mừng đảng chúng ta ba mươi tuổi trẻ/ Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua/ Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1960);... ) Bài thơ chúc Tết năm 1947 không có mục “chúc” và “mừng” như thường lệ. Điều đó cho thấy sự đa dạng và linh hoạt trong các bài thơ chúc Tết của Người. Mặt khác, bài thơ chúc Tết này là bài thơ nối tiếp tinh thần của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” như đã nói, cho nên tính chất “kêu gọi” được Bác nhấn mạnh. Câu thơ “Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!” vừa như lời kêu gọi, nhưng cũng là mệnh lệnh tiến công của vị chỉ huy kháng chiến tối cao. (Không phải lúc nào trong thơ chúc Tết của Người cũng có lời kêu gọi đồng thời là mệnh lệnh. Mệnh lệnh “Tiến lên” này chỉ xuất hiện trong thơ chúc Tết 1947 và hai lần khác trong thơ chúc Tết 1968 và bài thơ chúc Tết cuối cùng 1969: Tiến 232
lên! Toàn thắng ắt về ta. (1968) và Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn (1969). Giao thừa, nghe Bác đọc thơ chúc Tết trên Đài Tiếng nói Việt Nam đã trở thành quen thuộc với mọi người trong thời gian dài. Trong trường ca “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết: Bác ơi! Tết đến! Giao thừa đó Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần Năm 2017 đang đến gần. Bài thơ chúc Tết xuân Đinh Hợi của Bác sẽ vừa tròn 70 năm. Cùng đọc lại những bài thơ chúc Tết khác và bài “Thơ chúc Tết xuân Đinh Hợi 1947” của Bác cũng là thể hiện tinh thần yêu kính, biết ơn lãnh tụ, đồng thời là một việc làm thiết thực “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 233
Phần 3 Viết về Hà Nội Thoáng chốc Hồ Tây Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mờ khói toả cành sương (*) Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ Lời bình Mỗi lần đọc những câu ca dao này, tôi lại mơ màng như đang đứng ngắm bức tranh lụa rất thơ mộng về Hồ Tây. Nếu có tên tranh, hẳn nó sẽ được gọi thật giản dị: Hồ Tây thoáng chốc. Vì là tranh vẽ cảnh buổi sáng sớm mai khi tất cả đang mờ trong sương khói cho nên rất ít đường nét. Chỉ thấp thoáng một cành trúc la đà để rồi lát sau nó đã biến hoá một cách lạ lùng thành ra một cành cây rất ảo: cành sương. Thêm một hình ảnh nữa là mặt hồ như gương đang long lanh bừng sáng lên khi sương sớm dần tan. Bởi thế mà bức tranh phong cảnh được vẽ bằng âm thanh, được cảm nhận qua âm thanh là chủ yếu. Ta nhận ra gió vì có tiếng gió thổi qua khóm trúc. Gió rất nhẹ, rất êm, có lẽ là gió thu nên mới có thể viết là “gió đưa”. Không phải là gió “lay” cành trúc hay gió “rung” cành trúc. Gió như vuốt ve, mơn trớn, như dập dìu cành trúc la đà hay gió xui cành trúc la đà? Có lẽ là cả hai. Nhưng cái rõ nét mà ta cảm thấy là sự vật có hồn, có tình như câu thơ của Hồ Chí Minh “Núi ấp ôm mây, mây ấp núi”. Gió và cành như cũng luyến chân nhau. Trên nền âm thanh rì rào, êm dịu, du dương của gió trúc như câu thơ cổ đã viết “hiu hiu gió trúc ngâm sênh”, bỗng bổng lên tiếng chuông Trấn Vũ và xôn xao, rộn rã tiếng gà sang canh của vùng Thọ Xương. Có vẻ như tiếng chuông là tín hiệu đánh thức mọi hoạt động tiếp theo. Thật là tinh tế khi tác giả dân gian chọn từ ngữ miêu tả. Cũng là âm thanh cả, nhưng “tiếng” dùng cho chuông, “canh” cho tiếng gà, và “nhịp” cho tiếng chày. Giả như dùng điệp ba chữ “tiếng” thì nhạc điệu của bài sẽ bị đơn điệu, nghèo nàn và trùng lặp. Ấy là chưa kể sẽ có mất mát về độ chính xác. Canh gà không chỉ tiếng gà, mà còn hàm ý những tiếng gà buổi sáng, tiếng gà gáy sang canh để xác định thời điểm ban mai. Và nhịp chày cũng thế. Nếu là tiếng chày thì có thể đơn lẻ, rời rạc. Nhưng “nhịp chày” là những tiếng chày vang lên theo tiết tấu, theo nhịp điệu riêng. Đó là tiết tấu của bản nhạc lao động nhịp nhàng, khoẻ khoắn của vùng Yên Thái đang giã vỏ cây dó để làm giấy. Chuông vẳng ngân, gà xôn xao gáy. Thế là đêm chuẩn bị bàn giao cho ngày. Cái khoảnh khắc ấy bỗng thấy mịt mờ sương ba khói toả, làm cho cành nhạt nhoà 234
bỗng hoá cành sương. Mà cành đầm sương thì cũng đang tan sương để làm nên mịt mờ khói toả. Thành ra sương lên khói, khói vờn sương. Phút giây huyền ảo ấy, sau này ta còn được thấy trong thơ Tô Hà: Chẳng thấy trời đâu thấy nước đâu Bờ xuân mờ mịt cả chân cầu Người không sương khói mà sương khói Qua lại mơ hồ dáng dấp nhau Bờ sương Nhưng ở Hồ Tây, sự mịt mờ đó không kéo dài. Cùng với sự thức dậy của cảnh vật, thức dậy và hoạt động của con người, sương khói dần vén lên để lộ không gian bát ngát: Mặt hồ như một tấm gương. Nhịp chày Yên Thái như nâng màn sương lên, để hé ra vẻ đẹp chói ngời của mặt hồ long lanh bừng sáng. Vậy là từ vẻ đẹp mơ hồ, huyền ảo của ban mai ta được chứng kiến vẻ đẹp lộng lẫy của cảnh thực ban ngày. Tây Hồ lúc này càng tuyệt đẹp, chẳng khác nào thiếu nữ bỏ tấm khăn voan mỏng để lộ cặp mắt đen long lanh thăm thẳm và gương mặt đầy quyến rũ... Một thoáng chốc Hồ Tây ban mai êm ả, thanh bình với gió sớm trong lành, tiếng chuông thủng thỉnh, tiếng gà xôn xao và nhịp chày – nhịp sống lao động khẩn trương, khoẻ khoắn. Thoáng chốc ấy đã thành vĩnh cửu vì nó được nhìn bằng đôi mắt yêu, được nghe bằng trái tim yêu, được cảm bằng tấm lòng yêu Hồ Tây, yêu Hà Nội, yêu đất nước quê hương của người nghệ sĩ dân gian rất mực tài hoa. *) Có bản chép Mịt mù khói toả ngàn sương. Thiết tưởng “mịt mờ” thơ hơn, sáng hơn “mịt mù” và “cành sương” tạo hình từ “cành trúc” thi vị hơn nên chúng tôi theo dị bản này. 235
Lý Công Uẩn ( 974 – 1028) Người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang ( nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh). Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập nhiều chiến công. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. “Ở vào một nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. (trích Chiếu dời đô) 236
Hồ Xuân Hương (Tiểu sử tóm tắt xem phần I) Đề đền Sầm Nghi Đống Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu? Lời bình Thường thì những nơi danh lam thắng cảnh, đền đài miếu mạo hay được các thi sĩ xưa lưu bút tích của mình bằng những vần thơ phần lớn là ngợi ca, xưng tụng. Nữ sĩ Xuân Hương một lần đã để mắt đến đền thờ của thái thú Sầm Nghi Đống, nhưng không phải với thái độ ngợi ca hay nể trọng người được phụng thờ. Tính chất ngạo mạn, khinh thường lộ ra khá rõ ở cách nhìn “ghé mắt trông ngang”. Chỉ trông cái bảng treo mà thôi, mà cái bảng ấy cũng chỉ đáng ghé trông chứ không có ý định thăm viếng đền. Ngôi đền thờ được miêu tả: Kìa đền Thái thú đứng cheo leo Ngoài cái thế ngất nghểu không vững chắc của ngôi đền, hình như ngôi đền ấy cố vươn lên vị trí cao, cố tỏ ra đường bệ, uy nghi, nhưng nó không đủ độ cao tư cách trước Xuân Hương. Ở đây hoàn toàn không có sự vào đền thăm viếng hay thắp nhang khấn nguyện. “Kìa” là chỉ cho xem, là cách giới thiệu của người ngoài cuộc. Dù đã gắng chiếm một vị trí vươn cao, nhưng ngôi đền vẫn nằm trong tầm mắt “trông ngang” chứ không phải “trông lên” của nữ sĩ. Vậy là trước đền thờ Sầm Nghi Đống, dáng đứng của Xuân Hương cao lồng lộng, còn ngôi đền bỗng trở nên bé nhỏ, trơ trọi và chênh vênh. Cho nên cuộc nói chuyện với ngài Thái thú có vẻ suồng sã, khinh mạn là lẽ đương nhiên. Đúng là cách xưng hô có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bộc lộ tình cảm và thái độ đối với người đối thoại. Một người phụ nữ trước đấng mày râu, một người đàn bà chân yếu tay mềm trước một vị võ tướng, một người dân thường của đất Việt trước vị quan Thái thú của thiên triều. Những mối quan hệ đó không cho phép có thể có một sự bình đẳng, ngang hàng nào hết. Ấy thế mà nữ sĩ đã đàng hoàng xưng “đây” thật ngang tàng, thách thức (Trong lựa chọn của tiếng Việt, nhà thơ có thể xưng “em”, xưng “chị”, xưng “ta”, xưng “tôi” hay xưng “tao”... ). Mà đâu chỉ dừng lại ở xưng hô ngang hàng, bằng vai phải 237
lứa với nhau có pha màu suồng sã, nữ sĩ đã nói toẹt vào mũi vị thần rằng làm trai mà sự “anh hùng” chỉ có bấy nhiêu thì cũng... xoàng! Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu? Vấn đề không phải chỉ là sự nghiệp. Dẫu sao thì đây vẫn là một khả năng giả định mà thôi. Cái đau nhất, nếu vị Thái thú trong đền kia có thể cảm thấy được, ấy là thái độ giễu cợt về sự anh hùng. Anh hùng mà bại trận, anh hùng mà phải treo cổ tự vẫn thì có đáng mặt anh hùng không nhỉ? Nếu như bị một võ tướng khác coi thường, vong linh Sầm Nghi Đống cũng thẹn, nhưng còn thua xa cái hổ thẹn bị một phụ nữ coi thường. Với bài thơ này, một lần nữa Sầm Nghi Đống lại bị treo cổ, chết thê thảm giữa nơi thờ phụng của mình. Tính chất bất kính và xem thường Sầm Nghi Đống có lẽ còn thấp thoáng sau những tiểu xảo chơi chữ nói lái vốn khá dồi dào trong thơ của Hồ Xuân Hương. Những “Ghé mắt trông ngang” (có bản phiên là “Ghé mắt trông sang”) và “đứng cheo leo”, xem kĩ ra không hề làm đẹp cho đền quan Thái thú. 238
Vũ Đình Liên (1913 – 1006) Họ và tên khai sinh: Vũ Đình Liên. Sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913. Quê quán: Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Mất ngày 18 tháng 1 năm 1996. Làm nghề dạy học. Từng làm Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, ĐHSP ngoại ngữ Hà Nội, thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn. Giáo sư, Nhà giáo ưu tú. Tác phẩm Đôi mắt, thơ, 1957. Sơ thảo Lịch sử văn học Việt Nam, nghiên cứu, 1957. Nguyễn Đình Chiểu, nghiên cứu, 1957. Thơ Baudelaire (dịch), 1995. Giải thưởng Tặng thưởng của Hội Nhà văn, 1996. Ông đồ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đựng trong nghiên sầu... Ông đồ vẫn ngồi đấy 239
Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay. Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Lời bình Khi Vũ Đình Liên viết bài thơ Ông đồ, Hán học đã bước vào thời tàn. Đạo học đã suy vi, như Tú Xương than thở: Đạo học làng ta chán lắm rồi Mười người đi học chín người thôi Than đạo học Bởi vậy mà hình ảnh ông đồ khi ấy chỉ còn là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”. (1) Thế nhưng bài thơ không chỉ là chứng tích về cái “di tích” bất biến, mà nó đã ghi lại quá trình tàn tạ của Nho học và biến mất của ông đồ. Cùng với sự kiện ấy là sự suy tàn và biến đổi của một mĩ tục văn hoá xin chữ và chơi câu đối tết. Hình ảnh ông đồ già xuất hiện cùng với hoa đào nở từ lâu đã trở thành một hiện tượng bình thường trong đời sống văn hoá của người Việt. Mặc dù bấy giờ học trò đã đua nhau “vứt bút lông đi, giắt bút chì” (Tú Xương), nhưng người ta vẫn còn giữ nếp chơi câu đối và chơi chữ. Bởi thế mà ông đồ vẫn có một vị trí quan trọng nhất định. Người ta vẫn còn hâm mộ ông, hâm mộ tài năng viết chữ đẹp “như phượng múa rồng bay” của ông. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”. Mặc dù “viết thuê”, nhưng dù sao vẫn có nhiều người thuê, còn hơn là không ai ngó ngàng đến. Khổ thơ tiếp theo mở đầu bằng chữ “Nhưng”, như là một bản lề mở sang một thời kì khác của cuộc đời ông đồ. Trước chữ “nhưng” là một thời kì dù sao cũng gọi là dễ chịu của ông đồ. Có người bình rằng đây là thời “vàng son”, thiển nghĩ “vàng son” là không hợp. Ông đồ không ngồi ở trường học, ông không cho chữ thánh hiền, mà đi viết thuê trên phố cũng là một sự bất đắc dĩ. Tuy vậy, còn một niềm an ủi là có nhiều người thuê viết, 240
có nhiều người ngợi khen. Sau chữ “nhưng” ấy là một thời kì khác. Sự khác biệt đó diễn ra từ từ chứ không đột ngột. Nó theo thời gian từng năm, từng mùa xuân. “Mỗi năm mỗi vắng”. Cái vắng vẻ chậm chạp diễn ra nhưng đến một lúc nào đó người ta mới thấy sự đổi thay ghê gớm. Một câu hỏi buột ra từ ông đồ hay từ nhà thơ, người chứng kiến? Có lẽ là cả hai: Người thuê viết nay đâu? Như một phép thần thông nào đó, người thuê giảm dần và đến lúc chẳng thấy ai. Không thấy người thuê viết. Ông đồ buồn như nghệ sĩ biểu diễn mà không có người xem. Và hình như những thứ cùng ông làm vui cho thiên hạ mấy ngày tết cũng buồn lây cái buồn của ông: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Giấy buồn, nghiên sầu, mực đọng chỉ vì chúng không được cùng ông biểu diễn tài viết chữ. Đến đây thì cái chất “đáng thương” của ông mới lộ ra mồn một. Ông vẫn hiện diện, nhưng người ta đã không nhìn thấy ông, không biết đến sự có mặt của ông. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Chỉ có lá vàng vô tình rơi trên giấy đỏ phai màu, che khuất xấp giấy không được dùng đến vì chẳng có ai hỏi han. Và mưa bụi bay mờ như che khuất cả giấy, và che khuất cả người ông đồ lặng lẽ ngồi như bất động bên đường. Gió mưa, lá rụng phủ lên mặt giấy, phủ lên vai người. Hình ảnh ông đồ như nhoè lẫn trong không gian đầy mưa gió mịt mờ. Lá vàng, mưa bụi đã dệt nên tấm khăn liệm đưa ông đồ về chốn bằng an. Và cái gì phải đến sẽ đến. Chắc sau cái lần không một ai hỏi đến đó, ông đồ sẽ chẳng còn lí do gì để lên phố viết thuê. Thời gian đã làm cái việc khắc nghiệt của nó: xoá hình ảnh ông đồ già. Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Nhưng mỗi năm mỗi vắng Để rồi bây giờ: Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa Ông đồ già năm nao, năm nay đã thành “ông đồ xưa”, thành quá khứ, thành người “muôn năm cũ”: 241
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Một câu hỏi không lời đáp. Nhưng tác giả và chúng ta biết chắc rằng đã hết thời, dù là cái thời viết thuê vốn chẳng mấy vẻ vang của ông đồ. Đến đây thì không chỉ riêng ông đồ, mà tất cả những con người đã gắn bó với mảnh đất này, những người thuê viết và những người đi qua phố, những con người vô danh bây giờ “đi đâu về đâu” (Hoàng Cầm)? Ông đồ là tiếng thở dài cảm thông, nuối tiếc với một thời đẹp đẽ đã qua, xót xa cho số phận của một người tài hoa bị người đời quên lãng. Ông đồ cũng là chuyện nhớ tiếc một phong tục đẹp bị lụi tàn, một nền văn hoá bị thay đổi giá trị, bị thờ ơ. Bài thơ gợi một cách nhìn đầy nhân hậu với quá khứ và những gì đang thành quá khứ. Nhà phê bình Hoài Thanh đã thật tinh tế khi nhận xét rằng lòng thương người và tình hoài cổ đã gặp nhau ở Vũ Đình Liên và tạo nên bài thơ Ông đồ kiệt tác. --------------- (1) Lời của Vũ Đình Liên trong bức thư gửi cho Hoài Thanh, ngày 9 tháng 1 năm 1941. 242
Tố Hữu (1920 – 2002) Họ và tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành. Sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920. Quê quán: Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Mất ngày 19 tháng 12 năm 2002 tại Hà Nội. Tham gia Cách mạng trước năm 1945, bị tù đày, vượt ngục. Từng là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ chính trị, Hiệu trưởng trường Nguyễn Ái Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tác phẩm thơ Từ ấy, 1946; Việt Bắc, 1954; Gió lộng, 1961; Ra trận, 1972; Máu và hoa, 1977; Một tiếng đờn, 1992. Tiểu luận Xây dựng một nền Văn nghệ lớn, xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta, 1973. Cuộc sống cách mạng và Văn học Nghệ thuật, 1981. Giải thưởng Giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1954, 1955. Giải thưởng ASEAN, 1996. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 1996. Ngày 2 tháng 9 năm 1946 ở Hà Nội trong một bài thơ Dân ta, những ai có thể chứng kiến và ghi nhớ hình ảnh ngày mồng 2 tháng 9 năm 1946 ở Hà Nội thì bây giờ đã thuộc loại cổ lai hi. Đại đa số người Việt trong số gần 90 triệu dân hôm nay (Năm 1945, chúng ta mới có 20 triệu) chỉ có thể biết về ngày tháng hào hùng đó qua phim ảnh, qua các tài liệu. Đây là một trong số nhiều tài liệu của người được tận mắt chứng kiến mà chúng ta có thể đọc: bài Vui bất tuyệt của nhà thơ Tố Hữu. Vui bất tuyệt Vui quá đêm nay Ta nhảy ta bay Trong lòng Hà Nội Biển sống trào lên thành đại hội Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng Xôn xao mặt đất, trăng là trăng Chảy xiết ngân hà, muôn sao vàng rực Mặt trời đỏ huyền kì mọc lên ôi náo nức Nhạc nhân gian cuồn cuộn bốc hồng trần! 243
Ta đi đây, là trăm vạn thiên thần Chiều chiến thắng phá tan quân quỷ sứ Ta đi dưới bốn nghìn năm lịch sử Đêm nay tràn hoa đỏ nhuỵ vàng tươi Ta đi đây, với thế kỉ hai mươi Mạch suối trẻ trong lòng người vô địch! Ta đi tới, biết đâu là tuyệt đích? Người cuốn lôi ta, ta cuốn lôi người Đi đi hoài, đi mãi, anh em ơi Đây cuối đất hay đầu trời chẳng biết! Ta hát suốt đêm nay vui bất tuyệt Trống rung tim ta đập nhịp bồn chồn Đầu ta qua lớp lớp khải hoàn môn Hồn ta chạy sáng ngời trên ngọn đuốc Lòng ta múa lồng lên theo đám rước Ta xông lên trời với pháo thăng thiên Bay bay lên, hỡi đôi cánh thần tiên Đôi cánh mở của đất trời giải phóng! Kỉ niệm 2 tháng 9 năm 1946 Lời bình Nhà thơ đã ghi lại hình ảnh Thủ đô Hà Nội chào mừng ngày Quốc khánh một năm sau ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Một không khí tràn ngập niềm vui. Vui quá, vui bất tuyệt. Con người náo nức, nhảy, bay, hát, thậm chí “xông lên trời với pháo thăng thiên”! Bởi vì những con người khi đó có “đôi cánh thần tiên”, có không gian rộng vô biên là “đất trời giải phóng”! Từ những người nô lệ hôm nào, hôm nay những người đó là người tự do, là chủ nhân của đất nước. Họ ý thức được vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình: Ta đi đây, là trăm vạn thiên thần Chiều chiến thắng phá tan quân quỷ sứ Ta đi dưới bốn nghìn năm lịch sử Đêm nay tràn hoa đỏ nhuỵ vàng tươi Ta đi đây, với thế kỉ hai mươi Mạch suối trẻ trong lòng người vô địch! Một trời màu sắc huyền ảo, lung linh “Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng”. Trăng, sao, cờ đỏ, sao vàng, bầu trời, mặt đất, tất cả đều “cuồn cuộn”, “náo nức” trong tiếng nhạc nhân gian, trong tiếng hát, tiếng trống, tiếng đám rước, tiếng pháo thăng thiên. Không phải một người, mà là một đạo quân “trăm vạn thiên thần”! Không phải là một cá nhân, một cái 244
“tôi” cô đơn, nhỏ bé, mà là một cộng đồng, một cái “TA” của tập thể, của số đông đầy kiêu hãnh, tự hào. Khi viết bài thơ này Tố Hữu 26 tuổi, một tuổi trẻ căng đầy sức sống và khát vọng lãng mạn. Không khí náo nức này cũng chính là không khí của một năm trước Tố Hữu đã thể hiện trong bài thơ “Huế Tháng Tám”: Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! Nước mắt ta trào húp mí, tràn môi! Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc! ... Gió gió ơi! Hãy làm dông làm tố Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi! Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác Ôi thiên đường! Tai miên man lắng nhạc Từ muôn phương theo gót nện rầm rầm Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm! Hai bài thơ Huế tháng Tám về Cách mạng tháng Tám ở Huế và Vui bất tuyệt kỉ niệm 2 tháng 9 năm 1946 ở Hà Nội, cùng với các bài thơ khác như Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc, Bài ca mùa xuân 61, Toàn thắng về ta,... đã ghi tên Tố Hữu vào danh sách nhà thơ trữ tình chính trị phản ánh kịp thời, sâu sắc những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước bằng thơ. 245
Nguyễn Đình Thi (1924 -2003) (Vài nét về tiểu sử, xem ở phần I) VỀ HÀ NỘI CÙNG NGUYỄN ĐÌNH THI Tháng 10 năm 1954, ngày chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10 tháng 10 năm 1954 là ngày chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng viết về thời khắc những người chiến sĩ rút khỏi Hà Nội: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy Đất nước Tháng 10 năm 1954 lịch sử, nhà thơ về Hà Nội trong một ngày “mưa tầm tã”, và những cảm xúc được dạt dào tuôn chảy ngay trong giờ phút đầu tiên ngày trở về. Tác giả viết bài thơ “Ngày về” có lẽ rất nhanh, và ghi thời gian hoàn thành ở cuối bài là ngày 8/ 10/ 1954, hai ngày trước khi Hà Nội sạch bóng quân thù. Ngày về Hà Nội chiều nay mưa tầm tã Ta lại về đây giữa phố xưa Nước Hồ Gươm sao xanh dịu quá Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa Ta nhìn, hai mắt ta nhìn mãi Lòng ta như lửa đốt dầu sôi Nằm lại những chân rừng đầu núi Hôm nay bao đồng chí đâu rồi Ta đứng khóc giữa trời mưa hắt Leng keng chuông xe điện đổ hồi Lòng ta bỗng như dòng suối mát Ta đã về đây, Hà Nội ơi! Hà Nội trán em còn ứa đỏ Những áo hoa còn lấm bùn nhơ Nhưng mỗi góc tường bao máu rỏ 246
Còn tươi nguyên như mỗi lá cờ Từ khắp bốn phương trời lửa đạn Đàn con về sau những năm xa Cởi súng gạt mồ hôi trên trán Ta lại xây Hà Nội của ta 8 - 10 - 1954 Viết nhanh và viết thành công ngay một bài thơ như vậy, vì tình yêu Hà Nội trong lòng nhà thơ và mọi người lúc nào cũng nồng nàn thường trực, như nhà thơ Hoài Anh thể hiện: Ta mang ba mươi sáu phố phường đi kháng chiến Chín năm rừng lòng vẫn Thủ đô Nhớ ngày Thủ đô kháng chiến Trở về Thủ đô giải phóng trong một chiều mưa tầm tã là một cuộc trở về đặc biệt. Cảm xúc đầu tiên là cảm xúc rơi nước mắt. Những phố xưa còn đó. Nước hồ như xanh dịu hơn. Và bao người rơi lệ: Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa Nhà thơ đã nhân hoá cảnh vật, như thấy Tháp Rùa cũng rơi lệ cười, hoặc cũng có thể hiểu là người về rơi lệ, cười khi gặp lại Tháp Rùa cổ kính. Cảm động đến trào nước mắt khi về lại Hà Nội là cảm xúc của hầu như tất cả những người trong đoàn quân chiến thắng. Nhà thơ Tố Hữu viết: Hôm nay về lại đây Hà Nội Giàn giụa vui lên ướt mắt cười Lại về Cảm xúc vui sướng đến trào nước mắt là cảm xúc có thật của những người về. Riêng nhà thơ Nguyễn Đình Thi còn cảm thấy một cảm xúc khác: Lòng ta như lửa đốt dầu sôi Bởi vì có được ngày về hôm nay là bao xương máu hi sinh của đồng đội, đồng chí, những con người vắng mặt ngày về: Nằm lại những chân rừng đầu núi Hôm nay bao đồng chí đâu rồi Nhưng sự đau xót, thương tiếc cũng không át được niềm vui chiến thắng. Tiếng tàu điện leng keng làm cho nhà thơ lắng lại và niềm vui trào lên như hình ảnh suối mát: Leng keng chuông xe điện đổ hồi 247
Lòng ta bỗng như dòng suối mát Ta đã về đây, Hà Nội ơi! Điểm nhìn của tác giả di chuyển từ Tháp Rùa ra xung quanh Hà Nội. Người viết hướng tới vầng trán em, những áo hoa còn lấm bùn và những vết máu ở góc tường. Dấu vết và tàn tích của chiến tranh, của Hà Nội trong tay giặc còn hiện lên ở vết thương trên trán em, ở những áo hoa lấm bùn, và cả những vết máu nữa : Hà Nội trán em còn ứa đỏ Những áo hoa còn lấm bùn nhơ Nhưng mỗi góc tường bao máu rỏ Còn tươi nguyên như mỗi lá cờ Chiến thắng Điện Biên, Nguyễn Đình Thi từng viết câu thơ ca ngợi đất nước kì diệu của chúng ta: Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà Đất nước Bây giờ về Hà Nội, hình ảnh những đứa con về từ bốn phương trời lửa đạn đã sẵn sàng cho việc xây dựng lại Thủ đô. Lời thơ lắng lại, bình tĩnh, tự tin: Từ khắp bốn phương trời lửa đạn Đàn con về sau những năm xa Cởi súng gạt mồ hôi trên trán Ta lại xây Hà Nội của ta Cùng viết về ngày giải phóng Thủ đô , Tố Hữu có bài Lại về, Nguyễn Đình Thi có bài Ngày về. Mỗi bài mỗi vẻ, nhưng đều chung một cảm xúc, chung một niềm tin. Với Nguyễn Đình Thi, còn có thêm tinh thần sẵn sàng cho công cuộc tái thiết Thủ đô. Những bài thơ như thế là dấu mốc lịch sử gắn liền với sự thăng trầm của Hà Nội, Thủ đô yêu dấu, trái tim của cả nước./. 248
Xuân Diệu (1917-1985) Họ và tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu. Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1917 tại Bình Định. Quê quán: Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Từng làm viên chức ở Mĩ Tho, tham gia phong trào Việt Minh, Thư kí toà soạn tạp chí Tiền phong, Thư kí toà soạn tạp chí Văn nghệ, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Đức. Mất ngày 18 tháng 12 năm 1985 tại Hà Nội. Tác phẩm Thơ: Thơ thơ, 1938; Gửi hương cho gió, 1945; Ngọn quốc kì, 1945; Hội nghị non sông, 1946; Dưới sao vàng, 1949; Riêng chung, 1960; Mũi Cà Mau - Cầm tay, 1962; Một khối hồng, 1964; Hai đợt sóng, 1967; Tôi giàu đôi mắt, 1970; Hồn tôi đôi cánh, 1976; Thanh ca, 1982; Tuyển tập Xuân Diệu tập 1, 1982. Văn xuôi: Phấn thông vàng, 1939; Trường ca, 1945; Miền Nam nước Việt, 1945; Việt Nam nghìn dặm, 1946, Việt Nam trở dạ, 1948; Kí sự thăm nước Hung, 1956; Triều lên, 1958. Tiểu luận: Thanh niên với quốc văn, 1945; Những bước đường tư tưởng của tôi, 1958; Dao có mài mới sắc, 1963; Và cây đời mãi mãi xanh tươi, 1971; Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy, 1978; Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (2 tập) 1981 - 1982; Công việc làm thơ, 1984. Dịch: Thi hào Nadim Hitmet, 1962; Vây giữa tình yêu, 1968; Thơ Nicola Ghiden, 1982; Những nhà thơ Bungari, 1985. Giải thưởng Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam, 1954-1955. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 1996. Đêm trăng đường Láng Em là một ngôi sao mới băng Xuống đây, đi với anh đêm trăng Hai con mắt dễ thương, dễ ghét Đôi mắt, nguồn mặn nồng tha thiết Em đưa anh vào trong bóng trăng 249
Anh đưa em cành liễu thung thăng Đường Láng thơm bạc hà, cánh giới Ôi trăng soi trên lá xà cừ... Anh với em bên bờ đêm biếc Những xóm mờ mến thương quen biết Trăng như sương trên ruộng lúa xanh Gió như chim xao động trong cành Em là một ngôi sao mới băng Xuống đây, đi với anh đêm trăng Lời bình Xuân Diệu là thi sĩ của tình yêu, thi sĩ của những đêm trăng tràn đầy ấn tượng. Chúng ta từng biết nhiều đêm trăng. Đêm trăng đầy nhạc lạnh : “Mây vắng trời trong đêm thuỷ tinh” (Nguyệt cầm). Đêm trăng buồn đầy thương nhớ : “Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ. Hoa bưởi thơm rồi đêm đã khuya” (Buồn trăng). Đêm trăng cô đơn của người kĩ nữ : “Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo. Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da” (Lời kĩ nữ). Đêm trăng mênh mông khiến con người bơ vơ bé nhỏ : “Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá. Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ” (Trăng). Đêm trăng của những bông hoa nhài khao khát yêu đương : “những búp nhài mở nửa. Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh xinh”. Đêm trăng trên Hắc Hải : “thương nhớ lòng giăng vạn trùng” (Trăng khuya trên Hắc Hải). Đêm trăng đường Láng là một trong những đêm trăng vui, đêm trăng thần tiên của tình yêu đôi lứa. Nó ấm áp tình yêu, tình đời chứ không lạnh lẽo như những vầng trăng xa thuở trước. Một đôi tình nhân đi trong đêm trăng. Người con gái được lí tưởng hoá thành ngôi sao, thành người tiên, người ở trên bầu trời, người ở trong vũ trụ: Em là một ngôi sao mới băng Xuống đây, đi với anh đêm trăng Thi sĩ say đắm nhìn vào mắt người yêu: Hai con mắt dễ thương, dễ ghét Đôi mắt, nguồn mặn nồng tha thiết 250
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250
- 251
- 252
- 253
- 254
- 255
- 256
- 257
- 258
- 259
- 260
- 261
- 262
- 263
- 264
- 265
- 266
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- 272
- 273
- 274
- 275
- 276
- 277
- 278
- 279
- 280
- 281
- 282
- 283
- 284
- 285
- 286
- 287
- 288
- 289
- 290
- 291
- 292
- 293
- 294
- 295
- 296
- 297
- 298
- 299
- 300
- 301
- 302
- 303
- 304
- 305
- 306
- 307
- 308
- 309
- 310
- 311
- 312
- 313
- 314
- 315
- 316
- 317
- 318
- 319
- 320
- 321
- 322
- 323
- 324
- 325
- 326
- 327
- 328
- 329
- 330
- 331
- 332
- 333